Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử “một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia trong giảng dạy phần...

Tài liệu “một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia trong giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954”

.DOCX
24
1491
79

Mô tả:

CỘ NG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ************ CHUYÊN ĐỀ: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA TRONG GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954” Tác giả: NGUYỄN THÙY HƯƠNG Đơn vị: Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Trong tiến trình Lịch sử Việt Nam nói chung và Lịch sử Việt Nam hiện đại từ năm 1919 đến năm 2000 nói riêng, giai đoạn Lịch sử Việt Nam 19451954 là một trong những nội dung quan trọng. Giai đoạn lịch sử này tuy kéo dài 9 năm nhưng khối lượng kiến thức nhiều, có những vấn đề phức tạp, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức tốt, mà còn phải có trình độ tư duy, khái quát cao… Phần kiến thức của giai đoạn lịch sử này cũng là một trong những nội dung chính của đề thi THPT Quốc gia, của các đề thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia hàng năm. Do vậy, giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và các trường THPT chuyên nói riêng cần phải trang bị tốt kiến thức giai đoạn lịch sử này cho các em học sinh, để giúp các em có một hành trang vững vàng, có thể đạt được thành tích cao trong các kì thi. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân đúc rút được qua quá trình được phân công dạy chuyên Sử và tham gia bồi dưỡng Học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng Học sinh giỏi Quốc gia trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954”. Với đề tài này, tôi mong muốn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp, nhất là với những giáo viên môn Lịch sử trẻ mới bước vào nghề; cũng như muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử trong bối cảnh hiện nay. B. NỘI DUNG 2 - Học tập nói chung và học tập môn Lịch sử nói riêng là quá trình tiếp thu kiến thức. Kiến thức lịch sử lại hết sức phong phú và tăng lên với mức độ nhanh chóng mà trường chuyên cũng không sao truyền thụ hết được. Trong khi đó, khả năng hiểu biết và khả năng học tập của con người trong cả cuộc đời là có giới hạn. Cho nên, việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường chuyên cần phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh năng khiếu, cần phải làm cho quá trình học tập của học sinh trở thành quá trình chủ động, tiến dần lên quá trình tự nghiên cứu độc lập. - Nhiệm vụ tư duy đặt ra cho học sinh chuyên phần lớn là những vấn đề lịch sử tổng hợp, sâu rộng. Nếu không có vốn tri thức phong phú, không thông hiểu và nắm vững tri thức đã có, không có lòng ham muốn hiểu biết, ham muốn học hỏi, tự học, tự tìm tòi, suy nghĩ, và không biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu biết kiến thức mới thì học sinh không thể nào giải quyết được các vấn đề đặt ra của đề thi học sinh giỏi các cấp. Muốn học sinh có những phẩm chất trên, vai trò của người thày là rất lớn. Trong những năm được phân công giảng dạy ở lớp chuyên Sử và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử, khi dạy và ôn luyện phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm sau: I. LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY Căn cứ vào SGK Lịch sử 12 Nâng cao, giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945-1954 (PGS.TS Trần Bá Đệ chủ biên, NXB Đại học Sư phạm 2008), tôi chia giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1945-1954 thành các chuyên đề nhằm thuận tiện hơn trong việc lựa chọn nội dung kiến thức để giảng dạy: 1. Chuyên đề: Việt Nam trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945-1946) Trong chuyên đề này tôi lựa chọn những nội dung sau để dạy: 3 - Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. - Công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. - Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ. - Cuộc đấu tranh ngoại giao từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. 2. Kháng chiến bùng nổ và Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng (1946-1954) Trong chuyên đề này tôi lựa chọn những nội dung sau để dạy: - Nguyên nhân bùng nổ của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. - Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2/1951). 3. Công cuộc xây dựng hậu phương và vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp Trong chuyên đề này tôi lựa chọn những nội dung sau để dạy: - Lí luận về vai trò của hậu phương trong chiến tranh. - Những thành tựu trong công cuộc xây dựng hậu phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. - Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 4. Những thắng lợi quân sự của quân dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) Trong chuyên đề này tôi lựa chọn những nội dung sau để dạy: - Cuộc chiến đấu của các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 mà tiêu biểu là cuộc chiến đấu 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội. - Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. - Chiến dịch Biên giới thu đông 1950. - Những chiến dịch phát huy quyền chủ động chiến lược của ta trong những năm 1951-1953. 4 - Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954. - Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 5. Cuộc đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp Trong chuyên đề này tôi lựa chọn những nội dung sau để dạy: - Lí luận về đấu tranh ngoại giao. - Hội nghị Giơ-ne-vơ và Hiệp định Giơ-ne-vơ 6. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Trong chuyên đề này tôi lựa chọn những nội dung sau để dạy: - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954) - Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Sau khi phân chia thành các chuyên đề cũng như lựa chọn nội dung kiến thức của chuyên đề như trên, ở mỗi chuyên đề tôi thực hiện các bước như sau: - Xác định các vấn đề cơ bản và các sự kiện tiêu biểu. - Xác định mối quan hệ, tác động giữa tình hình thế giới với tình hình trong nước, của sự kiện trước với sự kiện sau, của giai đoạn 1945-1954 với giai đoạn khác. - Tái hiện sự kiện một cách chính xác, khoa học trên quan điểm sử học mác-xít. - Cuối mỗi chuyên đề đưa ra những câu hỏi để ôn tập, củng cố. II. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY Lâu nay, theo quan niệm của nhiều người, thậm chí là của cả một bộ phận giáo viên dạy Lịch sử cho rằng: Lịch sử là một môn học thuộc, chỉ cần học nhiều, đọc nhiều, nhớ được nhiều sự kiện là trở thành người giỏi sử. Cũng xuất phát từ quan niệm đó mà nhiều học sinh sợ, ngại học môn Sử. Muốn trở thành học sinh giỏi môn Lịch sử, trước tiên phải có hứng thú học tập bộ môn, phải học, phải nắm được các kiến thức lịch sử cơ bản. Tuy 5 nhiên, không phải học sinh nào nhớ được nhiều sự kiện, thời gian cũng trở thành giỏi sử, cũng đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi môn Lịch sử. Các đề thi học sinh giỏi, nhất là đề thi Quốc gia không đòi hỏi thí sinh học thuộc lòng sách giáo khoa để khi làm bài chép lại như sách mà phải: trên cơ sở nắm chính xác những sự kiện cơ bản, phù hợp với trình độ học sinh, các em phải hiểu và giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra. Thực tế trong dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nhiều năm, tôi thấy: muốn trở thành một học sinh giỏi môn Lịch sử, đi thi đạt giải cao, học sinh đó phải có niềm say mê học tập, phải nắm được những kĩ năng học và làm bài thi môn Lịch sử. Động cơ học tập cũng như những kĩ năng học tập bộ môn không phải tự nhiên, hoặc ngày một ngày hai mà có, mà phải được các thày, cô giáo dạy Lịch sử hình thành, bồi dưỡng cho học sinh ngay từ khi các em học lớp 10 trường THPT chuyên. Do vậy, không chỉ khi dạy phần Lịch sử việt Nam giai đoạn 19451954, mà trong suốt quá trình dạy cũng như bồi dưỡng Học sinh giỏi ở cấp THPT, tôi đã tiến hành các biện pháp sau: II.1. Xác định mục tiêu, động cơ, hứng thú học tập lịch sử cho học sinh Về mặt lí luận, xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắn trong học tập. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp con người ta hoạt động. Mọi động cơ của con người đều là biểu hiện của nhu cầu. Nhu cầu lại được biểu hiện dưới nhiều hình thức như hứng thú, ý định, ham muốn… Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của con người. Nếu không có động cơ học tập, học sinh sẽ không có nhu cầu tham gia tích cực vào bài học, không có hứng thú với bài học, do đó không học tập một cách tích cực, không trở thành học sinh giỏi được. Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nói riêng đầu tiên phải hình thành mục tiêu, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tức là người thày phải khơi gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, giúp các em xác định được mục đích 6 học tập. Công việc này được thường được tiến hành trong bài mở đầu, tiết học đầu tiên, nhưng vẫn có thể được nhắc lại nhiều lần trong suốt quá trình giảng dạy ở lớp chuyên Sử. Động cơ học tập môn Lịch sử của học sinh có thể được tạo ra bằng sức mạnh của nội dung bài học: Trong bài mở đầu, giáo viên giúp học sinh thấy được mục đích, yêu cầu của học kì, của năm học, thậm chí của cả cấp học đồng thời biết nêu ra 1 số vấn đề trong nội dung học tập có khả năng khêu gợi hứng thú của học sinh, khiến các em khao khát muốn được biết, muốn được chiếm lĩnh tri thức, từ đó kích thích tính tích cực học tập của học sinh. Động cơ học tập môn Lịch sử của học sinh cũng có thể được tạo ra bởi quyền lợi được hưởng của các em (được khen thưởng, được cộng điểm hoặc được vào thẳng 1 số trường Đại học, Cao đẳng…). Thông qua việc được giáo viên truyền cảm hứng trong những tiết học đầu tiên, học sinh xác định được mục tiêu học tập, có động cơ, hứng thú trong học tập môn Lịch sử, đây chính là khởi nguồn để phát huy tính tích cực của các em trong học tập, là tiền đề để có học sinh giỏi bộ môn Lịch sử. II.2. Trang bị cho học sinh những kĩ năng học và làm bài II.2.a. Kĩ năng ghi nhớ kiến thức lịch sử Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như trong học tập. Trong học tập Lịch sử, việc ghi nhớ kiến thức vô cùng quan trọng, là cơ sở để học sinh đi sâu, tìm hiểu bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử; là nền tảng để học tập bộ môn có hiệu quả, để vận dụng một cách linh hoạt trong học tập và cuộc sống. Lịch sử là cụ thể. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với một không gian, thời gian, nhân vật lịch sử nhất định, mà nếu tách các yếu tố đó ra thì chúng ta không thể hiểu Lịch sử được nữa. Vì vậy, trong quá trình dạy học, để học sinh có kĩ năng ghi nhớ kiến thức lịch sử hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng và thường xuyên rèn luyện các cách nhớ, dạng nhớ khác nhau bao gồm: Ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử 7 điển hình; Ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử; Ghi nhớ không gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử; Ghi nhớ nhân vật lịch sử. II.2.a.1. Để ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử điển hình: giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh bằng các cách như: - Tìm ý, diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình để ghi nhớ - So sánh sự kiện này với sự kiện khác tìm ra điểm tương đồng và khác biệt - Ghi nhớ sự kiện, hiện tượng lịch sử qua hình ảnh - Sử dụng cách nói ví von để ghi nhớ sự kiện, hiện tượng lịch sử II..2.a.2. Để ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử: giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ nhanh, nhớ lâu các mốc thời gian quan trọng, làm cơ sở để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử; đồng thời hướng dẫn học sinh cách nhớ thời gian xảy ra sự kiện một cách hiệu quả như: - Nhớ thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách tương đối - Nhớ thời gian một cách logic II.2.a.3. Để ghi nhớ không gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử: giáo viên có thể dùng các phương tiện như đồ dùng trực quan (bản đồ, lược đồ, sơ đồ lịch sử), tranh ảnh, phim tư liệu kết hợp với trình bày miệng (miêu tả, nêu đặc điểm...), và tài liệu tham khảo. II.2.a.4. Ghi nhớ nhân vật lịch sử: Lịch sử là do con người sáng tạo nên, hoạt động của các nhân vật góp phần cụ thể hóa quá trình phát triển của lịch sử, của một chế độ chính trị liên quan đến nhân vật đó. Để nhớ các nhân vật lịch sử, giáo viên hướng dẫn cho học sinh các cách: - Nêu đặc điểm của nhân vật, kết hợp với tranh ảnh chân dung - “Lấy người nói việc” - “Lấy việc nói người” - Nhớ câu nói nổi tiếng của nhân vật hay câu nói của những người nổi tiếng về một nhân vật nào đó… 8 II.2.b. Kĩ năng tư duy lịch sử Tư duy lịch sử là một hoạt động trí tuệ, giúp con người đi sâu vào nhận thức bản chất sự kiện, hiện tượng cũng như mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa chúng. Đặc điểm của tư duy lịch sử là: biết miêu tả, khôi phục lại những sự kiện lịch sử quá khứ trên cơ sở tài liệu; nêu được nguyên nhân xuất hiện của sự kiện lịch sử; xác định được điều kiện, hoàn cảnh, những mối liên hệ của các sự kiện; nhận biết tính chất, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm rút ra từ sự kiện, nhất là những sự kiện lớn, quan trọng; xác định động cơ hoạt động của những tầng lớp, tập đoàn, cá nhân trong lịch sử; biết liên hệ, so sánh, đối chiếu sự kiện lịch sử với đời sống và rút ra bài học kinh nghiệm... Theo tôi, đối với học sinh nói chung và học sinh chuyên Sử nói riêng, rất cần thiết phải được phát triển kĩ năng tư duy lịch sử. Có kĩ năng tư duy lịch sử, học sinh mới hiểu được lịch sử, say mê lịch sử và bộ môn Lịch sử mới phát huy hết giá trị “ôn cố tri tân” của mình - tức là học quá khứ để hiểu biết hiện tại và dự đoán tương lai. Nếu không có kĩ năng tư duy lịch sử thì đối với học sinh, môn Lịch sử chỉ là một môn học khô khan, chán ngấy, với một tập hợp khổng lồ những sự kiện cùng ngày, tháng khó học, khó nhớ, giá trị thực tiễn không cao. Khi học sinh không có hứng thú với bộ môn, chắc chắn sẽ không có nhân tài, không có học sinh giỏi. Để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh chuyên, tôi áp dụng các cách sau: tạo tình huống có vấn đề; sử dụng hệ thống câu hỏi; sử dụng bảng so sánh. II.2.b.1. Tạo tình huống có vấn đề: giáo viên tạo tình huống có vấn đề thông qua bài tập nhận thức để tập trung sự chú ý của học sinh, làm nảy sinh khát vọng muốn tìm kiếm kiến thức mới để giải đáp những điều chưa biết. Với các bài tập nhận thức, học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trong tư duy của các em xuất hiện xung đột, kiến thức cũ không giải quyết được, đòi hỏi phải huy động kiến thức mới để giải quyết, qua đó kích thích tư duy học sinh phát triển trong suốt bài học. 9 II.2.b.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp có ưu thế để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Trong quá trình dạy học, tôi luôn sử dụng các loại câu hỏi sau để tạo điều kiện cho phát triển tư duy học sinh: - Sử dụng loại câu hỏi “Vì sao…?”, “Nguyên nhân nào…?” - Sử dụng loại câu hỏi “quá trình diễn biến, phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử” - Sử dụng loại câu hỏi “Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa…” của sự kiện, hiện tượng lịch sử - Sử dụng loại câu hỏi “Nêu đặc trưng, bản chất…” của các hiện tượng lịch sử - Sử dụng loại câu hỏi “Đối chiếu, so sánh, các sự kiện, hiện tượng lịch sử này với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác” II.2.b.3. Sử dụng bảng so sánh Bảng so sánh là loại đồ dùng trực quan qui ước dùng để đối chiếu, so sánh nhằm làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Qua việc giáo viên sử dụng Bảng so sánh khi giảng dạy và hướng dẫn học sinh cách lập Bảng so sánh, kĩ năng tư duy đối sánh của học sinh được phát triển. II.2.c. Kĩ năng sử dụng sơ đồ lịch sử và sơ đồ tư duy trong học tập Sơ đồ lịch sử là loại đồ dùng trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung một sự kiện, hiện tượng lịch sử bằng những mô hình hình học đơn giản để học sinh nắm được những nét đặc trưng của mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử và nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Sơ đồ tư duy là một hình thức “ghi chép” bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời những “từ khóa”, hình ảnh, đường nét, màu sắc với sự tư duy tích cực, nhằm tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, hay cách giải của một dạng bài tập… So với sơ đồ lịch 10 sử, sơ đồ tư duy mới được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006, nhưng vẫn chưa được ứng dụng đại trà trong dạy học Lịch sử. Để giúp học sinh học tập bộ môn hiệu quả, nhiều lần tôi đã sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng 2 loại sơ đồ này. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, nên việc áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy - học mới chỉ dừng lại ở cách lập truyền thống với hình thức đơn giản nhất (dùng phấn, bút, bảng, giấy). II.2.c.1. Hướng dẫn học sinh kĩ năng xây dựng sơ đồ lịch sử và trình bày kiến thức qua sơ đồ: - Bước 1: Xây dựng khung sơ đồ. Xác định kiến thức cơ bản nhất và mã hóa bằng các hình quy ước để làm khung sơ đồ (sử dụng các hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn…) - Bước 2: Dùng mũi tên hoặc các đoạn thẳng để nối các khung sơ đồ với nhau để diễn tả mối quan hệ giữa nội dung các khung sơ đồ. - Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ (đặt tên và kiểm tra độ chính xác của sơ đồ). - Bước 4: Tập trình bày kiến thức theo sơ đồ (theo chiều từ phải sang trái hoặc từ trên xuống dưới, từ đỉnh xuất phát đến đỉnh cuối), ngôn ngữ trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; đánh giá, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử qua sơ đồ. II.2.c.2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng xây dựng sơ đồ tư duy và trình bày kiến thức qua sơ đồ: - Bước 1: Xác định chủ đề trung tâm của sơ đồ, chọn cụm từ trung tâm (từ khóa) là tên của bài học hay một mục kiến thức... - Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 là nội dung (ý chính) của chủ đề trung tâm, tùy theo số lượng nhánh cấp 1 mà bố trí cho cân đối xung quanh (từ khóa) trung tâm. - Bước 3: Vẽ bổ sung các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4… Đây là sự lặp lại của Bước 2, các cụm từ ở nhánh cấp 1 bây giờ là (từ khóa) trung tâm của nhánh đó. 11 - Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ tư duy, đặt tên. - Bước 5: Trình bày kiến thức qua sơ đồ tư duy bằng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. II.2.d. Kĩ năng làm bài thi môn Lịch sử Thi học sinh giỏi môn Lịch sử hiện nay vẫn theo hình thức thi tự luận. Mỗi đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia có nhiều câu (7 câu), trong một thời gian có giới hạn (180 phút), đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng làm bài cơ bản mới giải quyết được đề thi. Kĩ năng làm bài gồm có: nhận thức đề, giải quyết đề, phân phối thời gian và trình bày bài. II.2.d.1. Nhận thức đề và Giải quyết đề: Đề thi học sinh giỏi gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể đề cập tới một hoặc nhiều sự kiện, vấn đề. Các câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi nhất là cấp Quốc gia thường ra theo các cấp độ nhận thức như sau: - Nhận biết: thể hiện qua các động từ “nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, nhận biết…”. - Thông hiểu: thể hiện qua các động từ “hiểu được, giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói, khái quát…”. - Vận dụng (bậc thấp): thể hiện qua các động từ “xác định, dự đoán, thiết lập liên hệ, phân biệt, chứng minh, phân tích, so sánh…”. - Vận dụng (bậc cao): thể hiện qua các động từ “bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với thực tiễn…”. Để làm một bài thi tốt, cần phải xác định đúng đề bài, xác định đúng yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm từng câu hỏi: câu hỏi yêu cầu trình bày kiến thức nào, diễn ra trong thời gian nào, không gian nào; làm theo cách nào. Vì vậy, nếu không hiểu kĩ đề và không biết cách giải quyết các câu hỏi thì khó có thể bài bài đúng, đủ nội dung, không thể đạt kết quả cao. Để học sinh có những kĩ năng này, tôi thường rèn luyện cho các em theo các bước sau: 12 - Nhất thiết phải dành thời gian từ 10-15 phút/ 180 phút của bài thi để đọc, hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của mỗi câu hỏi là gì. - Gạch vào tờ đề hoặc viết ra giấy nháp những từ, cụm từ quan trọng, từ đó tìm ra những ý chính, vấn đề chính cần quan tâm; chú ý những thuật ngữ lịch sử có trong các “từ khóa” của đề. - Sắp xếp các ý chính theo trình tự thời gian và tầm quan trọng để giải quyết vấn đề được đặt ra. Kĩ năng nhận thức đề và giải quyết đề rất quan trọng, tuy những thao tác này chỉ chiếm một khoảng thời gian nhỏ (10-15 phút) trong 180 phút làm bài, nhưng nó quyết định một nửa thành công của bài thi. II.2.d.2. Phân phối thời gian Đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm gần đây thường có thời gian làm bài là 180 phút, với 7 câu hỏi, gồm cả phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Nếu học sinh không biết phân phối thời gian làm bài một cách chính xác thì không thể nào hoàn thành bài thi, không thể đạt kết quả cao được. Để học sinh có được kĩ năng phân phối thời gian chính xác khi làm bài thi, trong quá trình ôn tập, tôi luôn rèn luyện cho các em: - Dành 10-15 phút để nhận thức đề. - Chia đều thời gian làm bài cho 7 câu: + Câu 2,5 điểm dành khoảng 20 phút/câu, câu 3 điểm dành khoảng 25 phút/câu. + Cố gắng hoàn thành các câu của bài thi trong thời gian đã xác định; không được phép dồn thời gian nhiều cho một câu, những câu còn lại thì thiếu thời gian để làm. Việc phân phối thời gian này không chỉ trên lí thuyết mà tôi yêu cầu học sinh áp dụng triệt để khi làm bài (ở nhà và trên lớp). Thông thường những học sinh đi thi đạt kết quả cao nhất là những em thực hiện đúng nguyên tắc phân phối thời gian nêu trên. 13 II.2.d.3. Trình bày bài Một bài thi có đạt kết quả cao hay không cũng phụ thuộc nhiều vào phần trình bày bài của thí sinh. Kĩ năng trình bày bài bao gồm: - Đảm bảo làm hết tất cả các câu, độ dài khoảng 11-12 trang giấy thi (khoảng 3 tờ). Sự kiện phải đúng, ý phải đủ hoặc tương đối đủ. - Tùy từng loại câu hỏi mà có cách trình bày phù hợp: chỉ viết phần mở bài đối với những câu có yêu cầu “bình luận”, hoặc “trình bày suy nghĩ”. Đa số các câu hỏi khác không cần thiết mở bài mà nên trình bày thẳng vào vấn đề. - Trong một câu của bài làm có thể gồm nhiều luận điểm, mỗi luận điểm cần phải có các luận cứ và dẫn chứng. Khi trình bày xong một luận điểm cần xuống dòng, tránh trường hợp viết liên tục kéo dài hàng trang, nhưng cũng tránh trường hợp gạch đầu dòng một cách tùy tiện. - Cách thức diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đúng ngữ pháp, không sai chính tả. - Bài làm cần thể hiện được cảm xúc của người viết một cách phong phú, đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục. - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp thì càng tốt. Kĩ năng làm bài của học sinh cần được rèn luyện thường xuyên, đặc biệt nhất là trong thời gian ôn luyện chuẩn bị cho một kì thi. Học sinh chỉ có thể đạt kết quả cao trong một kì thi nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố: chuẩn bị kĩ về mặt kiến thức và nắm chắc các kĩ năng làm bài. Do vậy, trong thời gian ôn luyện, giáo viên cần tăng cường giao bài tập về nhà, bố trí thời gian để học sinh làm bài kiểm tra viết ngay trên lớp, sau đó chấm, trả bài nghiêm túc kèm những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác. Việc làm này giúp học sinh nhận thức rõ ưu, nhược điểm của bản thân, rèn luyện kĩ năng viết bài của các em ngày càng thuần thục để chinh phục các kì thi. II.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh. II.3.a. Câu hỏi ôn tập lịch sử chính là những nội dung kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất của một giai đoạn lịch sử hoặc một khóa trình lịch sử 14 được cụ thể hóa dưới những dạng câu hỏi khác nhau, bắt buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới giải quyết được. Muốn nâng cao chất lượng dạy, học và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, trong mỗi bài, mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử, người giáo viên cần xây dựng và cung cấp cho học sinh một hệ thống câu hỏi phong phú. Hệ thống câu hỏi đó được xây dựng theo hướng: vừa củng cố kiến thức cơ bản của mỗi giai đoạn lịch sử đã học, vừa phải tăng cường các câu hỏi mang tính chuyên sâu, nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Nghĩa là việc xây dựng hệ thống câu hỏi đó phải góp phần phát triển năng lực học sinh, phản ánh được ba mức độ nhận thức của học sinh: - Nhận biết: Ở mức độ này yêu cầu học sinh nhớ được sự kiện lịch sử, kể tên được nhân vật lịch sử cụ thể, nêu diễn biến của các cuộc kháng chiến, chiến dịch… - Thông hiểu: Ở mức độ này đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng, trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác. - Vận dụng (cấp độ thấp và cấp độ cao): Ở mức độ này đòi hỏi học sinh trên cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, phải biết đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử, liên hệ với thực tiễn, biết vận dụng những kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, biết rút ra những bài học kinh nghiệm. Để xây dựng được hệ thống câu hỏi phát triển năng lực nhận thức của học sinh, trước tiên giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu (kiến thức, giáo dục, kĩ năng) của mỗi bài, mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử; đồng thời phải tùy từng mức độ nhận thức mà sử dụng các động từ (của câu hỏi) phù hợp. - Câu hỏi ở mức độ Nhận biết sử dụng các động từ: Nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, nhận biết… - Câu hỏi ở mức độ Thông hiểu sử dụng các động từ: Hiểu được, giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói, khái quát… 15 - Câu hỏi ở mức độ Vận dụng sử dụng các động từ: Xác định, dự đoán, thiết lập liên hệ, vẽ sơ đồ, lập niên biểu, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với thực tiễn… II.3.b. Xây dựng hệ thống câu hỏi ba cấp độ nhận thức khi ôn luyện phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 Câu 1: Trình bày những thuận lợi và khó khăn và thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Câu 2: Tại sao nói ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? Câu 3: Phân tích thái độ chính trị của các thế lực ngoại xâm để xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Câu 4: Phân tích chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với các thế lực ngoại xâm phương Bắc sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong giai đoạn hiện nay. Câu 5: So sánh chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với thực dân Pháp trước ngày 6/3/1946 và sau ngày 6/3/1946. Câu 6: Vì sao Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19/12/1946? Câu 7: Phải chăng Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn bị động khi phát động cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19/12/1946? Câu 8: Hãy xác định trách nhiệm của các thế lực đế quốc đối với sự bùng nổ của cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954). Câu 9: Phân tích đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng ta từ năm 1946 đến năm 1954. 16 Câu 10: Giải thích vì sao cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân ta mang tính chính nghĩa và tính nhân dân sâu sắc. Câu 11: Phân tích chiến thắng đánh dấu ta đã làm phá sản “âm mưu đánh nhanh thắng nhanh” của kẻ thù trong cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954). Câu 12: Phân tích chiến dịch tấn công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi trong cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954). Câu 13: Phân tích hướng tiến công chiến lược của bộ đội chủ lực ta từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đến trước đông xuân 1953-1954. Câu 14: Chứng minh rằng cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) không chỉ là một cuộc chiến tranh yêu nước mà còn là một bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của Đảng và nhân dân ta. Câu 15: Vì sao ta phải xây dựng hậu phương trong kháng chiến? Phân tích vai trò của hậu phương trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954) Câu 16: Phân tích âm mưu, thủ đoạn của Pháp-Mĩ từ thu đông 1953 đến xuân 1954. Câu 17: So sánh và rút ra nhận xét về phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trong đông xuân 1953-1954 và trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 18: Vì sao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Điện Biên Phủ trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp? Câu 19: Chứng minh rằng: chiến thắng Điện Biên Phủ “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa ở thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Câu 20: Phân tích những thắng lợi quân sự tác động tới việc triệu tập Hội nghị và việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam. 17 Câu 21: Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam. Tại sao văn kiện này còn nhiều hạn chế nhìn từ phía quyền lợi của 3 dân tộc Đông Dương? Câu 22: Phân tích những nguyên nhân làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), nguyên nhân nào có ý nghĩa quyết định nhất? Câu 23: Trình bày khái quát cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 21/7/1954. II.3.c. Gợi ý trả lời một số câu hỏi Câu 3: Phân tích thái độ chính trị của các thế lực ngoại xâm để xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. - Khẳng định: sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ở Việt Nam có nhiều thế lực ngoại xâm (kể tên …) - Phân tích: + Quân đội Nhật Bản: bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, đang chờ quân Đồng minh giải giáp để hồi hương. Mặc dù chúng có những hành động để chống phá Cách mạng Việt Nam nhưng chúng không còn là kẻ thù trực tiếp của Cách mạng Việt Nam như trong Cách mạng tháng Tám nữa… + Quân đội Anh: vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở phía nam Vĩ tuyến 16. Nhưng Đông Dương vốn là thuộc địa truyền thống của thực dân Pháp, lại thêm thực dân Anh đang phải lo đối phó với phong trào giải phóng dân tộc lên cao ở các thuộc địa Anh, nên chúng không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài. Thực dân Anh giúp Pháp trở lại Đông Dương … + Quân đội Trung Hoa dân quốc: vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở phía bắc Vĩ tuyến 16. Nhưng họ phải lo đối phó với lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung 18 Quốc lãnh đạo đang ngày càng phát triển mạnh, nên sớm muộn cũng phải rút quân về nước. + Đế quốc Mĩ: sau chiến tranh thế giới thứ hai đề ra chiến lược toàn cầu, nhưng trước mắt phải lo ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu, đồng thời giúp Trung Hoa dân quốc ở Trung Quốc nên chưa có khả năng can thiệp trực tiếp vào Việt Nam … + Quân đội Pháp: âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Đờ-gôn thành lập đạo quân viễn chinh xâm lược Đông Dương, cử Cao ủy Pháp ở Đông Dương…; 2/9/45, bắn súng vào buổi mít-tinh của nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn…; 23/9/45, nổ súng xâm lược Nam Bộ…; chúng ngày càng mở rộng địa bàn chiếm đóng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ… => Thực dân Pháp bộc lộ rõ dã tâm xâm lược Việt Nam. Vì vậy đây là kẻ thù chính, cần tập trung ngọn lửa đấu tranh… Câu 7: Phải chăng Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn bị động khi phát động cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19/12/1946? - Khẳng định: Đảng, Chính phủ ta không bị động mà hoàn toàn chủ động khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp… - Chứng minh: + Khi Thực dân Pháp nổ súng quay lại xâm lược ở Nam Bộ, Đảng, Chính phủ ta chủ động phát động nhân dân Nam bộ kháng chiến… + Khi Thực dân Pháp hòa với quân Trung Hoa dân quốc để kéo ra miền Bắc, ta đã chủ động đàm phán với địch nhằm kéo dài thời gian hòa bình để củng cố, phát triển lực lượng… + Khi Thực dân Pháp ngày càng lấn tới, xé bỏ các văn kiện hòa bình đã kí kết, ta chủ động phát động kháng chiến toàn quốc… Câu 16: Phân tích âm mưu, thủ đoạn của Pháp-Mĩ từ thu-đông 1953 đến xuân 1954. 19 * Âm mưu, thủ đoạn của Pháp-Mĩ thể hiện qua kế hoạch Nava: - Sơ lược về tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong xuân hè 1953… -> Nava được cử sang Đông Dương, đề ra kế hoạch mới… - Âm mưu (kế hoạch Nava): + Bước 1: trong cuối 1953 đầu 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương…; phát triển ngụy quân, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh… - Bước 2: từ thu đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quân sự quyết định… - Thủ đoạn: tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44/84 tiểu đoàn toàn Đông Dương; càn quét, bình định vùng chiếm đóng; quấy rối ở biên giới phía Bắc; mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa (10/1953)… => NX: kế hoạch Nava là kế hoạch quân sự có qui mô rộng lớn, chứa đầy tham vọng của Pháp-Mĩ. Tuy nhiên, kế hoạch này lại đặt ra trong thế thua, nên nó là 1 kế hoạch liều lĩnh, phiêu lưu, chứa đựng đầy mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng, giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược mà chúng đặt ra. * Âm mưu, thủ đoạn của Pháp-Mĩ ở Điện Biên Phủ: - Sơ lược về tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong đông xuân 19531954… - Âm mưu: Chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính của kế hoạch Nava, xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương - Thủ đoạn: tập trung ở Điện Biên Phủ 16.200 quân, thiết lập hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu… => NX: Điện Biên Phủ từ chỗ không có trong kế hoạch lại trở thành trung tâm của kế hoạch. Dù Điện Biên Phủ được xây dựng hoàn hảo, binh lực mạnh nhưng có nhiều hạn chế: khó phát huy sức mạnh của pháo binh, xe cơ giới; khó khăn về tiếp tế hậu cần… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan