Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể...

Tài liệu Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện ở trường mầm non

.DOC
17
308
85

Mô tả:

Mét sè kinh nghiÖm ph¸t triÓn ng«n ng÷ cho trÎ 24 – 36 th¸ng tuæi th«ng qua giê kÓ chuyÖn ë trêng mÇm non I. phÇn më ®Çu 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là niếm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của xã hội. Trẻ em hôm nay là những công dân tương lai của đất nước, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội, của mỗi gia đình. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi cón rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển, ngôn ngữ phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển vế đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa, ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu, sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói trống không, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch lạc, cho nên chuyện được đưa vào trong chương trình giáo dục mầm non rất quan trọng nhằm phát triển ngôn ngữ, bao gồm việc làm giàu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đứng ngữ pháp, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sữ dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập với chức năng giáo dục bằng phương tiện văn học. Chuyện giúp cho trẻ làm quen với lời hay ý đẹp, hình tượng trong sáng, tập cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, từng bước xây dựng cho trẻ lòng yêu thích văn học, phát triển mạnh mẽ những tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ…..góp phần làm phong phú hiểu biết của trẻ và phát triển các năng lực trí tuệ cho trẻ. Vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 24 - 36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện ở trường mầm non " làm đề tài nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua giờ kể chuyện trong trường mầm non. 3. Xác định mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu một số biện pháp để đổi mời phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng, để từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua giớ kể chuyện. 4. Xây dựng giả thiết Bản thân tôi năm học 2013 – 2014 được phân công dạy nhóm trẻ 24 – 36 tháng, tôi nhận thấy trẻ quá nhỏ, ngôn ngữ của trẻ còn rất nghèo nàn về vốn từ, nói không đủ câu tròn nghĩa có những trẻ phát âm chưa rõ, trẻ hay nói cộc lốc, thiếu lễ phép với người lớn, nên tôi thấy rất lo lắng và quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì vậy trong thời gian giảng dạy tôi luôn tím tói, học hỏi đúc rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, làm giàu vốn từ cho trẻ. 5. phương pháp nghiên cứa - Nghiêm cứu kỹ các tài liệu liên quan đến đề tài - Điếu tra thực trạng học sinh trong nhóm lớp - Điều tra những biện pháp phù hợp với trẻ trong lớp để có thêm kinh nghiệm 6. Những đóng góp của đề tài - Nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. - Giúp cho bản thân có trì tưởng tượng phong phú trong quá trình dạy, làm đồ dùng, đồ chơi. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng sự phạm vào bài dạy. - Huy động phụ huynh tham gia đòng góp các phề liệu để làm đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ kể chuyện. - Phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ kể chuyện. 2 - Tạo cho trẻ thói quen nề nếp, sự hứng thú, sáng tạo linh hoạt cho trẻ vào các tiết học. II. gi¶i quyÕt vÊn ®Ò 1. Cơ sở khoa học. 1.1Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đặt nềm móng cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước và xu hướng phát triển của thời đại, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học” Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử 3 chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện trẻ dể dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Trẻ từ 12 tháng trở đi, bên cạnh những âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu tiên,Ở trẻ 18 tháng trẻ bắt chước người lớn lặp lại một số từ đơn gần gũi: Mẹ, bà, bố đến 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ từ 22 tháng tuổi và 30 tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan hệ. Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi còn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt 4 hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về các đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. 2.Thực trạng trường lớp Trong năm học 2013 – 2014 tôi được BGH nhà trường phân công dạy nhóm trẻ 24 – 36 tháng, trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy thực trạng của lớp như sau. a. Thuận lợi 1. Về cơ sở vật chất Phòng học được lát gạch hoa. Nhà trường tạo điều kiện mua sắm đầy đủ bàn ghế cho học sinh ngồi, mua đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi, tranh minh họa thơ, chuyện theo chủ đề để phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ học kể chuyện. 2. Học sinh Huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu quy định. Lớp tôi phụ trách có 20 trẻ, trẻ cùng độ tuổi từ 24- 36 tháng tuổi, nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ khá thuận tiện. 3. Phụ huynh Tất cả phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên đưa đón trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập, vui chơi của trẻ khi ở nhà cũng như ở trường với giáo viên phụ trách lớp. 4 Giáo viên Bản thân tôi đã được đào tạo đạt trình độ Đại học, luôn có tinh thần nhiệt tình, học hỏi, yêu nghề mếm trẻ, luôn tìm tói vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động. Luôn học tập đúc rút kinh nghiệm khi thăm lớp dự giờ đồng nghiệp. 5 Tham gia học tập đầy đủ các nghị quyết, chuyên đề mà ngành cũng như nhà trường đề ra để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn. Trên đây là những mặt thuận lợi rất cần thiết cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ. Bên cạnh những thuận lợi, còn không ít mặt khó khăn. b. Khó khăn 1. Cơ sở vật chất - Phòng học hẹp không đủ diện tích cho trẻ hoạt động học cũng như vui chơi. - Đồ dùng đồ chơi theo TT 02 còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi, khám phà của trẻ 2. Học sinh Một số cháu phát âm chưa chuẩn, diễn đạt câu chưa mạch lạc, cháu nhận biết chậm, chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động. 3. Phụ huynh Là một xã thuộc miền núi, hầu hết phụ huynh là nông dân, làm ruông, vì vậy điều kiện kinh tế khó khăn nên việc đóng góp mua đồ dùng, đồ chơi theo TT 02 để phục vụ cho viêc dạy và học còn hạn chế, cũng như cho trẻ ăn bán trú tại trường, nhận thức của phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ kể chuyện còn nhiều hạn chế, họ cho rằng điều đó không cần thiết. * Khảo sát điều tra ban đầu Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ đang còn hay khóc và chưa chịu học, chịu chơi. Vì thế việc cho trẻ phát triển vốn từ đang còn hạn chế. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2013 - 2014 tại tôi phụ trách: Xếp loại Tổng số trẻ 20 Khá Số lượng 6 Trung bình Số % lượng 25 5 9 % 30 6 Yếu Số lượng 45 % * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên Qua điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 26 tháng thông qua giờ kể chuyện nhìn chung trẻ chú ý, song việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa hiệu quả, chưa gây được hứng thú cho trẻ. Vì vậy trong việc giải dạy thì tôi phải biết tận dụng phương pháp một cách linh hoạt để gây hứng thú cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các môn học, các hoạt động trong trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng. Trong những năm qua đội ngũ giáo viên mầm non đã từng bước khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một cách tích cực. Song đối với việc thực hiện chương trình nhà trẻ vẫn còn nhiều lúng túng nhất là độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, giao tiếp để phát triển ngôn ngữ. Có đầu tư vào bài dạy, nhưng phương pháp và biện pháp để cho trẻ được tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ là rất ít. Khi tổ chức giờ kể chuyện cho trẻ môn học mà cô có thể khai thác nhiều biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giáo viên chưa biết linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ hệ thống câu hỏi đàm thoại, giáo viên đưa ra hầu như toàn câu hỏi đóng, trẻ không thể tư duy và ít sử dụng hệ thống câu đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, từ đó dẫn đến việc trẻ hay nói cộc lốc, thiếu lễ phép nếu giáo viên không kịp thời uốn nắn cho trẻ. Trong quá trình dạy trẻ, bản thân tôi thấy rất lo lắng đến vấn đề này, nếu như không kịp thời nghiêm túc thực hiện đúng chương trình quy định sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn đối với trẻ, bởi trẻ từ 2 đến 3 tuổi ở gia đình đang ở thời kì cần cung cấp nhiều vốn từ giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn. - Vì chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho nên trong quá trình chăm sóc giáo dục hầu như giáo viên chưa chú ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, tạo các tình huống cho trẻ thể hiện những tình cảm và yêu cầu của mình bằng các âm các từ. Khi nói chuyện với trẻ cô hay nói nhanh và không chú ý tới việc sửa sai lỗi về từ, âm, câu cho trẻ. 7 - Giáo viên chưa chú ý luyện câu, từ cho trẻ, nhiều trẻ nói thiếu, nói lặp cô không kịp thời điều chỉnh và sửa sai. - Quá trình tổ chức giờ học cô chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi để giúp trẻ được tư duy và phát triển ngôn ngữ. - Đối với trẻ thì hệ thống ngôn ngữ không được mở rộng do cô đưa hệ thống câu hỏi đóng, trẻ hay nói câu thiếu các thành phần. - Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế nếu cô truyền đạt một câu dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều. 3. Những biện pháp 3. 1. - Nghiên cứu kĩ yêu cầu của giờ kể chuyện kể cả về kiến thức, kĩ năng và giáo dục đạo đức. Từ đó đưa ra phương pháp, hệ thống câu hỏi, đồ dùng phục vụ giờ dạy đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Kết quả mong đợi của giờ kể chuyện “Cây táo” * Về kiến thức: - Trẻ biết tên câu chuyện, biết tên nhân vật và hành động của các nhân vật trong chuyện. - Đọc được các từ: “ông”, “bé”, “gà trống”, “mặt trời”, “bươm bướm”, “sưởi nắng”, “bật ra”. - Biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô. 8 * Kỹ năng: - Trẻ nhận biết và phân biệt được quả to, quả nhỏ. - Nhận biết và phân được ba màu: đỏ, vàng, xanh và đọc chính xác các từ: “màu đỏ”, “màu vàng”, “màu xanh”. * Thái độ. - Trẻ biết “Ăn quả nhớ phải nhớ ơn người trồng cây” - Biết lợi ích của việc ăn quả: Cung cấp vitamin và khoáng chất. - Biết giữ gìn vệ sinh rửa quả, rữa tay trước khi ăn, Biết bỏ hạt và thùng rác, - Biết chăm sóc bảo vệ cây (Tưới nước, bắt sâu không vin lá, bẻ cành) 3.2: Chuẩn bị giáo án - Giáo án cho giờ kể chuyện phải soạn một cách chu đáo, đầy đủ các bước, đảm bảo nội dung với hệ thống câu hỏi mở và nội dung tích hợp phù hợp. - Giáo án phải trình bày sạch sẽ, khoa học. - Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với độ tuổi, kích thích trẻ nhận biết, phân biệt sự vật hiện tượng tình huống mà trẻ đang trực tiếp tri giác. 3.3: Chuẩn bị đồ dùng. - Để giờ kể chuyện đạt hiệu quả cao thì đồ dùng phục vụ giờ dạy phải đảm bảo: 9 - Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn (Không có cạnh sắc nhọn) và vệ sinh cho trẻ (Không có bụi bẩn). - Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu chuyện, phía dưới có chữ to giúp cho việc phát triển từ của trẻ được thuận lợi. - Đồ vật thật có liên quan đến câu chuyện Ví dụ: trong câu chuyện “Cây táo”. + Chuẩn bị: - Quả táo xanh, quả táo vàng, phải to, tròn, đẹp, màu sắc rõ nét, với nhiều kích thước khác nhau. - Cành táo phải nhiều lá, nhiều quả, được cắm vào một chậu đẹp. - Tranh vẽ phải đẹp và sinh động, kích thước phù hợp không được to hoặc nhỏ quá. Cây Táo 3.4: Nội dung tích hợp. - Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của giờ kể chuyện. Tôi suy nghĩ để tích hợp các môn học khác vào giờ kể chuyện sao cho hợp lý, logíc phù hợp với giờ học. Ví dụ: Trong câu chuyện cây táo tôi có thể tích hợp thêm các môn: - Nhận biết tập nói. - Vận động. - Âm nhạc. - Dinh dưỡng và vệ sinh chăm sóc. 3.5. Mọi lúc, mọi nơi. - Cho trẻ xem tranh liên quan đến câu chuyện. Ví dụ: Tranh cây táo trong chuyện cây táo: - Tôi có thể cho trẻ tiếp xúc với vật thật trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ: Cho trẻ quan sát và tiếp xúc với cây táo, quả táo. - Nói chuyện âu yếm, trò chuyện đàm thoại cùng với trẻ. 3.6: Tiến trình hoạt động. 10 - Để có một giờ dạy tốt trước hết phải rèn luyện cho trẻ nề nếp trong học tập đó là cơ sở ban đầu hỗ trợ cho giờ dạy đạt kết quả cao. Trong lớp học tôi chia ra từng tổ, trong mỗi tổ đều có các cháu có khả năng tiếp thu bài khác nhau: Giỏi có, khá có, trung bình và yếu cũng có. Đối với những cháu khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính tôi sắp xếp cho trẻ ngồi ở gần cô, thuận lợi cho việc nghe, nhìn của trẻ. - Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi trong giờ kể chuyện đạt kết quả cao tôi đã tiến hành như sau: Hoạt động 1. Gây hứng thú cho trẻ. - Bằng các thủ thuật: Câu đố, thơ, bài hát, bài vận động có nội dung thích hợp tôi nhẹ nhàng gây hứng thú cho trẻ tập trung vào giờ kể chuyện. Ví dụ: Trong giờ kể chuyện “Cây táo” tôi cho trẻ vận động bài “Cây cao – cây thấp” Hoạt động 2. Nội dung chính. - Trong giờ kể chuyện tôi luôn luôn chú ý cho trẻ đọc và phát triển từ, chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc chưa đúng, khi đó theo tôi thì có thể thực hiện như sau: + Cô kể cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện lần 1 bằng cử chỉ, điệu bộ. + Sau đó cô kể cho trẻ nghe câu chuyện lần 2 bằng tranh minh hoạ. Ví dụ: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện “Cây táo” câu chuyện sẽ hay hơn khi có tranh minh hoạ. Trong tranh có từ “Cây táo” các con đọc từ “Cây táo” (Cả lớp đọc hai lần, sau đó hai trẻ đọc lại). + Cô sử dụng hệ thống câu hỏi mở để trẻ tư duy và trẻ lời được câu hỏi của cô. - Sau đó tôi giảng nội dung câu chuyện, giải thích các từ khó và cho trẻ đọc các từ khó. Ví dụ: Trong chuyện cây táo có từ “sưởi nắng”, “bật ra”, cô cho trẻ đọc các từ này. - Cuối cùng tôi kể cho trẻ cho trẻ nghe câu chuyện lần 3 bằng sa bàn. Hoạt động 3. Kết thúc giờ học. - Bằng nhiều cách khác nhau tôi cho trẻ kết thúc giờ học một cách nhẹ nhàng thoải mái. 11 Ví dụ: - Kết thúc giờ học tôi cho trẻ tôi cho trẻ cùng hát bài “Đố quả” và cho trẻ thăm vườn cây ăn quả. - Trong các giờ kể chuyện tôi cho trẻ tự kể lại câu chuyện III. KÕt qu¶ ®¹t ®îc 1. Khảo sát trẻ - Áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy như trên đối với môn kể chuyện. Qua các giờ học tôi thấy các cháu rất hứng thú, rất thích nghe kể chuyện. Thông qua đó mà việc phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả cao. - Trong khi nghe kể chuyện, kể lại chuyện và trả lời các câu hỏi của cô. Vốn từ của trẻ được tăng lên rất nhiều đồng thời trẻ biết sử dụng các loại câu phong phú và đa dạng. Sau khi áp dụng phương pháp mới này kết quả giảng dạy của tôi đã được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau: Xếp loại Tổng số trẻ 20 Khá Số lượng 15 Trung bình Số % lượng 3 15 % 75 Yếu Số lượng 2 % 10 Đặc biệt nổi bật lên có 30% số trẻ trong số các trẻ đạt loại khá có khả năng ngôn ngữ rất tốt, hiểu được lời nói của mọi người, biết trả lời các câu hỏi, biết kể lại các câu truyện đã được nghe. Vốn từ phong phú và dần dần hoàn thiện theo độ tuổi. 2. Bài học kinh nghiệm. - Muốn giúp trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua giờ kể chuyện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Vận dụng các biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Chú ý đến trẻ cá biệt, luôn tạo ra niềm tin, sự hứng thú cho trẻ. 12 2. Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật như trò chơi, câu đố, thơ, hát, hò, vè.... 3. Đầu tư thời gian để nghiên cứu kĩ đề tài để có các phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. 4. Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan cũng như gợi mở kiến thức cho trẻ. Thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 5. Thường xuyên học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môm. 6. Áp dụng hình thức phải phù hợp, tạo được môi trường tốt giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và làm quen vời truyện kể nói riêng. IV. phÇn kÕt luËn vµ kiÕn nghÞ 1. Kết luận - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng tuổi thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh, từ diễn đạt, câu đúng ngữ pháp cũng như sự mạnh dạn tin tưởng trong giao tiếp. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc học tập của trẻ những năm tiếp theo. + Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Trẻ độ tuổi 24 -36 tháng khi nghe kể chuyện rất mau quên, không ghi nhớ lâu, nên tôi phải tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để trẻ ghi nhớ lâu hơn về câu chuyện và hiểu nội dung câu chuyện. + Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giờ kể chuyện giáo viên cần đầu tư về thời gian nghiên cứu để lựa chọ nội dung truyện kể hay, chuẩn bị được nhiều đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn trẻ. Cô cần xác định được giọng kể phù hợp để gây hứng 13 thú cho trẻ nhiều, dạy trẻ kể đi kể lại nhiều lần giúp trẻ thực sự in dấu trong lòng trẻ để đảm bảo cho trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện hơn. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn xác định rõ nhiệm vụ của mình, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môm, nghiệp vụ sư phạm để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ đạt kết quả cao, hình thành nhân cách cho trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước 2. Kiến nghị + Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương mua sắm trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Xây dụng trường chuẩn quốc gia giai đoạn I, để các cháu có điều kiện học tập và vui chơi tốt hơn. Xây dựng khuôn viên có vườn hoa cây cảnh, vườn cây ăn qủa và vườn cây của bé, xây vườn cổ tích để trẻ thích thú học tập vui chơi và trải nghiệm cùng cô để giúp trẻ hoạt động đạt được kết quả tốt hơn. + Đề nghị với các cấp, các ngành và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến vật chất và tinh thần của cấp học mầm non nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để chúng tôi những giáo viên mầm non thực sự yên tâm công tác và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước ta, xứng đáng với phương châm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trên đây là một vài kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua giờ kể chuyện, trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chán không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau và quá trình giảng dạy của bản thân sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 14 Mục Lục I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu... .................................................................1 3. Xác định mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu..........................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................2 6. Dự báo những đóng góp của đề tài...................................................................................2 15 II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1 Cơ sở lý luận ...........................................................................................................2...3 1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................3...4 2. THỰC TRẠNG TRƯỜNG LỚP a. Thuận lợi: ……….......................................................................................................4....5 b. Khó khăn: ...................................................................................................................5...7 3. NHỮNG BIỆN PHÁP 3.1. Nghiêm cứu kỹ yêu cầu của giờ kể chuyện về kiến thức, kỹ năng và giáo dục đạo đức................................................................................................................................ ...7...9 3.2. Chuẩn bị giáo án.......................................................................................................8...9 3.3. Chuẩn bị đồ dùng...........................................................................................................9 3.4. Nội dung tích hợp........................................................................................................10 3.5. Mọi lúc, mọi nơi..........................................................................................................10 3.6. Tiến trình hoạt động..............................................................................................10..11 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 16 a. Khảo sát trẻ.....................................................................................................................12 b. Bài học kinh nghiệm................................................................................................12...13 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : Kết luận …………………….............. …............................................................................13 Kiến nghị.....................................................................................................................13...1 4 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất