Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “một số kỹ năng giải bài tập mcq...

Tài liệu “một số kỹ năng giải bài tập mcq

.DOC
15
2028
58

Mô tả:

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Môn Sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập vận dụng tương ứng Hiện nay, ở cấp học trung học phổ thông việc kiểm tra đánh giá kiến thức định kỳ và thi tốt nghiệp THPT quốc gia đối với môn Sinh học theo hình thức sử dụng bộ câu hỏi MCQ(trắc nghiệm nhiều lựa chọn). Nhìn chung, các tiết học trên lớp đa số giáo viên không thể giúp học sinh rèn luyện được các kỹ năng giải quyết nhiều dạng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Nhằm giúp các em có khả năng giải nhanh các dạng bài tập MCQ, chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Một số kỹ năng giải bài tập MCQ” 2. Mục đích của chuyên đề - Giúp học sinh hình thành một số kỹ năng giải bài tập MCQ. - Rèn luyện tư duy so sánh, tổng hợp, phân tích vấn đề. - Rèn luyện tư duy khoa học và kỹ năng giải bài tập. 3. Phương pháp thực hiện chuyên đề Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp thông tin. 4. Nội dung chuyên đề - Một số kỹ năng giải bài tập liên quan các dạng trắc nghiệm MCQ. -1- Phần 2. NỘI DUNG I. Một số điều học sinh cần lưu ý khi rèn luyện kỹ năng giải bài tập MCQ. 1. Có thái độ nghiêm túc trong học tập Khi đã xác định mục tiêu để theo đuổi, cần phải xác định việc học là của bản thân thân mình, cho mình chứ không phải vì ai khác. Bản thân phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập. 2. Học tập đầy đủ các nội dung kiến thức liên quan Mỗi nội dung kiến thức nằm trong một tổng thể, khi hiểu được vấn đề trước đó sẽ tạo tiền đề cho việc hiểu những kiến thức sau. 3. Có kế hoạch học tập thường xuyên Hãy có kế hoạch học tập thường xuyên. Hãy tiếp thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp, về nhà hệ thống hóa lại và mở rộng, đào sâu… hãy biết quý trọng thời gian trong các giờ học. Rèn luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lý thuyết, định hướng trước các câu hỏi trắc nghiệm có thể ra về vấn đề mà mình đang học. Khi học đến phần nào, hãy làm những bài tập vận dụng tương ứng, hãy suy nghĩ và dự đoán những câu trắc nghiệm có liên quan đến vấn đề đang học sẽ giúp đỡ các em rất nhiều. 4. Đừng bao giờ ngần ngại hỏi những người khác Đừng ngại hỏi người khác, đặc biệt là thầy, cô và các bạn khác khi hỏi và được trả lời là một phương pháp để nhớ kiến thức tốt. 5. Phương pháp đọc và ghi nhớ Trên lớp, hãy cố gắng ghi nhớ những gì thầy cô giảng. Nên sử dụng phương pháp sơ đồ hệ thống hóa kiến thức kiểu bản đồ tư duy. Nên sử dụng bút đánh dấu trong quá trình đọc. Tuy nhiên, đừng tô vàng cả cuốn sách, hãy tìm những từ khóa, đánh dấu và nhớ những từ khóa đó. 6. Vận dụng bài tập để hiểu lý thuyết Một bước cũng rất quan trọng là làm bài tập nhuần nhuyễn, đặc biệt là các bài tập vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học. Hệ thống lại các dạng bài tập để dễ ghi nhớ. 7. Với kỳ kiểm tra, đọc kỹ đề trước khi làm bài Đây là điều mà giáo viên thường nhắc học sinh nhưng rất nhiều học sinh không để ý đến điều này, đặc biệt trong đề trắc nghiệm hãy chú ý những câu mang tính chất phủ định -2- để trả lời câu hỏi một cách chính xác. Ví dụ: Điều khẳng định nào dưới đây là không chính xác ... 8. Làm câu dễ trước, làm câu khó sau đừng để mất điểm một cách ngớ ngẩn, nên làm bài theo nhiều vòng. Trong các đề kiểm tra, câu hỏi thường có 4 mực độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao nên học sinh cần làm theo nhiều vòng từ dễ đến khó tùy theo khả năng của mình, đừng để mất nhiều thời gian vào một câu hỏi. II. Vận dụng kỹ năng vào một số bài tập cụ thể 1. Bài tập 1 Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là: A. G = X = 320, A = T = 280. B. G = X = 280, A = T = 320. C. G = X = 240, A = T = 360. D. G = X = 360, A = T = 240. Hướng dẫn giải: - Học sinh cần nắm vững mối quan hệ giữa gen và sản phẩm của gen - Tổng số nucleotid của mARN là 600. Suy ra số lượng từng loại nucleotid A, G, U, X lần lượt là: 120, 90, 240, 150. Suy ra số lượng nucleotid của đoạn ADN là: A=T=360; G=X=240. 2. Bài tập 2 Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa 1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. -3- Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). Hướng dẫn giải: -Định hướng cách đọc đề: đầu tiên đọc câu dẫn, tiếp theo đọc phần yêu cầu của đề; sử dụng phương pháp loại trừ để tìm nhanh đáp án. - Đối với bài này, sự kiện (3) ứng đầu chuỗi và nó chỉ có duy nhất ở đáp án A. Nếu có trùng lặp thì các bạn tìm sự kiện đúng tiếp theo và sử dụng phương pháp loại trừ tương tự. 3. Bài tập 3 Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình thường. Kiểu gen của F1 là A. AAaa x AAaa. B. AAAa x AAAa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAAa x Aaaa Hướng dẫn giải: - Yêu cầu: Học sinh cần thuần thục cách xác định tỷ lệ từng loại giao tử. - Xác định tỉ lệ kiểu hình lặn ở đời con F 2: aaaa=1/36 => GF1 =1/6aa x 1/6aa => Kiểu gen F1: AAaa x AAaa 4. Bài tập 4 Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1. Hướng dẫn giải: - Các loại giao tử đực, cái có thể có là: n; n+1; n-1 nên số tổ hợp giao tử có thể được tạo ra là: 2n; 2n+1; 2n-1; 2n+2; 2n-2; 2n+1+1; 2n-1-1; 2n+1-1; 2n-1+1. Vậy đáp án A phù hợp. -4- 5. Bài tập 5 AD đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen ad Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen D và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là A. 180. B. 820. C. 360. D. 640. Hướng dẫn giải: - Dạng bài tập này các em cần chú ý các cụm từ chìa khóa sau: số lượng tế bào, loại tế bào, kiểu gen, có hoán vị gen hay không? - Cứ 1000 tế bào sinh tinh khi giảm phân cho 4 tinh trùng (giao tử đực) - Số lượng giao tử mang gen hoán vị = 4000 x 18% = 720 - Với kiểu gen như trên, cứ 1 tế bào xảy ra hoán vị gen sẽ cho 2 giao tử hoán vị. Suy ra, số tế bào KHÔNG hoán vị gen = 1000 – (720/2)= 640 tế bào. 6. Bài tập 6 Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là A. 12%. B. 36%. C. 24%. D. 6%. Hướng dẫn giải: - Xác định tỷ lệ kiểu hình đồng hợp lặn ở đời con F1: thân thấp, quả dài (ab//ab) = 60/1000 = 0,06 => Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ. Suy ra Gp: 0,5ab x 0,12ab. - ab = 0,12 <0,25 => ab là giao tử hoán vị(f/2) => tần sốhoán vị gen f=0,24=24% 7. Bài tập 7 Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F1 gồm 81 cây thân -5- cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên? A. Ad ad Bbx bb aD ad B. AB ab Ddx dd ab ab C. AD ad Bbx bb ad ad D. Aa Bd bd xaa bd bd Hướng dẫn giải: - Đối với dạng bài tập này, các bạn cần: + Xác định số lượng kiểu hình tối đa của đời con trên lý thuyết + Xác định số lượng kiểu hình tối đa của đời con theo thực tế đề bài cho + Loại trừ những kiểu gen ở bố (mẹ) cho những loại giao tử làm xuất hiện kiểu hình đời con không đúng thực tế. - Với bài trên, đời con không có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài (aa,bb,cc) nên các đáp án bị loại là: B; C; D vì cây chứa 3 cặp gen dị hợp cho giao tử (a,b,c) 8. Bài tập 8 Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng? A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%. B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%. C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%. D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%. Hướng dẫn giải: - Kiểu hình lặn ở đời con (ab//ab) = 0,04. Vậy tỉ lệ giao tử ở bố, mẹ có thể là: + 0,4ab x 0,1ab => Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%. + 0,2ab x 0,2ab => Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%. + 0,08ab x 0,5ab => Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%. - Kết luận: đáp án C không đúng. 9. Bài tập 9 Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ -6- lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là A. 1 81 B. 1 16 C. 81 256 D. 16 81 Hướng dẫn giải: - Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. - F2 có 16 tổ hợp => F1 dị hợp 2 cặp gen, độc lập. - F2: 9 hoa đỏ (9A-B-), xác xuất chọn đúng cây có thể cho giao tử ab (cây AaBb) = 4/9. - Xác suất xuất hiện cây hoa trắng đồng hợp lặn (aabb) ở F3 = 4/9 x 4/9 x 1/16 = 1/81. 10. Bài tập 10 Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây? A. AaBbCcDd x AaBbCcDd. B. AaBbCcDd x aaBBccDD. C. AaBbCcDd x aabbccDD. D. AABBCCDD x aabbccdd. Hướng dẫn giải: - Tìm trường hợp P có nhiều cặp gen giống nhau nhất. Đáp án A 11. Bài tập 11 Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là A. 0,0125%. B. 0,025%. C. 0,25%. D. 0,0025%. Hướng dẫn giải: - Các bạn cần rõ các thuật ngữ: + người bình thường, có kiểu gen: AA và Aa + người bình thường mang gen bạch tạng, có kiểu gen: Aa - Xác xuất sinh con bạch tạng = 1/100 x 1/100 x 1/4 = 0,0025%. 12. Bài tập 12 Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : -7- 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là: A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. B. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa. C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa. Hướng dẫn giải: - Đối với các quần thể nội phối, cứ sau 1 thế hệ tần số kiểu gen dị hợp sẽ giảm đi 1/2 so với thế hệ trước liền kề. Vậy ta thấy đáp án B duy nhất đúng. - Chú ý: Nếu thành phần dị hợp ở các đáp án giống nhau thì phải tìm dn, hn, rn. 13. Bài tập 13 Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là A. 27. B. 36. C. 39. D. 42 Hướng dẫn giải: - Tìm số kiểu gen tối đa trên nhiễm sắc thể thường, số kiểu gen tối đa trên nhiễm sắc thể giới tính sau đó nhân lại với nhau ta có số kiểu gen cần tìm. - Số kiểu gen trên NST thường: 3 - Số kiểu gen trên NST giới tính = số kiểu gen XX + số kiểu gen XY + số kiểu gen XX = 10 + số kiểu gen XY = 4 - Tổng số kiểu gen cần tìm = 3 x 14 = 42 14. Bài tập 14 Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là: A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa C. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa Hướng dẫn giải: -8- - Các bạn học sinh cần biết: + Một quần thể có cấu trúc di truyền bất kì, nếu tần số giao tử ở 2 giới bằng nhau thì sẽ đạt ngay trạng thái cân bằng di truyền Hardy- Weinberg chỉ sau 1 thế hệ ngẫu phối (Định luật Karl Person). + Một quần thể có cấu trúc di truyền bất kì, nếu tần số giao tử ở 2 giới bằng nhau thì tần số giao tử (alen) được duy trì không đổi qua các thế hệ trong điều kiện lý tưởng. - Theo đề bài, ta có F1: q2aa = 0,16 => qa=0,4 => pA = 0,6 - qa = 1/2h0 + r0  0,4 = 1/2h0 + 0,25 => h0 = 0,3 => d0 = 0,45. Chọn đáp án A 15. Bài tập 15 Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. Hướng dẫn giải: - Cần hiểu rõ nội dung các học thuyết: Lamark, Darwin, học thuyết tổng hợp, học thuyết tiến hóa trung tính. - Trong học thuyết Darwin, chú ý cụm từ chìa khóa “biến dị cá thể”. Chọn A 16. Bài tập 16 Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là : -9- A.(1) và (4) B.(2) và (5) C. (1) và (3) D.(3) và (4) Hướng dẫn giải: - Cần hiểu rõ vai trò của 5 nhân tố tiến hóa + vai trò của đột biến gen: (2) và (5) + vai trò của CLTN: (1) + vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên: (3) + vai trò của giao phối không ngẫu nhiên: (4). Đáp án B. 17. Bài tập 17 Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là A. sâu bọ. B. thực vật thân cỏ có hoa. C. thực vật hạt trần. D. địa y. Hướng dẫn giải: - Bài này liên quan nội dung diễn thế nguyên sinh. Sinh vật tiên phong có lối sống tự dưỡng là địa y. 18. Bài tập 18 Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. B. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. Hướng dẫn giải: - Đáp án C là do sự cố bất thường của môi trường. Câu từ của đáp án này dễ gây ra sự nhầm lẫn trong tư duy (vào những năm có mùa đông giá rét). 19. Bài tập 19 Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal. -10- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là: A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%. Hướng dẫn giải: - Cần phân biệt rõ khái niệm: bậc dinh dưỡng, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ + Sinh vật sản xuất  Bậc dinh dưỡng cấp 1 + Sinh vật tiêu thụ bậc 1  Bậc dinh dưỡng cấp 2 + Sinh vật tiêu thụ bậc 2  Bậc dinh dưỡng cấp 3... Đáp án B. 20. Bài tập 20 Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước. C. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. Hướng dẫn giải: - Cần đọc kỹ đề, nắm vững kiến thức về sinh thái học. - Trong các hệ sinh thái tự nhiên luôn đầy đủ cả 2 loại chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ. Đáp án D không đúng. Phần 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Với nội dung chuyên đề trên có thể giúp học sinh tiếp cận được một số kỹ năng khi làm bài trắc nghiệm như sau: -11- - Kỹ năng làm.bài theo vòng “câu dễ làm trước” giúp kích thích bước nhảy trong tư duy. - Kỹ năng đọc đề, phân tích, tổng hợp thông tin. - Bước đầu hình thành một số thủ thuật làm bài MCQ. 2. Đề nghị - Học sinh cần xây dựng cách làm bài tập MCQ vững vàng từ đó rèn luyện để đạt được các thủ thuật giải nhanh bài tập. LỜI CAM ĐOAN Đây là chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi. Nếu có điều gì sai trái, bản thân tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên. Vinh Xuân, ngày 09 tháng 03 năm 2016 Người viết chuyên đề TRẦN CÔNG TIẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đề thi môn Sinh học của các kì thi quốc gia. -12- PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA TRƯỜNG (Chủ tịch hội đồng xếp loại, ký và đóng dấu) ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... -13- ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Xếp loại: .............................. Vinh Xuân, ngày …. tháng …. năm 2016 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... -14- ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... .............................................................................................................................................. -15-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan