Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết tiếng anh 11...

Tài liệu Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết tiếng anh 11

.DOC
18
1241
151

Mô tả:

Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................... I. Cơ sở lý luận ....................................................................................... II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu .................................................. 1. Thực trạng ........................................................................................... 2. Kết quả của thực trạng nghiên cứu ...................................................... PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................... I. Tìm hiểu và phân loại các dạng bài viết Tiếng Anh lớp 11 cơ bản... 1. Định nghĩa về dạy viết ......................................................................... 2. Nguyên tắc dạy học kỹ năng viết ........................................................ 3. Phân loại, xác định mục đích, tính chất của phần writing trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 11 cơ bản ........................................................ II. Tiến trình dạy kỹ năng viết và một số hoạt động đã áp dụng .......... 1. Chuẩn bị viết (Pre - writing) ............................................................... 2. Tiến hành viết (While - writing) .......................................................... 3. Sau khi viết (Post - writing) ............................................................... III. Biện pháp giải quyết những khó khăn thường gặp trong giờ dạy học viết ................................................................................................... 1. Đối với những khó khăn mà giáo viên thường gặp ............................. 2. Đối với những khó khăn từ phía học sinh ........................................... IV. Gợi ý một số dàn ý (outline) cho bài dạy viết Tiếng Anh 11 .......... V. Kiểm nghiệm ...................................................................................... PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................. I. Kết luận ............................................................................................... II. Đề xuất ............................................................................................... PHẦN: TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... Vũ Thị Khuyên Trang 2 Trang 2 Trang 2 Trang 2 Trang 3 Trang 4 Trang 4 Trang 4 Trang 5 Trang 5 Trang 6 Trang 7 Trang 8 Trang 8 Trang 10 Trang 10 Trang 11 Trang 11 Trang 15 Trang 16 Trang 16 Trang 16 Trang 18 1 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Ngày nay, khi Tiếng Anh đã khẳng định được vai trò và vị thế của nó trong trường học thì việc nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Chương trình cải cách đã được áp dụng một thời gian, đồng thời nảy sinh hàng loạt vấn đề về phương pháp dạy học. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo? Học Tiếng Anh đơn thuần là học một ngôn ngữ. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì học sinh cần phải rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó viết là kỹ năng quan trọng đầu tiên mà người học cần phải nắm vững nếu họ thật sự muốn thành công trong giao tiếp. Viết là một kỹ năng mà mọi người dù làm bất cứ nghề nghiệp nào cũng sử dụng hàng ngày. Là học sinh các em đã, đang và sẽ gặp rất nhiều dạng bài viết để hoàn thiện quá trình học của mình. Tuy nhiên, trong quá trình học các em có một bài viết bằng Tiếng Anh mạch lạc, trôi chảy và gợi mở là rất hiếm. Vậy làm thế nào để giúp học sinh có thể phát triển kỹ năng viết? Nếu chỉ theo hướng dẫn trong sách giáo viên mà không có sự sáng tạo đổi mới trong phương pháp giảng dạy thì liệu giờ dạy viết có thật sự hiệu quả? Qua quá trình giảng dạy ở trường THPT, với kinh nghiệm ít ỏi, tôi xin đưa ra đề tài “Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11” với mong muốn giúp đồng nghiệp và học sinh thân yêu của mình có kết quả cao nhất trong giờ dạy và học kỹ năng viết. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ở trường THPT Vĩnh Lộc 1. Thực trạng Ngay từ khi bắt đầu học Tiếng Anh, học sinh đã được tiếp xúc với 4 kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ là: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng viết là một trong những kỹ năng khó nhất, bởi lẽ nó là phần hội tụ và hoàn thiện từ vựng, cấu trúc ngữ pháp của Tiếng Anh. Nó đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng phong phú, hiểu rõ các cấu trúc ngữ pháp cũng như các ý tưởng để lập dàn ý khi viết bài. Kỹ năng viết giúp cho học sinh tái hiện lại những gì đã được học, giúp các em thực hành sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và truyền đạt cho người nghe hiểu được ý tưởng của mình. Bên cạnh đó kỹ năng viết còn phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, nó phản ánh kết quả của quá trình nghe, nói, đọc ngữ pháp, từ vựng của học sinh. Nó thể hiện được mặt mạnh, mặt yếu đồng thời giúp giáo viên dễ dàng nhận thấy lỗi sai của học sinh hơn là khi nói. Hoạt động viết là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy và học Tiếng Anh. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này để giúp bản thân hiểu sâu hơn về mục đích, yêu cầu cũng như các phương pháp, kỹ năng, thủ thuật dạy viết để nâng cao hiệu quả giảng dạy và giúp học sinh chủ động tích cực phát huy kỹ năng viết. Vũ Thị Khuyên 2 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 2. Kết quả của thực trạng nghiên cứu a. Về phía giáo viên Trong các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn, tôi và các đồng nghiệp thường thảo luận về vấn đề trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi những vấn đề khúc mắc trong các tiết dạy ở mỗi kỹ năng. Qua đó, tôi nhận ra một số khó khăn mà giáo viên thường xuyên gặp phải khi dạy kỹ năng viết như: - Có quá nhiều học sinh trong một lớp vì thế giáo viên rất khó quản lý những học sinh nào làm được và những học sinh nào không làm được. - Không có sự đồng đều về năng lực, trình độ giữa các học sinh trong một lớp học, giữa lớp này với lớp khác. - Giáo viên thường cảm thấy áy náy vì không thể kiểm soát và sửa hết được tất cả các lỗi của học sinh hoặc không giúp đỡ được hết học sinh trong quá trình viết. - Việc sửa lỗi và cho điểm tốn rất nhiều thời gian. - Giáo viên thường cháy giáo án vì quá trình viết thường nhiều hơn 45 phút cho phép. b. Về phía học sinh Với những khó khăn ở trên và qua kênh tâm sự trò chuyện với các em học sinh mà tôi giảng dạy ở năm học trước, các em đều có chung một tâm sự: “Trong giờ học Tiếng Anh tụi em ngại nhất là tiết học viết vì em chưa bao giờ hoàn thành bài viết đúng yêu cầu và thời gian quy định. Nhiều bài tập viết em không biết bắt đầu từ đâu, viết cái gì. Nếu bài viết mà có mẫu thì em chỉ viết được vài câu là dừng vì em không nghĩ ra được từ gì để viết. Có một số bài viết em hoàn thành và cảm thấy hài lòng nhưng kết quả bài viết không được điểm cao vì viết sai lỗi chính tả, dùng từ sai hoặc không đúng cấu trúc ....”. Những lời tâm sự này mới là khó khăn lớn nhất của cá nhân tôi và của hầu hết các giáo viên trong trường thường gặp phải. Tuy rằng các em đã có 4 năm học Tiếng Anh ở trung học cơ sở nhưng những hạn chế về kiến thức Tiếng Anh của các em thì vô cùng lớn như: - Không có đủ từ vựng hoặc cấu trúc câu để diễn đạt ý. - Có khuynh hướng sử dụng Tiếng Anh nói khi viết. - Sự hiểu biết về kiến thức xã hội hạn chế. - Có khuynh hướng dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh khi viết. - Sử dụng sai các mục đích, yêu cầu của bài viết khác nhau. - Diễn đạt các ý kiến, thông tin trong cùng một câu hoặc trong cùng một đoạn văn dài. Vũ Thị Khuyên 3 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 - Không có đủ tư liệu, thông tin và những hiểu biết nhất định về các chủ đề viết, vì thế không thể viết đúng sự thật. - Học sinh thường chán nản với giờ học viết. Từ thực trạng của vấn đề này ngay từ đầu năm học 2012 -2013 tôi đã tiến hành kiểm tra kỹ năng viết của học sinh hai lớp 11A3 và 11A4 với chủ đề “Write about your birthday party (or one of your friends’)” trong vòng 20 phút và thu được kết quả tương đối thấp. * Kết quả bài kiểm tra viết trước khi áp dụng: Lớp Sĩ Điểm kiểm tra kỹ năng viết số 0-2 11A3 11A4 46 3-4 5-6 7-8 9 - 10 SL % SL % SL % SL % SL % 6 13.0 22 47.8 14 30.5 4 8.7 0 0 8 16.7 26 54.2 12 25.0 2 4.1 0 0 48 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong dạy kỹ năng viết, việc đổi mới phương pháp giảng dạy được thực hiện bằng việc chuyển phương pháp dạy viết như là một sản phẩm sang phương pháp dạy viết như là một quá trình. Phương pháp dạy viết theo quá trình gồm các bước: Chuẩn bị viết, viết nháp, viết chính thức, và đánh giá. Thông qua những bước này của phương pháp dạy viết học sinh được tạo nhiều cơ hội tương tác trong lớp học hơn, các em được yêu cầu phải thảo luận, tìm ý, viết nháp trước khi viết chính thức và bời vì tuân theo quy trình chặt chẽ như vậy cho nên sản phẩm viết cuối cùng của các em thường hoàn chỉnh hơn và thường có chất lượng tốt hơn. Nó chứng tỏ ưu thế của môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm so với môi trường dạy học truyền thống. Để đạt được một giờ dạy viết thành công như vậy thì giáo viên phải giải quyêt những vấn đề gì? I. Tìm hiểu và phân loại các dạng bài viết Tiếng Anh lớp 11 cơ bản 1. Định nghĩa về dạy viết Viết là một kỹ năng. Bởi vì để dạy cho học sinh hiểu được sẽ viết cái gì (loại bài viết)? Viết về ai/cái gì? Viết như thế nào? Viết bao lâu? Làm thế nào để bài viết có hiệu quả và có giá trị?... Điều này đòi hỏi không chỉ ở mặt kiến thức phong phú mà còn ở kỹ năng hóa kiến thức thành sản phẩm viết. Vậy khi thực hiện một bài viết chúng ta cần có những bước nào? Vũ Thị Khuyên 4 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 Thứ nhất, trước khi viết cần phải xác định mục đích sẽ viết. Xác định được mục đích sẽ giúp học sinh lựa chọn được loại bài viết phù hợp và ngôn ngữ thích hợp. Điều này rất quan trọng bởi vì học sinh sẽ quyết định được cấu trúc câu và ngôn ngữ sẽ được sử dụng. Hơn thế nữa cũng phải lưu ý học sinh cần nghĩ đến nội dung, cấu trúc hoặc học sinh sẽ thiết lập ý kiến hay sự kiện của bài viết. Tiếp theo, học sinh sẽ viết theo tiến trình một bài dạy viết: Pre-writing (Lập dàn ý), while-writing(viết nháp) và post-writing (sửa lỗi và hoàn thiện). Quá trình này không đơn giản, nó có ý nghĩa cho học sinh lập dàn ý, nháp chuẩn bị rồi đưa ra sản phẩm cuối cùng. Quá trình này sẽ được tìm hiểu sâu hơn ở phần sau. 2. Nguyên tắc dạy học kỹ năng viết Để hình thành và phát triển kỹ năng viết của học sinh chúng ta cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Coi viết là một trong những phương thức giao tiếp chứ không phải chỉ là việc sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp hoặc viết chữ đẹp. - Bắt đầu qúa trình dạy và học kỹ năng viết bằng những bài viết mẫu, những bài tập có kiểm soát, có hướng dẫn và cuối cùng là viết tự do. - Luôn đảm bảo tính mục đích của bài viết, nghĩa là học sinh phải biết mình viết cái gì, để làm gì và viết cho ai. - Bài viết cần sát với thực tế cuộc sống như miêu tả địa danh, viết để kể lại một câu chuyện, một sự kiện, viết thư mời, thư cảm ơn... - Tạo cho học sinh càng nhiều cơ hội viết càng tốt. Viết là kỹ năng chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua luyện viết. - Bài viết cần gắn với nội dung hay chủ đề của bài học nhằm mục đích tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ và tạo thêm cơ hội cho học sinh luyện tập cách sử dụng từ, cấu trúc ngữ pháp và các chức năng ngôn ngữ cụ thể. 3. Phân loại, xác định mục đích, tính chất của phần writing Tiếng Anh lớp 11 cơ bản Dưới đây là những thể loại và các bài viết khác nhau trong sách giáo khoa Tiếng Anh 11 với những đặc điểm và tính chất riêng của chúng. Khi phân loại và hiểu được những nét đặc trưng riêng này chúng ta có sự chuẩn bị tốt hơn cho bài dạy học viết. Text types Vũ Thị Khuyên Examples Units Features 5 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 Letters Narrative Description - expressing gratitude - Unit 4 - Language: formal - reply - Unit 6 - expressing satisfaction or dissatisfaction - Unit 9 - Logical ordering of ideas - invitation - Unit 3 - Language: informal - describing a past experience - Unit 2 - Logical ordering of ideas - a friend - Unit 1 - Language: informal - a collection - Unit 13 - a biography - Unit 15 - Logical ordering of ideas - a report - Unit 16 - a celebration’s activities - Unit 8 - a location - Unit 10 - the preparations for the coming Asian Games - Unit 12 - Language: friendly, descriptive - Place/ time or generalization - to - Specific ordering of ideas Exposition - table - Unit 5 - Language: formal - charts - Unit 7 / Unit 11 - Generalization - to (explaining) - Specific ordering of ideas or facts Từ bảng phân loại trên, khi yêu cầu học sinh viết một vấn đề nào đó trong lớp, giáo viên chúng ta cần chắc chắn rằng học sinh phải nắm bắt được những vấn đề sau: Mục đích của bài viết – Viết cho ai – Thể loại viết là gì – Thời gian (nghĩ về chủ đề, ý tưởng động não, lập giàn ý cho bài viết, nháp nhiều lần nếu có thể). II. Tiến trình dạy kỹ năng viết và một số hoạt động đã áp dụng Đối với chương trình Tiếng Anh lớp 11 hầu hết các bài tập viết đều ở dạng viết có hướng dẫn (controlled) và viết tự do (free). So với chương trình viết ở lớp 10 thì số bài luyện viết theo bài mẫu giảm đi đáng kể. Cho nên sự hướng dẫn của giáo viên có thể chi tiết hoặc đơn giản phụ thuộc vào trình độ của học sinh. Để thực hiện một bài viết dưới dạng này giáo viên cần thực hiện các bước sau: 1. Chuẩn bị viết (Pre - writing) Vũ Thị Khuyên 6 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 Nhìn chung các bài viết thường bắt đầu bằng một dàn ý (outline), một bài viết mẫu hoặc những từ, cụm từ gợi ý. Giáo viên giới thiệu từ vựng hoặc tình huống thông qua tranh ảnh hoặc qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm được cách trình bày một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định. Sau đó học sinh sẽ thực hiện bài viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, gợi ý cụ thể đối với học sinh yếu, trung bình hoặc viết mở rộng mang tính tự do sáng tạo đối với học sinh khá, giỏi. Đây là giai đoạn tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại góp phần quan trọng cho một giờ dạy viết thành công. Qua thực tế đi dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp tôi nhận thấy phần này các giáo viên chưa thực sự đầu tư về ý tưởng, thông tin cũng như cấu trúc ngữ pháp và các từ vựng cần thiết để thu hút sự chú ý của học sinh vào nội dung bài dạy. Giáo viên chỉ hướng dẫn qua theo sách giáo khoa. Điều này gây ra một số khó khăn cho học sinh khi viết vì học sinh thường thiếu vốn từ, thiếu ý tưởng khi diễn đạt câu văn. Vì vậy tôi đã tìm tòi và đưa ra một số hoạt động trong phần Pre - writing ở các tiết dạy của mình. * Các hoạt động đã áp dụng a. Guided questions or questionaire Thông qua chủ đề bài viết hoặc một bài viết mẫu, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở liên quan đến chủ đề bài sắp viết để dẫn dắt học sinh vào nội dung chính của bài viết. b. Brainstorming Hoạt động này giáo viên yêu cầu học sinh luyện theo nhóm, liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận. Sau đó giáo viên tổng hợp ý lên bảng hoặc yêu cầu đại diện của các nhóm trình bày. c. Ordering Phần này giáo viên đưa ra một bài mẫu nhưng đảo lộn trật tự của nó và yêu cầu học sinh sắp xếp lại các câu, các đoạn văn cho đúng trật tự của một đoạn văn, một bài văn hay một bức thư. Từ bài mẫu này học sinh có thể rút ra outline. d. Picture Description Giáo viên cho học sinh quan sát tranh liên quan đến chủ đề chuẩn bị viết. Sau đó yêu cầu học sinh miêu tả về nội dung bức tranh. Giáo viên đưa ra các yêu cầu bài viết như: Dùng từ, cấu trúc ngôn ngữ.... Học sinh dựa vào nội dung bức tranh và từ gợi ý để viết thành đoạn văn. Các hoạt động trên là đơn giản đối với giáo viên nhưng nó lại tạo môi trường học tập sôi nổi cho các em. Các em bị lôi cuốn vào nội dung của bài học từ phần chuẩn bị, vì vậy mà chất lượng giờ dạy và học sẽ nâng lên mỗi ngày. Vũ Thị Khuyên 7 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 2. Tiến hành viết (While - writing) Khi đã có dàn ý cho học sinh bắt đầu viết. Trong khi học sinh viết bài, giáo viên cần quan sát và trợ giúp các em làm việc. Học sinh có thể thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm. Giáo viên cũng có thể hổ trợ về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nếu cần thiết. Nếu học sinh viết cá nhân, yêu cầu mỗi em phải có một handout nhỏ. Nếu là viết theo nhóm, yêu cầu các em cử nhóm trưởng viết vào handout. Giáo viên đến từng nhóm để chắc chắn rằng ai cũng được làm việc. Khi viết xong các em trao đổi bài viết cho nhau để góp ý và cùng nhận xét. Trong giai đoạn này, với những bài viết đã có sẵn outline nhưng học sinh yếu kém hoặc đối tượng học ở trường THPT Vĩnh Lộc chúng tôi phần lớn chỉ theo khối A, B, các em không để tâm học ngoại ngữ thì không thể hoàn thành bài viết của mình theo yêu cầu và nội dung bài học. Vì vậy tôi đã đưa ra một số hoạt động dưới đây nhằm giúp các em có thể hiểu bài và hoàn thành bài viết theo yêu cầu. * Các hoạt động đã áp dụng: a. Transformation Giáo viên đưa ra cho học sinh một bài viết mẫu. Học sinh đọc bài và tìm hiểu bài viết. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thay đổi một số thông tin được giáo viên đưa ra và viết lại bài viết. b. Question – answer writing Trong hoạt động này giáo viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến chủ đề sắp viết, học sinh trả lời câu hỏi. Sau đó học sinh sắp xếp lại các câu trả lời và dùng các biện pháp kết hợp câu để viết thành bài văn mạch lạc. c. Writing based on a text Học sinh đọc qua một bài viết mẫu, sử dụng một dàn ý có thay đổi một số chi tiết để viết thành một bài viết hoàn chỉnh tương tự như bài viết mẫu. Các hoạt động trên tôi đã áp dụng cho đối tượng học sinh yếu kém hoặc những lớp cơ bản của trường chúng tôi. Tuy hình thức bài tập này chưa mang lại tính sáng tạo cho học sinh nhưng nó cũng phần nào giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết. 3. Sau khi viết (Post- writing) Sau khi các em đã viết xong bài hoặc hết thời gian được ấn định cho bài viết, giáo viên kiểm tra bài của các em bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo cách truyền thống là giáo viên thu bài và đọc rồi sửa lỗi cho tất cả học sinh trong lớp. Có nhiều cách sửa lỗi, nhưng tốt nhất là gợi ý để học sinh tự nhận ra lỗi của mình và tự sửa. Giáo viên có thể chỉ gạch chân lỗi để học sinh tự sửa, có thể ghi cạnh lề loại lỗi (dùng sai - tense, dùng giới từ sai - pre, lỗi chính tả - spell...) để Vũ Thị Khuyên 8 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 học sinh tự tìm ra lỗi và sửa. Theo một cách khác là gọi học sinh đọc bài viết của chính mình hoặc của bạn mình viết (bài viết được viết vào handout để cầm đọc hoặc dán lên bảng). Cả lớp cùng nhận xét, phát hiện và chữa lỗi bài viết. Tuy nhiên ở bước này giáo viên cần đưa ra các tiêu trí về các mặt của bài viết như độ chính xác về nội dung, ngôn ngữ, văn phong trong sáng mạch lạc và có tính thuyết phục. Đây cũng là bước hoàn thiện về bài dạy viết nên giáo viên cần chú ý và không được bỏ qua để giúp học sinh hoàn thiện và tự hoàn thiện kiến thức. * Các hoạt động đã áp dụng Trong mỗi tiết dạy viết tôi thường đưa ra các tiêu trí về các mặt của bài viết để giúp học sinh có thể tự nhận xét đánh giá bài viết của mình trước. - Các tiêu trí cần chú ý khi sửa bài: + Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? + Tính chính xác về ngôn ngữ: Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp hay chưa? + Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục? Lôgic? Sau đó tôi sẽ áp dụng các hoạt động chữa bài viết của học sinh theo hướng tạo môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm thông qua việc học sinh sửa chữa các bài viết cho nhau. a. Sharing and comparing Ở hoạt động này tôi yêu cầu hai học sinh không ngồi cạnh nhau trao đổi bài viết của mình và sửa bài cho nhau. Với hoạt động này học sinh có thể phát hiện ra lỗi sai và sửa cho bạn, so sánh ý tưởng với bạn mình để làm phong phú cho bài viết của mình. Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung. b. Exhibition Học sinh viết bài viết nháp lên một bảng phụ hoặc tờ giấy khổ lớn và treo lên trước lớp. Học sinh đọc to bài viết cho nhau, trao đổi, so sánh bài viết của bạn mình. Giáo viên nhận xét, bổ sung cuối cùng. Việc sử dụng phương pháp dạy viết theo quá trình cho phép học sinh tương tác với nhau và với sản phẩm viết của các em. Sau khi các em kết thúc quy trình trước khi viết với bản viết nháp trong tay, các em có thể biên tập lại (sửa lại) cho nhau bằng cách trao đổi bài viết và sửa chữa sản phẩm bài viết của bạn mình. Cuối cùng giáo viên cho các em chuyển sang bước đánh giá chất lượng bài viết. Một phương pháp đánh giá chất lượng bài viết hữu hiệu đó chính là sử dụng một danh mục các tiêu trí đánh giá cho sẵn. Danh mục này giúp học sinh tìm ra những phần cụ thể trong bài viết có hiệu quả, như câu chủ đề, các chi Vũ Thị Khuyên 9 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 tiết bổ trợ trong bài viết, các dấu hiệu chuyển tiếp câu hay phần kết luận, các phương tiện liên kết: Quy chiếu, tĩnh lược, liên kết từ vựng, dấu chấm câu..... Tất cả các hoạt động tôi đã và đang sử dụng ở phần pre - writing, while -writing và post - writing trong các tiết giảng dạy giờ viết Tiếng Anh ở lớp 11 đã tạo động cơ học tập cho các em học sinh. Nó chứng tỏ được ưu thế của phương pháp dạy viết theo quá trình so với phương pháp dạy viết truyền thống tập trung vào sản phẩm. III. Biện pháp giải quyết những khó khăn thường gặp trong giờ dạy học viết Thực tế trong quá trình dạy và học kỹ năng viết bản thân giáo viên cũng như học sinh đều gặp phải những khó khăn ở mỗi giờ dạy mà tôi đã đề cập ở phần “Kết quả của thực trạng nghiên cứu”. Chính những khó khăn đó là nguyên nhân gây nên giờ học nhàm chán, đơn điệu và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của giờ học. Vậy chúng ta nên khắc phục khó khăn đó bằng cách nào? Theo quan điểm và sáng kiến của tôi, chúng ta nên giải quyết những vấn đề đó như sau: 1. Đối với những khó khăn mà giáo viên thường gặp - Với lớp học đông trên 40 học sinh, thì giáo viên nên phân chia lớp thành các nhóm (groups), hoặc các cặp (pairs) rõ ràng tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ của bài học và đối tượng học sinh. Trong khi học sinh làm việc, giáo viên phải đi xung quanh lớp để kịp thời giúp đỡ các em nếu cần thiết. - Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi, hoặc sửa lỗi cho bạn. - Không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước của quá trình dạy học viết ở trên lớp nếu bài học quá dài. Một số bước giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà hoặc trong tiết tiếp theo.Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị chủ đề viết ở nhà, nghĩ trước dàn ý cho chủ đề viết đặc biệt là từ vựng, cấu trúc câu, hoặc học sinh có thể viết nháp một lần ở nhà, công việc ở lớp là final production. - Giáo viên nên để cho học sinh tìm hiểu các kiến thức của bài, những hiểu biết xã hội có liên quan đến bài học để tự các em có được một nguồn thông tin cần thiết trong quá trình diễn đạt, giáo viên không nên cung cấp tất cả các ý cho học sinh. - Giáo viên trao đổi, chia sẻ những thắc mắc, hoặc những kế hoạch về bài dạy của mình với đồng nghiệp, để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn nhằm tìm ra những phương pháp hữu hiệu. - Nên sử dụng nhiều gợi ý, khuyến khích học sinh trong việc khắc phục những thiếu hụt về từ vựng, ngôn ngữ hoặc ý kiến. Vũ Thị Khuyên 10 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 - Giáo viên nên giải thích, động viên học sinh học Tiếng Anh không chỉ nhằm mục đích thi cử mà Tiếng Anh còn rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, cho công việc của các em sau này. 2. Đối với những khó khăn từ phía học sinh - Phần chuẩn bị viết (pre - writing) là bước rất quan trọng giúp học sinh củng cố từ vựng, cấu trúc và bước đầu xây dựng giàn ý của bài viết. Ở giai đoạn này, giáo viên nên cung cấp cho học sinh những cấu trúc và từ vựng cần thiết liên quan đến chủ đề bài viết để giúp học sinh diễn đạt ý của mình dễ dàng hơn. - Giáo viên nên dẫn dắt học sinh bước vào bài viết một cách cẩn thận và hướng cho học sinh những nhiệm vụ đơn giản, cụ thể phù hợp với khả năng của học sinh. - Giáo viên nên sử dụng những gợi mở không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn bằng tranh ảnh, giáo cụ trực quan và những bài viết mẫu. - Thiết lập cho học sinh ý thức và suy nghĩ bằng Tiếng Anh để có thể giảm tối thiểu sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình viết. - Giáo viên nên làm cho học sinh quen với process writing bằng việc sử dụng stages khác nhau nhằm gợi ý cho học sinh những bài viết mang tính thiết thực. - Giúp học sinh tìm ra những mục đích của bài viết. Nếu yêu cầu của bài viết chưa rõ ràng thì giáo viên cần phải có sự giải thích cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng cần hướng vào phát huy tính chủ động và tư duy sáng tạo của học sinh để học sinh tìm ra mục đích của bài viết. - Giúp học sinh sử dụng thành thạo các liên từ, từ nối ý trong câu, bài để làm ngắn bớt câu hoặc đoạn văn mà ý nghĩa vẫn rõ ràng, mạch lạc. - Cố gắng sử dụng những thông tin, kiến thức mang tính thiết thực, gần gũi với cuộc sống hàng ngày như trong các thể loại bài viết thư, điền vào đơn, miêu tả các hoạt động của ngày lễ,.... - Tổ chức cho học sinh những hoạt động viết phong phú như: games, designing posters, creative writing, poems,..... nhằm gây không khí sôi nổi, vui vẻ, mang tính sáng tạo trong giờ học. IV. Gợi ý một số dàn ý (outline) cho bài dạy viết Tiếng Anh 11 cơ bản Để một giờ dạy viết mang lại hiệu quả nhất định thật sự là công việc khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh. Đi theo cách tiếp cận của Tiếng Anh 10, Tiếng Anh 11 thường bắt đầu tiết dạy viết một bài mẫu về chủ đề hay thể loại cụ thể như viết thư, miêu tả một người bạn, miêu tả các thông tin trong biểu bảng, viết về một trong những sở thích của mình...... Bài viết mẫu được kế tiếp bằng một nhiệm vụ yêu cầu học sinh thực hiện để tìm hiểu nội dung, cấu trúc và các Vũ Thị Khuyên 11 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 yêu cầu thực hành viết có hướng dẫn (như trong unit 4, 5, 11). Các hình thức hướng dẫn có thể là các từ ngữ gợi ý, các câu hỏi để học sinh trả lời và dựa vào đó viết thành bài văn. Tuy nhiên khác với Tiếng Anh 10, nơi mà quá trình viết của học sinh được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giáo viên, Tiếng Anh 11 chủ trương tạo cho học sinh một thái độ “thoải mái” hay “tự do” nhất định. Điều này thể hiện ở chỗ trong một số chủ đề viết, học sinh không được cung cấp bài viết mẫu mà chỉ được cung cấp một số gợi ý về nội dung còn việc lựa chọn hình thức ngôn ngữ và cách hành văn như thế nào các em tự do hay độc lập thực hiện (như trong unit 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 15, 16). Với thể loại bài viết theo những nội dung đã định trước chỉ có phù hợp đối tượng học sinh khá, giỏi hoặc học sinh ở các trường thuộc trung tâm thị xã, thành phố. Còn đối tượng học sinh thuộc khu vực trung du miền núi nói chung và học sinh trường THPT Vĩnh Lộc nói riêng thì nó trở thành vấn để nan giải. Vì vậy trong năm học vừa qua tôi đã nghiên cứu, tìm tòi nhiều tài liệu khác nhau và đưa ra một số dàn ý (outline) cho các dạng bài viết không có mẫu trong chương trình Tiếng Anh 11 cơ bản nhằm mục giúp các em học sinh thực hành viết dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và hứng thú hơn trong các giờ học viết. Unit 1. Part D. Writing * Writing about a friend * Outline 1. Introduction (Mở đầu) - Who this person is / his or her relationship to you. - Your impression / opinion about the person. 2. Body (Thân bài) - Describe his / her physical appearance. - Describe his / her character, habit, hobby 3. Conclusion (Kết luận) - What you feel about this person or say what you like about her / him. Unit 3. Part D. Writing * Writing an informal letter of invitation * Outline: 1. Your address and date of writing 2. Greeting (Dear John,) 3. Body: Vũ Thị Khuyên 12 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 - The announcement and a general invitation. - A friendly reason for invitation - The precise arrangement suggested - A request for confirmation 4. Closing (Best wishes / yours / Regards,) 5. Signature Unit 5, 7, 11. Part D. Writing * Describing information from a table / chart * Outline 1. Introduction (Mở đầu) - Describe what the chart is about, its date, location, and say what overall trends you see. + The chart shows / describes / illustrates ..... 2. Body (Thân bài) - Describe trends at different times or significant points of change. + As can be seen from the data in the chart, ...... + We can see from the chart ..... + According to the chart, ..... + From the chart, it can be seen that ..... - Compare different sets of information. + In contrast, ..... (Ngược lại) + While, but ...... + Fewer, less ..... than, more .... than - Verbs: rise, increase, decrease, fall, drop ... 3. Conclusion (Kết luận) - Sum up the global trends shown on the figures. + In general, ...... + To sum up, ..... Unit 8. Part D. Writing * Deccribing a celebration’s activities Vũ Thị Khuyên 13 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 * Outline + Paragraph 1: General introduction - What is the name of the festival? - Where / when / why is it celebrated? + Paragraph 2 - What preparations are made before the festival? + Paragraph 3 - What happens on the day(s) of the festival? / Are any special meals cooked? What sorts of ceremonies / celebrations take place? + Paragraph 4: Conclusion - How do people feel about the festival? Is the festival still popular these days? Why / Why not?. Unit 10. Part D. Writing * Deccribing a location * Outline + Paragraph 1: General introduction - Name and location of the place. - Why should visitors come to the place? - Where is it situated? + Paragraph 2 - A general description of the place. Population? Surrounding attractions? Appearance? + Paragraph 3 - Why is the place particular worth visiting? Is it famous for its landscape / people / historic features? + Paragraph 4: Conclusion - Feelings and final thoughts about the place...... plus recommendation. - Write a few lines encouraging tourists to come to the place. Unit 15. Part D. Writing * Writing a biography * Outline Vũ Thị Khuyên 14 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 1. Name, date, and place of birth. The person’s family / social / cultural / educational background 2. Life / career Some highlights of the person’s life / career. How this person influences others. 3. Present life / Date and place of death V. Kiểm nghiệm Sau một thời gian vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào từng tiết dạy viết ở hai lớp 11A3 và 11A4 tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn, tham gia xây dựng và phát biểu bài hăng hái hơn. Đặc biệt là có nhiều em đã tích cực chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng đã giúp học sinh có cơ hội để khẳng định chính mình. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả tương đối khả quan so với đầu năm học qua việc kiểm tra bài viết với chủ đề “ Write a paragraph of 120 words about one of your hobbies ” trong vòng 20 phút ở cuối năm học. * Kết quả bài kiểm tra viết sau khi đã áp dụng: Lớp Sĩ số Điểm kiểm tra kỹ năng viết 0-2 3-4 5-6 7-8 9 - 10 SL % SL % SL % SL % SL % 11A3 46 0 0 7 15.2 24 52.2 12 26.1 3 6.5 11A4 48 0 0 9 18.8 28 58.1 10 21.0 1 2.1 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. Kết luận Viết là một trong những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng với người học Tiếng Anh nên hoàn thiện kỹ năng này đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực. Để có một tiết học đạt hiệu quả cao, ngoài những tài liệu hướng dẫn sẵn có trong sách giáo Vũ Thị Khuyên 15 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 khoa, sách giáo viên thì việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ học sinh là rất cần thiết. Để có một phương pháp dạy học phù hợp, khâu chuẩn bị bài là rất quan trọng, việc chuẩn bị câu hỏi, các hoạt động nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động luyện tập, phải kích thích được tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Chính vì điều này bản thân tôi đã cố gắng tự học, tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp nhất là phải tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với từng đơn vị kiến thức, từng dạng bài viết. Với việc tiến hành nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học như vậy, tôi nghĩ phương pháp của mình phần nào đó đã đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay và nó là phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT Vĩnh Lộc. Sau một thời gian áp dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy của mình, tôi đã thu được những kết quả rất khả quan. Giờ học viết đối với các em không còn căng thẳng như trước nữa mà nó chính là thời gian để các em được tự do thảo luận, học hỏi bạn bè và giáo viên để tự viết những câu văn, đoạn văn và bài văn theo văn phong của Tiếng Anh. Các em không còn mắc lỗi nhiều như trước, nhiều em đã hoàn thành bài viết của mình trong thời gian ấn định trước. Điều đáng mừng nhất là học sinh yếu kém đã hứng thú viết bài. Phương pháp dạy tốt chính là phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh, gây được hứng thu học tập cho học sinh. Đây chính là nguồn an ủi, động viên và cũng là nguồn động lực chính để thúc đẩy tôi không ngừng học hỏi và tìm tòi ra những phương pháp dạy học tích cực áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình. II. Đề xuất Trong quá trình dạy Tiếng Anh nói chung và dạy kỹ năng viết nói riêng, bản thân tôi và các đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khâu chuẩn bị các đồ dùng dạy học phù hợp với bộ môn. Vì vậy để giúp các giáo viên có thêm tư liệu phục vụ cho giảng dạy tôi rất mong nhà trường và các cơ quan chức năng tạo điều kiện cung cấp thêm một số tranh ảnh, đồ dùng dạy học liên quan, đầu tư thêm cơ sở vật chất cho nhà trường để giáo viên có đủ điều kiện, phương tiện dạy học tốt hơn. Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót và có thể chưa hoàn chỉnh. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để tôi hoàn thiện và vận dụng vào thực tế giảng dạy có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Vĩnh Lộc, ngày 10 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Vũ Thị Khuyên 16 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 Vũ Thị Khuyên TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Thị Khuyên 17 Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh 11 1. Sách giáo khoa Tiếng Anh 11 cơ bản – Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên kiêm chủ biên) – Hoàng Thi Xuân Hoa – Đào Ngọc Lộc – Vũ Thị Lợi – Đỗ Tuấn Minh – Nguyễn Quốc Tuấn – Nhà xuất bản giáo dục. 2. Sách giáo viên Tiếng Anh 11 – Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên kiêm chủ biên) – Hoàng Thi Xuân Hoa – Đào Ngọc Lộc – Vũ Thị Lợi – Đỗ Tuấn Minh – Nguyễn Quốc Tuấn – Nhà xuất bản giáo dục. 3. Tài liệu bồi dưỡng Tiếng Anh 10, 11 – Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên) – Nhà xuất bản giáo dục 4. Những bài viết mẫu Tiếng Anh trung học phổ thông – Trần Thị Ái Thanh Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 5. Giáo trình học pháp – Nguyễn Khánh Khang – Nhà xuất bản giáo dục 6. Tiếng Anh thông dụng – Trần Anh Tuấn (Chủ biên) - Mai Thị Vân - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 7. Techniques of teaching language skills of English – Vinh university department of foreign languages. Vũ Thị Khuyên 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan