Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức Một số lưu ý khi giải bài tập thuế tndn...

Tài liệu Một số lưu ý khi giải bài tập thuế tndn

.DOC
12
740
113

Mô tả:

MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP THUẾ TNDN Một số vấn đề cần lưu ý khi làm bài tập phần thuế TNDN : Quy định về thuế TNDN hiện hành chủ yếu nằm trong các văn bản sau : - Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008. - Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013. - Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và phục vụ trực tiếp cho việc thi, các bạn chỉ cần tập trung vào nghiên cứu Thông tư 78. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số văn bản quy định về các mức chi phí thường hay gặp ở trong bài thi như : - Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 quy định về khấu hao. - Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 quy định về chế độ công tác phí trong nước. - Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 06 năm 2012 quy định về chế độ công tác phí nước ngoài. - ..... Khi giải các dạng bài về thuế TNDN,các bạn xuất phát từ các công thức: Thuế TNDN phải nộp = (TNTT - Trích lập quỹ PT KH và CN) x Thuế suất. TNTT = TNCT – (TN miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định). TNCT = (Doanh thu – CF được trừ ) + TN khác. Các bạn bám sát các yếu tố trong công thức, để không bị mất điểm, nên xác định rõ từng yếu tố theo dữ kiện đầu bài, yếu tố nào không cho thì cũng nêu rõ. - Yếu tố về Doanh thu : chỉ đưa vào đây doanh thu của hoạt động kinh doanh chính , cách xác định theo quy định tại điều 5 thông tư 78 (lưu ý đặc biệt khoản 3 : đề hay lắt léo tại quy định này). - Yếu tố chi phí được trừ : các bạn đọc thật kỹ quy định tại điều 6 thông tư 78. Đây là nội dung trọng yếu. Mức độ khó dễ của đề thường nằm ở nội dung này. Một số nội dung đề thi hay hỏi (không phải toàn bộ) trong phần này bao gồm : a) Phần khấu hao : + Khấu hao cho phần vượt quá 1,6 tỷ đồng của ô tô từ 9 chỗ trở xuống. Phần vượt quá này phải loại ra khỏi chi phí hợp lý. + Khấu hao của nhà trẻ phục vụ con em cán bộ công nhân viên : do thói quen suy luận là tài sản này phục vụ CB CNV nên thường đưa vào nhầm lẫn, phần khấu hao này phải loại ra. + Khấu hao của tài sản đã hết khấu hao : phải loại bỏ + Khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức qui định hoặc gây ra lỗ. + Một tình huống khấu hao lắt léo, ít gặp nhưng mọi người cũng phải lưu ý : khấu hao đối với nhà xưởng trên đất đi thuê : ví dụ thuê đất 3 năm, nhà xưởng 1.000, đã đăng ký KH 10 năm. Tính KH năm thứ 4 tức là năm đã hết thời gian thuê. CF khấu hao này phải loại ra. b) Chi phí tổn thất : lưu ý nếu tổn thất mà không được bồi thường thì được tính vào chi phí hợp lý, nếu có phần bồi thường thì phải trừ đi phần bồi thường. c) Chi mua hàng không có hóa đơn, lập bảng kê (01/TNDN) : lưu ý là chỉ được tính với hàng mua của cá nhân trực tiếp làm ra, mua qua trung gian hoặc tổ chức không được tính. d) Tiền lương, phụ cấp : + Chỉ được tính với số thực trả đến ngày nộp quyết toán thuế TNDN (31/03), phần chưa trả phải loại ra. + Tiền lương của thành viên công ty không trực tiếp điều hành, tiền lương của giám đốc cty TNHH một thành viên, doanh nghiệp tư nhân … không được trừ. + Các khoản chi phụ cấp công tác phí : nhớ mốc là không vượt quá 2 lần quy định đối với cán bộ CNV NN. + Phụ cấp ăn ca : mục này mọi người hay nhầm với quy định của thuế TNCN. Có hai trường hợp : Nếu DN có nhà ăn, tổ chức nấu ăn cho công nhân không bị khống chế. Nếu chi bằng tiền : thuế TNDN : không bị khống chế. Thuế TNCN : tính phần vượt quá quy định vào TN chịu thuế. + Trang phục : quy định hiện hành là 5 triệu có thể chi bằng tiền hoặc hiện vật đều được. e) Dự phòng tiền lương : + Không được vượt quá 17% số lương của kỳ đã trả cho CBCNV đến hạn nộp quyết toán. + Không được trích mà gây ra lỗ. f) Bảo hiểm : + Mức trích lập bảo hiểm : thường phải nhớ tỷ lệ đóng bảo hiểm, mức đang áp dụng hiện nay là : Công ty (%) Người lao động (%) Bảo hiểm XH 18 8 Bảo hiểm y tế 3 1,5 Bảo hiểm TN 1 1 KP công đoàn 2 + Quy định mới cần lưu ý là nếu BH bắt buộc này chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định thì các loại BH không bắt buộc khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện … theo quy định của TT 78 không được tính vào chi phí hợp lý. + Mức khống chế 1 triệu đồng/tháng đối với các khoản bảo hiểm tự nguyện như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện … g) Phần này bài thi nào cũng có, mọi người tập trung hiểu kỹ, học thuộc điểm 2.21 khoản 2 điều 6 TT 78 Chi phí quảng cáo bị khống chế : 15% chi phí được trừ ( nhớ đvới hđ tmại:chi phí được trừ không có giá vốn hàng bán, kd xổ số,casino cpđt ko có cp trả thưởng) tuy nhiên lưu ý chi phí liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại không bị khống chế (trưng bày, triển lãm …)… Lưu ý một số vấn đề : + Nếu có cả lãi vay và thu nhập từ cho vay : không tính chi phí lãi vay vào để tính chi phí khống chế. + Nếu có chi phạt vi phạm hợp đồng và thu bồi thường vi phạm hợp đồng cũng vậy. h) Lãi tiền vay : + Phần lãi tiền vay của cá nhân vượt quá 1,5 lần lãi suất NH : lưu ý đây là quy định cho DN vay của cá nhân, DN vay của DN không bị khống chế theo mức này đâu nhé. + Lãi tiền vay của phần tương ứng với vốn điều lệ chưa góp cũng phải loại ra. i) Chi phí tài trợ : lưu ý chỉ có 5 khoản là : + Chi tài trợ cho giáo dục (phải khai vào mẫu 03/TNDN). + Chi tài trợ cho y tế (khai vào mẫu 04/TNDN). + Khắc phục thiên tai (khai mẫu 05/TNDN). + Chi làm nhà tình nghĩa cho người nghèo (khai mẫu 06/TNDN) : làm nhà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng không nằm trong quy định này đâu nhé. + Tài trợ cho nghiên cứu khoa học (mẫu 07/TNDN) nhưng phải theo chương trình của NN. Ngoài ra, các khoản chi ủng hộ địa phương, đoàn thể không được trừ đâu nhé : thường đầu bài cho là chi cho quỹ an ninh của địa phương, chi cho quỹ khuyến học của hội đồng hương … phải loại ra. - Yếu tố thu nhập khác : theo quy định tại điều 7 TT 78. Lưu ý một số thu nhập khác như : + Thu nhập từ hoạt động nước ngoài sau khi nộp thuế tại nước ngoài : trước khi đưa vào thu nhập khác phải cộng cả phần thuế đã nộp ở NN. Nếu ở NN được miễn hoặc giảm thuế thì vẫn phải nộp bằng mức ở Việt Nam Số thuế đã nộp ở NN = min (thuế đã nộp ở NN, thuế phải nộp ở VN cho khoản TN đó). + Thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh đã nộp thuế hoặc chưa nộp thuế. + Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định. - Thu nhập được miễu thuế theo quy định tại điều 8 TT 78. Sau khi nắm vững những nội dung trên, chúng ta đã sẵn sàng để thảo luận phần bài tập. *Các khoản TN khác không bao giờ được ưu đãi bao gồm : - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS … - Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài Việt Nam - Thu nhập từ hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí … - Thu nhập của các hoạt động chịu thuế TTĐB : casino, karaoke … Ngoài ra, các khoản TN còn lại đều có thể được hưởng ưu đãi tùy theo điều kiện hưởng. Có 2 loại điều kiện được hưởng : 1.Ưu đãi về địa bàn đầu tư (khó khăn, đặc biệt khó khăn …) thì tất cả đều được ưu đãi (tất nhiên trừ các loại thu nhập đã nêu trên). 2.Ưu đãi về lĩnh vực (sản xuất phần mềm, xây dựng cầu cảng …) thì chỉ được ưu đãi đối với hoạt động sx kd của lĩnh vực đó và một số thu nhập liên quan như thu nhập từ phế liệu thu hồi, chênh lệch tỷ giá, lãi tiền gửi … ngoài ra các thu nhập khác không được ưu đãi. Riêng từ năm 2014, lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với hđ kinh doanh chính, và nếu còn thì được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo. Như vậy, khi gặp tình huống có ưu đãi, phải xác định rõ là điều kiện ưu đãi nào để phân loại thu nhập được ưu đãi. I. MỘT SỐ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI MẪU : Trong bài giải chỉ chỉ ra cp nào được trừ, không được trừ.----> Tính Thuế TNDN: cả nhà áp dụng công thức nhé. 1.Một DN trong năm tính thuế phân bổ chi phí tiền lương tương ứng với DT tiêu thụ: - Tiền lương LĐ dài hạn có HĐ lao động và bảng kê lương: 1.500 triệu đ - Tiền lương của LĐ vụ việc không có HĐ (có bảng kê lương): 200 triệu đ - Thưởng hiệu quả LĐ không có trong HĐ và qui chế thưởng, có bảng kê lương: 200 triệu đ - Nợ lương đến thời hạn quyết toán thuế chưa chi: 100 triệu đ (DN được trích lập quĩ dự phòng tiền lương tối đa theo luật định) Chi phí tiền lương được trừ khi tính thuế TNDN? Giải: - Tiền lương LĐ dài hạn có HĐ lao động và bảng kê lương: 1.500 – được trừ. - Tiền lương của LĐ vụ việc không có HĐ (có bảng kê lương): 200 - không được trừ. - Thưởng hiệu quả LĐ không có trong HĐ và qui chế thưởng, có bảng kê lương: 200 – không được trừ. - Nợ lương đến thời hạn quyết toán thuế chưa chi: 100 (DN được trích lập quĩ dự phòng tiền lương tối đa theo luật định) – do DN được trích lập dự phòng với mức trích tối đa là : (1.500 – 100) x 17% = 238, giả định rằng nếu trích mà DN không bị lỗ - khoản chi này được trừ. Vậy tổng chi phí tiền lương được tính trừ = 1.500 2.DN SX trong năm tính thuế có số liệu: đơn vi: triệu đ - DT bán hàng (chưa thuế GTGT): 30.000 - Chi phí liên quan đến hàng tiêu thụ do DN kê khai: 22.000 , trong đó: + Chi xây dựng nhà ở cho công nhân trong khu công nghiêp: 5.000 + Tiền lương phải trả: 7.000, trong đó: Nợ lương đến thời hạn nộp quyết toán thuế chưa chi: 500; chi lương không có trong hợp đồng LĐ: 70 + Chi thuê tài sản trả trước 3 năm: 60 + Công tác phí: 100, trong đó công tác phí quá định mức: 20 + Các khoản chi còn lại được trừ theo quy định - Xác định thuế TNDN phải nộp, biết TS thuế TNDN: 22%, DN thực hiện đúng chế độ hóa đơn, chứng từ quy định Giải: + Chi xây dựng nhà ở cho công nhân trong khu công nghiêp: 5.000 - không được trừ (đây là TSCĐ). + Nợ lương đến thời hạn nộp quyết toán thuế chưa chi: 500 - không được trừ. + chi lương không có trong hợp đồng LĐ: 70 - không được trừ. + Chi thuê tài sản trả trước 3 năm : 60 (vì thuê TS nên chỉ được trừ của năm nay 20) 40 - không được trừ. + Công tác phí vượt quá định mức 20 - không được trừ. 3.Một DN nộp thuế GTGT theo pp khấu trừ trong năm tính thuế có: (đơn vị tính triệu đ, các khoản chi có hóa đơn, chứng từ) Tổng chi phí tính thuế TNDN do DN kê khai: 2.000, trong đó: - KH nhà ở cho công nhân do DN đầu tư xây dựng: 300 - Giá trị vật tư mua vào: 600, trong đó: tổng giá trị vật tư bị tổn thất do thiên tai 200 và đã được bảo hiểm bồi thường 150 - Đầu tư xây dựng nhà xưởng SX: 500 - Trích dự phòng công nợ khó đòi: 50 - Các khoản chi còn lại được trừ theo quy định Xác định chi phí được trừ của DN biết trong năm DN không phát sinh nợ phải đòi quá hạn. Số dư dự phòng công nợ khó đòi năm trước chuyển sang là 30 Giải: + KH nhà ở cho công nhân do DN đầu tư xây dựng: 300 - được trừ. + Giá trị vật tư mua vào: 600, trong đó: tổng giá trị vật tư bị tổn thất do thiên tai 200 và đã được bảo hiểm bồi thường 150, phần bảo hiểm 150 - không được trừ. + Đầu tư xây dựng nhà xưởng SX: 500 - không phải chi phí - loại ra. + Trích dự phòng công nợ khó đòi (do không phát sinh khoản nợ quá hạn nào nên không hợp lý): 50 - không được trừ. + Số dư dự phòng công nợ khó đòi năm trước chuyển sang là 30 (do đầu bài không nó rõ, giả sử tại thời điểm khóa sổ, không còn khoản nợ khó đòi) 30 - hoàn nhập, giảm chi phí. 4.Một DN kd xăng dầu trong năm tính thuế có các chi phí được phân bổ cho doanh thu tiêu thụ: - Giá trị xăng mua vào: 2.000 triệu đ, trong đó: hao hụt vượt quá định mức: 30 triệu đ. - KHTSCĐ: 1.000 triệu đ, trong đó: KH nhà ăn giữa ca của công nhân: 100 triệu đ, KHTSCĐ đã KH hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục KH: 50 - Tiền lương và các khoản tính theo lương: 1.000 triệu đ, trong đó: nợ lương đến thời hạn nộp quyết toán thuế chưa chi: 200 trđ, trợ cấp khó khăn cho công nhân: 30 tr đ - Dịch vụ mua ngoài: 500 triệu đ - Chi phí quảng cáo, tiếp khách, giao dịch, hội nghị... 800 triệu đ (không bao gồm các khoản chi được tính toàn bộ vào chi phí) - Thuế, phí phải nộp ngân sách: 1.000 triệu đ trong đó thuế TNDN tạm nộp: 100 triệu đ - Xác định chi phí được trừ của doanh nghiệp, biết các khoản chi đều có hóa đơn, chứng từ. Giải: +Giá trị xăng mua vào: 2.000 , trong đó: hao hụt vượt quá định mức: 30, chi phí được trừ = 2.000 30 = 1.970. +KHTSCĐ: 1.000 , trong đó: KH nhà ăn giữa ca của công nhân: 100, KHTSCĐ đã KH hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục KH: 50, chi phí được trừ = 1.000 - 50 = 950. +Tiền lương và các khoản tính theo lương: 1.000, trong đó: nợ lương đến thời hạn nộp quyết toán thuế chưa chi: 200, trợ cấp khó khăn cho công nhân: 30, chi phí được trừ = 1.000 - 200 = 800. + Dịch vụ mua ngoài: 500 (giả sử đầy đủ hóa đơn chứng từ, phục vụ cho SXKD), chi phí được trừ : 500. + Thuế, phí phải nộp ngân sách: 1.000 trong đó thuế TNDN tạm nộp: 100 (giả sử không bao gồm thuế VAT phải nộp), chi phí được trừ = 1.000 - 100 = 900. Tổng CF được trừ không bao gồm CF quảng cáo, do đơn vị kd TM nên = 950 + 800 + 500 + 900 = 3.150 Giả sử thời điểm tính thuế là năm 2012, DN thành lập quá 3 năm, chi phí quảng cáo được trừ = 3.150 x 10% = 315 5.DN kinh doanh trong năm tính thuế có số liệu: - Mua 2.000 tấn xi măng, giá mua (chưa thuế GTGT): 700.000 đ/tấn - Bán 1.500 tấn, giá bán chưa thuế GTGT 900.000 đ/tấn - 300 tấn xi măng bị hỏng do thiên tai (lũ lụt) được CQ BH bồi thường: 165 triệu đ - TS thuế GTGT xi măng: 10%; hóa đơn chứng từ đầy đủ, đúng quy định. - Xác định chi phí vật tư được tính trừ khi tính thuế TNDN? Giải: - Giá vốn 1.500 x 0,7 = 1.050. - Trị giá xi măng bị tổn thất không được bồi thường = 300 x 0,7 - 165 = 45. Tổng chi phí được trừ = 1.050 + 45 = 1.095 6. Một doanh nghiệp sản xuất trong năm tính thuế có số liệu (hóa đơn, chứng từ đúng qui định): - Doanh thu bán hàng (chưa thuế GTGT): 200.000 triệu đ, trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 80.000 triệu đ, TS thuế XK: 5% - Trợ giá hàng xuất khẩu nhận được: 2.000 triệu đ - Chi chiết khấu thanh toán: 100 triệu đ - Giá trị hàng bán bị trả lại: 300 triệu đ - Lãi tiền gửi ngân hàng: 400 Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN theo qui định hiện hành? Giải: - Doanh thu bán hàng (chưa thuế GTGT): 200.000 - Thuế XK phải nộp = 80.000 x 5% = 4.000 - giảm trừ doanh thu. - Trợ giá hàng xuất khẩu nhận được: 2.000 - ghi nhận vào Dthu tính thuế. - Chi chiết khấu thanh toán: 100 - chi phí được trừ. - Giá trị hàng bán bị trả lại: 300 - giảm trừ doanh thu. - Lãi tiền gửi ngân hàng: 400 - thu nhập khác . Dthu tính TNCT = 200.000 - 4.000 + 2.000 - 300 = 197.700 7. Tại 1 DN sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong năm tính thuế TNDN có tài liệu như sau (ĐV tính: triệu đ) 1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 12.000 2. Chi phí được trừ DN kê khai: 9000, trong đó: + Chi khấu hao TSCĐ của nhà để xe do DN đầu tư xây dựng trích theo chế độ quy định: 50 + Tiền lương phải chi: 2000, đến hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm mới thực chi: 1.800 + Chi trang phục bằng tiền: 200 + Chi tài trợ xây dựng cơ sở vật chất cho 1 trường Đại học công lập: 850 + Chi quảng cáo, tiếp thị, hội họp, tiếp khách doanh nghiệp kê khai: 1.000, trong đó chi hoa hồng cho đại lý bán đúng giá: 40; chi nghiên cứu thị trường: 100; chi thuê quảng cáo trên báo:60 Các khoản chi còn lại được trừ khi xác định TNCT 3. Các khoản TN khác: + TN từ một HĐ thực hiện dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp 100. Đây là năm thứ hai có thu nhập +Thu nhập từ hoạt đông liên kết trong nước 1.000. Đây là khoản thu nhập nhận được sau khi đã nộp thuế ở đơn vị góp vốn với thuế suất 20% +Cho thuê tài sản 120, chi phí khấu hao, duy tu, bão dưỡng tài sản 30 Yêu cầu: Tính thuế TNDN phải nộp trong năm Biết rằng: +Mức thuế suất TNDN áp dụng cho DN là 20% + Các hóa đơn của DN có hóa đơn chứng từ hợp pháp và không dùng tiền mặt + DN có 150 lao động +DN ko trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề + DN đã thành lập và hoạt động được 10 năm Giải Giả sử năm 2014 • TN chịu thuế = DT – CP đc trừ + TN khác *DT = 1200 *CP: 1 . Chi khấu hao TSCĐ của nhà để xe do DN đầu tư xây dựng trích theo chế độ quy định: 50 được trừ 2. Tiền lương phải chi: 2000, đến hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm mới thực chi: 1.800 và DN ko trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nên đc trừ 1800 3. Chi tài trợ xây dựng cơ sở vật chất cho 1 trường Đại học công lập: 850 được trừ 4. Chi quảng cáo, tiếp thị, hội họp, tiếp khách doanh nghiệp kê khai: 1.000, trong đó chi hoa hồng cho đại lý bán đúng giá: 40; chi nghiên cứu thị trường: 100; chi thuê quảng cáo trên báo:60 CP hoa hồng cho đại lý bán đúng giá, chi nghiên cứu thị trường ko bị khống chế nên Cp quảng cáo, tiếp thị bị khống chế = 1000- 40- 100=860 - Cp khống chế cp quảng cáo, tiếp thị = 9000- (200-1000)= 7800 - CP quảng cáo, tiếp thị DN đc trừ = 7800*15% = 1170 Vậy cp quảng cáo đc trừ 1000 CP đc trừ = 9000 – 200= 8800 *TN khác: 1. TN từ một HĐ thực hiện dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp 100 2. Thu nhập từ hoạt đông liên kết trong nước 1.000 3. TN Cho thuê tài sản = 120-30 = 90 Tổng TN khác = 100 + 1000 + 90=1190 TN chịu thuế = 12000- 8800 +1190= 4390 • TN tính thuế = TN chịu thuế - TN miễn thuế - lỗ kết chuyển TN miễn thuế = 1000 +100 = 1100 Lỗ kết chuyển = 0 TN tính thuế = 4390-1100=3290 • Thuế TNDN DN phải nộp = 3390 *20%= 658 8.Tại một doanh nghiệp sản xuất, trong năm tính thuế thứ 4 kể từ ngày thành lập có các số liệu như sau (Đơn vị tính : triệu đồng) : 1.Thuế TNDN phải nộp theo tài liệu kê khai quyết toán thuế TNDN của doanh nghiệp là 1.800 2/Tài liệu kiểm tra của cơ quan thuế đã được doanh nghiệp chấp nhận : Trong tổng doanh thu doanh nghiệp kê khai có 400 là số tiền cho thuê tài sản bên đi thuê trả trước trong 2 năm nhưng doanh nghiệp hạch toán hết vào doanh thu trong năm, phần chi phí được trừ đã hạch toán tương ứng với khoản doanh thu này trong 2 năm là 200. Trong tổng chi phí được trừ đã kê khai có một số khoản chi phí sau : - Chi nộp thuế TNCN cho người lao động là 150 (theo hợp đồng lao động, người lao động nhận lương ròng). - Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là 100. - Chi nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế là 200. - Chi phí cho phần vật tư hỏng do quá trình sinh hóa tự nhiên nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng là 40. Trong thu nhập chịu thuế khác mà doanh nghiệp kê khai chưa có khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã nhận được trong năm là 100. Yêu cầu : Xác định thuế TNDN mà doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm biết, rằng : - Không có khoản nợ phải thu quá hạn nào tại thời điểm khóa sổ kế toán. Số dư trên tài khoản 139 tại thời điểm trước tiến hành khóa sổ kế toán năm là 80. - Các khoản chi doanh nghiệp đều có hóa đơn chứng từ hợp pháp. Các khoản chi còn lại không kể trên đều được trừ theo quy định của pháp luật. - Thuế suất thuế TNDN là 25% Giải: Bài giải tham khảo bài tập thuế TNDN số 2 : Đơn vị tính : (tr đồng). 1.Thuế TNDN phải nộp theo kê khai của đơn vị : 1.800 2.Điều chỉnh chi phí được trừ : + Chi nộp thuế TNCN 150 đúng quy định (theo HĐ, người lao động nhận lương net) – không điều chỉnh. + Trích lập dự phòng 100 không đúng quy định (không có khoản nợ phải thu quá hạn nào tại thời điểm khóa sổ) – loại khỏi chi phí được trừ. + Chi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế 200 (do có thu từ bồi thường vi phạm nên khoản này bị trừ ra để bù trừ) – loại khỏi chi phí được trừ. + Chi phí phần vật tư hỏng do quá trình sinh hóa tự nhiên nằm trong định mức 40 (chi phí được trừ ) – không điều chỉnh. + Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi do không còn khoản nợ quá hạn tại thời điểm khóa sổ, ghi giảm chi phí được trừ trong kỳ - điều chỉnh giảm 80. Tổng chi phí được trừ điều chỉnh giảm = 100 + 200 + 80 = 380. 3.Điều chỉnh thu nhập khác : + Doanh thu cho thuê tính trước 2 năm và phần chi phí tương ứng phù hợp với quy định về thuế TNDN hiện hành – không điều chỉnh. + Trong TN khác chưa có khoản thu bồi thường vi phạm 100, tuy nhiên, do có khoản chi phạt vi phạm hợp đồng 200 nên hai khoản này được bù trừ và điều chỉnh thu nhập khác 100. Tổng TN khác điều chỉnh giảm 100. 4.Tổng hợp TN chịu thuế điều chỉnh sau kiểm tra tăng : 380 – 100 = 280 . 5.Thuế TNDN phải nộp sau kiểm tra = 1.800 + 280 * 25% = 1.870 Giả sử việc điều chỉnh tăng giảm chi phí được trừ không làm ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo được trừ của DN (nếu có). Lưu ý khi giải bài này : - Đây là một bài tập thuế TNDN theo kiểu tính ngược, mọi người lưu ý cách trình bày. - Không bỏ qua các dữ liệu đầu bài, kể cả số liệu không phải điều chỉnh. - Bài này có phần bù trừ giữa chi bồi thường và thu bồi thường nên phải bù trừ, như vậy phải làm điều chỉnh giảm cả chi phí hợp lý và điều chỉnh cả TN khác. - Điểm lưu ý nhất là vấn để xử lý khoản trích lập dự phòng : Nguyên tắc của trích lập dự phòng được thực hiện vào thời điểm khóa sổ kế toán. Tại thời điểm này, kế toán đơn vị đã trích lập 100 không có cặn cứ nên bị loại. Khoản 80 là số dư trước thời điểm khóa sổ, tức là có trước khi trích lập thêm, phải hoàn nhập. 9. Doanh nghiệp Việt Nam A có số liệu về TNCT năm 2010 như sau: - TN chịu thuế TNDN phát sinh trong nước từ hoạt động kinh doanh chính là 2,5 tỷ đồng. - TN chịu thuế khác là 350 triệu đồng. - DN còn có khoản thu nhập 1tỷ đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập nhận được sau khi đã nộp thuế thu nhập theo Luật của nước mà doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập phải nộp tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 220 triệu đồng. Biết rằng theo quy định của Luật thuế TNDN Việt nam thì Doanh nghiệp đang được giảm 50% thuế TNDN. Anh/Chị hãy tính thuế TNDN phải nộp của DN A. Giải: Bài này có thời điểm cụ thể là năm 2010 (đơn vị tính : tr đồng): Tình huống bài này cho không chắc chắn nên phải giả sử thêm một số điều kiện : giả sử doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về địa bàn đầu tư. Số liệu về TN chịu thuế khác không thuộc các khoản TN về chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS …, TN về khai thác, thăm dò dầu khí và TN chịu thuế TTĐB. 1.TNTT từ hoạt động được hưởng ưu đãi : = 2.500 + 350 = 2.850 Thuế TNDN từ hoạt động ưu đãi = 2.850 x 25% x 50% = 356,2 2.TN trước thuế từ đầu tư NN (TN này không được ưu đãi) = 1.000 + 220 = 1.220 Thuế TNDN phải nộp từ hđ đầu tư NN = 1.220 x 25% = 305 3.Tổng số thuế TNDN phải nộp năm 2010 = 356,2 + 305 = 661,2 4.Số thuế TNDN đã nộp ở NN được trừ = min(305, 220) = 220 5.Số thuế TNDN còn phải nộp = 661,2 – 220 = 441,2 Lưu ý khi làm bài này : đây là một tình huống có ưu đãi thuế TNDN. Các khoản TN khác không bao giờ được ưu đãi bao gồm : - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS … - Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài Việt Nam - Thu nhập từ hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí … - Thu nhập của các hoạt động chịu thuế TTĐB : casino, karaoke … Ngoài ra, các khoản TN còn lại đều có thể được hưởng ưu đãi tùy theo điều kiện hưởng. Có 2 loại điều kiện được hưởng : 1.Ưu đãi về địa bàn đầu tư (khó khăn, đặc biệt khó khăn …) thì tất cả đều được ưu đãi (tất nhiên trừ các loại thu nhập đã nêu trên). 2.Ưu đãi về lĩnh vực (sản xuất phần mềm, xây dựng cầu cảng …) thì chỉ được ưu đãi đối với hoạt động sx kd của lĩnh vực đó và một số thu nhập liên quan như thu nhập từ phế liệu thu hồi, chênh lệch tỷ giá, lãi tiền gửi … ngoài ra các thu nhập khác không được ưu đãi. Riêng từ năm 2014, lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với hđ kinh doanh chính, và nếu còn thì được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo. Như vậy, khi gặp tình huống có ưu đãi, phải xác định rõ là điều kiện ưu đãi nào để phân loại thu nhập được ưu đãi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan