Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kĩ thuật nén ảnh và ứng dụng...

Tài liệu Một số kĩ thuật nén ảnh và ứng dụng

.PDF
67
448
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYÊN THÔNG NGUYỄN HÀ AN MỘT SỐ KĨ THUẬT NÉN ẢNH VÀ ỨNG DỤNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ, bạn bè và những người thân. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong trường Đại Học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên, đặc biệt thày PGS.TS. Phạm Việt Bình, cùng với các quý thầy cô ở Viện Công nghệ thông tin, đặc biệt thày PGS.TS. Đỗ Năng Toàn, PGS.TS. Đặng Văn Đức, PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Huy, đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi. Và đặc biệt các thầy cô đã tạo điều kiện cho tôi làm luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Một số kỹ thuật nén ảnh và ứng dụng”. Xin chân thành cám ơn các thầy cô công tác tại Phòng Đào tạo, trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Thái Nguyên, đặc biệt thầy Lê Hùng Linh và cô Vân đã tạo điều kiện để các học viên Hải Phòng hoàn thành khóa đào tạo sau đại học về công nghệ thông tin. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Trung Tuấn đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi qua từng buổi học trên lớp cũng như nhưng buổi nói chuyện thảo luận nghiên cứu đề tài. Nếu không có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy thì thiết nghĩ bài báo cáo này sẽ khó có thể hoàn thành được. Với đề tài còn khá mới mẻ và vốn kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận còn có nhiều sai sót trong quá trình tiếp cận đề tài. Tôi rất mong sự góp ý của các quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn. Học viên gửi lời biết ơn đến gia đình và người thân, đã chia sẻ những khó khăn trong việc hoàn thành khóa học và viết luận văn này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT ........................... v DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ......................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................. 3 KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ ẢNH VÀ BÀI TOÁN NÉN ẢNH .................................. 3 1.1. Khái quát về xử lý ảnh....................................................................................... 3 1.1.1. Giới thiệu.................................................................................................... 3 1.1.2. Một số vấn đề trong xử lý ảnh. .................................................................. 4 1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4 1.1.2.2. Nắn chỉnh biến dạng ............................................................................... 4 1.1.2.3. Khử nhiễu ................................................................................................ 5 1.1.2.6. Nhận dạng ............................................................................................... 6 1.1.2.7. Nén ảnh ................................................................................................... 7 1.2. Bài toán nén ảnh ................................................................................................ 8 1.2.1. Giới thiệu.................................................................................................... 8 1.2.2. Các cách tiếp cận bài toán nén ảnh .......................................................... 10 1.3. Kết luận chương .............................................................................................. 10 CHƢƠNG 2 ............................................................................................................... 11 MỘT SỐ KĨ THUẬT NÉN ẢNH ............................................................................ 11 2.1. Nén bảo toàn .................................................................................................... 11 (Run-Length Encoding) .......... 12 2.1.1.1. Ý tưởng của thuật toán .......................................................................... 12 2.1.1.2. Thuật toán.............................................................................................. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv ............................................................................ 14 2.1.3. Đánh giá thuật toán .................................................................................. 20 2.2. Nén không bảo toàn ......................................................................................... 21 2.2.1. Nén JPEG ................................................................................................. 22 2.2.1.1. Ý tưởng của thuật toán .......................................................................... 22 2.2.1.2. Thuật toán nén ảnh JPEG ...................................................................... 22 2.2.2. Kỹ thuật nén AIC (Advanced Image Coding) ......................................... 28 2.2.2.1. Giới thiệu............................................................................................... 29 2.2.2.2. Nén và chất lượng ảnh AIC khi so sánh với JPEG và JPEG-2000 ....... 30 2.2.2.3. Thuật toán AIC ...................................................................................... 30 2.2.2.4. Các kết quả - AIC.................................................................................. 42 1.3. Kết luận chương .............................................................................................. 42 CHƢƠNG 3 ............................................................................................................... 43 CHƢƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG TRUYỀN ẢNH QUA MẠNG ......................... 43 3.1. Bài toán truyền ảnh qua mạng ......................................................................... 43 3.2. Lựa chọn chương trình nén ảnh trên JPEG ..................................................... 43 3.3. Thử nghiệm nén ảnh JPEG .............................................................................. 44 3.3.1. Sơ đồ thực hiện bài toán ứng dụng .......................................................... 44 3.3.2. Các tham số thử nghiệm ........................................................................... 45 3.3.3. Một số kết quả thử nghiệm....................................................................... 46 3.3.4. Đánh giá chương trình thử nghiệm .......................................................... 51 3.4. Kết luận chương .............................................................................................. 51 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 52 ...................................................................................... 52 2. Một số hạn chế ............................................................................................... 52 ................................................................ 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 54 PHỤ LỤC................................................................................................................... 55 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT 3D Ba chiều DIB Device Independent Bitmap DTC Disrete Cosine Transformation FDCT Forward Disrete Cosine Transformation IDCT Inverse Disrete Cosine Transformation MPEG JPEG Joint Photographic Expert Group ES Bar Vạch camera Máy chụp ảnh, có thể dùng như máy quay video VHS FORTRAN Ngôn ngữ lập trình FORTRAN Fourier Tên nhà toán học, đề xuất phép biến đổi tín hiệu AIC Advanced Image Coding IPTV Truyền hình số IP IT Công nghệ thông tin PSNR Peak Signal to Noise Ratio pixel Điểm ảnh RGB Ba màu đỏ, lục, xanh lam toolbox Hộp công cụ PEL Picture Element AVC Advanced Video Coding CABAC Context adaptive binary arithmetic coding ITU-T Liên hiệp viễn thông quốc tế ISO/IEC Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và Ủy ban kỹ thuật điện tử quốc tế PSNR tỉ số tín hiệu đỉnh trên nhiễu LZW Jacob và Abraham Ziv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Hình 1. 1. Quá trình xử lý ảnh ........................................................................... 3 Hình 1. 2. Các bước cơ bản trong một hệ thống xử lý ảnh ............................... 4 Hình 1. 3. Ảnh thu nhận và ảnh mong muốn .................................................... 4 Hình 1. 4. Quá trình hiển thị và chỉnh sửa, lưu trữ ảnh thông qua DIB ............ 9 Hình 1.5. Sự chuyển đổi giữa các mô hình biểu diễn ảnh ................................. 9 Bảng 2.1. Cấu trúc từ điển của các phần tử mã ............................................... 15 Bảng 2.2. Ví dụ cơ chế nén LZW .................................................................... 16 Hình 2.3. Sơ đồ thuật toán nén LZW .............................................................. 18 Hình 2.5: Quá trình nén ảnh theo chuẩn JPEG................................................ 22 Hình 2.6. Quá trình giải nén ảnh theo chuẩn JPEG. ........................................ 23 Hình 2.7: Hình minh họa về khối Zig-Zag. ..................................................... 28 Hình 2.8. So sánh ảnh gốc và ảnh nén ............................................................. 30 Hình 2.9. Sơ đồ khối nén AIC và giải nén AIC. ............................................. 31 Hình 2.10. Ảnh chuyển đổi sang kênh RGB. .................................................. 31 Hình 2.11. Ảnh chuyển đổi sang kênh YCbCr ................................................ 32 Hình 2.12. Hình ảnh khi chia thành các khối. ................................................. 33 Hình 2.13. Khối 8x8 với 25 điểm ảnh. ............................................................ 34 Hình 2.14. Các chế độ dự đoán khối ............................................................... 36 Hình 2.15. Quá trình dự đoán .......................................................................... 37 Hình 2.16. Ảnh độ chói dư thừa ...................................................................... 38 Hình 2.17. Hình so sánh các kỹ thuật nén ảnh khác nhau. .............................. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii Hình 3.1. Sơ đồ nén ảnh bằng JPEG ............................................................... 44 Hình 3.2. Sơ đồ thực hiện bài toán ứng dụng .................................................. 45 Hình 3.3. Giao diện chương trình ứng dụng .................................................... 46 Hình 3.4. Giao diện chương trình chạy thử ..................................................... 47 Hình 3.5. Cửa sổ thông báo hoàn tất quy trình nén ảnh .................................. 47 Hình 3.6. Kết quả sau khi thử nghiệm với ảnh *.gif ....................................... 48 Hình 3.7. Thử nghiệm với ảnh JPEG. ............................................................. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng thông tin kỹ thuật số đã đem lại những thay đổi sâu sắc trong xã hội và trong cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh những thuận lợi mà thông tin kỹ thuật số mang lại cũng nảy sinh những thách thức mới cho quá trình đổi mới này. Sự ra đời những phần mềm có tính năng rất mạnh, các thiết bị mới như máy ảnh kỹ thuật số, máy quét chất lượng cao, máy in, máy ghi âm kỹ thuật số…đã giúp con người có thể sáng tạo, xử lý và thưởng thức các dữ liệu đa phương tiện (multimedia data). Mạng Internet toàn cầu đã biến thành một xã hội ảo, nơi diễn ra quá trình trao đổi thông tin trong mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, quốc phòng, kinh tế, thương mại...vv. Trao đổi thông tin qua các kênh truyền thông công khai đã, đang và sẽ được sử dụng phổ biến trong kỷ nguyên công nghệ số hiện đại này. Và chính trong môi trường mở và tiện nghi như thế xuất hiện những khó khăn trong việc truyền tải một lượng lớn các file ảnh, file text, các file dữ liệu đa phương tiện… đi cùng một lúc. Do vậy đã có rất nhiều phần mềm nén và giải nén dữ liệu ra đời. Hiện nay, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là phần mềm nén và giải nén „WinRAR ZIP archive‟. Phần mềm này bổ trợ và hữu ích tiện lợi cho người sử dụng. Dù dung lượng các file có lớn đến đâu chỉ cần nhấp chuột là nó trở nên nhỏ gọn và dễ dàng gửi đi một cách nhanh chóng. Phần mềm nay rất dễ cài đặt và dễ sử dụng. Bên cạch đó phần mềm Matlab cũng khá phổ biến và tiện ích trong các bài toán số học, logic … ngoài ra phần mềm Matlab cũng được ứng dụng rộng dãi trong xử lý ảnh số (Indexed Images), ảnh cường độ (Intensity Images), ảnh nhị phân (Binary Images), ảnh RGB (RGB Images)…. Nén ảnh là một bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các chương trình ứng dụng, các phần mềm nén dữ liệu sử dụng nhiều trong dữ liệu đa phương tiện bởi lượng thông tin được trao đổi bằng hình ảnh và video là rất lớn và hơn nữa nén ảnh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các ứng dụng thông tin trên mạng internet cũng như trong các trang web quản cáo. Chính vì thế mà vấn đề này đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các cá nhân, tổ chức, trường đại học, và viện nghiên cứu trên thế giới...vv. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Tôi tin rằng lĩnh vực nghiên cứu này có nhiều hứa hẹn trong tương lai gần và dần trở thành một hướng đi mới trong lĩnh vực nén ảnh trên ngôn ngữ lập trình C Sharp 2010. Trong luận văn này chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu các kĩ thuật nén ảnh và sử dụng ngôn ngữ lập trình C Sharp 2010 để giải quyết bài toán ứng dụng nén ảnh của mình. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có các chương: Chương 1: Khái quát về xử lý ảnh và bài toán nén ảnh Chương 2: Một số kĩ thuật nén ảnh Chương 3: Chương trình ứng dụng truyền ảnh qua mạng Cuối khóa luận là phần kết luận và danh sách các tài liệu tham khảo, phụ lục chương trình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ ẢNH VÀ BÀI TOÁN NÉN ẢNH 1.1. Khái quát về xử lý ảnh 1.1.1. Giới thiệu Con người thu nhận thông tin qua các giác quan, trong đó thị giác đóng vai trò quan trọng nhất. Những năm trở lại đây với sự phát triển của phần cứng máy tính, xử lý ảnh và đồ họa đó phát triển một cách mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Xử lý ảnh và đồ họa đóng vai trò quan trọng trong tương tác người máy. Quá trình xử lý ảnh được xem như là quá trình thao tác ảnh đầu vào nhằm cho kết quả mong muốn. Kết quả đầu ra của một quá trình xử lý ảnh có thể là một ảnh „tốt hơn‟ hoặc một kết luận. Hình 1. 1. Quá trình xử lý ảnh Ảnh có thể xem là tập hợp các điểm ảnh và mỗi điểm ảnh được xem như là đặc trưng cường độ sáng hay một dấu hiệu nào đó tại một vị trí nào đó của đối tượng trong không gian và nó có thể xem như một hàm n biến P(c1, c2, c3, ….., cn). Do đó, ảnh trong xử lý ảnh có thể xem như ảnh n chiều. Sơ đồ tổng quát của một hệ thống xử lý ảnh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Hình 1.2. Các bƣớc cơ bản trong một hệ thống xử lý ảnh 1.1.2. Một số vấn đề trong xử lý ảnh. 1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản * Ảnh và điểm ảnh: Điểm ảnh được xem như là dấu hiệu hay cường độ sáng tại 1 toạ độ trong không gian của đối tượng và ảnh được xem như là 1 tập hợp các điểm ảnh. * Mức xám, màu Là số các giá trị có thể có của các điểm ảnh của ảnh 1.1.2.2. Nắn chỉnh biến dạng Ảnh thu nhận thường bị biến dạng do các thiết bị quang học và điện tử. Hình 1.3. Ảnh thu nhận và ảnh mong muốn Để khắc phục người ta sử dụng các phép chiếu, các phép chiếu thường được xây dựng trên tập các điểm điều khiển. Giả sử ( Pi , Pi ' )i 1, n có n các tập điều khiển Tìm hàm f: Pi  f ( Pi ) sao cho 2 n f ( Pi Pi ' min i 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Giả sử ảnh bị biến đổi chỉ bao gồm: Tịnh tiến, quay, tỷ lệ, biến dạng bậc nhất tuyến tính. Khi đó hàm f có dạng: f (x, y) = (a1x + b1y + c1, a2x + b2y + c2) Ta có: n n ( f ( Pi ) Pi ' ) 2 (a1 xi i 1 a2 xi b2 yi c2 yi, 2 m n b1 xi, ) 2 c1 i 1 Để cho a1 b1 yi n a1 xi2 i 1 n n b1 xi yi i 1 n c1 by i 1 n i 1 n yi xi, c1 yi i 1 n a1 x1 i 1 xi xi, i 1 n 2 1 i a1 xi yi i 1 n c1 xi i 1 n b1 yi i 1 xi, nc1 i 1 Giải hệ phương trình tuyến tính tìm được a1, b1, c1. Tương tự tìm được a2, b2, c2. ⇒ Xác định được hàm f 1.1.2.3. Khử nhiễu Có 2 loại nhiễu cơ bản trong quá trình thu nhận ảnh Nhiễu hệ thống: là nhiễu có quy luật có thể khử bằng các phép biến đổi Nhiễu ngẫu nhiên: vết bẩn không rõ nguyên nhân → khắc phục bằng các phép lọc 1.1.2.4. Chỉnh mức xám Nhằm khắc phục tính không đồng đều của hệ thống gây ra. Thông thường có 2 hướng tiếp cận: Giảm số mức xám: Thực hiện bằng cách nhóm các mức xám gần nhau thành một bó. Trường hợp chỉ có 2 mức xám thì chính là chuyển về ảnh đen trắng. Ứng dụng: In ảnh màu ra máy in đen trắng. Tăng số mức xám: Thực hiện nội suy ra các mức xám trung gian bằng kỹ thuật nội suy. Kỹ thuật này nhằm tăng cường độ mịn cho ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 1.1.2.5. Trích chọn đặc điểm Các đặc điểm của đối tượng được trích chọn tuỳ theo mục đích nhận dạng trong quá trình xử lý ảnh. Có thể nêu ra một số đặc điểm của ảnh sau đây: Đặc điểm không gian: Phân bố mức xám, phân bố xác suất, biên độ, điểm uốn v.v.. Đặc điểm biến đổi: Các đặc điểm loại này được trích chọn bằng việc thực hiện lọc vùng (zonal filtering). Các bộ vùng được gọi là “mặt nạ đặc 10 điểm” (feature mask) thường là các khe hẹp với hình dạng khác nhau (chữ nhật, tam giác, cung tròn v.v..) Đặc điểm biên và đƣờng biên: Đặc trưng cho đường biên của đối tượng và do vậy rất hữu ích trong việc trích trọn các thuộc tính bất biến được dùng khi nhận dạng đối tượng. Các đặc điểm này có thể được trích chọn nhờ toán tử gradient, toán tử la bàn, toán tử Laplace, toán tử “chéo không” (zero crossing) v.v.. Việc trích chọn hiệu quả các đặc điểm giúp cho việc nhận dạng các đối tượng ảnh chính xác, với tốc độ tính toán cao và dung lượng nhớ lưu trữ giảm xuống. 1.1.2.6. Nhận dạng Nhận dạng tự động (automatic recognition), mô tả đối tượng, phân loại và phân nhóm các mẫu là những vấn đề quan trọng trong thị giác máy, được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: mẫu (pattern) là gì? Watanabe, một trong những người đi đầu trong lĩnh vực này đã định nghĩa: “Ngược lại với hỗn loạn (chaos), mẫu là một thực thể (entity), được xác định một cách ang áng (vaguely defined) và có thể gán cho nó một tên gọi nào đó”. Ví dụ mẫu có thể là ảnh của vân tay, ảnh của một vật nào đó được chụp, một chữ viết, khuôn mặt người hoặc một ký đồ tín hiệu tiếng nói. Khi biết một mẫu nào đó, để nhận dạng hoặc phân loại mẫu đó có thể: Hoặc phân loại có mẫu (supervised classification), chẳng hạn phân tích phân biệt (discriminant analyis), trong đó mẫu đầu vào được định danh như một thành phần của một lớp đã xác định. Hoặc phân loại không có mẫu (unsupervised classification hay clustering) trong đó các mẫu được gán vào các lớp khác nhau dựa trên một tiêu chuẩn đồng dạng nào đó. Các lớp này cho đến thời điểm phân loại vẫn chưa biết hay chưa được định danh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Hệ thống nhận dạng tự động bao gồm ba khâu tương ứng với ba giai đoạn chủ yếu sau đây: Thu nhận dữ liệu và tiền xử lý. Biểu diễn dữ liệu. Nhận dạng, ra quyết định. Bốn cách tiếp cận khác nhau trong lý thuyết nhận dạng là: Đối sánh mẫu dựa trên các đặc trưng được trích chọn. Phân loại thống kê. Đối sánh cấu trúc. Phân loại dựa trên mạng nơ-ron nhân tạo. Trong các ứng dụng rõ ràng là không thể chỉ dùng có một cách tiếp cận đơn lẻ để phân loại “tối ưu” do vậy cần sử dụng cùng một lúc nhiều phương pháp và cách tiếp cận khác nhau. Do vậy, các phương thức phân loại tổ hợp hay được sử dụng khi nhận dạng và nay đã có những kết quả có triển vọng dựa trên thiết kế các hệ thống lai (hybrid system) bao gồm nhiều mô hình kết hợp. Việc giải quyết bài toán nhận dạng trong những ứng dụng mới, nảy sinh trong cuộc sống không chỉ tạo ra những thách thức về thuật giải, mà còn đặt ra những yêu cầu về tốc độ tính toán. Đặc điểm chung của tất cả những ứng dụng đó là những đặc điểm đặc trưng cần thiết thường là nhiều, không thể do chuyên gia đề xuất, mà phải được trích chọn dựa trên các thủ tục phân tích dữ liệu. 1.1.2.7. Nén ảnh Nhằm giảm thiểu không gian lưu trữ. Thường được tiến hành theo cả hai cách khuynh hướng là nén có bảo toàn và không bảo toàn thông tin. Nén không bảo toàn thì thường có khả năng nén cao hơn nhưng khả năng phục hồi thì kém hơn. Trên cơ sở hai khuynh hướng, có 4 cách tiếp cận cơ bản trong nén ảnh: Nén ảnh thống kê: Kỹ thuật nén này dựa vào việc thống kê tần xuất xuất hiện của giá trị các điểm ảnh, trên cơ sở đó mà có chiến lược mã hóa thích hợp. Một ví dụ điển hình cho kỹ thuật mã hóa này là *.TIF Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 Nén ảnh không gian: Kỹ thuật này dựa vào vị trí không gian của các điểm ảnh để tiến hành mã hóa. Kỹ thuật lợi dụng sự giống nhau của các điểm ảnh trong các vùng gần nhau. Ví dụ cho kỹ thuật này là mã nén *.PCX Nén ảnh sử dụng phép biến đổi: Đây là kỹ thuật tiếp cận theo hướng nén không bảo toàn và do vậy, kỹ thuật thướng nến hiệu quả hơn. *.JPG chính là tiếp cận theo kỹ thuật nén này. Nén ảnh Fractal: Sử dụng tính chất Fractal của các đối tượng ảnh, thể hiện sự lặp lại của các chi tiết. Kỹ thuật nén sẽ tính toán để chỉ cần lưu trữ phần gốc ảnh và quy luật sinh ra ảnh theo nguyên lý Fractal. 1.2. Bài toán nén ảnh 1.2.1. Giới thiệu Ảnh trên máy tính là kết quả thu nhận theo các phương pháp số hoá được nhúng trong các thiết bị kỹ thuật khác nhau. Quá trình lưu trữ ảnh nhằm 2 mục đích: Tiết kiệm bộ nhớ Giảm thời gian xử lý Việc lưu trữ thông tin trong bộ nhớ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hiển thị, in ấn và xử lý ảnh được xem như là 1 tập hợp các điểm với cùng kích thước nếu sử dụng càng nhiều điểm ảnh thì bức ảnh càng đẹp, càng mịn và càng thể hiện rõ hơn chi tiết của ảnh người ta gọi đặc điểm này là độ phân giải. Việc lựa chọn độ phân giải thích hợp tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng và đặc trưng của mỗi ảnh cụ thể, trên cơ sở đó các ảnh thường được biểu diễn theo 2 mô hình cơ bản 1.2.1.1. Mô hình Raster Đây là cách biểu diễn ảnh thông dụng nhất hiện nay, ảnh được biểu diễn dưới dạng ma trận các điểm (điểm ảnh). Thường thu nhận qua các thiết bị như camera, scanner. Tuỳ theo yêu cầu thực thế mà mỗi điểm ảnh được biểu diễn qua 1 hay nhiều bít Mô hình Raster thuận lợi cho hiển thị và in ấn. Ngày nay công nghệ phần cứng cung cấp những thiết bị thu nhận ảnh Raster phù hợp với tốc độ nhanh và chất lượng cao cho cả đầu vào và đầu ra. Một thuận lợi cho việc hiển thị trong môi trường Windows là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 Microsoft đưa ra khuôn dạng ảnh DIB (Device Independent Bitmap) làm trung gian. Hình 1.4 thể hiện quy trình chung để hiển thị ảnh Raster thông qua DIB Một trong những hướng nghiên cứu cơ bản trên mô hình biểu diễn này là kỹ thuật nén ảnh các kỹ thuật nén ảnh lại chia ra theo 2 khuynh hướng là nén bảo toàn và không bảo toàn thông tin nén bảo toàn có khả năng phục hồi hoàn toàn dữ liệu ban đầu còn nén không bảo toàn chỉ có khả năng phục hồi độ sai số cho phép nào đó. Theo cách tiếp cận này người ta đã đề ra nhiều quy cách khác nhau như BMP, TIF, GIF, PCX… Hiện nay trên thế giới có trên 50 khuôn dạng ảnh thông dụng bao gồm cả trong đó các kỹ thuật nén có khả năng phục hồi dữ liệu 100% và nén có khả năng phục hồi với độ sai số nhận được. Hình 1.4. Quá trình hiển thị và chỉnh sửa, lƣu trữ ảnh thông qua DIB 1.2.1.2. Mô hình Vector Biểu diễn ảnh ngoài mục đích tiết kiệm không gian lưu trữ dễ dàng cho hiển thị và in ấn còn đảm bảo dễ dàng trong lựa chọn sao chép di chuyển tìm kiếm… Theo những yêu cầu này kỹ thuật biểu diễn vector tỏ ra ưu việt hơn. Trong mô hình vector người ta sử dụng hướng giữa các vector của điểm ảnh lân cận để mã hoá và tái tạo hình ảnh ban đầu ảnh vector được thu nhận trực tiếp từ các thiết bị số hoá như Digital hoặc được chuyển đổi từ ảnh Raster thông qua các chương trình số hoá Công nghệ phần cứng cung cấp những thiết bị xử lý với tốc độ nhanh và chất lượng cho cả đầu vào và ra nhưng lại chỉ hỗ trợ cho ảnh Raster. Do vậy, những nghiên cứu về biểu diễn vectơ đều tập trung từ chuyển đổi từ ảnh Raster. Hình 1.5. Sự chuyển đổi giữa các mô hình biểu diễn ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 1.2.2. Các cách tiếp cận bài toán nén ảnh 1.2.2.1. Bài toán nén ảnh Cho đầu vào một bức ảnh chụp em bé có dạng ảnh *.jpeg có size: 160KB. Ta cần nén bức ảnh này thành một bức ảnh mới có kích thước không đổi và có size nhỏ hơn rất nhiều so với file ảnh ban đầu, bức ảnh có độ nét có thể chấp nhận được. Sau đó ta có thể gửi bức ảnh cho bạn bè, người thân của em bé qua mạng cũng như qua các thiết bị lưu trữ dữ liệu. Từ bài toán trên ta có 2 cách tiếp cận bài toán như sau: 1.2.2.2. Tiếp cận nén bảo toàn Bức ảnh sau khi nén cho kích thước ảnh giống như kích thước ban đầu ảnh mới có dạng ảnh *.jpeg có size: 138KB. Trong khi ảnh cũ có size: 160KB. Sau khi giải nén cho ảnh mới có size như size ảnh ban đầu. Cách tiếp cận bảo toàn cho ta bức ảnh mới có độ nén thấp chỉ vài chục phần trăm. Nhưng ảnh sau khi giải nén không bị mất mát dữ liệu, điều này rất cần cho nén ảnh chụp X – quang hay các loại ảnh chụp trong ngành y tế, cũng như các ảnh chụp trong ngành thiên văn học các ngành này đòi hỏi độ chính xác cao. 1.2.2.3. Tiếp cận nén không bảo toàn Bức ảnh sau khi nén cho kích thước ảnh giống như kích thước ban đầu ảnh mới có dạng ảnh *.jpeg có size: 36,1KB. Trong khi ảnh cũ có size: 160KB. Sau khi giải nén cho ảnh mới có size mới là 155KB nhỏ hơn size ban đầu là 5KB. Sai số này có thể chấp nhận được cho các ảnh chụp phong cảnh cũng như các ảnh nghệ thuật. Phương pháp này không đòi hỏi độ chính xác cao. Ảnh mới cho chất lượng ảnh có độ nét cao có thể chấp nhận được và phương pháp này được sử dụng rộng dãi trong các lĩnh vục nén ảnh số cũng như nén các loại video số,… 1.3. Kết luận chƣơng Chương này đã trình bày khái quát về xử lý ảnh. Các cách biểu diễn ảnh cũng như các cách nén ảnh từ đó đặt ra bài toán nén ảnh và đưa ra cách thức giải quyết bài toán nén ảnh. Từ đó em chọn cách nén ảnh không bảo toàn để giải quyết bài toán ứng dụng nén ảnh rồi truyền qua mạng đều này được thể hiện ở chương 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ KĨ THUẬT NÉN ẢNH 2.1. Nén bảo toàn Dữ liệu, đặc biệt là văn bản, đồ họa luôn chứa trong nó những chuỗi thông tin giống hệt nhau lặp đi lặp lại. Việc nén dữ liệu được thực hiện bằng cách thay thế nhiều ký tự thông tin lặp đi lặp lại bằng các ký tự khác, và tạo ra chỉ một bản sao của những đoạn dữ liệu bị lặp lại này. Cũng có cách khác tỉ mỉ hơn dùng những mã có độ dài khác nhau mã hóa cho các ký tự khác nhau giúp cho các ký tự này chiếm ít chỗ hơn. Cách gì thì cách nhưng phải làm sao vừa thu nhỏ được kích thước file vừa giữ được sự toàn vẹn của dữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 liệu. (Run-Length Encoding) Mã hoá theo độ dài loạt RLE (Run-Length Encoding) là một thuật toán nén dựa trên sự cắt bớt các dư thừa về không gian (loại dư thừa đơn giản nhất trong một tập tin là các đường chạy dài gồm các kí tự lặp lại, một vài hình ảnh có vùng màu lớn không đổi đặc biệt đối với ảnh nhị phân), các vùng dữ liệu hằng của các tập tin chương trình, một số tập tin văn bản,... Loạt được định nghĩa là dãy các phần tử điểm ảnh (pixel) liên tiếp có cùng chung một giá trị. 2.1.1.1. Ý tưởng của thuật toán Ý tưởng của thuật toán này là phát hiện một loạt các điểm ảnh lặp lại liên tiếp, ví dụ: 11000011. Ta thấy điểm ảnh có giá trị 0 xuất hiện nhiều lần liên tiếp thay vì phải lưu trữ toàn bộ các điểm ảnh có giá trị 0 ta chỉ cần lưu trữ chúng bằng cách sử dụng các cặp (độ dài loạt, giá trị). Ví dụ 1: Cho một chuỗi nguồn t: t = 22222222222131313131300000002727272727272727 Ta sẽ có chuỗi mới: (11 2) (5 13) (7 0) (8 27) Tỷ lệ nén = 21/8 = 2.625 Đối với ảnh đen trắng chỉ sử dụng 1 bit để biểu diễn 1 điểm ảnh thì phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả, ta thấy điều đó qua ví dụ sau: Cho một chuỗi nguồn f: F = 0000000000011111111111110000001111111111111111111110000000 Ta có chuỗi mới: (11, 13, 6, 21, 7) Tỷ lệ nén = 58 bit/(5*4 bit) = 2,9 (chỉ sử dụng 4 bit để thể hiện độ dài loạt và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 không thể hiện giá trị loạt vì ảnh đen trắng chỉ có 2 giá trị bit là 0 hoặc là 1) Chú ý: đối với ảnh chiều dài của một dãy lặp có thể lớn hơn 255, nếu ta dùng 1 byte để lưu trữ chiều dài thì sẽ không đủ. Giải pháp được dùng là tách chuỗi đó thành 2 chuỗi: một chuỗi có chiều dài là 255, chuỗi kia có chiều dài còn lại. Ví dụ 2: Ta có một chuỗi nguồn: d = 5 7 9 11 13 18 28 38 48 Chuỗi kết quả sau khi mã hoá: 1 5 1 7 1 9 1 11 1 13 1 18 1 28 1 38 1 48 Tỷ lệ nén = 9/18 = 0,2 Như vậy chuỗi sau khi mã hoá đã lớn hơn nhiều chuỗi nguồn ban đầu. Do đó cần phương pháp cải tiến để xử lý những trường hợp như trên tránh làm mở rộng chuỗi dữ liệu nguồn nghĩa là chỉ mã hoá độ dài loạt dữ liệu lặp lại. Người ta đã đưa ra cách đó là thêm kí tự tiền tố vào trước độ dài loạt, việc giải mã được thực hiện nếu gặp kí tự tiền tố với độ dài loạt và giá trị điểm ảnh theo sau. Ví dụ 3: Ta có chuỗi nguồn: d = 5 8 4 8 8 8 8 8 8 8 8 10 10 10 10 10 10 10 10 10 Giả sử kí tự tiền tố là “+” ta có: 5 8 4 + 7 8 + 9 10 Tỷ lệ nén = 19/9 = 2,1 Tuy nhiên trong một số trường hợp các điểm ảnh có độ tương quan với nhau về giá trị mức xám như trong ví dụ dưới đây ta có thể tiến hành xử lý như sau. Ví dụ 4: Ta có một chuỗi nguồn: d = 5 7 9 11 13 18 28 38 48 58 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 Ta có dựa vào độ tương quan này để có được hiệu quả nén cao, bằng việc áp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan