Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn trong xã hội hiện nay...

Tài liệu Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn trong xã hội hiện nay

.DOC
24
515
72

Mô tả:

Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Gia đình là nền tảng của xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho từng cá nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Là một xã hội thu nhỏ gia đình và xã hội có tác động qua lại lẫn nhau. G ia đình tốt thì xã hội tốt và ngược lại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam về phương diện đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hóa…đã và đang bị rạn nứt do những tác động phức tạp của nền kinh tế thị trường, những cám dỗ của cuộc sống dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng tăng , tình trạng suy giảm đạo đức, nề nếp gia phong trong gia đình ngày càng phổ biến tạo nên sự bất ổn và mất cân bằng trong xã hội. Chính vì vậy, đây là mối quan tâm, lo ngại của Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội hiện nay. Án ly hôn xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sự phát triển nhân cách của trẻ em, để lại trong trái tim những đứa trẻ tội nghiệp những thương tích không bao giờ lành. Vậy nên, việc lí giải hiện tượng ly hôn, giảm bớt hậu quả tiêu cực của ly hôn đối với cá nhân và xã hội nói chung, đối với trẻ em nói riêng, đảm bảo sự phát triển bền vững của gia đình, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển nhân cách trong môi trường gia đình tốt đẹp là một vấn đề cần thiết. Đây cũng chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn trong xã hội hiện nay”. II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Từ góc độ tiếp cận xã hội học, đề tài cố gắng tìm những nguyên nhân dẫn đến ly hôn thông qua việc tìm hiểu thực trạng ly hôn trong xã hội hiện nay, từ đó góp Trang 1 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT phần giúp các nhà quản lý đưa ra biện pháp nhằm giúp đỡ cho những trẻ em là nạn nhân của án ly hôn được sống, học tập và phát triển trong điều kiện tốt, đồng thời giúp các nhà quản lý đưa ra các biện pháp củng cố và xây dựng thiết chế gia đình bền vững. 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về các vấn đề xung quanh vấn đề ly hôn như thực trạng, nguyên nhân ly hôn, tác động của ly hôn đến sự phát triển của con trẻ, đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế ly hôn 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để tìm hiểu những nguyên nhân ly hôn cần dựa trên cơ sở phương pháp luận, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử, bên cạnh đó sử dụng nguyên tắc phương pháp luận của một số lý thuyết xã hội học như: lý thuyết xung đột, lý thuyết sai lệch xã hội… Các phương pháp cụ thể như: phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, tổng hợp, giải thích… III. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Phần nội dung gồm có 02 chương: - Chương 1: Nêu lên những vấn đề lý luận chung, đó là trình bày những khái niệm liên quan như khái niệm ly hôn, gia đình, vai trò của gia đình đối với con trẻ… đồng thời, nêu khái quát chung về vấn đề ly hôn. Trang 2 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT - Chương 2: Trình bày về thực trạng ly hôn trong giai đoạn hiện nay. Đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng tăng. Sau đó trình bày tác động của ly hôn đối với sự phát triển của con trẻ. Cuối cùng là đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn. Phần kết luận: Từ việc tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến ly hôn như đã nêu trên, phần này tóm tát lại vấn đề và đưa ra một số kiến nghị giúp hạn chế ly hôn, đảm bảo sự phát triển bền vững của gia đình. Ngoài ra, còn có phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục. PHẦN NỘI DUNG Trang 3 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Khái niệm ly hôn Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Việc ly hôn phải do vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Tòa án nhân dân có quyền xử cho ly hôn hoặc bác yêu cầu ly hôn. Theo luật hôn nhân và gia đình, khi vợ chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn, Tòa án nhân dân tiến hành hòa giải, xem xét giải quyết. Nếu hòa giải không có kết quả, thì Tòa án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án. nhân dân xử cho ly hôn. Nội dung giải quyết ly hôn là giải quyết quan hệ vợ chồng trên 3 mặt: - Quan hệ hôn nhân vợ chồng - Quan hệ về con chung - Quan hệ về tài sản chung Vì vậy để ra quyết định cho ly hôn, công nhận thuận tình ly hôn thì ba nội dung trên của vợ chồng phải được giải quyết. Trang 4 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT 2.Các giai đoạn của ly hôn Có ba giai đoạn trong quá trình ly hôn. Đầu tiên là giai đoạn cấp tính, giai đoạn này thường kéo dài trong 2 năm xảy ra với sự chia cách về mặt cảm xúc và ly thân. Giai đoạn 2 là giai đoạn chuyển tiếp, cha mẹ sẽ trãi nghiệm sự dao động lên và xuống rất lớn về tinh thần khi họ ly hôn. Giai đoạn 3 là giai đoạn hậu ly hôn, khi cha mẹ thiết lập một cuộc sống mới, có thể là cha mẹ đơn thân hoặc tái hôn. 3.Khái niệm về gia đình và vai trò của gia đình đối với con trẻ Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em. Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn Trang 5 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT tiếng nói, hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ. Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Chính vì vậy, ngay từ đầu các bậc cha mẹ hãy là tấm gương tốt để con cái noi theo. II. VAI TRÒ CỦA ĐỀ TÀI Việc nghiên cứu vấn đề ly hôn trong xã hội hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc giúp giới trẻ nhận thức đúng về vấn đề ly hôn, giúp người đọc nắm bắt được thực trạng ly hôn trong xã hội hiện nay, giải thích nguyên nhân ly hôn, nêu lên những tác động của ly hôn và những giải pháp giải quyết vấn đề ly hôn. Thông qua những kiến thức về thực trạng, nguyên nhân… ly hôn trong xã hội, đề tài giúp các nhà quản lý vách ra những chương trình hành động, cách thức quản lý phù hợp, hoạch định những chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về vấn đề hôn nhân gia đình đạt được kết quả tối ưu. Đồng thời, định hướng cho giới trẻ trang bị những kiến thức, kỹ năng sống trước khi xây dựng gia đình… Trang 6 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT CHƯƠNG II THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ LY HÔN I. THỰC TRẠNG LY HÔN Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay đang diễn ra khá phức tạp, biểu hiện là tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2005, có tới 39730 vụ ly hôn trong tổng số 65929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60,3%. Năm 2006, cả nước có 66000 vụ ly hôn. Tòa án nhân dân lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung. Ta thấy, so với năm 2005 số vụ ly hôn tăng lên rất nhanh (66%) trong năm 2006, từ 39730 vụ tăng lên 66000 vụ. Lý giải về tình trạng này, có ý kiến cho rằng, đó là do quan niệm về ly hôn hiện nay không còn quá nặng nề như trước đây. Người ly hôn không còn chịu nhiều áp lực trong cuộc sống sau ly hôn nên họ có thể dễ dàng hơn trong quyết định hôn nhân của mình. So sánh tỷ lệ ly hôn ở nông thôn và thành thị, theo điều tra Gia đình Việt Nam 2006, tỷ lệ ly hôn ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Ly hôn và ly thân cao nhất là ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (từ 3,8-4%) và thấp nhất là vùng Tây Bắc (1%). Nguyên nhân là do trong môi trường đô thị, tính tự do cá nhân được đề cao nên ảnh hưởng Trang 7 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT của gia đình trên các thành viên yếu đi, các đôi vợ chồng được tự do trong sinh hoạt, không chịu sự chi phối của bố mẹ, anh em, trong quá trình sống lại thiếu kinh nghiệm xử lý các khúc mắc, vì thế dễ có nguy cơ đổ vỡ gia đình, ngược lại trong gia đình nông thôn, mối quan hệ giữa các thành viên đoàn kết, gần gũi hơn, có trách nhiệm với nhau hơn, chính vì thế, ly hôn ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Chúng ta cũng biết, xã hội ngày nay luôn đề cao đến vấn đề bình đẳng giới. Các trào lưu về bình đẳng giới khiến cho phụ nữ ngày càng có những kỳ vọng cao hơn. Điều này giải thích trong các cuộc ly hôn, tỷ lệ người vợ đứng đơn ly hôn lớn gấp gần 2 lần người chồng (47% so với 28,1%). Tỷ lệ cả vợ cả chồng đứng đơn ly hôn là 13%. Ở các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đông Bắc tỷ lệ người vợ đứng đơn ly hôn chiếm trên 50% trường hợp ly hôn. Theo Tòa án nhân dân (TAND) thị xã Hà Giang đã thụ lý 115 vụ án về hôn nhân gia đình, trong đó có 95 vụ ly hôn. Năm 2006, thụ lý 130 vụ hôn nhân gia đình, trong đó có tới 120 vụ ly hôn. Còn năm 2007, TAND đã thụ lý hơn 140 vụ ly hôn.(biểu đồ 1) Biểu đồ 1. Tỷ lệ ly hôn ở thị xã Hà Giang từ năm 2005-2007 Đơn vị:(%) Trang 8 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT Nguồn: số liệu ly hôn của Tòa án nhân dân thị xã Hà Giang qua các năm Qua biếu đồ và những số liệu trên, ta thấy số vụ án ly hôn ở thị xã Hà Giang ngày càng tăng, so với năm 2005, số vụ ly hôn năm 2006 tăng lên hơn 26,3%, đến năm 2007 tăng lên 47,4%. Không chỉ riêng ở thị xã Hà Giang mà thực tế hiện nay, con số ly hôn đang ngày càng tăng ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Và tỷ lệ ly hôn năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo số liệu thống kê, TAND các cấp ở Quảng Nam đã thụ lý các vụ án hôn nhân gia đình năm 2000 là 587 vụ; năm 2009 là 1.281 vụ. Như vậy, chỉ sau 10 năm loại án trong lĩnh vực này đã tăng đột biến, số vụ hôn nhân gia đình năm 2009 chiếm tỷ lệ 218% so với năm 2000. Đây là điều đáng báo động trong quan hệ hôn nhân gia đình ở các địa phương trong tỉnh. Còn theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM), công bố năm 2008, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31%-40%, nghĩa là cứ 3 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Trang 9 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng từ 23-30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn chỉ từ 1-7 năm và hầu hết đã có con. Thống kê của Tòa án nhân dân TP.HCM, năm 2009 toàn ngành thụ lý 17.362 vụ và năm 2010 thụ lý 18.061 vụ (tăng khoảng 700 vụ) (biểu đồ 1). Riêng TAND quận Gò vấp mỗi tháng cũng xử đến 70-80 vụ. Biểu đồ 1. Số vụ ly hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009-2010 Đơn vị: Vụ Nguồn: số liệu thống kê của Tòa án nhân dân TP.HCM. Đặc biệt, trong những năm qua đã xuất hiện trường hợp nguyên đơn là người nước ngoài hoặc Việt Kiều về nước xin ly hôn với công dân Việt Nam. Theo Phó chánh án TAND năm qua đã có 21 vụ ly hôn mà nguyên đơn là người nước ngoài. Đây là những trường hợp mới, vì thế Trang 10 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý vì phải trải qua nhiều thủ tục như công chứng, chứng thực đơn, tài liệu, phiên dịch tại tòa… Nhìn vào các số liệu trên ta thấy rằng tuổi thọ hôn nhân ở Việt Nam ngày càng giảm. Đó thực sự là những con số đáng buồn. II. NGUYÊN NHÂN CỦA ÁN LY HÔN Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn như : mâu thuẫn vợ chồng, bạo hành, không hợp tính tình, ngoại tình, yếu tố kinh tế, không có con, thiếu kinh nghiệm sống, không có con trai,…tuy nhiên nguyên nhân cơ bản vẫn là do mâu thuẫn vợ chồng, bạo hành, ngoại tình và do thiếu kinh nghiệm sống. 1. Mâu thuẫn vợ chồng Mâu thuẫn gia đình xuất phát từ việc cả hai vợ chồng không hợp về tính tình, sở thích, suy nghĩ, và ngay cả trong vấn đề tình dục. Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường, con người bận rộn trong việc chạy đua với đồng tiền mà ít quan tâm đến nhau về mặt tình cảm, thế nên sự gắn kết giữa các thành viên ngày càng trở nên phai nhạt dần, từ đó mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Hơn thế, nhiều người khi xây dựng gia đình xuất phát từ động cơ kinh tế, chiều theo gia đình, thậm chí là chỉ vì muốn trả thù ai đó nên quyết định kết hôn với người khác… Đến với nhau vì những lý do như vậy, gia đình tan vỡ là điều khó tránh khỏi. Những mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng còn xuất phát từ việc không tìm hiểu nhau kỹ trước hôn nhân. Thực tế, những cuộc tình trước hôn nhân thường rất đẹp, rất lãng mạn, giống như lời của bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm tư vấn FDC, “Tình yêu trước hôn nhân như buổi bình minh của ngày mới, với tất cả sự rạng rỡ, tràn trề sức sống. Còn tình yêu trong hôn nhân lại có buổi trưa và buổi chiều với sự chói lòa, gay gắt, mệt mỏi”. Khi yêu nhau người ta nhìn đời bằng cặp kính màu hồng. Còn khi đã trở thành vợ chồng, ai nấy đều trở về với con người Trang 11 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT thật của mình, lộ diện đầy đủ cả tốt lẫn xấu. Nếu không biết chấp nhận cái xấu, khó chịu với những khác biệt giữa hai người thì cuối cùng sẽ đi đến ly hôn. Mâu thuẫn gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản và chiếm tỷ lệ cao dẫn tới ly hôn. Theo số liệu của TAND thị xã Hà Giang, năm 2005, trong số 95 vụ ly hôn thì có 36 vụ ly hôn do mâu thuẫn vợ chồng, chiếm 37,9%; ly hôn do bạo hành có 29 vụ, chiếm 30,5%; do không hợp tính tình có 18 vụ, chiếm 18,95%; do ngoại tình có 6 vụ, chiếm 6,3%; không có con có 1 vụ, chiếm 1,05%; nguyên nhân khác có 5 vụ, chiếm 5,3% (biểu đồ 3) Biểu đồ 3. Các nguyên nhân ly hôn chia theo tỷ lệ ở thị xã Hã Giang năm 2005 Đơn vị: (%) Biểu đồ trên cho ta thấy nguyên nhân ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất ở Thị xã Hà Giang năm 2005 là mâu thuẫn vợ chồng (chiếm 37.90 %). Như vậy có thể nói Trang 12 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT trong trường hợp này mâu thuẫn gia đình là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn. Còn năm 2006, cũng với những nguyên nhân đó nhưng tỷ lệ khác hơn. Năm 2006, tỷ lệ ly hôn do mâu thuẫn gia đình và bạo hành là 63/120 vụ, chiếm 52.5%; nguyên nhân không hợp tính là 30 vụ, chiếm 25%; do ngoại tình có 10 vụ chiếm 8.3%; không có con là 3 vụ, chiếm 2.5%; các nguyên nhân khác là 14 vụ, chiếm 11.7%. Xu hướng hiện nay của giới trẻ là “yêu vội vàng, cưới hấp tấp”, nhiều đôi trẻ không kịp trang bị cho mình cả những kỹ năng sống chung cơ bản nhất như sự chia sẻ, nhường nhịn, tự điều chỉnh để sẵn sàng và thích ứng với nửa còn lại. Hai cá thể độc lập, phức tạp với đầy đủ những khác biệt về cá tính, sở thích, lối sống... bắt đầu va nhau khi chung sống dưới một mái nhà. Họ nhanh chóng cảm thấy thất vọng về nhau, chán nhau và cảm thấy "người tình" của mình không còn như trước. Có thể nói những mâu thuẫn giữa vợ chồng nhiều khi phát sinh từ nhiều lý do vô cùng “con nít”, đặc biệt là trong những đôi vợ chồng trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, những định kiến giới giữa nam và nữ cũng đẩy hôn nhân đến vực thẳm. Chẳng hạn như chuyện của vợ chồng anh T. ở quận Gò Vấp. Họ lôi nhau ra tòa, khăng khăng xin ly hôn cho bằng được chỉ vì ganh nhau trong những việc rất nhỏ như ai nấu cơm, ai đón con… Vợ thì nói không bao giờ chồng làm giúp một chút việc nhà dù là nhỏ nhất như quét nhà, vứt rác, hay đi đón con… Anh lại bảo rằng “những việc đó là thiên chức của người phụ nữ Việt Nam, có gì mà làm lớn chuyện”… Mâu thuẫn cứ chất chồng theo ngày tháng, cuối cùng họ quyết định chia tay nhau. Vụ khác, tháng 6-2009, TAND quận Phú Nhuận từng giải quyết ly hôn cho một cặp vợ chồng trẻ chỉ vì cô vợ chê chồng không còn ga lăng, tâm lý như hồi còn đang yêu. Cô bảo: “Ngày chưa lấy nhau anh ấy lãng mạn lắm, hay kiếm cớ tặng hoa, quà cho em và thường nói những lời yêu thương ngọt ngào. Giờ lấy được nhau rồi thì cộc cằn, thậm chí ngày 8-3 còn bỏ đi nhậu”… (Nguồn tin: Tòa án nhân dân TP.HCM) Trang 13 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT 2. Bạo hành Nguyên nhân cơ bản thứ hai dẫn tới ly hôn là do bạo hành (bạo lực gia đình). Bạo lực gia đình có thể biểu hiện dưới hai hình thức cơ bản là bạo lực về thể xác (đánh đập, cưỡng dâm…) và bạo lực về tinh thần (chửi mắng, nhục mạ, chì chiết...). Hiện nay, bạo lực gia đình đang là vấn đề bức xúc, mang tính toàn cầu. Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình mỗi năm trên cả nước có tới 8000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình. Từ ngày 1- 1-2000 đến ngày 31-12-2005 các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình. Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn. Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60,3%.(biểu đồ 4) Biểu đồ 4. Tỷ lệ ly hôn trong cả nước do bạo lực gia đình năm 2005 Đơn vị: (%) Trang 14 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT Nguồn: số liệu thống kê của TAND tối cao, năm 2005 Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê năm 2009-2010, cho thấy có 32% phụ nữ đã kết hôn cho biết từng hứng chịu bạo lực thể xác, 10% từng bị bạo lực tình dục, 54% bị bạo lực về tinh thần. Đây là những con số lý giải ly hôn tăng lên trong những năm gần đây. 3. Ngoại tình Với sự đề cao tự do cá nhân trong xã hội kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề ngoại tình được xem là một chuyện rất bình thường. Đặc biệt, đối với những gia đình kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào người chồng, tình trạng này diễn ra nhiều hơn. Người chồng suốt ngày đi giao du làm ăn bên ngoài, tiếp xúc với nhiều người trẻ đẹp, có mối quan hệ rộng, còn người vợ suốt ngày ở nhà chăm sóc con cái, làm công việc gia đình, quên đi việc chăm sóc cho cá nhân vì thế càng ngày càng già đi, xấu đi. Mặt khác, sự vắng mặt lâu ngày của chồng, vợ khiến họ cảm thấy cô đơn, muốn tìm đến người khác để tâm sự, chia sẻ… Vậy nên việc “chán cơm thèm phở” là chuyện đương nhiên. Đây cũng chính là lý do vì sao số vụ ly hôn đã và đang ngày càng gia tăng. Trang 15 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT Theo thống kê của Trung tâm tư vấn hạnh phúc gia đình, trong số những người đã có gia đình, 70% đàn ông và 60% phụ nữ đã từng ăn phở. Thật đáng giật mình khi biết rằng : cứ 3 gia đình thì có tới 2 không chung thủy. có tới 90% các vụ ly dị bắt nguồn từ việc vợ hoặc chồng đã từng "ăn vụng" một lần nào đó trong thời gian chung sống. 4. Thiếu kinh nghiệm Căn nguyên sâu xa của vấn đề là những người trong cuộc không có quá trình chuẩn bị trước khi tiến tới hôn nhân, họ ngộ nhận về tình yêu và bước vào đời sống hôn nhân với 3 số không tròn trĩnh: Không có tình yêu đích thực, không biết cách tổ chức cuộc sống và không biết cách giải quyết những vấn đề nảy sinh. “Yêu vội vàng, cưới hấp tấp” là xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Một vấn đề nữa là, độ tuổi kết hôn ở nhiều cặp vợ chồng còn quá nhỏ, có những đôi kết hôn khi chỉ mới 14 – 16 tuổi, đây là độ tuổi chưa đủ để kết hôn, chưa có kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm trong hôn nhân. Nhiều đôi không kịp trang bị cho mình những kỹ năng căn bản như sự chia sẻ, nhường nhịn và tự điều chỉnh bản thân để thích nghi với cuộc sống hôn nhân. Bên cạnh đó, quan niệm “tình dục trước hôn nhân” là chuyện đương nhiên đã đẩy người trong cuộc đến nhàm chán, thiếu tôn trọng và thậm chí không định hướng được tình yêu sau khi đã “tỏ đường đi lối về”. Và sau một thời gian tìm hiểu, cảm thấy không hợp nhưng nhiều cô gái lỡ trao thân đã nhắm mắt cưới liều cho xong. Đến khi cưới nhau, họ mới thực sự đứng trước sóng gió của đời sống lứa đôi. III. TÁC ĐỘNG CỦA LY HÔN ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA CON TRẺ IV. Như chúng ta đã biết, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, vì thế một khi nền tảng gia đình bị tan vỡ sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. V. Đặc biệt, những gia đình có cha mẹ ly hôn, con cái luôn phải sống trong sự đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. VI. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến c on cái Trang 16 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT khi cha mẹ ly hôn là quan hệ đối kháng giữa cha mẹ, sự không chắc chắn cho tương lai, ảnh hưởng tài chính của gia đình, sự di chuyển chỗ ở, và khả năng mất liên lạc với một trong cha hoặc mẹ hoặc anh em của mình. Trong quá trình cha mẹ ly hôn, con cái luôn phải chứng kiến sự đối kháng giữa cha và mẹ . Những đối kháng giữa cha và mẹ trước ly hôn làm cho trẻ sang chấn tâm lý, trẻ cảm thấy xấu hổ với bạn bè, mất tự tin, luôn tự trách mình và khó hòa nhập với xã hội. Dẫn đến chúng có những hành vi tiêu cực, dễ sa vào con đường phạm pháp. Theo Luật hôn nhân gia đình, khi cha mẹ ly hôn con cái sẽ sống với người nào có điều kiện kinh tế khá hơn người còn lại hoặc sống với người nào mà con mong muốn, cha mẹ ly hôn con cái sẽ phải sống thiếu một trong hai người, thiếu sự yêu thương, chăm sóc của cha hoặc mẹ. Có những gia đình, cha mẹ ly hôn, con cái phải sống với ông bà, trẻ thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ. Nếu cha mẹ ly hôn do một trong hai ngoại tình hoặc cả hai ngoại tình, một số trẻ sẽ rất hận cha, mẹ chúng. Sống trong gia đình cha mẹ ly hôn, trẻ phải sống trong nỗi lo lắng cho tương lai. Tất cả những vấn đề đó có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Ly hôn được coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lang thang đường phố…theo thống kê của Thông tấn xã Việt Nam, năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, có 7000 vụ vi phạm của trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi.Theo kết quả khảo sát của thạc sỹ Thạch Thị Yến (Trung tâm Tư vấn Trẻ em - Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Tp.HCM), hơn 30% trẻ em lang thang đường phố ở Sài Gòn có cha mẹ bỏ nhau. Còn theo số liệu của Bệnh viện Nhi Đồng 2: trong năm 2004, có 16/20 ca trẻ em (từ 14 - 17 tuổi) tự tử… Trang 17 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT Từ đây ta thấy được tác động của vấn đề ly hôn đối với quá trình phát triển của trẻ em là rất lớn. Một gia đình đầm ấm hạnh phúc, có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau được coi là cái nôi tốt nhất để mỗi thành viên phát triển và tự hoàn thiện mình, và sẽ là ngược lại nếu sống trong nôi nuôi dưỡng có nhiều mâu thuẫn, xung đột, hoặc thiếu một trong các thành viên. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ LY HÔN VÀ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ THÍCH ỨNG VỚI CUỘC SỐNG SAU LY HÔN 1. Một số giải pháp hạn chế ly hôn Đứng trước tình trạng ly hôn ngày càng tăng, chúng ta cần phải có những giải pháp nhằm hạn chế ly hôn, cụ thể là: - Mỗi cá nhân phải dành thời gian tìm hiểu kỹ về nhau, tìm hiểu cuộc sống hôn nhân trước khi cưới để chuẩn bị sẵn tinh thần vượt qua mọi thử thách, gian khó. - Đứng trước những khó khăn về kinh tế, vợ chồng nên thẳng thắn chia sẻ với nhau, tìm cách khắc phục. Tránh trường hợp một trong hai người gồng mình kiếm tiền, trong khi người kia ung dung hưởng thụ. - Có thái độ đúng đắn đối với tình yêu, nghiêm túc với cuộc sống gia đình, không nên coi tình yêu là việc giải trí và cuộc sống gia đình là tạm bợ. Khi mỗi người xác định đúng đắn mục tiêu cũng như hướng đi trong cuộc sống, họ sẽ có trách nhiệm với những gì mình làm. - Các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ và chồng hãy thường xuyên chia sẻ, động viên nhau để tìm được tiếng nói chung trong gia đình. 2. Một số giải pháp giúp trẻ thích ứng với cuộc sống gia đình sau ly hôn Sự chia ly lúc đầu là thời gian khó khăn nhất cho trẻ cũng như cha mẹ. Mọi người trong gia đình đều cảm thấy mất mát, buồn sầu, giận dữ và đau khổ. Cha mẹ cố gắng giúp trẻ tiếp tục các sinh hoạt bình thường như đi học và có bạn. Cho phép trẻ biểu lộ cảm xúc. Cho trẻ biết ly hôn không do lỗi của trẻ và không thể làm gì để cha Trang 18 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT mẹ có thể sống chung lại với nhau. Cha mẹ cũng hãy chăm lo sức khỏe bản thân và có các sinh hoạt để được bạn bè và đại gia đình nâng đỡ. Không chỉ trích hoặc than trách người chồng/vợ trước mặt trẻ. Mặc dù bạn giận dữ, cũng không nên sỉ nhục hoặc kéo trẻ về phía mình. Điều tốt nhất cần làm là giúp trẻ thích ứng bằng cách cho phép trẻ tiếp xúc và tránh xung đột với người chồng/vợ cũ. Anh chị em và các thành viên khác trong gia đình là nguồn nâng đỡ quan trọng cho trẻ. Nếu cần, hãy tìm đến các nhà tư vấn, các chuyên gia tâm lý để tư vấn tâm lý, giúp trẻ hòa nhập với xã hội. PHẦN KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN Một ngày nên nghĩa là một quan niệm đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức của người phương đông. Với quan niệm ấy, nhiều cặp vợ chồng đã chung sống với nhau hạnh phúc trọn đời. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, do nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ nên sự nhìn nhận về vấn đề này đã thay đổi mạnh. Cái nghĩa vợ chồng mỗi ngày lại được nhìn nhận khác đi. Bây giờ người ta không còn coi trọng vấn đề này như ngày xưa. Nếu tình cảm vợ chồng không còn, mâu thuẫn gia đình tới mức trầm trọng không thể duy trì được thì giải phóng cho nhau là tốt nhất. Chính vì vậy, tình trạng ly hôn có xu hướng ngày càng tăng cao với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trang 19 Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT Mỗi gia đình là một phần của xã hội, lã một xã hội thu nhỏ, gia đình và xã hội có tác động qua lại lẫn nhau. Các chính sách xã hội thay đổi làm cho mỗi con người, mỗi gia đình khác đi rất nhiều. Và chính các mâu thuẫn gia đình, các vụ ly hôn ảnh hưởng xấu đến xã hội. tình trạng suy giảm đạo đức, nề nếp gia phong trong gia đình ngày càng phổ biến, những cảnh đứa con bơ vơ giữa cuộc đời khi ở bên mẹ thì vắng cha, ở bên cha thì vắng mẹ, thiếu sự chăm sóc của một trong hai người. Thiếu mẹ hay cha đều để lại những thương tích không bao giờ lành trong trái tim mỗi đứa con tội nghiệp. Đối với mỗi con người, không có gì quý hơn một mái ấm gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Chính vì thế mỗi người hãy có những quyết định đúng đắn trước khi quyết định tiến tới hôn nhân. II. KIẾN NGHỊ Dựa trên tình hình nêu trên, tôi xin có một số đề nghị sau: Về phía nhà nước: - Đẩy mạnh phát triển nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. - Cần rà soát lại các chính sách, cụ thể hóa nội dung Luật, sửa đối, bổ sung những vấn đề thiếu sót, sai lầm. - Tuyên truyền sâu rộng các kiến thức về Luật hôn nhân gia đình. - Tổ chức các chương trình dạy các kỹ năng sống, kỹ năng làm cha mẹ và tư vấn tiền hôn nhân. - Xây dựng và nâng cao chất lượng các dịch vụ công tác xã hội, tham vấn tâm lý. - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề hôn nhân gia đình. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất