Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên mầm non t...

Tài liệu Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên mầm non trường mn hoàng oanh

.DOC
32
396
95

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRƯỜNG MN HOÀNG OANH" PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục mầm non là cấp học nền tảng, song nhận thức và sự phối hợp của các lực lượng trong việc chăm lo cho giáo dục mầm non còn hạn chế so với các cấp học khác. Đặc biệt ở khu vực miền núi thật dễ thấy những thiệt thòi của trẻ. Điều ấy càng chứng tỏ sự cần thiết phải dành nhiều hơn nữa các nguồn lực để chăm lo, đầu tư cho cấp học đầu đời. Thực tế đã chứng minh phụ huynh đóng một vai trò thiết yếu và không thể thiếu trong quá trình thực hiện việc hợp tác cần thiết trong mọi kế hoạch, hoạt động phát triển mà chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ. Họ chính là người hiểu trẻ nhất vì là người luôn chăm sóc và gần gũi con mình. Bên cạnh đó, hơn ai hết, các bậc phụ huynh là những người mong đợi sự phát triển của con mình nhất, đặc biệt là sự phát triển về thể chất, giao tiếp và ngôn ngữ. Chính họ sẽ là người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùng cho sự phát triển và tương lai của con cái. Vì vậy, trong giáo dục mầm non, việc tạo ra sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh là một việc làm hết sức cần thiết, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ và là nền tảng cho những bậc thang phát triển của trẻ sau này. Chú ý đến văn hóa gia đình và môi trường giáo dục là điều mà người giáo viên cần ưu tiên thực hiện khi tìm hiểu trẻ, nhằm vạch ra những mục tiêu hoạt động phù hợp và thuận lợi cho trẻ. Điều đó cũng giải thích vì sao trong công tác giáo dục mầm non, việc chăm sóc và giáo dục trẻ được chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình, các nhà giáo dục và cộng đồng. Trường mầm non chia sẻ trách nhiệm với gia đình, cộng đồng để thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Bởi thế mà công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên hết sức quan trọng và cần thiết. Song đối với Khánh Sơn nói chung, Trường Mầm Non Hoàng Oanh nói riêng thì dường như việc thực hiện công tác phối hợp với phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn bởi hầu hết các phụ huynh của trường đều là người Raglay, trình độ dân trí của họ còn thấp, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, vì thế mà việc chăm sóc,giáo dục trẻ ít được quan tâm. “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” liệu xã hội có phát triển, dân có giàu, nước có mạnh. Trẻ em miền núi có theo kịp sự phát triển của trẻ em miền xuôi hay không. Làm sao để trẻ miền núi có thể phát triển toàn diện và làm sao có thể giảm bớt thiệt thòi ở trẻ? Trước thực trạng trên là một giáo viên mầm non, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào cho trẻ em miền núi nói chung và trẻ em trường mầm non Hòang Oanh nói riêng nhận được sự quan tâm chăm sóc tốt nhất của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên mầm non” năm học 2011- 2012 làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết cha mẹ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhận thức của trẻ và cũng là người chính yếu trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Trong giai đoạn đầu của việc giáo dục trẻ tại trường mầm non thì hầu hết thời gian trong ngày các cháu do cô chăm sóc và giáo dục, khoảng thời gian còn lại các cháu lại trở về với vòng tay chăm sóc vỗ về của cha mẹ mình. Vì thế, để cho việc giáo dục trẻ được liên tục và có hiệu quả thì ngoài việc đưa trẻ tới lớp và chăm sóc trẻ hằng ngày, các bậc phụ huynh cũng phải có trách nhiệm giáo dục trẻ mỗi ngày khi cháu tan lớp. đúng như câu hát mà các cháu đã được học: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Để làm được điều đó thì công tác phối hợp với phụ huynh chiếm một vị trí rất quan trọng với mỗi giáo viên. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước kém phát triển mà ngay cả những nước kinh tế phát triển, để phát triển sự nghiệp giáo dục, các nhà giáo dục đã tìm nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác phối hợp với phụ huynh ở tất cả các bậc học, mà đặc biệt là trong giáo dục mầm non. Ở nước ta, giáo dục mầm non đã và đang được sự quan tâm rất nhiều của các cấp, ban ngành, đoàn thể. Trong đó công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên cũng thực sự trở thành mối quan tâm của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Điều đó thể hiện rõ trong Luật giáo dục 2005, tại điều 12 có nêu: “ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường”. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản mà đầy đủ về công tác phối hợp với phụ huynh đó là khái niệm chỉ sự liên kết, phối hợp hoạt động giữa giáo viên và phụ huynh trong việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ, cùng nhau hoàn thành mục tiêu xây dựng cho trẻ một môi trường phát triển toàn diện và an toàn. Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu công tác phối hợp với phụ huynh là quá trình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cùng làm tốt vai trò của nhà giáo dục và gia đình nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Một khi công tác phối hợp với phụ huynh được làm tốt thì việc chăm sóc, giáo dục trẻ mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Giáo viên chia sẻ phương pháp dạy kèm cho bé ở nhà với các phụ huynh và ngược lại phụ huynh có thể cho cô giáo biết những đặc điểm, tâm lý và tính cách cũng như những thói quen, tình trạng sức khỏe…của bé để cô chăm bé được tốt hơn. Chúng ta cũng không thể phủ nhận công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên ngày càng trở nên quan trọng và được nhiều trường học áp dụng, đặc biệt những trường mầm non vùng sâu, vùng xa. Qua đó có thể thấy được tính thực tiễn của công tác này. II. Thực trạng công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên trường Mầm Non Hoàng Oanh- Xã Sơn Trung- Huyện Khánh Sơn- Tỉnh Khánh Hòa Năm học 2011- 2012 tổng số giáo viên trong trường là 16 giáo viên, hầu hết các giáo viên đều trẻ, nhiệt tình, yêu nghề. Tổng số cháu trong trường là 172 cháu. Do đặc thù trường là một xã miền núi, học sinh của trường đa số là con em dân tộc Raglay trình độ nhận thức phụ huynh còn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, do đó việc quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục cho con em còn hạn chế rất nhiều. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiếm trên 40% Tỉ lệ chuyên chăm các lớp chưa cao Khả năng nghe nói tiếng việt còn hạn chế làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Đặc biệt là những trẻ chuẩn bị vào lớp một. Khi chọn đề tài : “ Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên mầm non” để viết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn sau: 1.Thuận lợi: - Đa số trẻ thích được đến trường - Được nhà trường quan tâm, giúp đỡ, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên - Đa số phụ huynh nhiệt tình tham gia lao động đóng góp ngày công cùng với phụ huynh các nhóm lớp xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp 2. Khó khăn: - 98% phụ huynh là người dân tộc Raglay, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp nên họ chưa quan tâm nhiều đến con em, ảnh hưởng nhiều tới việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Hầu hết phụ huynh thiếu kiến thức về thông tin, giáo dục và còn thờ ơ với giáo dục cho rằng giáo dục là sự nghiệp riêng của cô giáo và nhà trường. Được sự quan tâm chỉ đạo , hướng dẫn của BGH nhà trường. Các giáo viên trường Mầm Non Hoàng Oanh nói chung, bản thân tôi nói riêng đã khắc phục mọi khó khăn để công tác phối hợp với phụ huynh đạt kết quả tốt nhất giúp ích cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Để đạt được điều này tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau: III. Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên mầm non: 1. Tạo niềm tin, sự gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên Một giáo viên muốn có sự phối hợp tốt với phụ huynh điều đầu tiên phải tìm hiểu về tâm lý của họ. Đối với hầu hết các bậc phụ huynh trường Mầm Non Hoàng Oanh nói chung và phụ huynh lớp lớn B tôi giảng dạy nói riêng hầu hết trong số họ đều làm nông, hằng ngày họ phải bán mặt cho đất- bán lưng cho trời, hầu như không có ai tham gia công tác xã hội, ngôn ngữ chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ và một số phụ huynh còn không biết chữ nên khi tiếp xúc với giáo viên họ còn rụt rè, e ngại thậm chí có phụ huynh nói năng thiếu lịch sự, có thái độ bất cần… Chính vì vậy, việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh là rất cần thiết và vì hiểu tâm lý họ nên dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù phụ huynh có nói ra sao ta cũng cần bình tĩnh, cởi mở giải thích cho phụ huynh hiểu. Dần dần giáo viên sẽ tạo được sự hòa đồng, thân mật giúp phụ huynh bớt rụt rè và họ sẽ tự tin hơn khi trao đổi với giáo viên những điều liên quan đến con em họ cũng như họ sẽ yên tâm hơn khi gửi con em đến lớp. Để thu hút được sự chú ý quan tâm, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo cùng với nhà trường đưa ra cho phụ huynh nắm bắt, muốn thành công người giáo viên phải suy nghĩ sáng tạo, xây dựng hình thức và nội dung gặp gỡ sao cho phong phú, tạo được ấn tượng buổi ban đầu, dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hằng ngày. Bên cạnh việc tìm hiểu tâm lý, tạo sự gần gũi với phụ huynh và việc làm tốt công tác tuyên truyền tôi cũng chú ý quan tâm, chăm sóc các cháu bằng những việc làm cụ thể hằng ngày như: + Mỗi khi trẻ đến lớp giáo viên ân cần nhắc cháu cất dày dép…vật dụng cas nhân vào kệ cho gọn gàng + Trước khi trẻ về tôi dành một khoảng thời gian nhất định kiểm tra xem vật dụng cá nhân của trẻ có đầy đủ hay không. + Trước khi các cháu được bố mẹ đón về lúc nào tôi cũng chú ý sửa sang quần áo, vệ sinh mặt mũi, chân tay, đầu tóc sạch sẽ, tươm tất cho trẻ. Nhất là những bé gái mỗi khi về đều có những bím tóc thật dễ thương với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trò chuyện, trao đổi về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ đến phụ huynh trong mỗi giờ đón, trả trẻ. Thấy được sự quan tâm, chăm sóc của cô giáo mỗi khi trẻ đến lớp hay ra về phụ huynh có vẻ rất vui và hài lòng. Niềm vui của phụ huynh cũng là niềm vui của giáo viên. Như chúng ta đã biết phụ huynh toàn trường nói chumg, phụ huynh lớp tôi nói riêng đa số là người dân tộc, điều kiện kinh tế khó khăn. Nhiều trẻ lớp tôi khi ở nhà các cháu ăn chưa đủ no, áo mặc chưa đủ ấm. Với tấm lòng: “ Cô giáo như mẹ hiền” tôi không thể không xót xa. Trước tình hình đó tôi đã đến những gia đình có con cùng lứa tuổi các cháu, xin những quần áo cũ mà vẫn còn sử dụng được, trao tận tay phụ huynh để các cháu có thêm quần áo mặc sạch sẽ khi đến lớp. Về khẩu phần ăn của trẻ, vào mỗi giờ ăn trên lớp tôi cũng thường xuyên động viên cháu ăn hết suất, tạo không khí vui vẻ, thoải mái của trẻ khi ăn. Bên cạnh đó tôi cũng thường theo dõi khẩu phần ăn của trẻ, nếu thấy các món ăn lặp lại nhiều lần trong tuần tôi sẽ đề nghị nhà trường thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất; góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ. Trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ Trao đổi với phụ huynh trong giờ trả trẻ Qua việc thường xuyên trò chuyện, trao đổi. Dần dần tôi cũng tạo được niềm tin từ phía phụ huynh. Sự gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên ngày càng trở nên thân thiết và chặt chẽ. Đó cũng chính là tiền đề cho tôi phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những khoảng thời gian tiếp the 2. Phối hợp với phụ huynh trong công tác vận động, duy trì sĩ số cháu của lớp Đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện Khánh Sơn nói chung, trường mầm non Hoàng Oanh nói riêng. Do đặc thù của người dân là chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em nên vào đầu mỗi năm học việc đầu tiên mà các giáo viên chủ nhiệm của các lớp phải làm là vận động các cháu ra lớp đúng độ tuổi. Hiện được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các cháu người dân tộc ra lớp được hưởng chế độ ăn bán trú tại trường theo Nghị Quyết 02 và được hưởng chế độ chi phí học tập theo Nghị Định 49,phần nào giáo viên cũng đỡ vất vả hơn trong công tác vận động cháu ra lớp đầu năm. Tuy nhiên còn một số phụ huynh do khả năng nhận thức còn hạn chế không muốn cho con tới trường. Việc vận động cháu ra lớp đông đủ đã khó,duy trì sĩ số cháu đi học thường xuyên còn khó hơn. Đặc biệt với mẫu giáo lớn kiến thức thường nặng hơn so với các nhóm lớp khác, nếu trẻ nghỉ học nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu và nắm bắt kiến thức của trẻ về : chữ cái, chữ số và làm quen chữ viết. Vì vậy việc duy trì sĩ số trẻ là điều cần thiết mà một giáo viên phải làm. Với những trẻ nghỉ học nhiều trong tháng giáo viên phải nhắc nhở: có thể phê qua sổ bé ngoan hay gặp trược tiếp phụ huynh vào mỗi giờ đón, trả trẻ; với những trẻ nghỉ học nhiều hơn nữa cô giáo cần đến nhà tìm hiểu nguyên nhân đồng thời khuyến khích phụ huynh cho cháu đi học đều . Ví dụ: Trong lớp MG lớn B tôi giảng dạy vào đầu năm học không biết vì lý do gì mà một cháu trong lớp cứ nghỉ học thường xuyên. Một vài lần tôi có trao đổi với phụ huynh trên trường về vấn đề này nhưng chỉ được một thời gian cháu lại nghỉ học. Bởi lo vì nhiều mặt nên tôi đã đến nhà trực tiếp tìm hiểu nguyên nhân thì được biết gia đình cháu nghèo, bố mẹ cháu phải đi nhổ mì thuê từ sớm nên không có ai đưa cháu đến trường. Biết được nguyên nhân trên tôi liền động viên phụ huynh đồng thời vận động phụ huynh gần nhà buổi sáng tiện đưa con đi học đưa cháu đi cùng. Có những buổi trời mưa to phụ huynh chưa đi đón kịp tôi đã chở cháu về tận nhà. Từ những việc làm tận tình trên của tôi, phụ huynh đã nhiệt tình khắc phục khó khăn và đưa trẻ đến lớp đều hơn. Trò chuyện,trao đổi với phụ huynh tại gia đình trẻ 3. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục và dạy kỹ năng sống cho trẻ a. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục Ngoài việc nhà trường tổ chức họp phụ huynh, tôi cũng xây dựng kế hoạch họp phụ huynh cho lớp mình để cùng phối hợp với phụ huynh trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ: + Viết giấy mời họp gửi đến tận tay các phụ huynh +Trước khi họp tôi cũng chuẩn bị kỹ những nội dung cần truyền đạt đến phụ huynh - Tổ chức họp: + Giáo viên thông qua chương trình buổi họp cho phụ huynh nắm bắt + Báo cáo cụ thể về số lượng, trình độ nhận thức, nề nếp của từng trẻ từ đầu năm học, những nội dung, hoạt động từ đầu năm cho phụ huynh biết, đặc biệt lưu ý đến các trẻ cá biệt. + Giáo viên đưa ra một số biện pháp và những quy định của lớp học để phụ huynh phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. + Thảo luận đóng góp ý kiến của phụ huynh. Phụ huynh trao đổi với giáo viên thống nhất biện pháp để giáo dục con em mình, nêu những khó khăn, thắc mắc trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên trả lời những thắc mắc của phụ huynh và đưa ra những phương pháp giúp cho phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ theo chiều hướng tốt. + Bầu ban đại diện phụ huynh của lớp ( Ban đại diện phụ huynh của lớp là những người uy tín, nhiệt tình do phụ huynh bầu ra). + Đối với những phụ huynh có trẻ cá biệt sau khi cuộc họp kết thúc giáo viên mời phụ huynh ở lại cùng trao đổi, bàn bạc và đưa ra những biện pháp hay để giáo dục trẻ phù hợp với tính cách trẻ. + Giáo viên cần họp với ban đại diện phụ huynh của lớp để bàn về những nội dung phối hợp giữa ban đại diện phụ huynh và với phụ huynh trong lớp. Giáo viên đưa ra những nội dung phối hợp cụ thể để ban đại diện phụ huynh nắm được. Lớp mẫu giáo lớn B họp phụ huynh Tiêu chí ở trường mầm non là giáo dục các cháu theo năm lĩnh vực phát triển: Thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ. Đối tượng chúng ta cùng làm việc trong công tác dạy trẻ là phụ huynh nên cần chuẩn bị tốt mọi hoạt động tuyên truyền để những kiến thức đến với họ thật sự có ích. Trong công tác giáo dục, việc tăng cường tiếng việt cho trẻ cũng là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu. Giáo viên muốn trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng, giao tiếp mạnh dạn thì cần lưu ý dạy tiếng việt cho trẻ. Thực tế các cháu trong trường chiếm 98% là dân tộc, khả năng nói tiếng việt thành thạo ở các lớp còn hạn chế.Trên lớp mặc dù rất cố gắng nhưng giáo viên cũng không thể kèm dạy tiếng việt cho trẻ một cách triệt để và đạt hiệu quả nhất. Đối với trẻ lớp tôi giảng dạy, hầu hết các cháu nói thành thạo tiếng việt, tuy nhiên trong số đó cũng có hai cháu chưa diễn đạt được câu dài. Trước tình hình đó, trong các giờ chơi tự do, hoạt động chiều hay ra ngoài trời tôi thường dạy thêm cho hai cháu: trước tiên tôi nói những câu dài cho trẻ nói theo, trong các giờ hoạt động chung tôi cũng chú ý gọi hai cháu trả lời câu hỏi của cô nhiều hơn. Điều quan trọng hơn tôi còn phối hợp với phụ huynh trong việc dạy tiếng việt cho trẻ: Ngoài việc phê qua sổ bé ngoan, tôi còn gặp trược tiếp phụ huynh nói rõ tình hình, vận động phụ huynh dạy cháu nói tiếng việt thêm ở nhà, cần khuyến khích con mình nói những câu dài và điều mà phụ huynh cũng cần lưu ý là phải hạn chế nói tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Tạo mọi môi trường thuận lợi để trẻ được nói tiếng việt một cách thường xuyên. Qua một thời gian vận động phụ huynh và dạy trẻ trên lớp hai cháu đã có sự tiến bộ rõ rệt: Giao tiếp mạnh dạn hơn, nói được nhiều câu dài và diễn đạt cũng mạch lạc hơn rất nhiều. Muốn cho trẻ phát triển toàn diện, học tập vui chơi được tốt ta cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Hiện nay trường mầm non Hoàng Oanh nói riêng, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ tương đối cao( 40%), nguyên nhân chủ yếu do đời sống phụ huynh khó khăn và cũng do họ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ… Trước tình hình đó giáo viên cần tuyên truyền cách chăm sóc, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật theo mùa cho trẻ tới các bậc phụ huynh: Giáo viên cần tổng hợp sức khỏe trẻ sau mỗi đợt kiểm tra sức khỏe hay sau mỗi quý cân đo sức khỏe. Tổng hợp và thông báo qua sổ bé ngoan, qua bảng: “ Trao đổi với phụ huynh”. Ngoài ra cần họp phụ huynh thông báo tới phụ huynh tình trạng sức khỏe từng trẻ trong lớp, đặc biệt đối với những trẻ suy dinh dưỡng giáo viên cần tuyên truyền cùng phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và chia sẻ những giải pháp nhằm đẩy lùi suy dinh dưỡng ở trẻ: Về nguyên nhân: - Do nhiễm khuẩn: Có thể trẻ bị mắc các bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp thường gặp vào mùa đông do thời tiết lạnh mà phụ huynh lại cho trẻ ăn mặc phong phanh, không đi tất hay không mặc áo ấm cho trẻ; hay nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường gặp vào mùa hè thời tiết nóng nực, thức ăn dễ bị ôi thiu hay do thói quen ăn uống không tốt: uống nước lã, ăn quả xanh, rau sống…… - Trẻ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng - Trẻ biếng ăn, ăn hay bị ói Trước những nguyên nhân trên giáo viên cần trao đổi với phụ huynh, đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm đến mức tối đa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ: - Biết cách phòng chống bệnh tật theo mùa: Vào mùa đông cần giữ ấm cho trẻ: mặc áo ấm, đi tất tay, tất chân, đeo khẩu trang và đội mũ len cho trẻ. Vào mùa hè cho trẻ mặc đồ mát , rèn cho trẻ có thói quen ăn tốt: Không uống nước lã, không ăn quả xanh, hạn chế ăn rau sống và đặc biệt không nên cho trẻ ăn thức ăn đã bị ôi thiu. - Cho trẻ ăn đủ chất có trong các thực phẩm: Thực phẩm giàu chất đạm, thực phẩm giàu chất bột đường, thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng, thực phẩm giàu chất béo - Đối với những trẻ biếng ăn phụ huynh cần động viên, khuyến khích trẻ ăn không nên quát mắng, dọa nạt trẻ. - Đối với những trẻ ăn hay ói phụ huynh cần đưa cháu tới gặp bác sĩ khám, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều trị hữu hiệu. Muốn công tác tuyên truyền tới phụ huynh đạt hiệu quả cao giáo viên cần chú ý chuẩn bị trước kiến thức ở nhà, khi tuyên truyền cần nói ngắn gọn, mạch lạc như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của phụ huynh hơn. Ngoài việc tuyên truyền tới phụ huynh qua cuộc họp hay tranh thủ những giờ đón, trả trẻ…Ta cũng có thể thông qua các buổi dự giờ, thao giảng ở trường. Ngoài việc giúp cho đội ngũ giáo viên học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn thì chúng ta cũng nên mời phụ huynh đến dự để họ nắm bắt được kiến thức mà cô giáo cung cấp cho các cháu qua từng môn học, từng nội dung cụ thể của mỗi bài dạy, ở mỗi đề tài nhằm phát triển, giáo dục cho trẻ được những gì…Chứ không phải cháu đến lớp chỉ biết chơi, ăn, ngủ là xong.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan