Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kỹ thuật xử lý ảnh tăng cường tính năng cho camera giám sát...

Tài liệu Một số kỹ thuật xử lý ảnh tăng cường tính năng cho camera giám sát

.PDF
98
8671
29

Mô tả:

Luận văn thạc sỹ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 4 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VIDEO VÀ CAMERA GIÁM SÁT ........................................................ 6 1.1. Tổng quan về Video .......................................................................................................................... 6 1.1.1. Video tuần tự .............................................................................................................................. 6 1.1.1.1. Tín hiệu về video tuần tự ................................................................................................... 6 1.1.1.2. Các chuẩn video tương tự .................................................................................................. 7 1.1.1.3. Các thiết bị video tương tự................................................................................................. 8 1.1.2. Video số ...................................................................................................................................... 8 1.1.2.1. Tín hiệu video số ................................................................................................................ 8 1.1.2.2. Các chuẩn video số............................................................................................................. 9 1.1.2.3. Nhược điểm của video số ................................................................................................ 10 1.1.2.4. Ưu điểm của video số ...................................................................................................... 10 1.2.1. Các thế hệ hệ thống Camera giám sát..................................................................................... 11 1.2.2. Giám sát dưới sự trợ giúp của Camere nhờ các kỹ thuật xử lý ảnh...................................... 12 1.2.2.1. Dò tìm đối tượng chuyển động........................................................................................ 13 1.2.2.2. Phân loại đối tượng .......................................................................................................... 21 1.2.2.3. Phát hiện lửa ..................................................................................................................... 23 1.2.2.4. Theo dõi đối tượng ........................................................................................................... 24 1.1.2.5. Ước lượng chuyển động. ................................................................................................. 25 Chương 2 MỘT SỐ KỸ THUẬT TĂNG CƯỜNG TÍNH NĂNG CHO CAMERA GIÁM SÁT ... 32 2.1. Phát hiện và theo vết đối tượng chuyển động ............................................................. 32 2.1.1. Phát hiện đối tượng chuyển động ........................................................................ 34 2.1.1.1. Dò tìm cận cảnh ........................................................................................... 37 2.1.1.2. Cấp độ điểm ảnh sau xử lý ........................................................................... 43 2.1.1.3. Tìm kiếm những miền được kết nối.............................................................. 52 2.1.1.4. Cấp độ miền sau xử lý .................................................................................. 52 2.1.1.5. Rút trích đặc điểm của đối tượng .................................................................. 52 2.1.2. Theo vết đối tượng.............................................................................................. 54 2.1.2.1 Kết nối đối tượng dựa theo sự tương xứng .................................................... 55 2.1.2.2. Xử lý nghẽn mạch ........................................................................................ 60 2.1.2.3 Dò tìm những đối tượng còn lại và đối tượng bị gỡ bỏ .................................. 62 Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 2 Luận văn thạc sỹ 2.2. Phân loại đối tượng ................................................................................................... 65 2.2.1. Phân lọai dựa theo mẫu hình chiếu ...................................................................... 66 2.2.1.1 Rút trích hình chiếu của đối tượng ................................................................ 67 2.2.2. Cơ sở dữ liệu hình chiếu khuôn mẫu ............................................................... 67 2.2.3. Sự phân loại theo hệ mét ..................................................................................... 70 2.2.4. Sự thống nhất theo thời gian ............................................................................... 73 2.3. Phát hiện cháy ........................................................................................................... 75 2.3.1. Dò tìm màu sắc ................................................................................................... 78 Chương 3. THỰC NGHIỆM ................................................................................................ 85 3.1. Chương trình phát hiện chuyển động ......................................................................... 85 3.1.1. Giới thiệu bài toán: ............................................................................................. 85 3.1.2. Các thuật toán áp dụng: ...................................................................................... 86 3.1.3. Một số hình ảnh minh hoạ: ................................................................................. 90 3.2. Chương trình thực nghiệm giám sát trực quan: .......................................................... 91 3.2.1. Giới thiệu bài toán: ............................................................................................. 91 3.2.2. Các thuật toán áp dụng: ...................................................................................... 91 3.2.3. Một số hình ảnh minh hoạ: ................................................................................. 93 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 96 Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 3 Luận văn thạc sỹ MỞ ĐẦU Với sự ra đời của nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại như là máy ảnh số, máy quay số, các máy thu hình, máy vi tính ... thì lượng thông tin con người thu được ngày càng nhiều. Con người không chỉ muốn tiếp thu thông tin một cách thụ động mà phải biết xử lý nó, làm cho nó hữu ích hơn. Do đó con người đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp xử lí trên thông tin trực quan này để chúng ta có thể tiếp nhận tối đa lượng thông tin trực quan này. Việc xử lý ảnh số đã ra đời vào những năm 1960 với nhiều hướng khác nhau như là nén ảnh, nhận dạng ... Thêm vào đó, với sự phát triển của khoa học máy tính đã cho ra đời những thế hệ máy tính có tốc độ xử lý cao và các thiết bị thu nhận hình ảnh chất lượng tốt đã tạo ra những lợi thế trong việc phân tích xử lý những thông tin trong các đoạn video, giúp cho chúng ta có thể đưa ra được những thuật toán xử lý trong thời gian thực. Từ những điều kiện thuận lợi đó đã có một số lượng đáng kể những nghiên cứu về những thuật toán liên quan đến xử lý video số, những thuận toán giúp dò tìm, theo dõi, phân loại đối tượng chuyển động. Xét thấy việc nghiện cứu về lĩnh vực này có khả năng áp dụng thực tiển rất cao, chẳng hạn như phục vụ trong lĩnh vực an ninh công cộng và thương mại (Kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn ngừa tội phạm tại ngân hàng, cửa hàng, sân bay, bãi đậu xe…; Tuần tra đường cao tốc và đường sắt nhằm phát hiện tai nạn; Theo dõi tài nguyên và rừng nhằm phát hiện lửa); Giúp khai thác dữ liệu hình ảnh thông minh (Đo lường dòng lưu thông, sự tắc nghẽn đường bộ và thành tích thể thao; Tổng hợp sức tiêu thụ ở những trung tâm mua sắm và giải trí; Đếm những loài vật đang bị đe dọa). Giúp cũng cố luật (Đo tốc độ xe cộ, phát hiện các trường hợp vượt đèn đỏ và lấn đường sai luật); Áp dụng trong lĩnh vực An ninh quân sự ( Tuần tra biên giới quốc gia; Đo dòng người tị nạn; Giám sát những hiệp ước hòa bình; Bảo đảm an ninh vòng ngoài; Hỗ trợ sự chỉ huy và kiểm soát chiến trường). Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Một số kỹ thuật xử lý ảnh tăng cường tính năng cho camera giám sát” Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 4 Luận văn thạc sỹ Mục tiêu đề tài: Hiểu được những hoạt động của đối tượng động trong một cảnh quay bằng việc sử dụng hình ảnh vừa là một vấn đề thách thức vừa là một lĩnh vực phong phú hứa hẹn nhiều ứng dụng, vì thế, nó thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, viện và những công ty thương mại. Mục tiêu của luận văn khi nghiên cứu vấn đề này là tạo ra một hệ thống giám sát bằng hình ảnh có khả năng phát hiện đối tượng chuyển động trong thời gian thực, phân loại, kiểm tra và phân tích hoạt động của đối tượng. Trong luận văn, các thuật toán đưa ra là sự kế thừa thành tựu, kết quả nghiên cứu của các thế hệ đi trước, đồng thời có những bước cải tiến nhằm giúp cho những thuật toán và giải pháp đưa ra có tính áp dụng thực tiễn cao hơn như có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên (sự thay đổi cường độ ánh sáng đột ngột, không đưa ra những cảnh báo đối với những chuyển động mang tính qui luật như cành cây đung đưa trước gió, sự chuyển đổi ban ngày và ban đêm…); trong các thuật toán phân loại đối tượng đã đưa ra những cải tiến để giúp cho việc phân loại đối tượng một cách chính xác; Ngoài ra luận văn còn chú trọng việc phân tích hành vi của đối tượng chuyển động, đề xuất những phân tích ở mức cao về đối tượng chuyển động. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về video và camera giám sát, trong chương này giới thiệu một cách tổng quan về video, sự khác nhau giữa video tương tự và video số. Chương 2: Một số kỹ thuật tăng cường tính năng cho camera giám sát. Trong đó phân tích chi tiết về các kỹ thuật liên quan đến xử lý ảnh động video, như là phát hiện đối tượng chuyển động, theo vết đối tượng, phân loại đối tượng và phát hiện cháy. Chương 3: Thực nghiệm, trong chương này đưa ra 2 chương trình phát hiện chuyển động và thực nghiệm giám sát trực quán áp dụng các thuật toán được nêu ra ở trong chương 2. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 5 Luận văn thạc sỹ Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VIDEO VÀ CAMERA GIÁM SÁT 1.1. Tổng quan về Video Video hay còn gọi là chuỗi ảnh( image sequence ) tượng trưng cho thông tin hình ảnh. Đó là một chuỗi các hình ảnh truyền liên tục theo thời gian S  f ( x, y, t ) (1.1) trong đó :  x, y  R : là tọa độ của điểm ảnh (thông tin về không gian)  t  R : thông tin về thời gian. Dựa trên công thức trên ta thấy ảnh tĩnh là một trường hợp đặc biệt của Video. Khi đó nó là một chuỗi các ảnh không thay đổi theo thời gian. f ( x, y, t1 )  f ( x, y, t2 ) với i, j  R; x, y  R (1.2) Video thường được thu, lưu trữ, và chuyển đổi ở dạng tuần tự (analog) nên chúng ta sẽ bắt đầu từ video tuần tự. 1.1.1. Video tuần tự 1.1.1.1. Tín hiệu về video tuần tự Tín hiệu video tuần tự được xem như là tín hiệu điện 1 chiều theo thời gian f(t) và được lấy mẫu theo chiều dọc. Việc lấy mẫu theo chu kỳ này được gọi là quét( scanning ). Các phương pháp quét thường được sử dụng nhất là quét liên tục (progressive scanning) và quét xen kẽ (interlace scanning) Quét liên tục(progressive scanning) Hình1.1: Quét liên tục. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 6 Luận văn thạc sỹ Các dòng quét bắt đầu từ A đến B, tiếp tục đến C và cứ thế cho đến D rồi quay trở lại D. o Mỗi ảnh hay còn được gọi là frame là dữ liệu được lấy mẫu theo thời gian. o Mỗi ảnh này được quét liên tục từng dòng ngang và từ trên xuống dưới với tốc độ là t giây. o Phương pháp quét này thường được dùng trong công nghiệp máy tính với tốc độ t = 1/72 giây. Quét xen kẽ: Hình 1.2: Quét xen kẻ. Dòng quét bắt đầu từ A đến B, chuyển qua C và tiếp tục cho đến khi tới D sẽ trở về E và tiếp tục quét đến F Vì mắt người phát hiện ra hình ảnh chớp khi tần số quét dưới 50Hz nên tần số quét của máy bao giờ cũng phải lớn hơn 50Hz. Tuy nhiên khi áp dụng trong các nghành công nghiệp khác như là nghành truyền thông thì gặp khó khăn về vấn đề băng thông do kích thước quá lớn. Từ đó xuất hiện phương pháp quét xen kẽ. Phương pháp này chia dòng quét thành dòng chẵn và dòng lẻ ( gọi là field ) và quét các dòng chẵn trong khoảng t rồi chuyển qua quét các dòng lẻ. Vì thế tần số quét sẽ giảm đi một nữa. Một vài thông số quan trọng của tín hiệu video là : 1.1.1.2. Các chuẩn video tương tự  Component Analog Video: chuẩn video này sử dụng các thành phần màu RGB hoặc là YCrCb( YIQ hoặc là YUV ) Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 7 Luận văn thạc sỹ  Composite Video: o NTSC ( National Television Standards Committee ): xuất hiện vào năm 1952, hiện tại được sử dụng ở Bắc Mỹ và Nhật. Có 262.5 dòng trên 1 field hay là 525 dòng trên 1 frame, 60 field trên 1 giây và có tỉ lệ co là 4:3 o PAL ( Phase Alternating Line ) và SECAM ( SEquential Color And Memory ): được phát triển vào những năm 1960 và ngày nay thường được sử dụng ở Châu Âu. Ở Việt Nam cũng dùng chuẩn này. Các thông số kỹ thuật: 625 line trên 1 frame, 50 field trên 1 giây. 1.1.1.3. Các thiết bị video tương tự Các thiết bị video tương tự có thể được chia làm 3 loại: loại dành cho truyền thông, loại có chất lượng chuyên nghiệp, loại dành cho người tiêu dùng. Video được quay bởi máy quay thông thường và được lưu trong băng hoặc được quay bởi các máy quay dùng trong phim trường và tạo thành phim (24 frame/giây ). Hầu hết tín hiệu video tương tự được lưu dựa trên kỹ thuật từ ngoại trừ đĩa laser là dùng kỹ thuật quang. o Độ phân giải theo chiều dọc ( vertical resolution ): thông số này có liên quan đến số dòng quét trên 1 frame. o Tỉ lệ co ( aspect ratio ): tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của frame. 1.1.2. Video số 1.1.2.1. Tín hiệu video số Tín hiệu video số được lưu trữ dưới dạng số, do đó chúng được lấy mẫu và lượng tử hóa. Tín hiệu video số là một thông tin 3 chiều gồm 2 chiều không gian và 1 chiều thời gian hay còn được gọi là chuỗi ảnh số với mỗi ảnh số là một ảnh được lấy mẫu và lượng tử hóa. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 8 Luận văn thạc sỹ Hình 1.3: chuỗi ảnh 1.1.2.2. Các chuẩn video số Việc trao đổi giữa các ứng dụng và các sản phẩm video số đã đưa ra các chuẩn video số. Các chuẩn này bao gồm :  Chuẩn nén: dùng để trao đổi thông tin trong dạng nén của video  Chuẩn các độ phân giải hiển thị: được dùng trong công nghiệp máy tính.  Chuẩn studio số: được dùng trong ngành công nghiệp tivi  Chuẩn về giao tiếp mạng được dùng trong công nghiệp truyền thông Hình 1.4: Các chuẩn về studio số Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 9 Luận văn thạc sỹ Hình 1.5: Các chuẩn về ảnh và video số nén 1.1.2.3. Nhược điểm của video số Nhược điểm của video số đó là nó đòi hỏi khối lượng lưu trữ lớn và băng thông rộng để truyền tải. Chúng ta hãy thử làm một phép tính: với tín hiệu TV chất lượng tốt ta cần 1440 điểm ảnh trên một dòng, 1050 dòng cho một frame độ sáng, 720 điểm trên một dòng và 525 dòng trên một frame sắc màu. Bởi vì mỗi giây có 30 frame và 8 bit/ pixel nên kết quả cuối cùng là xấp xĩ 545 Mps. Đây là một yêu cấu quá lớn, do đó hiện nay người ta đang nghiên cứu các phương pháp nén video để giảm kích thước khi truyền tải. 1.1.2.4. Ưu điểm của video số Tuy có nhược điểm về yêu cầu bộ nhớ lớn nhưng video số lại có nhiều ưu điểm quan trọng. Video tuần tự cung cấp cho chúng ta một số rất giới hạn các hoạt động tương tác như là : chọn kênh, chỉnh tới lui hay là quay chậm trên băng video. Ngoài ra, để hiển thị tín hiệu theo chuẩn NTSC trên một hệ máy dùng chuẩn PAL ta cần có một bộ chuyển đổi tín hiệu đắt tiền, với tín hiệu số ta không cần phải chuyển đổi các tín hiệu; ngoài ra ta còn có thể chỉnh sửa, tạo các hiệu ứng đẹp trên tín hiệu video số. Video số không chỉ có vai trò giải trí mà nó còn cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực như là các ảnh giám sát quân sự, điều khiển giao thông, rút trích thông tin từ các dữ liệu ảnh và video. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 10 Luận văn thạc sỹ 1.2. Giám sát camera và Video 1.2.1. Các thế hệ hệ thống Camera giám sát: Hệ thống theo dõi bằng hình ảnh đã được sử dụng để giám sát những vùng an ninh nhạy cảm. Lịch sử của việc giám sát bằng hình ảnh đã trải qua 3 thế hệ hệ thống được gọi là 1GSS, 2GSS và 3GSS [36]. Những hệ thống giám sát thế hệ thứ 1 (1 GSS, 1960-1980) được xây dựng dựa trên các hệ thống con tương tự cho sự thu nhận, truyền và xử lý hình ảnh. Chúng mở rộng tầm mắt con người trong việc nhận thức về không gian bằng cách chuyển những thông tin đầu ra từ nhiều máy quay phim giám sát nhiều vùng tới màn hình ở phòng kiểm soát trung tâm. Những hệ thống này có nhiều mặt hạn chế như là yêu cầu băng thông rộng, khó lưu trữ và phục hồi những sự kiện vì yêu cầu số lượng băng ghi hình lớn, khó khăn trong việc truy tìm những sự kiện trực tuyến và công việc chủ yếu dựa vào thao tác của con người. Hệ thống giám sát đời thứ 2 (2GSS, 1980-2000) đã được lai tạo theo ý nghĩa là sử dụng cả 2 hệ thống con là tương tự và kỹ thuật số để giải quyết những hạn chế của thế hệ máy trước. Họ đã sử dụng những phương pháp xử lý hình ảnh kỹ thuật số tiên tiến, chúng giúp ích cho người điều hành bằng cách lọc bớt những hình ảnh không xác thực. Hầu hết công việc của 2 GSS đều tập trung vào tìm ra những sự kiện thực. Những hệ thống thế hệ máy thứ 3 (3GSS, 2000-) cung cấp những hệ thống kỹ thuật số end-to-end. Sự thu nhận và xử lý hình ảnh ở cấp độ cảm biến, truyền thông cấp độ 1. Thông qua các mạng băng thông rộng di động và cố định không đồng nhất, và hình ảnh lưu trữ ở máy chủ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng số giá thành thấp. Không giống như những thế hệ trước, một vài công đoạn trong quá trình xử lý hình ảnh của 3GSS được phân phối về hướng cấp độ cảm biến do sử dụng những camera thông minh. Đó là những camera có khả năng số hoá và nén những tín hiệu hình ảnh analog thu nhận được và trình bày những thuật toán Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 11 Luận văn thạc sỹ phân tích hình ảnh như dò tìm chuyển động và bề mặt nhờ sự giúp đỡ của những thiết bị tin học số được đính kèm. Mục tiêu cuối cùng của 3GSS là cho phép dữ liệu hình ảnh được sử dụng trong hệ thống báo động trực tuyến nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho người điều hành và cho các cuộc điều tra thực tế; để đạt được mục tiêu này, 3GSS sẽ cung cấp những hệ thống thông minh có khả năng tạo ra những báo động chính xác trong phức hợp những sự kiện, điều khiển những thiết bị lưu trữ được phân phối và truy tìm dữ liệu hình ảnh dựa trên nội dung. Việc tạo ra những hệ thống theo dõi bằng hình ảnh thông minh đòi hỏi phải có những thuật toán nhanh, chính xác và mạnh để dò tìm, phân loại, theo dõi và phân tích hoạt động của những đối tượng di chuyển. Bắt đầu từ 2GSS, một số lượng đáng kể những nghiên cứu đã được cống hiến cho sự phát triển của những thuật toán thông minh này. 1.2.2. Giám sát dưới sự trợ giúp của Camere nhờ các kỹ thuật xử lý ảnh Video số có nhiều thông tin trực quan hơn là ảnh số. Lý do chính là video số có chứa thông tin về chuyển động trong khi ảnh số chỉ là ảnh chụp một cảnh tĩnh. Các chuỗi ảnh động luôn hàm chứa các thông tin về chuyển động, các chuyển động này là một tín hiệu nhạy cảm đối với thị giác con người. Con người có thể dễ dàng nhận biết được các đối tượng ngay khi chúng chuyển động thậm chí chúng rất khó thấy khi đứng yên. Vì thế các phương pháp xử lí video số cũng khác so với các phương pháp xử lí ảnh số. Vận động là thông tin quan trọng trong xử lí video số bởi vì vận động mang rất nhiều thông tin về mối quan hệ không gian và thời gian giữa các đối tượng trong ảnh. Các phương pháp cơ bản trong xử lí video số là phát hiện chuyển động và ước lượng chuyển động. Phát hiện chuyển động thường được áp dụng trong các hệ quan sát (phát hiện đối tượng di chuyển hoặc là đứng yên), còn ước lượng chuyển động thường được áp dụng trong nén video số. Ngoài ra còn có các phương pháp xử lí khác được áp dùng vào mức tiền xử lí như là lọc nhiễu... các phương pháp này áp dụng trên từng frame giống như trong xử lí ảnh số. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 12 Luận văn thạc sỹ 1.2.2.1. Dò tìm đối tượng chuyển động a. Sơ nét về chuyển động Chuyển động theo các khái niệm trong vật lý là sự thay đổi vị trí giữa vật này và vật kia, tức là khi xét tới sự chuyển động thì ta phải xét là nó chuyển động so với cái gì. Khi xét tới chuyển động ta thường đặt nó vào một hệ quy chiếu quán tính, một vật có thể đứng yên trên hệ quy chiếu này nhưng lại chuyển động khi xét nó với hệ quy chiếu khác. Ví dụ khi ta đứng yên thì có thể coi là ta đứng yên so với hệ quy chiếu gắn với trái đất, nhưng khi đưa vào hệ quy chiếu gắn với mặt trời thì ta lại chuyển động. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi ứng dụng vào camera động. Chuyển động trong thực tế là chuyển động 3D nhưng khi con người tiếp nhận thì nó trở thành chuyển động 2D. Nói chung hình ảnh mà mắt người nhận được đều là 2D. Và phép toán chuyển đổi ảnh 3D thành ảnh 2D mà mắt con người cảm nhận được là phép chiểu phối cảnh. Hình 1.6: Phép chiếu phối cảnh của một đoạn thẳng Chuyển động trong thế giới thực 3D qua phép chiếu phối cảnh sẽ biến thành chuyển động trong mặt phẳng 2D. Tuy nhiên con người nhận biết chuyển động qua sự thay đổi độ sáng của điểm ảnh. Do đó có những chuyển động mà con người không có cảm nhận được như là chuyển động của quả cầu đồng màu. Từ đó ta có phương pháp phát hiện chuyển động đầu tiên đó là so sánh sự khác biệt theo thời gian. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 13 Luận văn thạc sỹ Mỗi một ứng dụng của việc xử lý ảnh thông minh đều đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau, do vậy nó có những yêu cầu xử lý khác nhau. Tuy nhiên chúng có một điểm chung: những đối tượng di chuyển. Hình 1.7: Một sơ đồ chung cho những thuật toán xử lý hình ảnh thông minh. Vì vậy, việc xác định những vùng tương ứng với những đối tượng di chuyển như là con người và xe cộ trong cảnh quay là một bước cơ bản đầu tiên của hầu hết mọi hệ thống quan sát bởi vì nó tạo ra một sự tập trung chú ý và đơn giản hoá quá trình xử lý ở những bước phân tích sâu hơn. Do sự thay đổi không ngừng của tự nhiên như thay đổi đột ngột của ánh sáng và thời tiết, những chuyển động lặp đi lặp lại (lá cây chuyển động trong gió) tạo nên sự lộn xộn, việc dò tìm chuyển động là một khó khăn trong việc xử lý một cách chính xác. Những kỹ thuật sử dụng thường xuyên trong việc dò tìm đối tượng động là việc trừ nền, những phương pháp thống kê, so sánh sự khác biệt và luồng quang học. Những kỹ thuật này được mô tả dưới đây. b. Phương pháp so sánh sự khác biệt Chúng ta xác định độ sai khác DK , K 1 giữa frame thứ k và thứ k-1 như sau: DK , K 1  FK  FK 1 (1.3) trong đó: Fk là frame tại thời điểm k Nếu camera tĩnh, sự thay đổi ánh sáng rất nhỏ và nhiễu không đáng kể thì một điểm được coi là chuyển động nếu độ khác biệt của nó lớn hơn 0 và ngược lại sẽ đứng yên. Tuy nhiên trong thực tế các điều kiện trên khó có thể xảy ra. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 14 Luận văn thạc sỹ Do đó để loại bỏ các điểm mà chúng ta phát hiện sai do nhiễu gây ra, ta có thể dùng một ngưỡng T thích hợp. Với Mk,k+1 được gọi là mặt nạ chuyển động ở thời điểm k, nếu bằng 1 thì điểm đó được coi là chuyển động và bằng 0 thì điểm đó là đứng yên. T là ngưỡng thích hợp có thể là một giá trị cụ thể được xác định trong quá trình thực nghiệm hoặc dựa trên các thuật toán. Độc giả có thể tham khảo một thuật toán xác định ngưỡng ở phụ lục B của [1]. frame thứ k frame thứ k-1 mặt nạ chuyển động Hình 1.8: Kết quả của phương pháp so sánh sự khác biệt Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và dễ cài đặt do đó tốc độ sẽ nhanh. Tuy nhiên nhược điểm của nó là những vùng thật sự chuyển động nhưng do đồng màu nên sẽ được hiểu là đứng yên và nhưng vùng thật sự đứng yên thì lại cho là chuyển động. Để khắc phục nhược điểm trên ta có một thuật toán so sánh khác biệt cải tiến: Bước 1: Tạo một cấu trúc Pyramid Gaussian trong đó mổi frame được đặc trưng bởi nhiều độ phân giải khác nhau. Bắt đầu xử lí ở mức phân giải thấp nhất. Bước 2: Với mỗi điểm ở mức phân giải hiện tại, tính toán độ khác biệt chuẩn hóa: FDN k , r ( x, y )   f ( x, y, k )  f ( x, y, r ) f ( x, y, r ) x , y N  f ( x, y, r ) 2 c (1.4) x , y N Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 15 Luận văn thạc sỹ N: là các điểm trong lân cận của x f ( x, y, r) : là gradient của mật độ ảnh tại điểm (x, y) f ( x, y, k ) : là frame ở thời điểm k c: là hằng số Nếu độ khác biệt chuẩn hóa này cao hơn độ khác biệt ở độ phân giải trước thì thay thế độ khác biệt trước đó bằng độ khác biệt ở mức hiện tại. Nếu không thì vẫn giữ nguyên giá trị trước đó. Bước 3 : Lặp lại bước 2 cho tất cả độ phân giải Bước 4 : Lấy ngưỡng với sự khác biệt chuẩn hóa ở mức phân giải cao nhất. c. Phương pháp trừ nền Trừ nền là một kỹ thuật đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong việc phân đoạn động của những cảnh quay tĩnh (34). Công việc này nhằm cố gắng xác định những vùng chuyển động bằng việc loại bỏ từng điểm ảnh một của bức ảnh từ một hình nền tham chiếu được tạo ra bởi việc chuẩn hoá những hình ảnh theo thời gian trong giai đoạn đầu. Những điểm ảnh có sự khác biệt trên ngưỡng được xếp là những điểm ảnh cận cảnh. Sau khi hoàn thành một bản đồ về những điểm ảnh cận cảnh, một vài thao tác sau xử lý hình thái như làm mịn, làm co giãn và kéo gần được thực hiện để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn và làm nổi bật những vùng được dò tìm. Hình nền tham chiếu được cập nhật mới theo thời gian để phù hợp với sự thay đổi không ngừng của cảnh vật. Có nhiều phương pháp khác nhau trong tiến trình trừ nền cơ bản dựa vào việc xác định miền cận cảnh, duy trì hình nền và kết quả hình ảnh sau xử lý. Trong (20) Heikkila và Silven sử dụng phiên bản đơn giản của tiến trình này, một điểm ảnh ở vị trí (x, y) trong hình ảnh hiện tại được đánh dấu như là một điểm cận cảnh nếu | It x, y   Bt ( x, y) |  (1.5) được thoả mãn nơi  là một ngưỡng đã được xác định trước. Hình nền Bt được cập nhật bằng việc dùng một chương trình lọc đáp ứng xung bất định (Infinite Impulse Response (IIR)) như sau: Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 16 Luận văn thạc sỹ Bt 1  I t  (1   ) Bt (1.6) Theo sau việc tạo ra bản đồ điểm cảnh cận cảnh là việc hoàn tất về mặt hình thái và loại bỏ những vùng có kích thước nhỏ. Mặc dù những kỹ thuật trừ nền hoạt động tốt trong việc loại bỏ hầu hết những điểm ảnh có liên quan đến những vùng hoạt động. Ngay cả khi nó dừng, nó vẫn luôn nhạy cảm với những sự thay đổi không ngừng như những đối tượng không di chuyển không bao phủ hình nền (chẳng hạn như một chiếc xe đang đậu chạy khỏi khu đậu xe), hoặc là có sự thay đổi bất ngờ về độ sáng. Phương pháp trên cũng dựa trên sự so sánh giữa 2 ảnh, nhưng không phải là 2 ảnh liên tiếp trong chuỗi ảnh mà là giữa các ảnh trong chuỗi ảnh với một ảnh tham chiếu gọi là ảnh nền. Ảnh nền là cảnh thu được khi không có đối tượng chuyển động nào hết. Gọi B là ảnh nền thu được, ta có độ khác biệt giữa ảnh nền và ảnh thứ k trong chuỗi ảnh Dk  Fk  B (1.7) Nếu nhiễu ít và không có sự thay đổi của ánh sáng thì điểm có tọa độ (x,y) được xem là tĩnh nếu Dk(x,y) = 0 và ngược lại. Tuy nhiên trong thực tế luôn có nhiễu vì vậy ta phải dùng ngưỡng để hạn chế nhiễu.  1 neu Dk ( x, y )  T M k ( x, y )   0 nguoc lai (1.8) Với Mk là mặt nạ chuyển động, điểm (x,y) được xem là chuyển động khi Mk(x,y) = 1 và đứng yên khi Mk(x,y) = 0. Trong thực tế ảnh nền luôn luôn biến đổi do sự thay đổi độ sáng do gió, các đám mây bay qua vì thế ta phải luôn cập nhập nền lại. Gọi Bk là nền ở thời điểm k. Ta có nền ở thời điểm k + 1 được cập nhật như sau:  * Bk ( x, y)  (1   ) Fk ( x, y) neu M k ( x, y)  0 Bk 1 ( x, y)   neu M k ( x, y)  1 Bk ( x, y ) (1.9) Với  là một hằng số được gọi là tỉ lệ học phản ánh mức độ cập nhật nền nhanh hay chậm. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 17 Luận văn thạc sỹ ảnh nền bóng ma ảnh thứ k mặt nạ chuyển động Hình 1.9 : bóng ma trong phương pháp trừ nền Phương pháp trừ nền cho kết quả tốt hơn phương pháp so sánh sự khác biệt khi xử lí các đối tượng đồng màu, tuy nhiên nó có một nhược điểm khi ảnh nền chứa một đối tượng đứng yên, sau đó đối tượng này chuyển động thì phương pháp trên sẽ phát hiện ra 2 đối tượng chuyển động chứ không phải là 1. Đối tượng bị phát hiện sai này được gọi là bóng ma. Để giải quyết vấn đề trên người ta phải sử dụng ảnh nền không có đối tượng chuyển động nào trong đó hết hoặc có thể dựa vào các thuật toán tạo ảnh nền. Ngoài ra còn một hướng tiếp cận mới trong phương pháp trừ nền đó là dựa trên mô hình xác suất thống kê. Ý tưởng chính ở đây là đưa ra một mô hình thống kê cho nền. Thường có hai mô hình thống kê chính đó là đơn phương thức ( unimodal ) và đa phương thức ( multimodal ) . Trong mô hình đơn phương thức mỗi điểm được mô hình với phân phối xác suất đơn thường là phân phối Gaussian η( x, y, μk, Σk ), trong đó μk là giá trị trung bình và Σk là ma trận phương sai của phân phối ở frame t. Những điểm mà màu quan sát được đủ gần ( hay còn gọi là khớp ) với phân phối nền thì được phân thành điểm nền hay là điểm đứng yên và ngược lại là điểm chuyển động. Vì nền luôn luôn thay đổi nên ta phải cập nhập lại mô hình nền như sau: t 1  (1   ) * t   * dt T t 1  (1   ) * t   * dt * dt (1.10) Với  là hằng số chỉ mức độ điều chỉnh mô hình nền nhanh hay chậm. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 18 Luận văn thạc sỹ Đối với mô hình nền đa phương thức (multimodal), chúng ta cần đến nhiều phân phối xác suất độc lập với nhau để mô hình mỗi điểm ảnh. Mỗi phân phối được gán với một trọng số đặc trưng cho mức độ ưu tiên của chúng. Chỉ một vài phân phối đầu tiên với trọng số lớn mới được dùng để mô hình cho nền. Một phân phối mới của sự quan sát sẽ được cập nhập vào mô hình nền nếu như nó không khớp bất cứ phân phối nào đặc trưng cho mô hình nền, ngược lại nó trọng số của các phân phối sẽ được cập nhập lại như sau: (1   ) wt 1,i   Wt 1,i   (1   ) wt 1,i im im (1.11) Với m là chỉ số của phân phối khớp với phân phối mới của sự quan sát, β được gọi là tỉ lệ học trọng số d. Những phương pháp thống kê Nhiều phương pháp áp dụng đặc trưng thống kê của những điểm ảnh đơn lẻ tiến bộ hơn đã được phát triển nhằm vượt qua những thiếu sót của phương pháp trừ nền cơ bản. Những phương pháp thống kê này chủ yếu xuất phát từ phương pháp trừ nền nhằm giữ lại và cập nhật một cách đầy đủ số liệu thống kê trong quá trình xử lý ảnh nền. Những điểm ảnh cận cảnh được xác định bằng việc so sánh số liệu thống kê của mỗi điểm ảnh với số liệu thống kê của ảnh nền. Phương pháp này đang trở nên phổ biến do độ tin cậy của nó về những cảnh quay có âm thanh, sự thay đổi về cường độ chiếu sáng và bóng râm. Hệ thống W4 (17) sử dụng một mẫu nền thống kê mà ở đó, mỗi điểm ảnh được mô tả bằng những giá trị cường độ lớn nhất (N) và nhỏ nhất (M) của chúng, và bằng sự khác biệt lớn nhất về cường độ được nhận thấy (D) giữa bất kỳ hai khung liên tiếp nhau trong suốt giai đoạn thử đầu tiên khi trong cảnh không có một đối tượng di chuyển nào. Một điểm ảnh trong bức ảnh hiện thời It được phân vào nhóm điểm ảnh cận cảnh nếu nó thoả mãn: M ( x, y)  I t ( x, y)  D( x, y) or N ( x, y)  I t ( x, y)  D( x, y) (1.12) Sau bước khởi đầu, người ta áp dụng việc làm mịn đơn lẻ về hình thái để xác định những điểm ảnh cận cảnh nhằm loại bỏ từng điểm ảnh bị nhiễu một. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 19 Luận văn thạc sỹ Nhằm phóng to những khu vực được làm mịn bằng kích cỡ thật của chúng, một chuỗi hoạt động làm mịn và làm co giãn được thực hiện trong bản đồ điểm ảnh cận cảnh. Những vùng nhỏ cũng được loại bỏ sau khi áp dụng việc kết nối những chi tiết tương tự nhau để tìm ra những khu vực này. Những số liệu thống kê của những điểm ảnh cận cảnh nằm trong những khu vực tĩnh của hình ảnh hiện tại được cập nhật với nhiều tư liệu hình ảnh mới. Là một ví dụ của những phương pháp thống kê, Stauffer and Grimson [44] mô tả một mẫu phức hợp hình nền có khả năng thích ứng trong việc theo dõi đúng thời điểm. Trong quá trình hoạt động của chúng, mỗi điểm ảnh được chuẩn hoá một cách riêng biệt bởi sự pha trộn các độ lệch chuẩn (Gaussians) được cập nhật trực tuyến bằng những dữ liệu hình ảnh đưa vào. Nhằm xác định một điểm ảnh là điểm ảnh nền hay điểm ảnh cận cảnh, người ta đánh giá những phân phối chuẩn (Gaussian distributions) của mẫu chọn của điểm ảnh đó. Trong luận văn này có bổ sung mẫu này vào trong hệ thống và những chi tiết của nó được trình bày trong chương tới. e. Phương pháp dựa trên Optical Flow Phương pháp luồng quang học sử dụng các vector luồng của những đối tượng di chuyển theo thời gian để xác định vùng chuyển động của một bức ảnh. Chúng có thể xác định sự chuyển động trong một chuỗi hình ảnh ngay cả từ một camera di động. Tuy nhiên, phần lớn các phương pháp luồng quang học thường phức tạp về mặt tính toán và không thể sử dụng đúng lúc mà không có một phần cứng đặc biệt (49). Đây là một phương pháp phức tạp và đòi hỏi các phần cứng đắt tiền để chạy real-time nên chúng ta chỉ nói khái quát về nó. Các chuyển động của đối tượng trong 3D được gây ra chuyển động 2D trong mặt phẳng ảnh được gọi là Optical Flow. Optical Flow tương ứng với sự cảm nhận chuyển động của mắt người. Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan