Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm giúp dạy học tốt các bài thơ đường trong chương trình ngữ v...

Tài liệu Một số kinh nghiệm giúp dạy học tốt các bài thơ đường trong chương trình ngữ văn 7 ở trường thcs ái thượng

.DOC
23
247
55

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP DẠY - HỌC TỐT CÁC BÀI THƠ ĐƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 Ở TRƯỜNG THCS ÁI THƯỢNG. Họ và tên: Lê Bá Mơ Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị: Trường THCS Ái Thượng Huyện Bá Thước – Thanh Hóa SKKN môn: Ngữ Văn THANH HÓA NĂM 2013 0 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I – LÝ LO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn học nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, gồm những sáng tác dân gian, văn thơ cổ điển, văn thơ hiện đại được chọn và bố trí song song với chương trình văn học dân tộc. Cùng với văn học dân tộc, văn chương nước ngoài đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tầm nhìn và khả năng cảm thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, hiểu biết thêm về cuộc sống và tài năng sáng tạo của các dân tộc từ đó hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc và văn hoá dân tộc đồng thời phát triển tinh thần quốc tế và ý thức về cộng đồng văn hoá nhân loại. Đó là những sáng tác được chọn lọc trong kho tàng văn học của các dân tộc. Nói rộng ra đó là tinh hoa văn hoá nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay. Ở chương trình Ngữ văn 7 thơ Đường cùng với một số tác phẩm thơ trữ tình Trung đại đã được tuyển chọn với số liệu tương đối nhiều. Đây là những văn bản phục vụ cho việc rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh. Có thể nói, đây là những tác phẩm xuất sắc (Cả về nội dung, nghệ thuật), được xem là mẫu mực cho văn học cổ, nó diễn tả được thế giới tâm hồn của con người trước thiên nhiên, đất nước, trước thế sự... Vì vậy, được dạy – học những tác phẩm này quả là một niềm vui của cả thầy - trò. Song việc đưa thơ trữ tình Trung đại Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc vào học ở lớp 7 đã gây không ít những băn khoăn, e ngại cho không ít giáo viên và học sinh, bởi hai phần này được học ở chương trình văn 9 hiện hành, mà trước đây vẫn được coi là những phần dạy khó, khó học. Với những tác phẩm này, đòi hỏi ở người dạy, người học phải có vốn tri thức văn hóa, lịch sử, mỹ học ở mức độ cần thiết ; phải biết về cổ văn, chữ Hán, thi pháp văn học Trung đại phương Đông và Việt Nam... Do đó việc tiếp cận với những văn bản đó, đôi khi người dạy, người học hiểu 1 cách hời hợt có khi còn hiểu sai nội dung. Đặc biệt 1 với một đội ngũ giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức còn hạn chế thì việc truyền tải đến học sinh còn quá thiếu hụt, lúng túng. Mặt khác, những văn bản đó số lượng câu chữ ngắn, theo đặc điểm thể loại (thất ngôn tư tuyệt, thất ngôn bát cú) song nội dung lại phong phú, sâu sắc, chủ đề đa dạng, chiều sâu tâm hồn mang tính khái quát, nói ít mà gợi nhiều... và đặc biệt nó có khả năng giáo dục tình cảm, tâm hồn cho học sinh rất cao. Vì vậy, người giáo viên phải có trách nhiệm hướng dẫn để các em có thể cảm nhận đúng, chính xác, đầy đủ thông tin mà người xưa gửi gắm, đồng thời qua đó giúp học sinh biết xây dựng tình cảm của mình trước một vấn đề trong cuộc sống (Biết làm văn biểu cảm). Hơn nữa trong dạy học Ngữ văn hiện nay tích hợp là một phương pháp cần phải có trong một bài dạy, tiết dạy. Dạy văn bản là để phục vụ cho làm kiểu loại tập làm văn, là rèn luyện vốn từ ngữ tiếng Việt. Cho nên, dạy thơ Đường đã khó, nay lại còn phải tích hợp với các phân môn khác, do đó mà việc tiếp cận với thơ Đường đòi hỏi giáo viên phải có năng lực và phương pháp dạy tốt. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm giúp dạy - học tốt các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 ở trường THCS Ái Thượng để nghiên cứu để tìm ra cách dạy các bài thơ Đường ở chương trình Ngữ văn 7 tập 1, mong muốn giúp các em học tốt hơn, cảm thụ tốt hơn các văn bản đó, có cái nhìn mang chiều sâu và đánh giá đúng thành tựu của thi ca Trung Hoa. II – MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Thông qua đề tài này, mục đích của tôi là giúp các em hiểu sâu, rộng nội dung của 4 bài thơ Đường mà chương trình đưa vào (trong đó có hai bài đọc thêm) Mặt khác, tôi đưa ra cách dạy, cách tiếp cận như thế nào đó cho phù hợp với trình độ cảm thụ của học sinh lớp 7 đối với các bài thơ nói chung, đề tránh sa 2 vào phân tích tràn lan, khó hiểu với người nghe. Đồng thời tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy ở đơn vị. Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 7 trường THCS Ái Thượng Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tôi chọn 4 bài thơ đời Đường (trong đó có 2 bài hướng dẫn đọc thêm) gồm: - Xa ngắm thác Núi Lư ( Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch) – đọc thêm - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch) - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương) - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ) – đọc thêm. (Ngữ văn lớp 7 – Tập 1) PHẦN HAI 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CƠ SỞ LÍ LUẬN: Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường ( từ thế kỷ VII đến thế kỷ X) là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc, là đỉnh cao của thơ cổ điển Trung Quốc, đồng thời là một thành tựu đột xuất của thi ca nhân loại. Cho đến nay các nhà sưu tầm và nghiên cứu còn lưu lại được gần 50.000 bài thơ của hơn 2000 nhà thơ Đường. Thơ Đường vừa độc đáo, vừa có tính cổ điển, mang màu sắc Trung Quốc rõ nét đồng thời lại thể hiện một cách đầy đủ tập trung những đặc điểm của thể loại thơ. Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại Việt Nam gần ba thế kỷ. Đối với bạn đọc Việt Nam, nhất là học simh trung học cơ sở, thơ Đường là những sản phẩm tinh thần vừa xa, vừa xưa. Nhưng học thơ Đường không phải chỉ là chiêm ngưỡng những “ cổ vật” mà chúng ta vẫn hiểu được tiếng nói của người xưa và vẫn rung cảm, thấm thía được những tâm hồn cao đẹp. Bởi thế nắm được thi pháp thơ Đường ta cũng có điều kiện để lý giải nhiều hiện tượng của thi pháp thơ cổ điển Việt Nam. Việc đưa thơ Đường vào chương trình dạy học ở trường phổ thông cơ sở không phải là vấn đề mới lạ với chúng ta. Song cái mới mà chúng ta thấy được là đối tượng tiếp nhận. Sách giáo khoa Ngữ văn chương trình giáo dục phổ thông đã đưa vào chương trình một lượng không nhiều những tác phẩm thơ Đường tiêu biểu, song tiếp nhận thơ Đường đối với lứa tuổi trung học cơ sở, nhất là đối với học sinh lớp 7 là điều không hề đơn giản. Bởi thơ Đường vốn rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, “ý tại ngôn ngoại”, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Chính vì vậy người giáo viên muốn dạy một tiết thơ Đường thành công cần phải có kiến thức chắc chắn, một sự am hiểu sâu sắc, đặc biệt là một phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp các em cảm nhận được thơ Đường - một thành tựu của thơ ca nhân loại. 4 Ở học kì I chương trình ngữ văn có 4 bài thơ đời Đường của các tác giả Trung Quốc (trong đó có 2 bài hướng dẫn đọc thêm) gồm: Xa ngắm thác Núi Lư ( Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch) – đọc thêm,Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch), Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương), Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ) – đọc thêm.Đây là 4 bài thơ hay và tiêu biểu của ba tác giả nổi tiếng trong nền thi ca Trung Quốc, để truyền tải được giá trị nội dung, nghệ thuật của những bài thơ này đến với học sinh một cách hiệu quả nhất đó cũng là điều tôi luôn băn khoăn trăn trở. II. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS: Trong quá trình làm công tác quản lí chuyên môn và trực tiếp giảng dạy ở đơn vị thường xuyên tham gia vào các hoạt động chuyên môn: thiết kế bài dạy, dự giờ đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên môn – luận bàn phương pháp, kiểm tra đánh giá học sinh... tôi nhận thấy: 1. Về phía nội dung chương trình thơ trữ tình trung đại 7: Phần nội dung chương trình Ngữ văn 7 kì I có nhiều bài thơ trung đại rất tiêu biểu, đặc sắc. Trước đây, một số bài thơ này được học trong chương trình 9 nhưng theo quan điểm đổi mới, các tác phẩm này đã được đưa xuống chương trình văn 7. Vì vậy để học sinh nắm được cái thần của bài thơ, hiểu được ý nghĩa sâu xa của bài thơ quả là rất khó. 2. Về phía giáo viên: Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ yếu hướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ mà sao nhãng hoặc quên lãng bản phiên âm (bản gốc), HS không thể nhớ nổi một từ hay một câu thơ hay trong bản gốc. Tiếp cận với những bài thơ mĩ lệ, mang tính mẫu mực, một số giáo viên tham phần bình, bình quá nhiều khiến thiếu thời gian để học sinh phát huy năng lực sáng tạo của mình trong quá trình cảm nhận. 5 Một số giáo viên lại lại chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà chưa chú ý đến phần bình, giờ dạy khô khan, điều đó khiến cho năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm với học sinh chưa hoàn toàn đúng mức. 3. Về phía học sinh: Nhiều HS tỏ ra ngại học phần thơ trữ tình trung đại, không hứng thú, nhất là các bài thơ có bản phiên âm chữ Hán... Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm văn chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ. Các em học các bài thơ trong sách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác, ít em có một quyển sổ đẹp để chăm chút viết vào đấy những bài thơ hay mà mình yêu thích. Đối với nhiều em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ. Nếu có ai hỏi các em về những bài thơ hay mà các em thích, thường khi hiểu biết của các em quanh quẩn cũng không ngoài các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và sở dĩ các em thấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy. Cá biệt không phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có phiên âm chữ Hán, từ ngữ khó hiểu, điển cố nặng nề gây cho các em nhiều mệt nhọc, mà cách giảng của người thầy nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thêm được chút nào. Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng sa sút. Những khó khăn học sinh gặp phải: Khó khăn thứ nhất mà tôi nhận thấy đó là những bài thơ Đường luật có yêu cầu rất nghiêm ngặt về kết cấu, niêm, luật, vần, đối, bố cục... chính vì thế đòi hỏi học sinh phải nắm chắc những quy định đó một cách tương đối thuần thục thì mới có thể hiểu hết được nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm vào đó. Khó khăn thứ hai mà các em gặp phải đó là hệ thống ngôn ngữ. Trong các bài thơ Đường dùng từ Hán, với nhiều hình ảnh tượng trưng,... Trong khi đó vốn từ Hán và từ Hán Việt của học sinh hạn chế. Ngôn ngữ thơ Đường hàm súc, ý tứ sâu xa.. lứa tuổi học sinh THCS khó lĩnh hội đầy đủ được. 6 Khó khăn thứ ba mà các em gặp phải đó là cách đọc và càng khó khăn hơn học sinh có tới 98 % là con em đồng bào dân tộc khả năng ngôn ngữ còn có những hạn chế nhất định. Giúp các em đọc đúng thơ Đường đã khó, đọc hiểu thơ Đường luật lại càng khó hơn. Trong quá trình giảng dạy năm học 2011-2012, tôi thấy học sinh ít hứng thú trong giờ học nên tôi đã tiến hành khảo sát để kiểm tra nhận thức của học sinh để từ đó có điều chỉnh phương pháp và cách thức dạy học làm sao để giúp học sinh hiểu và cảm nhận được một cách tốt nhất thể thơ này. *Hình thức và nội dung khảo sát. - Tôi đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra vốn từ Hán, từ Hán việt và hiểu biết về bố cục (các văn bản đã được học). - Tiến hành kiểm tra viết để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh. Qua một số bài kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra viết tôi thấy kết quả bài làm của học sinh rất thấp. * Kết quả khảo sát như sau. Lớp 7 Không hiểu SL % SL % SL % 46 6 13% 25 54% 15 33% Từ thực tế và kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng: kết quả chủ yếu vẫn là Sĩ số Hiểu Hiểu ít hiểu ít và không hiểu, tỉ lệ học sinh hiểu về thể thơ Đường là rất ít.Trước kết quả đó tôi rất băn khoăn và đã tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các giờ dạy học thơ Đường. 4. Các nhân tố khác: Bên cạnh đó, thế kỉ 21 Hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội phát triển, những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ…) quan trọng hơn bao giờ hết thì văn chương không có tính năng ứng dụng, tương lai người học không được đảm bảo, học sinh ngày càng xa rời văn chương. Đặc biệt, một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy : Sách tham khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu… quá nhiều, vô hình dung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủ 7 nội dung tác phẩm văn chương được học dựa vào bài soạn ở nhà nhưng chưa một lần đọc bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa, thầy có kiểm tra phát vấn thì các loại sách tham khảo nghĩ hộ, nói hộ tất cả và khi giáo viên ra đề kiểm tra coi nghiêm túc thì tất thảy đã phơi bày ra, học sinh không thích, không có hứng thú học văn. III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Như trên tôi đã trình bày, dạy - học thơ Đường là vấn đề tương đối khó cho người dạy, người học. Vì thế, đúng trước những văn bản này, nhiều người có tâm lý ngại, hoặc có khi hướng dẫn qua loa; đôi khi có người lại phân tích một cách nhặt nhạnh ... Do đó cuối cùng là cả hai đều sa vào sự rối, lúng túng. Theo tôi nghĩ, trước khi dạy các bài thơ Đường ( Trung Quốc ), giáo viên nên xác định một điều: Với học sinh lớp 7, chương trình không yêu cầu phải có được những tri thức, có hệ thống về những bộ phận văn học này, mà chỉ là những ý niệm bước đầu để nhận ra một vài nét đặc trưng của thơ trữ tình cùng với một vài thể thức tiêu biểu. Do đó, người dạy không nên có thái độ đề cao và đòi hỏi, yêu cầu cao đối với học sinh, tránh gây tâm lý nặng nề, lo sợ, làm mất đi hứng thú của giờ học; đặc biệt tránh biến giờ văn thành giờ tiếng Việt hoặc một giờ giáo huấn về đạo đức ... Vậy, để những giờ dạy các văn bản thơ Đường vừa có hiệu quả, vừa phù hợp với trình độ, năng lực cảm thụ của học sinh, vừa đạt được mục tiêu của môn Ngữ văn thì người giáo viên phải làm gì ? Quá trình giảng dạy, bằng kinh nghiệm của bản thân và kết quả học tập của học sinh, tôi đã tìm ra cách thức hướng dẫn, phương pháp dạy - học những văn bản đó như sau: Trước tiên, khi bắt tay vào soạn giảng, giáo viên phải đọc kỹ phần hướng dẫn trong sách giáo viên của từng bài, phải nghiền ngẫm nội dung mà tác giả đề cập để có hướng khai thác tập trung, chính xác. Cùng đồng thời đọc kỹ phần nêu vắn tắt “ Mục tiêu cần đạt” và “ ghi nhớ” trong SGK. Tại sao lại như vậy? Vì điều đó sẽ giúp cho người dạy biết được sẽ truyền tải cho học sinh cái gì ? Cái 8 nào là trọng tâm? Nhiều khi, giáo viên dạy lớp 9 ( hiện hành) xuống dạy học sinh lớp 7 cũng mang tất cả những nội dung cung cấp cho lớp 9 áp dụng vào quá trình giảng dạy. Như vậy sẽ dẫn đến sai phương pháp; quá tải đối với học sinh đặc biệt tính tích hợp sẽ không còn. Khi dạy, giáo viên cần phải nắm vững một điều: Dạy các văn bản này để cho học sinh biết cách làm văn biểu cảm ( Trình bày cảm xúc trước một vấn đề của cuộc sống). Xuất phát từ vấn đề đó mà người dạy phải định hướng vốn tri thức trong từng văn bản; xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp với học sinh. Sau khi đã định hướng được nội dung; soạn bài, giáo viên tiến hành khâu lên lớp. Vậy với bản thân tôi suy nghĩ thực hiện những giải pháp sau: 1. Giải pháp 1: Với những văn bản thơ Đường, phải cho học sinh đọc cả phần nguyên tác, dịch thơ, dịch nghĩa Việc tiếp xúc với các văn bản chữ Hán giúp học sinh hiểu đúng, hiểu rõ về bài thơ từng câu, từng chữ, đồng thời là cơ hội tốt để bổ sung vốn từ Hán – Việt cho học sinh. Cố nhiên, không nên và không cần thiết biến việc học bài thơ thành việc học chữ Hán; cũng không đòi hỏi phải giải nghĩa tất cả các nghĩa của từng từ, từng yếu tố như trong một cuốn từ điển tường giải. Việc đối chiếu bài thơ dịch với nguyên tác chỉ cần làm ở những chỗ mà lời thơ dịch không bám sát với chữ nghĩa trong nguyên tác. Ví dụ: Khi dạy bài : “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” cho học sinh đọc và đối chiếu, phát hiện ra những chỗ chưa dịch đạt như: “ Sàng tiền minh nguyệt quang” ( ánh trăng sáng đầu giường)  Đầu giường ánh trăng rọi. Câu thơ dịch thiếu “ minh” (sáng) thay bằng chữ “ rọi”. Do đó câu thơ đã giảm đi cái thanh tĩnh, nhẹ nhàng của đêm. Trong bài “Hồi hương ngẫu thư” câu đầu hai bản dịch thơ chưa hết ý mà tác giả muốn biểu lộ về khoảng thời gian xa quê: “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi” (khi đi còn rất trẻ “thiếu tiểu”, khi về đã rất già “lão đại”) câu dịch: “Khi đi trẻ, lúc về già” hay “Trẻ đi, già trở lại nhà”. 9 Hay khi hướng dẫn học sinh đọc thêm bài : “ Xa ngắm thác núi Lư”, học sinh phải chỉ ra cái chưa đạt trong bài dịch thơ ở một số chỗ như : “ Sinh tử yên”  Khói tía bay. Quải ( treo)  Câu thứ 2 dịch đã mất ... 2. Giải pháp 2: Tùy theo từng bài mà giáo viên có thể cho học sinh tìm bố cục ( nếu như xét thấy cần thiết). Nếu như bố cục phục vụ cho việc phân tích thì nên tìm hiểu. Còn nếu không, giáo viên cứ bám vào nôi dung để khai thác. Điều nay sẽ giúp cho giờ dạy kiến thức sáng, rõ, học sinh dễ hiểu. Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy một số giờ dự, giáo viên cắt ra từng mảng tách bạch, làm mất đi phần hồn của bài thơ Đường. Ở những bài được đưa vào chương trình 7, đó là những bài đặc sắc, mẫu mực về nội dung – nghệ thuật. Trong từng câu bao hàm cả cảnh và tình, cảnh có tình, tình có cảnh, tình lồng vào cảnh, nếu như dạy phân chia thì người dạy sẽ biến bài thơ thành những câu vô cảm. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục ở bài đọc thêm bài “Xa ngắm thác núi Lư” mà chia ra hai phần: + Cảnh núi Hương Lô (Câu 1) + Cảnh thác núi Lư (Câu 2, 3, 4) Hoặc chia: + Cảnh thác núi Lư + Tâm trạng của tác giả Hay bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” mà lại chia ra : + Cảnh trăng sáng (Hai câu đầu) + Tâm trạng nhân vật (Hai câu sau) .... thì đã đánh mất đi cái hồn của bài và như vậy cái giá trị của thơ Đường cũng mất. Để cho dễ phân tích và học sinh dễ cảm thụ cái hay, cái ý tình của tác phẩm, giáo viên phải nghiền ngẫm hướng đi và đặt ra tiêu đề cho các phần mục. Song đặt như thế nào ? Đó là cả một vấn đề đòi hỏi năng lực của giáo viên. Không thể 10 và không được phép tùy tiện: Bạ gì đặt nấy ; miễn làm sao dạy hết bài. Mà đặt tiêu đề vừa bao quát được ý, vừa phù hợp với ý tình, hướng khai thác nội dung. Ví dụ: Khi dạy bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Lý Bạch). Trong từng câu đều có cảnh mà cũng đều có tình ; Không thể phân tích theo kiểu: + Hai câu đầu tả cảnh. + Hai câu sau tả tình. Cũng không nên đi phân tích từng câu một ; bởi nó sẽ phá vỡ đi tính chỉnh thể, tính lôgic về mặt tình cảm. Vì vậy, khi dạy, giáo viên phải trăn trở để tìm cách đi thích hợp : Trong quá trình dạy, tôi đã đạt tiêu đề theo hướng phân tích như: 1.Cảnh trong đêm thanh tĩnh. 2.Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh. Với cách đặt này, vừa rõ ràng ý trong bài, vừa làm rõ chủ đề mà giáo viên lại dễ hướng dẫn cho học sinh cảm thụ. 3. Giải pháp 3: Phân tích (tìm hiểu chi tiết): Trong qúa trình đi vào phân tích, giáo viên phải bám vào nguyên tác để tìm ý. Không được phép phân tích từ ngữ, biện pháp nghệ thuật trong bài dịch. Bởi vì đó không thể toát được hết nội dung của người viết, đôi khi nó đã chuyển thể cả về thể loại. Song không phải từ nào cũng bình giá, cắt nghĩa mà chỉ dừng lại những chữ thần, chữ có ý nghĩa đặc tả nội dung. Ví dụ: Dạy bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, Giáo viên cho học sinh hiểu. - Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào ? Em có nhận xét gì về hình ảnh ánh trăng ?  Học sinh phải trả lời được: Được gợi tả bằng hình ảnh “Minh nguyệt địa thượng sương” (Trăng sáng – ngỡ như sương mặt đất). Chứ không thể trả lời “Trăng rọi” và giáo viên không được đi vào phân tích chữ “rọi”. Hay dạy bài “ Hồi hương ngẫu thử ” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê), giáo viên không nên đi vào phân tích tích thể loại của bài dịch thơ ( lục 11 bát); vừa mất thời gian mà lại không phục vụ cho bài dạy này. Khi dạy học bài thơ này cần khai thác ngôn từ và nghệ thuật trong phần phiên âm, bởi sự thành công của bài thơ là ở nghệ thuật “đối ngẫu” mà ở cả hai bản dịch không thể hiện được. Ví như ở câu thơ thứ nhất: “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi” trong một câu thơ bảy chữ nhưng đã tạo dựng được hai sự đối lập. Đối lập giữa hành động xa nhà – trở về nhà (li gia – hồi), giữa tuổi trẻ và tuổi già (thiếu tiểu – lão đại). Cấu trúc đối ở đây đã khái quát cả một cuộc đời con người. Con người ấy lúc tuổi trẻ đã nặng nợ công danh để lúc về già ngậm ngùi niềm cố thổ. Ở câu thứ hai: "Hương âm vô cải, mấn mao tồi", một lần nữa cấu trúc đối lại được sử dụng để làm bật nổi sự đối lập đầy nghiệt ngã, đối lập giữa ước muốn của con người và quy luật thời gian. Giọng nói của quê hương thi nhân có thể gìn giữ được nhưng không thể níu kéo được thời gian, cưỡng lại quy luật của tạo hóa. Bốn bài thơ Đường được đưa vào chương trình Ngữ văn 7 của 3 tác giả là bốn bài thơ có các thể loại khác nhau với những cung bậc tình cảm, trạng thái khác nhau. Vì vậy, khi dạy và hướng dẫn học sinh đọc thêm, giáo viên phải cho học sinh phát hiện điểm giống nhau, khác nhau của từng bài; phải nhận ra cái riêng biệt của từng văn bản; từ đó thấy cái hay, cái độc đáo của nó. Ví dụ: Bài đọc thêm: “ Xa ngắm thác núi Lư” và bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”: cùng thể loại thơ tứ tuyệt. Bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” thuộc thơ ngũ ngôn tứ tuyệt… Từ đó, học sinh thấy ưu thế của từng thể loại trong việc biểu đạt nội dung. Dạy như vậy vừa giúp học sinh khắc sâu bài học trước mà lại hiểu sâu sắc bài học sau; thậm chí học sinh được phép liên hệ với những dạng thơ đã học ở chương trình lớp 6. Trong quá trình phân tích giáo viên phải kết hợp đọc để cho học sinh cảm nhận sâu vào nội dung. Đọc ở đây là đọc diễn cảm; đọc phải chú ý đến dấu câu, nhịp điệu, cách ngắt nhịp … để lắng đọng vào ý tình mà tác giả gửi gắm. Quá trình giải mã thông tin trong tác phẩm, cũng nghĩ đến việc “đọc nghệ thuật”. Khi đã đọc đúng, giáo viên sẽ giúp học sinh có hứng thú tiếp nhận giờ văn; rung 12 động trước cái hay, cái đẹp mà nhà thơ gửi gắm. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc cho đúng, cho hay. Ví dụ: Đọc bài “Cảm nghĩ…” ( Tĩnh dạ tứ ), giáo viên phải cho học sinh thấy được sự khác nhau của cách đọc văn bản nguyên tác và văn bản dịch thơ: Nguyên tác: Ngắt nhịp 2/3 - Sáng tiền \ minh nguyệt quang - Nghi thi \ địa phương sương… Còn dịch thơ phải đọc: Đầu giường ánh trăng rọi 2/3 Ngỡ mặt đất phủ sương. 1/2/2 Có sự khác nhau này là do đặc điểm của từ Hán và từ Việt. Bản dịch bao giờ câu chữ cũng gần gũi, nhẹ nhàng, ít mang tính khái quát. Còn chữ Hán mang tính khái quát, đậm chất suy tư. Vì vậy, có hiểu được điều đó thì mới hiểu được nội dung một cáh đúng đắn. Do đó, cách đọc chung của các bài thơ Đường là: trầm lắng, rõ ràng, nhịp dứt khoát. Và khi phân tích giáo viên cần phải điềm tĩnh, trầm, suy tư, không được phép vội vàng. Có như vậy học sinh mới cảm nhận được phong thái của người xưa: ung dung, tự tại, đàng hoàng, suy tư mang tính triết lí. Việc đọc này được áp dụng vào trước khi đi vào khai thác. Lúc này phải cho học sinh đọc toàn bộ tác phẩm; hình dung được mạch cảm xúc. Khi đi vào phân tích cụ thể thì phải kết hợp đọc và phân tích. Không được hiểu là chỉ có giành thời gian cho phân tích. 4. Giải pháp 4: Chú trọng phần tổng kết và kỹ năng làm văn biểu cảm Sau khi giáo viên đã giúp học sinh giải mã những nội dung trong tác phẩm, hiểu đúng đắn thì phần cuối cùng phải cho học sinh nắm lại nội dung, đặc sắc nghệ thuật, trình bày cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ và dấu ấn của mình về tác giả ( tài năng - nhân cách - tình yêu…). Đây là phần không thể thiếu, vì nó giúp học sinh tái hiện đầy đủ lại nội dung và biết nâng cao, đánh giá giá trị bài thơ, con người tác giả, đó cũng là sự khác nhau cơ bản của cách dạy đổi mới với chương trình cũ. Có nghĩa là ở phần này học sinh biết được biểu cảm về cái 13 gì, biểu cảm như thế nào và từ đó nâng cao lên thành kỹ năng làm văn biểu cảm ở lớp 7. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã ứng dụng vào việc soạn, hướng dẫn học sinh tiếp cận các bài thơ Đường và bản thân thấy có hiệu quả cao. 5. Giải pháp 5: Thiết kế bài dạy (giáo án minh họa): Ngày soạn: 25/10/2012 Ngày dạy: 26/10/2012 Tiết 37: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH ( Tĩnh dạ tứ) A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ - Hình ảnh ánh trăng tác động đến tâm tình nhà thơ. - Tích hợp với phần tiếng Việt ( từ trái nghĩa). 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: - Thái độ trân trọng giá trị văn hoá của các dân tộc trên thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. - Tình yêu quê hương đát nước, hướng về cội nguồn. 14 B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Kiểm tra bài cũ. Đọc bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”- Nêu khái quát về nội dung nghệ thuật. * Tổ chức đọc - hiểu văn bản: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I. TÌM HIỂU CHUNG: - Tác giả đã được tìm hiểu ở tiết trước (Bài 1. Tác giả, tác phẩm đọc thêm) GV cho HS nhắc lại những nét chính. - Tổ chức cho HS tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Giáo viên hướng dẫn cách đọc. 2. Đọc, tìm hiểu từ khó: - Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc  nhận xét. ? Nhận xét về hình thức, cấu tạo bài thơ 3. Thể thơ, bố cục: (Giống bài thơ nào đã học). ? So sánh nguyên âm và bản dịch ( Về nội dung). - Câu 1: Dịch thiếu ( minh). - Câu 2: Dịch thừa ( phủ) ? Chia bài thơ làm hai phần: 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau tả tình có được không? Tại - Không được - Vì trong từng cặp sao? câu đều hoà quyện giữa cảnh và ? Bài thơ tác giả sử dụng những phương tình thức biểu đạt nào? Phương thức nào là - Bài thơ sử dụng: Miều tả biểu cảm chính. ( Biểu cảm là chính). ? Bài thơ có mấy nội dung? 15 Bài thơ có hai nội dung: + Cảnh đêm thanh tĩnh + Cảm nghĩ của tác giả trong đêm - Cho học sinh đọc lại bài thơ. thanh tĩnh. ? Cảnh đêm thanh tĩnh được tác giả gợi tả II. PHÂN TÍCH: bằng hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về 1. Cảnh đêm thanh tĩnh: hình ảnh ánh trăng? ? Lần thứ nhất ánh trăng được miêu tả như thế nào? ? Hiểu về câu thơ như thế nào? - “Minh nguyệt - địa thượng sương” ? Nhìn trăng mà ngỡ sương gợi cho ta thấy ( Trăng sáng – ngỡ như sương phủ) cảnh đêm như thế nào? ? Có người nói chính trăng đánh thức thi  Vẻ đẹp dịu êm, thơ mộng, yên nhân đúng hay sai? ( chủ thể miêu tả là tĩnh con người. ánh trăng khởi nguồn cho thi - HS thảo luận – trả lời nhân). ? Lần thứ hai trăng được miêu tả như thế nào? Nhận xét gì về trăng lúc này? “Cử đầu- vọng minh nguyệt”, không gian mặt đất, bầu trời đẫm ánh trăng. ? Tại sao tác giả chỉ tả trăng lại gợi cho ta  Trăng là sự sống của đêm thấy cả một đêm thanh tĩnh. 2. Cảm nghĩ của tác giả trong ? Nhìn trăng gợi ra đêm thanh tĩnh ta thấy đêm thanh tĩnh tác giả là người như thế nào? ? Đêm trăng thanh tĩnh đó gợi điều gì trong lòng tác giả? Tại sao nhìn trăng tác giả lại nhớ quê hương? ( Nhìn vào chú thích). 16 ? Nỗi nhớ quê được tác giả thể hiện qua - “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng câu thơ nào? ? Nhận xét nghệ thuật trong hai câu thơ Cúi đầu nhớ cố hương”  Đối lập: Hành động ( Cử đầu- - Hành động “Cử đầu” có phải để kiểm đê đầu) nghiệm ánh trăng không? Tâm trạng ( Quá khứ Hiện tại; Quê nhà- Quê người). - Nhìn trăng sáng lập tức tác giả có hành  Từ hướng ngoại ( Ngắm trăng) động gì? đến hướng nội (Nhớ quê). ( Hai hành động, hai tâm trạng trong một con người). ? Có 2 ý kiến cho rằng: sự “Cúi đầu” ấy là - Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến biểu đạt: Nỗi nhớ quê sâu nặng và sự tủi hổ của 1 con người xa quê mãi mãi? ý kiến em? ? Hình ảnh lặng lẽ cúi đầu gợi cho em suy  Cuộc đời phiêu bạt thiếu quê nghĩ gì về cuộc đời và tình cảm tác giả? hương nhưng tình quê đằm thắm, ?Đối với tác giả ánh trăng ngoài nỗi nhớ thiết tha. quê còn gợi điều gì? => Tình quê luôn sáng ngời và tròn đầy như trăng. III. TỔNG KẾT. ? Đọc bài thơ em cảm nhận được tình cảm 1. Nội dung nào của tác giả ký thác vào bài thơ? - Tình yêu thiên nhiên tha thiết - Tình quê sâu nặng ? Qua hai bài thơ của Lý Bạch, em hiểu 2. Nghệ thuật. được gì về hồn thơ của ông. - Hình ảnh cô đọng lời ít ý nhiều - Đối lập Giáo viên đưa bài tập. IV. Luyện tập. ? Mạch cảm hứng của bài thơ đi theo trình - Nhớ quê- Không ngủ- Nhìn trăng17 tự như thế nào? Nhớ quê. - Học sinh chỉ rõ. * Hướng dẫn học bài ở nhà. - Đọc thuộc bài thơ- Phân tích tấm lòng của thi nhân trong bài “Tĩnh dạ tứ”. - Chuẩn bị bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. Trên đây là bài thiết kế mà tôi đã thực hiện để soạn và dạy một bài thơ Đường với mục đích truyền đạt vừa đủ; ngắn, dễ hiểu cho đối tượng học sinh lớp 7. Bài thiết kế này được chia làm hai phần; Phần bên trái là hệ thống câu hỏi để tìm hiểu; phần bên phải là những định hướng trả lời của học sinh. Để có tiết dạy này, tôi đã thực hiện, bám vào đúng các thao tác, xác định cho mình một quan điểm rõ ràng như đã nêu ở phần trên. IV. KIỂM NGHIỆM: Năm học 2012-2013 tôi đã mạnh dạn áp dụng những biện pháp nêu trên vào thực tiễn dạy học tôi thấy học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em hứng thú học hơn, còn ít hiện tượng ngại tiếp xúc với những bài thơ Đường luật. Vẫn bằng phương pháp tiến hành khảo sát (như năm học 2011-2012 đã nêu ) trên đối tượng học sinh khối 7 năm 2012-2013 đã có hiệu quả rõ rệt, số học sinh có vốn hiểu biết về thơ Đường tăng: Lớp Sĩ số 7 40 Hiểu SL 20 Hiểu ít % 50 SL 18 % 45 Không hiểu SL % 2 5 Từ những tiến bộ rõ rệt của học sinh sau khi học những tác phẩm thơ Đường các em có tâm thế tốt hơn và thái độ tích cực trong học tập môn ngữ văn, chính vì thế kết quả học tập môn học so với cùng kì năm trước đã chuyển biến: Thời điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu 18 Số HS SL % SL % SL % SL % 46 2 4,3 8 17,4 26 56,6 10 21,7 40 6 15 18 45 14 35 2 5 lớp 7 Học kì I năm học 2011-2012 Học kì I năm học 2012-2013 Hiệu quả tăng tăng giảm giảm 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất