Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1...

Tài liệu Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

.PDF
10
330
84

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH VÀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài. Ở Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt các em có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác. Trong bốn kĩ năng: (Nghe, nói, đọc, viết) thì kỹ năng nói có vị trí thứ hai trong yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh. Kỹ năng nói góp một phần quan trọng đáng kể giúp học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng học tốt các phân môn Kể chuyện, Luyện từ và câu… Kỹ năng nói tốt sẽ giúp chúng ta chiếm được tình cảm của mọi người, giúp chúng ta tự tin hơn khi diễn đạt một vấn đề gì đó trước tập thể. Học sinh đầu cấp nói tốt sẽ giúp các em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình cũng như trong việc góp ý xây dựng bài. Trước thời đại thông tin: tuyên truyền, điện thoại, diễn thuyết cũng rất cần đến kĩ năng nói. Trong việc học tập với phương pháp mới: phát huy tích cực của học sinh phải trình bày lời nói trong giải thích, mô tả… rất cần đến kỹ năng nói. Trong sinh hoạt, Kỹ năng nói là một phần quan trọng trong kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng sống rất cần cho mỗi học sinh. Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, ngôn ngữ nói được thay bằng ngôn ngữ viết qua máy tính (gửiE.mall, chát, nhắn tin… trên mạng). Như vậy, việc rèn luyện bồi dưỡng kĩ năng nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng chưa được chú trọng, chưa quan tâm đúng mức. Trong thực tế cho thấy, một số người có trình độ cao khi viết một văn bản nào đó đọc nghe rất có tính thuyết phục nhưng khi trình bày ý kiến trước đám đông lại gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên với học sinh lớp 1, các em là một thế hệ trẻ chập chững mới bước vào đời lại không có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp còn hạn chế. + Các em còn nhút nhát, chưa tự tin trong lúc nói, tìm tiếng, tìm từ còn chậm trong khi nói, nói không thành câu. + Nói không rõ lời, chưa phát âm chuẩn, nhiều học sinh nói còn kéo dài, chưa trôi chảy, chưa lưu loát, chưa biểu cảm. Đó là những vấn đề bức xúc của những giáo viên dạy lớp 1 nói riêng, giáo viên Tiểu học và những người làm công tác giáo dục nói chung. Chính vì vậy, là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 1, tôi nhận thấy mình phải làm gì đó để giúp các em sử dụng ngôn ngữ tốt hơn, có những lời nói rõ ràng đủ câu, lưu loát, mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp các em trở thành người có ích cho xã hội. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013, được sự phân công chỉ đạo của nhà trường tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Giúp cho học sinh có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, rèn cho học sinh nói đủ câu, lưu loát, suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của mình. - Giúp cho học sinh biết ứng xử các tình huống khi giao tiếp một cách nhạy bén, lễ phép, thông minh hơn. - Đưa ra những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1. - Tạo cơ hội cho các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, khám phá diễn đạt ý tưởng trước đám đông, thành công trong công việc. Đồng thời góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp các em có được kỹ năng sống tốt để trở thành người có ích cho xã hội. I.3. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 1, qua những năm học trước tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. - Qua giao lưu, tiếp xúc với giáo viên trường bạn. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Thực hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt, việc dạy kỹ năng nói cho học sinh được quan tâm rất nhiều, đặc biệt với học sinh ở lớp đầu cấp sẽ giúp các em biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống cuộc sống và giúp các em phát triển được tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi ở các em, hướng các em trở thành người năng động, sáng tạo, hoàn thiện… Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trình bày vấn đề: “Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1”. I.5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh tôi đã kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, giảng giải để giải quyết vấn đề. - Phân tích những nguyên nhân nhân dẫn đến yếu kém trong việc rèn kĩ năng nói của học sinh. - Thực hành, luyện tập. - Tiến hành trên lớp chủ nhiệm, lồng ghép trong các môn học khác, các tiết sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt lớp… II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận. Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là nền tảng, là cơ sở giúp học sinh có thể học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là công cụ, vừa là phương tiện giúp các em lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo phát triển tư duy. Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học: “Hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để giúp học sinh học tập và giao tiếp trong môi trường của lứa tuổi”. Mục tiêu đó coi trọng tính thực hành các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể. Quan điểm dạy học giao tiếp, cụ thể là quan điểm dạy học phát triển lời nói được xây dựng trong chương trình môn Tiếng Việt. Mỗi nội dung dạy học đều hướng tới phát triển lời nói. Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó ngày càng phát triển rộng khắp”. Muốn thực hiện lời dạy đó ở trường Tiểu học cần có tổ chức, phương pháp dạy học hợp lí và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh giúp học sinh có vốn ngôn ngữ và sử dụng thành thạo Tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, nội dung dạy luyện nói cho học sinh được coi như một nội dung độc lập, giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện kỹ năng nói đây là một trong những kỹ năng quan trọng của con người. Để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả giáo viên cần có cách tổ chức dạy học để khơi gợi, kích thích học sinh có khả năng hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kỹ năng nói cho các em, nhằm giúp trẻ có tính mạnh dạn, cởi mở, tự tin trong giao tiếp. Trong thực tế, học sinh đầu cấp chưa có thói quen rèn kỹ năng nói, còn nói theo người lớn. Đa số học sinh nói không thành câu, rút gọn câu nói, nói ngắc ngứ, không có sự liên kết trong bài nói, thiếu tự tin, có khi còn dùng những câu nói thiếu văn hóa, không lễ phép khi giao tiếp. Tình trạng này còn kéo dài sẽ dẫn đến các em ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp. Khi lên các lớp trên các em sẽ có thói quen đọc thuộc câu chuyện hay một bài nói một cách máy móc. - Do biến đổi về mặt tâm lí, khi chưa đi học, trẻ nói một cách tự do không chủ định nhưng khi vào lớp 1 các em phải nói theo từng chủ đề. - Các em rụt rè, sợ hãi khi đứng trước đám đông. - Tư duy học sinh lớp 1 là tư duy trực quan, hình ảnh, tư duy cụ thể qua tranh ảnh minh họa nhưng khả năng quan sát chi tiết kém. - Bên cạnh đó người giáo viên chưa ý thức được vai trò của việc rèn luyện kĩ năng nói, nên đã quá coi trọng hai kĩ năng đọc, viết mà bỏ qua kĩ năng nói, dần dần trở thành thói quen “lướt qua”dạy kỹ năng này hoặc có dạy nhưng không thường xuyên liên tục. - Một số giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp nội dung dạy- học kỹ năng nói với các kỹ năng còn lại (đọc, viết, nghe) vào các môn học khác. - Qua trao đổi, dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy đa số giáo viên chỉ chú trọng đến 2 kỹ năng đọc và viết, còn kỹ năng nói dường như bị xem nhẹ ít chú trọng, thậm chí còn bỏ qua. Có chăng đi nữa học sinh chỉ được học lướt qua ở phân môn kể chuyện và phần luyện nói trong thời gian rất ngắn. II.2. Thực trạng. a. Thuận lợi- khó khăn. - Thuận lợi: Đơn vị tôi đang công tác nằm ngay trung tâm thị trấn Krông Năng, được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, được phòng Giáo dục-Đào tạo quan tâm chỉ đạo sâu sắc nên trường lớp được xây dựng, khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ, trường lớp sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng…Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm đến việc học tập của con mình. Học sinh được học tập trong môi trường thuận lợi như vậy cho nên việc giao lưu, tiếp xúc, phát triển ngôn ngữ của học sinh cũng rất được quan tâm. - Khó khăn: Mặc dù trường nằm ngay trong trung tâm thị trấn, nhưng lớp tôi được phân công chủ nhiệm có 30 học sinh. Phần đông số học sinh nay là con, em người dân lao động và con em dân tộc Ê-đê, họ suốt ngày bận rộn với nương rẫy nên việc tiếp xúc, dạy dỗ con cái còn hạn chế, ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng nói cho các em. Phụ huynh chỉ biết rằng con, em họ đến trường là học đọc, học viết là được nhưng không nắm được con, em mình còn phải học luyện nói nữa. Cho nên cũng không quan tâm chúng nói như thế nào, chẳng cần uốn nắn làm gì. b. Thành công- hạn chế. - Thành công: Đa số học sinh vào lớp 1, đều được học qua trường Mầm non nên hầu hết các em đều có được vốn ngôn ngữ nhất định. Nội dung dạy luyện nói lớp 1 đã bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những định hướng đổi mới mục tiêu dạy học ở Tiểu học. Nên việc dạy luyện nói cho học sinh sẽ được thuận lợi hơn. - Hạn chế: Do đặc điểm của học sinh Mầm non vùng nông thôn đã quen với cách nói tự do, nói câu rút gọn (thiếu chủ ngữ) gây cảm giác khó nghe, ít gây thiện cảm, thêm vào đó là thái độ rụt rè, ít cởi mở trong giao tiếp, không mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến của mình, nói lúng ta lúng túng. Cho nên khi các em bước vào lớp 1 các em phải nói có chủ định, theo từng chủ đề, luyện nói theo tranh, ảnh minh họa, đồ dùng trực quan… trong môn Học vần và Tập đọc nên các em gặp rất nhiều khó khăn trong cách sử dụng ngôn từ và câu cú để diễn đạt. c. Mặt mạnh- mặt yếu - Mặt mạnh: Trong phân môn Tiếng Việt 1, nội dung dạy luyện nói được cấu trúc chặt chẽ hợp lí, sắp đặt xen kẽ vào cuối tiết học thứ hai môn Tiếng Việt. Chủ đề luyện nói bao giờ cũng có tiếng chứa âm vần mới học. Nội dung các bài luyện nói đa dạng phong phú về mọi lĩnh vực và tương đối gần gũi với học sinh và được tăng dần ở mức độ theo các chủ đề giúp học sinh dễ tiếp thu bài. Sách giáo khoa trình bày hình vẽ rõ ràng gây hứng thú học tập cho học sinh. - Mặt yếu: Phần đa giáo viên chưa đầu tư nhiều khi dạy luyện nói cho học sinh, rất ít sử dụng đồ dùng dạy học cho học sinh quan sát, chỉ dạy lướt qua,… nên chưa phát triển được vốn từ và cách diễn đạt cho học sinh. Thêm vào đó học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin, nói chưa thành câu hoặc cũng có em đứng lên không dám nói trước đám đông cũng hạn chế rất nhiều trong việc bồi dưỡng kĩ năng nói cho các em. d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động. - Đa số học sinh còn rụt rè nhút nhát, nhất là đối với học sinh dân tộc Ê- đê Tiếng Việt các em chưa rành, vốn từ còn rất ít nên các em gặp không ít khó khăn trong phần luyện nói, giao tiếp. - Gia đình cũng chưa thực sự quan tâm đến phần luyện nói cho các em, chủ yếu chỉ quan tâm đến việc đọc, viết của các em là chính nên cũng không sửa đổi, phát triển cách nói, cách diễn đạt cho các em. - Qua trao đổi, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp tôi nhận thấy vấn đề luyện nói cho các em vẫn chưa thực sự được quan tâm sâu sát, có chăng thì cũng còn rất sơ sài. - Tranh ảnh về chủ đề dạy luyện nói còn hạn chế. - Một số chủ đề mới đối với các em như: ruộng bậc thang, lễ hội, … Dù giáo viên có nói chi tiết như thế nào thì học cũng khó hình dung ra được do tư duy của các em chưa cao. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra - Học sinh lớp 1, các em vừa mới rời trường Mầm non, chuyển từ môi trường học tập vui chơi sang môi trường học tập, các em không thể nói tự do như trước nữa mà phải nói có chủ định theo từng chủ đề, luyện nói theo tranh, ảnh minh hoạ, đồ dùng trực quan,… nên các em rất lúng túng trong cách dùng từ, diễn đạt và bày tỏ ý kiến của mình. Ví dụ: Khi lần đầu tiên tiếp xúc với các em Mầm non bước vào lớp 1, tôi đưa ra một số câu hỏi để khảo sát tình hình luyện nói của học sinh: - Gia đình con có mấy người? (Học sinh trả lời: Năm người) - Tôi hỏi tiếp: Trong gia đình nhà con có mấy anh em? (Học sinh trả lời: Hai, có em trả lời có hai anh em) - Trong gia đình con yêu ai nhất? (Ba hoặc mẹ)… - Một số giáo viên chỉ chú trọng đến kỹ năng đọc, viết trong môn Tiếng Việt, hoàn thành tiết dạy là chính, còn kỹ năng nói dường như bị xem nhẹ, ít chú trọng, thậm chí còn bỏ qua. Nếu có chăng đi nữa học sinh chỉ được học lướt qua ở phân môn Kể chuyện và phần luyện nói trong thời gian rất ngắn. Ví dụ: Kể chuyện: “Chia phần” - Giáo viên kể chuyện một đến hai lần nội dung câu chuyện sau đó đàm thoại, gợi ý gọi học sinh kể lại nội dung từng phần câu chuyện, rồi đến cả câu chuyện . Thời gian đàm thoại, bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh chỉ dừng lại ở một vài câu hỏi. Chẳng hạn: - Tranh vẽ gì? - Câu chuyện này có mấy nhân vật? là những ai? - Câu chuyện này xảy ra ở đâu? - Qua câu chuyện này, con thấy các nhân vật thế nào? - Sau đó gọi học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. - Cũng còn có một số giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp nội dung dạy học kỹ năng nói với các kỹ năng còn lại (đọc, viết, nghe) vào các môn học khác. Chưa vận dụng hết phương pháp, tâm huyết của mình để dạy cho học sinh của mình luyện nói có hiệu quả. Ví dụ: - Trong các môn: Đạo đức, TNXH… giáo viên cho học sinh luyện nói trong khi trao đổi nhóm với bạn hoặc đàm thoại cả một tập thể (GV hỏi học sinh cả lớp trả lời) trong một hoạt động của bài như: - Luyện nói trong môn Đạo đức bài tập 1 (Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng- VBT Đạo đức trang 45) - Con quan sát tranh và cho biết: - Các bạn nhỏ đang làm gì? - Những việc làm đó có lợi gì? - Con có thể làm được như các bạn không? Giáo viên chỉ dừng lại mức độ “Thầy hỏi - trò đáp hoặc bạn này hỏi và bạn khác trả lời” Trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ một số em còn vụng về, nói còn lấp lửng, chưa đủ câu, nói nhát gừng, thiếu chủ ngữ, cử chỉ thể hiện chưa đúng với hoàn cảnh… là do giáo viên ít có thời gian sửa sai, uốn nắn kịp thời cho các em. Ví dụ: Khi giao tiếp với bạn bè trong và ngoài lớp (Trong giờ ra chơi, hoặc trao đổi trong giờ học…) - Học sinh A giao tiếp với học sinh B - Mầy làm bài xong chưa? (Chưa xong) - Cho tao bắn bi với? …(Không) Ví dụ: Giao tiếp với thầy cô, người lớn. Em đó không làm bài tập ở nhà, cô giáo hỏi: Tại sao cô giao bài tập về nhà em không làm? Em đó chỉ trả lời: Dạ…Dạ… rồi đứng im. Hay khi gặp người khách vào nhà, em chỉ nhìn người khách nở nụ cười rồi bẻn lẽn bỏ đi chơi, không biết dùng câu nói nào cho phù hợp để chào khách và tạm biệt người khách để đi chơi… Cũng còn một số ít giáo viên khi trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp, bạn bè ít chú ý, quan tâm để ý từng lời nói, hành động của mình. Hoặc khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ban tổ chức, anh, chị phụ trách… thường chú ý đến nội dung cần truyền đạt, ít chú ý đến việc rèn nói của các em. Quá trình hình thành bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 chưa được các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội kết hợp chặt chẽ, quan tâm đúng mức. Ví dụ: Trong các cuộc gặp gỡ gia đình, họp ban đại diện phụ huynh… giáo viên chỉ trao đổi về đọc, viết, tính toán… của học sinh còn vấn đề luyện nói của các em ít được đề cập tới. Hoặc: Trong các cuộc họp thôn, buôn họ chỉ trao đổi với nhau về vấn đề nông nghiệp, bàn và giải quyết các nội chính là chủ yếu, còn việc nói năng của học sinh họ nghĩ rằng đó là việc của nhà trường… Dạy học sinh lớp 1 đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, chịu khó, kiên trì lâu dài trong quá trình hình thành, rèn luyện kỹ năng nói cho các em, tạo tiền đề cho các em học tốt phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu… ở các lớp trên mà còn giúp cho các em có một kỹ năng sống tốt, trở thành người có văn hoá, có nhân cách, những người có ích cho xã hội. Từ những thực trạng trên, tôi đã tìm ra một số giải pháp thiết thực để giúp các em lớp 1 rèn luyện kỹ năng nói và kỹ năng diễn đạt ý phong phú, hiệu quả hơn, giáo viên và học sinh hứng thú tích cực hơn trong việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác. II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy luyện nói cho học sinh chưa cao. Đề xuất, áp dụng một số nội dung và kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 giúp học sinh học tốt phần luyện nói trong môn học Tiếng Việt và các môn học khác cũng như trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày. b. Nội dung và cách thức thực hiện Giải pháp, biên pháp: Nội dung: 1. Rèn kỹ năng nói theo từng chủ đề trong phân môn Học vần và Tập đọc. 2. Dạy luyện nói trong kể chuyện. 3. Dạy luyện nói kết hợp với các môn học khác. 4. Dạy luyện nói trong giao tiếp. 5. Giáo viên là tấm gương thể hiện hành vi giao tiếp để học sinh noi theo. 6. Dạy luyện nói khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa. 7. Kết hợp các mối quan hệ: Nhà trường, gia đình, xã hội. Cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp. 1. Rèn kỹ năng nói theo từng chủ đề trong phân môn Học vần và Tập đọc. * Bước 1: Trước hết chúng ta thấy nội dung luyện nói ở lớp 1 được xây dựng trên các chủ đề gần gũi với các em bằng tranh ảnh minh họa. Chính vì vậy, muốn dạy luyện nói có hiệu quả thì hoạt động đầu tiên giáo viên cần tiến hành là cho học sinh đọc tên chủ đề nhằm gây hứng thú và tập trung cho học sinh, bằng cách sử dụng tranh ảnh đẹp, chứa nội dung cần luyện nói để tạo tính tò mò muốn khám phá. Tập cho học sinh đọc đúng tên chủ đề phần luyện nói trong bài. Bởi vì phát âm đúng, chính xác sẽ giúp cho học sinh nói rõ ràng hơn dẫn đến nói liền mạch, lưu loát cả câu, cả đoạn, cả bài. Từ đó hoc sinh khắc phục được những lỗi sai khi phát âm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan