Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Tiếng Nga - Trung - Pháp Mot so kho khan cua sv ngoai thuong trong viec hoc chu han va bien phap khac ph...

Tài liệu Mot so kho khan cua sv ngoai thuong trong viec hoc chu han va bien phap khac phuc

.DOCX
21
316
149

Mô tả:

Chữ Hán khó viết, khó nhớ, khó đọc, dễ quên thể hiện ở độ phúc tạp về hình thể, không có các đọc chung, học chữ nào biết chữ ấy.
Một số khó khăn của sinh viên khi học chữ Hán và biện pháp khắc phục Lê Quang Sáng, Ngô Hoàng Thu Thủy, Phạm Thị Thùy Dương Tóm tắt Từ ngàn xưa đến nay, làm thế nào trong thời gian ngắn nhất có thể đạt được mục tiêu đọc được, viết được, dùng được luôn là đề tài hấp dẫn được những người làm công tác giảng dạy tiếng Hán quan tâm. Các thầy cô tìm mọi cách giảm gánh nặng cho học trò, giúp trò dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ dùng, nhớ nhanh, nhớ lâu, viết đúng, viết nhanh, viết đẹp. Bởi chữ Hán khó học, khó đọc, khó viết, khó nhớ, khó dùng đã gây tâm lý sợ học chữ Hán cho tất cả người học tiếng Hán. Việc đọc thông viết thạo chữ Hán rất cần thiết, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hai kỹ năng đọc và viết. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chủ yếu đi sâu tìm hiểu những khó khăn của người học trong quá trình học chữ Hán, từ đó tìm các giải pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy. Những giải pháp này cũng là sự tổng hợp của các học giả, các nhà giáo, cùng với kinh nghiệm bản thân trong quá trình làm công tác giản dạy, hy vọng có thể góp phần giảm bớt gánh nặng của người học, nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Từ khóa: Chữ Hán khó khăn Đặc điểm biện pháp Khắc phục 1. Đặt vấn đề Khác với giảng dạy chữ Hán thời cổ (lấy chữ Hán làm trung tâm), giảng dạy chữ Hán hiện nay chủ yếu học theo bài khóa xuất hiện từ mới, học từ và chữ song hành, không có giáo trình học chữ riêng giai đoạn cơ sở. Việc dạy học chữ Hán nghiêng theo hướng coi chữ Hán như những ký hiệu nghi lại âm thanh, lời nói giống như chữ viết trong ngôn ngữ biểu âm mà chưa thực sự chú ý đến các quy luật tự thân của chữ Hán. Một bộ phận giáo viên làm công tác giảng dạy tiếng Hán, nhưng chưa từng được đào tạo chuyên môn về việc dạy chữ Hán, đặc biệt là dạy riêng cho sinh viên Việt Nam, nên thường yếu về kiến thức so sánh giữa chữ biểu âm và chữ biểu ý (chữ Hán). Hơn nữa việc tiếp cận với các thành quả nghiên cứu về giảng dạy chữ Hán hiện nay còn khó khăn do việc công bố các sản phẩm nghiên cứu của Việt Nam chưa thực sự rộng rãi, các sản phẩm của nước ngoài khá đắt, lương giáo viên hiện nay khó có thể dành đủ kinh phí để đọc, để mua. Việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy riêng còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, sinh viên học chữ Hán còn rất khó khăn, chất lượng giảng dạy chữ Hán ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, chất lượng giảng dạy mỗi nơi không đồng đều. Dạy học chữ Hán ở Ngoại Thương cũng nằm trong bối cảnh đó. 2. Những khó khăn của người học chữ Hán 2.1 Đặc điểm người học Căn cứ vào trình độ đầu vào, sinh viên có thể phân làm hai loại: + Thi đầu vào bằng tiếng Trung + Thi đầu vào bằng các ngoại ngữ khác. Việc học chữ Hán chủ yếu ở giai đoạn đầu khi mới tiếp xúc tiếng Hán, nên bài viết chúng tôi tập trung vào đối tượng thứ 2. Đối tượng này có những đặc điểm sau: + Đối tượng dạy học đều là người trưởng thành đã thuần thục chữ biểu âm (chữ tiếng Việt), đại đa số chưa có sự hiểu biết về văn hóa truyền thống và hiện đại của Trung Quốc, khả năng nhớ chữ kém hơn trẻ em, nhưng tư duy và khả năng hiểu tốt hơn, tố chất ngữ văn và việc tu dưỡng văn hóa tốt hơn trẻ em. + Người học thường không có nhận thức đầy đủ về chữ Hán, nếu có thì khá mơ hồ, phần nhiều cho rằng chữ Hán khá thần bí và cảm giác sợ hãi. Không những thế, nhiều sinh viên còn có nhận thức sai lầm về chữ Hán như viết chữ Hán như vẽ tranh, chữ Hán là chữ Tượng hình... + Kiến thức về chữ Hán và các kỹ năng viết mà sinh viên có được chủ yếu thông qua việc học và sử dụng hệ thống chữ viết biểu âm [1]. Từ mối liên hệ giữa chữ viết và ngôn ngữ, cũng như kết cấu trong ngoài của hệ thống tín hiệu chữ viết, đến các phương thức tổ hợp các yếu tố của chữ viết (sự tổ hợp tuyến tính của các chữ cái), đều thuộc về hệ thống chữ viết biểu âm. 2.2 Những khó khăn của sinh viên khi học chữ Hán Những khó khăn của sinh viên khi học chữ Hán tóm lại khoảng 11 vấn đề sau: (1) Chữ Hán phong phú về số lượng, phức tạp về hình thể, cộng thêm hệ thống phiên âm La tinh là gánh nặng khá lớn cho sinh viên khi bắt đầu học chữ Hán. Hệ thống chữ Hán phong phú về số lượng, phức tạp về hình thể. Trong “Bảng chữ thường trong tiếng Hán hiện đại” thu thập 7000 chữ, tổng số 75290 nét viết, bình quân mỗi chữ có 10.75 nét viết, trong đó số chữ có nét viết từ 9-11 nét nhiều nhất, tổng cộng 2272 chữ, chiếm 33% [2]. Trong khi đó, tiếng Việt âm tiết có chữ viết dài nhất cũng chỉ có 7 chữ cái và chiếm số lượng rất ít như chữ “Nghiêng”, phần nhiều là từ 2-5 chữ cái. “Đại cương cấp độ từ vựng và chữ Hán trình độ tiếng Hán” liệt kê chữ cấp độ A “赢” (doanh, thắng, chiến thắng), có tới 17 nét viết, gồm 5 bộ kiện cấu thành (vong, khẩu, nguyệt, bối, phàm), cấp độ B chữ có chữ “ 赢” (cảnh: cảnh sát, cảnh giác) , có tới 19 nét, 5 bộ cấu thành (thảo, câu, khẩu, bán văn, ngôn), cấp độ C có chữ “赢” , có 20 nét, gồm 6 bộ cấu thành (4 bộ khẩu, chỉ, mộc), cấp độ D có chữ “赢” , có 22 nét, gồm 8 bộ cấu thành ( nhất, thập, miên, 3 khẩu, củng, y). Trong 7785 chữ thống kê trong “Tự điển thông tin chữ Hán” thống kê, những chữ được cấu tạo từ 3 bộ kiện là nhiều nhất, tổng 3139 chữ, chiếm 40. 321%, kế sau là chữ 2 bộ kiện, tổng 2650 chữ, chiếm 34.04%, thứ 3 là chữ gồm 4 bộ kiện, tổng 1276 chữ, chiếm 16.391%, tổng 3 loại chữ hợp thể (chữ có 2 bộ kiện trở lên) là 7065 chữ, chiếm 90.75%. Nhìn một chữ tiếng Việt khi đã học qua cách phát âm, chúng ta dễ dàng đọc được. Nhìn một chữ tiếng Anh, chúng ta có thể đọc tuy không chuẩn nhưng về cơ bản người bản địa có thể nghe hiểu, nhưng một chữ Hán mà chưa học thì không thể đọc được. Việc học được cách đọc một chữ Hán mới cũng rất khó khăn. Để tra được một chữ tiếng Anh, chúng ta chỉ cần căn cứ theo thứ tự a, b, c, nhưng trong tiếng Hán lại tra theo bộ, rồi dò tìm chữ, tìm được chữ rồi, dò tìm từ, tìm được từ rồi, cách đọc của nó lại ghi chú giống như chữ A hoặc chữ B trong từ C, nếu như không biết từ C lại phải tra lại từ C và để đọc được một từ, mới học có thể tra đến 5,7 lượt. Chính sự khó khăn này, sau khi Trung Quốc mới thành lập, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu ra hệ thống phiên âm La tinh, dùng chữ La tinh ghi lại lời nói, là sự tổ hợp tuyến tính của 21 thanh mẫu và 39 vận mẫu thành các âm tiết, ghi lại lời nói trong tiếng Hán hiện đại. Đây là hệ thống ngôn ngữ ghi lại âm thanh giống như tiếng Việt. Nghe người Trung Quốc nói tiếng phổ thông, chúng ta đều có thể dùng hệ thống phiên âm này ghi lại lại được bằng phiên âm. Nhưng hệ thống phiên âm này tồn tại khá nhiều vấn đề, đặc biệt là từ đồng âm quá nhiều, việc lý giải ngôn ngữ lời nói về cơ bản không có vấn đề gì vì có ngữ cảnh ngôn ngữ, nhưng ghi chép bằng văn bản lại tồn tại rất nhiều vấn đề không thể giải quyết được, buộc vẫn phải dùng chữ Hán. Hệ thống phiên âm chỉ có tác dụng giúp ghi lại lời nói một cách dễ dàng, việc tra từ không còn hiện tượng 5,7 lượt mới tìm được cách đọc của chữ đó và việc soạn thảo văn bản tiện hơn hệ thống Ngũ bút (赢赢) Tiếng Việt dùng hệ thống chữ La tinh, việc học phiên âm sẽ dễ dàng hơn, nhưng số lượng các nét, bộ thủ, bộ kiện, thiên bàng lớn và phức tạp như vậy, sinh viên chúng ta sẽ rất khó khăn khi học. (2) Mỗi chữ Hán là một âm đọc. Gặp một từ mới trong tiếng Việt, người nước ngoài khi học chữ cái tiếng việt và cách ghép âm, gặp một từ mới chữa biết nghĩa, đa phần đều có thể đọc được. Giống như hệ phiên âm chữ Hán, người Việt khi học hệ thống phiên âm đều có thể đọc được nếu chữ Hán chỉ dùng hệ thống phiên âm. Nhưng tiếng Hán lại không sử dụng hệ thống phiên âm này mà vẫn dùng hệ chữ Hán, hệ thống phiên âm chỉ là bổ trợ chú âm đọc chữ Hán cho dễ dàng hơn. Chữ Hán, học chữ nào biết đọc chữ đó, gặp từ mới mà chữ không quen thì không đọc được. Trong 7000 chữ thường dùng trong bảng chữ thường dùng trong tiếng Hán hiện đại, nếu chưa học thì không thể đọc được. Gặp từ chưa học, chỉ có cách tra từ điển, tra phiên âm của từ này mới đọc được. Chữ hình thanh nhiều, nhưng nhìn chữ khó suy được âm đọc, vì khi mới gặp một chữ Hán hiện đại, chúng ta khó có thể xác định được chữ đó có kiểu cấu tạo nào trong "Lục thư", càng khó xác định bộ kiện nào biểu âm, bộ kiện nào biểu ý, việc xác định được chỉ có bằng cách tra cứu mới tìm được nguồn gốc của chữ, từ đó mới suy ra được. Người học đủ thời gian và kiến thức để tra cứu công việc này. Đây chính là công việc của giảng viên, giảng viên cần nghiên cứu để giúp người học dễ dàng nắm quy luật chữ Hán, từ đó giảng dạy cho sinh viên hiểu và sinh viên sẽ dễ nắm bắt, dễ nhớ hơn. (3) Hiện tượng đồng âm trong tiếng Hán khá nhiều Theo kết quả thống kê 7000 chữ trong “Bảng chữ thông dụng trong tiếng Hán hiện đại” của Lý Yến và nhóm nghiên cứu [3], chữ hình thanh có tới 5631, trong những chữ này có tới 1325 bộ kiện biểu âm. Để ghi lại âm trong chữ Hán, lại dùng rất nhiều bộ kiện để ghi lại, các bộ kiện lại chỉ ghi lại một âm tiết chung chung, chưa có thanh điệu, nên việc nhìn chữ để đoán âm là rất khó. Ví dụ: để ghi lại âm tiết “yi”, ít nhất có “赢(赢),赢”(赢), 赢(赢), 赢(赢), 赢(赢), (赢), 赢.v.v... Đây chính là một trong những lý do không thể dùng hệ thống phiên âm thay thế hệ thống chữ Hán. Người học khó có thể hiểu tại sao một âm tiết lại dùng nhiều ký hiệu để ghi lại như vậy, việc ghi lại đó cũng không rõ ràng, cùng âm khác hình đã nhiều, khác thanh điệu khác hình thì số lượng lại càng lớn. Việc nhìn hình phân biệt được đâu là bộ kiện biểu âm, đâu là bộ kiện biểu ý, thực sự khó khăn, bản thân người bản địa cũng thấy khó chưa nói đến người nước ngoài. Trong khi đó, tiếng Việt lại rất rõ ràng, nhìn chữ nào cũng có thể đọc được, nhưng nhìn chữ Hán lại khó có thể đọc được, nên người học thường đánh đồng các chữ trên không có chức năng biểu âm. (4) Ký hiệu biểu ý không thống nhất Cũng theo kết quả nghiên cứu của Lý Yên và nhóm nghiên cứu, trong 5631 chữ hình thanh, có 246 chữ có ý nghĩa khác nhau, ký hiệu biểu nghĩa cũng không đồng nhất. Ví dụ, với ý nghĩa liên quan đến ăn uống, những chữ “赢(ăn), 赢 (gặm, nhấm), 赢 (uống) dùng bộ khẩu ( 赢 ) để biểu ý, nhưng chữ “ 赢 (đồ ăn), 赢 ẩm (uống)” lại dùng bộ thực (赢,赢) để biểu ý. Người học khó mà xác định được đâu là ký hiệu biểu âm, đâu là ký hiệu biểu ý. (5) Các dạng nét viết trong chữ Hán nhiều, nhiều dạng nét khá giống nhau. Số lượng nét viết trong chữ Hán khoảng 20-30 loại, hiện nay cũng chưa có sự thống nhất trong giới khoa học. Trương Tịnh Hiền (1998) [4] thu thập 30 dạng nét viết, phân thành 6 nét cơ bản và 25 nét phái sinh, trong đó nhiều dạng nét viết khá giống nhau, sự khác biệt rất nhỏ. Ví dụ ba trường hợp sau: - Giữa ba nét: “Ngang gập vòng móc” trong chữ Phong ( 赢赢 nét thứ 2), “Ngang gập uốn móc” trong chữ Cửu (赢: nét thứ 2), “Ngang gập vòng” trong chữ Đóa (赢: nét thứ 2). - Giữa nét “ngang gập gập phảy” trong chữ Cập (赢: nét thứ 2) và “Ngang gập gập gập móc” trong chữ Nãi(赢: nét thứ nhất) - Giữa ba nét “Sổ gập phảy” trong chữ Chuyên ( 赢 : nét thứ 3), “Sổ gập gập” trong chữ Đỉnh (赢: nét thứ 6) và “Sổ gập gập móc” trong chữ Mã ( 赢: nét thứ 2). Sự khác biệt nhỏ này làm cho người học rất khó phân biệt, rất khó nhớ. (6) Khoảng cách và sự khác biệt giữa các nét không rõ ràng Trong hệ thống chữ Hán, mối quan hệ khác nhau giữa các nét viết là một trong những phương pháp phân biệt hình thể. Ví dụ: chữ 赢 (bát: số 8) và chữ 赢 (nhân: người), sự khác biệt duy nhất là quan hệ giữa hai nét ở khoảng cách, nét phảy và nét mác tách biệt là chữ Bát, và hai nét này nói liền với nhau là chữ Nhân. Hay chữ 赢 (khai: mở) và chữ 赢 (tỉnh: cái giếng) đều là bốn nét viết giống nhau: 2 ngang, 1 phảy 1 sổ, nhưng nét ngang thứ nhất tiếp giáp với nét phảy và nét sổ là chữ "khai" (mở), nét ngang thứ nhất giao với nét phảy và nét sổ là chữ "tỉnh" (cái giếng). Sinh viên khi đọc và khi viết chữ Hán khó mà hiểu được tại sao chỗ này lại nối chỗ kia lại phân, chỗ này tiếp giáp chỗ kia giao nhau, chỉ bất cẩn một chút là đọc sai, viết sai liền. Những chữ này về mặt cấu tạo chữ như chữ biểu âm, phân tách ra nữa không có ý nghĩa, nên không thể dựa vào ý nghĩa các yếu tố cấu thành (chiết tự) để đoán nghĩa để dễ nhớ, chỉ có cách học gạo mà thôi, tăng áp lực cho sinh viên. (7) Bộ kiện là yếu tố cấu thành cơ bản trong chữ Hán, số lượng bộ kiện quá nhiều. Bộ kiện được cấu thành từ các nét viết. Ủy ban cải cách chữ Hán phối hợp với đại học Vũ Hán tiến hành thống kê bộ kiện chữ Hán bằng cách dùng máy tính phân tách các bộ kiện trong 11834 chữ trong “Từ Hải” [5], kết quả có 648 bộ kiện, trong đó có 327 bộ kiện có thể trực tiếp làm chữ độc thể như: 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢..., 321 bộ kiện chỉ dùng để cấu tạo chữ như: 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢 v.v... Cho dù là chữ độc thể hay hợp thể, đối với sinh viên đây chỉ là hệ thống ký hiệu. Người học thật khó phân biệt rõ giữa các bộ kiện là chữ độc thể như chữ mục (赢) và chữ nhật (赢), giữa chữ sĩ (赢) và chữ thổ (赢), giữ chữ dĩ (赢) và chữ kỷ (赢), giữa các bộ kiện chỉ dùng làm cấu tạo chữ như giữa bộ miên ( 赢) và huyệt (赢). Người học khó có thể hiểu được tại sao thêm 1 nét, giảm một nét, thêm một chấm giảm một chấm, nét này dài một chút, nét kia ngắn 1 chút lại thành các bộ kiện khác nhau. Khi đọc, khi viết nhận nhầm, viết lẫn, viết sai là chuyền thường như cơm bữa. (8) Nhiều chữ gần giống nhau về hình thể khá nhiều Khảo sát bảng “Đại cương cấp độ từ vựng và chữ Hán trình độ tiếng Hán” ở bốn cấp độ A, B, C, D, cho thấy cấp độ A có 106 nhóm, cấp B: 79 nhóm, cấp C: 35 nhóm, cấp D: 20 nhóm. Ví dụ: Cấp A: 赢 赢 赢 赢 赢 赢 赢 赢赢赢 赢 赢赢 赢赢 Cấp B: 赢 赢 赢 赢 赢赢赢 赢 赢赢 赢赢 赢赢赢 赢赢 赢赢 赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢 赢 赢赢 赢赢 赢 赢 赢赢 赢 赢赢 赢 赢 赢赢赢 赢赢 赢赢 Cấp C: 赢 赢 赢 赢赢 赢赢赢赢 赢赢 Cấp D: 赢 赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢赢赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢赢 赢 赢赢 赢 赢赢 (9) Chữ tượng hình, chỉ sự và hội ý trong chữ giản thể là những ký hiệu khó nhớ Dựa vào cách cấu tạo chữ Hán, Hứa Thận trong “Thuyết văn giải tự” [6], quy nạp chữ Hán thành 6 kiểu chữ: tượng hình, hội ý, chỉ sự, hình thanh, giả tá, chuyển chú, gọi là Lục thư. Về lý thuyết, có lẽ chữ tượng hình, chữ hội ý và chữ chỉ sự là dễ nhớ hơn cả. Vì những chữ này phát triển từ hình đến ý, nghĩa là có thể căn cứ theo hình chữ mà suy ra nghĩa của chữ. Nhưng hình thể chữ Hán trải qua mấy ngàn năm phát triển, thay đổi từ chữ Giáp cốt → Kim → Triện →Lệ → Khải, rồi từ chữ phồn thể thành chữ giản thể. Những chữ này đã sớm mất đi chức năng tượng hình, biểu ý, phần nhiều trở thành những ký hiệu vừa không biểu ý lại không thể biểu âm. Chính những chữ này trở thành những ký hiệu khó nhớ cho sinh viên. Những chữ này không có quy luật nhất định, đơn thuần chỉ là các ký hiệu được tổ hợp một cách không có quy luật từ các nét viết ngang dọc, vòng móc, chấm phảy, như: “赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢”. Những chữ này lại là những chữ thường dùng hoặc là những bộ kiện cấu thấu thành những chữ hợp thể thường dùng, nên người học muốn tránh không tránh được. (10) Chữ Hán là chữ ghi lại từ tố, việc sử dụng chữ Hán nào để nghi lại âm tiết cũng là vấn đề khó. Mỗi chữ Hán là một từ tố [7]. Chữ Hán có khoảng 6000-7000 chữ, thường dùng khoảng 2000-3000 chữ để cấu tạo nên các từ ngữ trong tiếng Hán. Ngoài việc đọc được, viết được, chữ Hán còn liên quan đến cách dùng chữ. Phân biệt dùng đúng các chữ trong các hoàn cảnh ngôn ngữ cũng là một vấn đề đã khó còn thêm khó cho sinh viên. Ví dụ: Cùng là chữ “duy”, đọc là “wéi”, nhưng chữ viết lại có ba chữ: “赢, 赢, 赢”. Chữ “duy” trong các từ “duy trì, duy tu” chỉ có thể viết chữ 赢: 赢赢, 赢赢, mà không thể viết thành chữ “赢” , nhưng chữ duy trong chữ “tư duy” có thẻ viết thành: “赢 赢” hoặc “赢赢” , chữ duy trong các từ “duy độc” (chỉ một), “duy khủng (chỉ e, chỉ sợ) thì có thể viết là“赢赢” và “赢赢”, cũng có thể viết thành “赢赢” và “赢 赢”, nhưng chữ “duy” trong từ “duy tâm, duy vật” thì chỉ có thể dùng chữ “ 赢”, chỉ có thể viết thành “赢赢” và “赢赢”. Đây cũng là vấn đề rất khó đối với người Việt, mà chính các cụ ta xưa khi học cũng hay bị nhầm lẫn, mà điển hình là chữ “tác” (赢) và chữ “tộ” (赢赢tức giận hoặc 赢赢thịt cúng; ) vì các chữ này có cách viết gần giống nhau, âm đọc chữ Hán giống nhau đều là “zuò”. (11) Ý nghĩa chữ sơ khai và chữ trong từ đôi khi không có sự liên kết chặt chẽ về mặt ý nghĩa Chữ Hán ban đầu thường dùng để ghi lại nghĩa của chữ, hoặc nghĩa của từ tố, nhưng trong chữ Hán hiện đại (chữ giản thể), nghĩa của chữ vốn có trong nhiều từ bị ẩn đi, hoặc có nghĩa rất ít sử dụng. Khi các từ tố kết hợp với nhau thành từ, về mặt chữ chúng ta lại rất khó tìm lại được cầu nối về mặt ý nghĩa, nên dễ dùng sai, viết sai. Ví dụ cùng chữ “Khắc”, tại sao trong từ “khắc khổ” ( 赢赢) lại dùng chữ "赢" mà từ "khắc phục" (赢赢) lại dùng chữ "赢"? Vì sao chữ "đề" trong từ "đề cương" lại viết thành “赢赢", mà lẽ ra phải chữ “đề” trong chữ “đề mục” (赢赢) mới đúng chứ? Theo lôgic phải viết thành “赢赢” mới đúng. Tóm lại, tất cả những khó khăn kêt trên đều dẫn đến hệ quả là: khó đọc, khó viết, khó nhớ, khó dùng, chữ mới không đọc được, học chữ nào biết chữ đấy. Hiện tương không đọc được này, không viết được chữ kia, quên từ, viết sai nét, viế sai bộ, viết sai chữ là chuyện thường trong các bài viết của sinh viên. Đây không chỉ là vấn đề của riêng sinh viên Ngoại Thương mà là vấn đề chung của tất cả những người học chữ Hán, không chỉ riêng với người nước ngoài, mà chính người bản địa cũng là chuyện không tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là cần giảng dạy như thế nào để giảm gánh nặng cho sinh viên nói riêng, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán nói chung? 3. Biện pháp khắc phục Chính bản thân chữ Hán khó học, khó đọc, khó viết, khó nhớ, khó dùng gây tâm lý sợ chữ Hán cho tất cả người học. Đây chính là chủ đề mà từ ngàn xưa đến ngày nay những người làm công tác giảng dạy chữ Hán luôn trăn trở tìm cách giảm gánh nặng cho học trò, giúp trò dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ dùng, nhớ nhanh, nhớ lâu, viết đúng, viết nhanh, viết đẹp. Làm thế nào để học trò nhanh chóng đạt được mục tiêu đọc được, viết được, dùng được luôn là đề tài hấp dẫn với tất cả những người làm công tác giảng dạy chữ Hán. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi cũng không hy vọng có thể giải quyết toàn bộ những vấn đề ở trên, hy vọng có thể đưa ra những giải pháp góp phần nhỏ giải quyết vấn đề trên. Những giải pháp này cũng là sự tổng hợp của các học giả, các nhà giáo, cùng với kinh nghiệm bản thân trong quá trình làm công tác giảng dạy. 3.1 Bồi dưỡng cho sinh viên có những quan niệm đúng đắn về chữ Hán, khắc phục tâm lý sợ chữ Hán Đối với sinh viên khi mới bắt đầu học chữ Hán, giảng viên cần bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về chữ Hán cho sinh viên trên cả ba phương diện: âm, hình và nghĩa. Chữ Hán nhiều nét, nhiều bộ kiện, hình thể phức tạp, nhưng mỗi chữ Hán lại là một từ tố, một âm tiết hoàn chỉnh nên mỗi từ tố lại có khả năng cấu tạo từ rất mạnh. Trong tiếng Hán cổ, từ vựng chủ yếu là đơn âm tiết, mỗi chữ Hán tương đương với 1 từ. Nhưng trong tiếng Hán hiện đại, xu hướng song âm tiết chiếm chủ đạo, nhưng chủ yếu cấu tạo từ các chữ thường dùng, nên về cơ bản chỉ cần học khoảng 3000 chữ thông dụng, có thể hiểu được khoảng 20 ngàn từ ngữ thông dụng, vì 20 ngàn từ ngữ này chủ yếu cấu tạo từ 3000 chữ thông dụng, khi đó có thể đọc hiểu được sách và báo chí. Nhưng tiếng Anh chỉ khoảng hơn 20 ký tự, nhưng không thể học chỉ có 3 ngàn chữ, mà có thể hiểu được khoảng 20 ngàn chữ không thể nghỉ được có thể đọc hiểu được sách và báo chí. Nếu sinh viên cố gắng học, phương pháp giảng dạy tốt, sau 1 năm có thể giao tiếp cơ bản với người Trung Quốc. Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc viết sai từ, quên chữ là chuyện bình thường, ban đầu giảng viên cần giúp sinh viên luyện viết nhiều và chú ý các nét viết, đường bút và quy tắc viết đúng ngay từ đầu sẽ khắc phục được khá nhiều lỗi sai. 3.2 Chủ yếu sử dụng phương pháp Gởi mở liên tưởng, bổ trợ phương pháp ép buộc kích thích. Sinh viên khác với trẻ em, là những người đã có tư duy độc lập, biết suy luận. Cách giảng dạy theo cách mô phỏng, làm mẫu, sinh viên buộc học gạo để nhớ. Đó là cách dạy truyền thống, cách này phù hợp hơn với đối tượng là trẻ em, vì trẻ em dễ nhớ hơn và khả năng suy luận chưa thực sự tốt. Với người trưởng thành, cần tập trung phân tích các quy luật cấu tạo chữ, kết cấu chữ trên cả ba phương diện âm, hình và nghĩa, giúp sinh viên có sự liên tưởng giữa các yếu tố cấu thành trong chữ, từ đó giúp cho việc nhớ chữ tốt hơn[8]. Từ cổ chí kim, phương dạy học ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài về cơ bản có thể chia làm 2 trường phái: “Ép buộc kích thích” và “Gởi mở liên tưởng”. Mô hình lý luận của trường phái thứ nhất là: Kích thích - phản ứng - tăng cường kích thích - tăng cường phản ứng - tăng cường ghi nhớ nhận biết. Cách này có ưu điểm là phát huy được các yếu tố tiềm ẩn, kích thích các chức năng ghi nhớ, nhưng lại cứng nhắc, khô khan về mặt hình thức, dễ làm mất tính chủ động, tính tích cực của người học cũng như khó phát huy được khả năng liên tưởng và năng lực tư duy. Mô hình lý luận của trường phái gợi mở liên tưởng là: Gởi mở - Liên tưởng Tiếp tục gợi mở - Tiếp tục liên tưởng - Ghi nhớ và sử dụng linh hoạt. Cách giảng dạy này có ưu điểm là phát huy được tính chủ động và sáng tạo cả hai phương diện dạy và học, có thể phát huy được năng lực tư duy và ghi nhớ liên tưởng của người học, dần dần phát huy được tiềm năng tư duy quy nạp và tư duy trừu tượng của người học, từ đó mà đạt được mục tiêu dạy học là vừa học được chữ vừa phát triển được trí tuệ. Qua đó có thể thấy, mỗi phương pháp có ưu có nhược, cần có sự kết hợp hài hòa giữa hai phương pháp. Rõ ràng việc lấy lý luận gợi mở liên tưởng làm chủ đạo, lấy phương pháp ép buộc kích thích bổ khuyết, tăng cường trí nhớ sẽ phù hợp với đối tượng sinh viên hơn. Ví dụ, khi dạy chữ “赢” (người), chúng ta có thể giảng giải như sau: Đây chính là chữ chúng ta hay viết tắt chữ “người” mà các em hay viết trong tiếng Việt. Chữ Nhân là chữ tượng hình, ghi lại hình dáng của con người. Cách viết một nét phảy (赢), một nét mác ( ) giống như một người đang bước trên đường. Hai chữ Nhân tổ hợp lại là chữ Tòng (赢), nghĩa của chữ là “đi theo”, “cùng theo”. Ba chữ nhân hợp lại là chữ “chúng” ( 赢 赢 , nghĩa là nhiều người , như "chúng" trong các từ "quần chúng", “chúng tôi”. Bốn chữ “nhân” có thể ghép lại được không? Không! Nhưng số bốn ( 赢 ), bỏ đi chữ “nhi” ( 赢 ) bên trong, thay bằng chữ “nhân”, sẽ thành chữ “tù” (赢), vì người bên trong không ra được nên có nghĩa là bắt giam, giam hãm. Và cuối cùng để tăng cường trí nhớ và sự phân biệt giữa các từ gần giống, lấy từ đã học Bát ( 赢), so sánh, yêu cầu sinh viên phân biệt sự khác biệt giữa hai chữ. Trong mỗi tầng bậc ý nghĩa, giảng viên đều nên đặt câu hỏi để sinh viên liên tục tư duy. Cách dạy này giúp sinh viên dễ dàng nhớ chữ "nhân" (người), không viết sai, mà lại củng cố việc ghi nhớ chữ bát (赢), không viết nhầm lẫn giữa hai chữ. Như vậy, chúng ta dựa vào nguyên tắc cấu tạo chữ, quy luật cấu tạo chữ, giữa âm và hình, giữa cách sử dụng và cách viết liên tục gợi mở, liên tưởng, rồi gợi mở, rồi liên tưởng, giúp sinh viên nhớ được chữ Hán, tăng cường hứng thú cho sinh viên, giúp sinh viên dần dần hình thành tư duy về các quy luật cấu tạo chữa. 3.3. Dạy chữ Hán theo phương pháp Lục thư và Tam thư Đời Hán, Hứa thận dựa vào tư liệu chữ Hán mà ông thu thập được đã tiến hành nghiên cứu phân loại, phân tích chữ về cả ba mặt âm, hình và nghĩa một cách hệ thống và tương đối khoa học. Ông dựa vào cách cấu tạo chữ mà phân thành 6 loại: Tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, giả tá và chuyển chú. Cùng với sự phát triển của chữ Hán, chữ tượng hình, chữ hội ý và chữ hình thanh phát triển mạnh, nên nhà nghiên cứu Đường Lan [9](1935: Dẫn luận văn tự học cổ, 1949: Trung Quốc văn tự học) đã đề ra phương pháp cấu tạo chữ Tam thư và được nhiều người hưởng ứng, nhưng đa phần vẫn quen với Lục Thư. Tuy nhiên, đến chữ Hán giản thể, chúng ta khó có thể nhận ra các chữ theo các phương pháp cấu tạo trong Lục thư. Nhưng bằng cách tra cứu nguồn gốc, chúng ta vẫn có thể gợi mở, giúp sinh viên nắm được nguồn gốc chữ, giúp sinh viên có khái niệm chiều dài lịch sử, quá trình hình thành và phát triển. Ví dụ: Khi dạy chữ “赢” (mã: ngựa), giảng âm đọc là “mǎ”, vì chữ Mã là chữ tượng hình, đến chữ giản thể đã làm mất đi tính tượng hình trong chữ, giảng viên nên dùng phương pháp giải thích nguồn gốc chữ: Qua sự giới thiệu này, sinh viên sẽ nhanh chóng liên tưởng đến hình tượng con ngựa trong cuộc sống, căn cứ vào hình thể biết được cách đọc, cũng như hiểu được chữ Hán trải qua mấy ngàn năm phát triển, từ chỗ vẽ hình tượng sự vật, mô tả hiện tượng, dần chuyển sang các họa tiết (văn), rồi chuyển sang các nét, cuối cùng trở thành ký hiệu. Như trường hợp chữ Mã, từ chỗ vẽ hình tượng con ngựa, sau đó chuyển dần thành các họa tiết, rồi tiếp chuyển thành chữ có 3 nét, và cuối cùng là ký hiệu không biểu nghĩa mà cũng chẳng biểu âm. Nhưng chữ Mã trải qua một thời gian dài ghi lại âm tiết đọc là “mǎ”, nên nó dần trở thành bộ kiện biểu âm cấu tạo nên nhiều từ ngữ trong tiếng Hán như:“ 赢 (ma), 赢 (mǎ), 赢 (má), 赢 (mā), 赢 (mà).v.v..., ngoài ra nó còn là bộ kiện biểu ý, cấu tạo nên các từ như : “赢” (xe, ngựa chạy nhanh), “赢” (cử, sai bải, người thừa lệnh đi làm việc); “ 赢” (kéo xe, hoặc nông cụ). Qua việc phân tích này, sinh viên sẽ dần hiểu được rằng, chữ Hán ban đầu được hình thành từ quá trình trực quan miêu tả sự vật (chữ tượng hình), dần dần những khái niệm trừu tượng được hình thành để ghi lại các hiện tượng (chữ chỉ sự), nhưng việc trừu tượng hóa cũng gặp nhiều hạn chế do khó đạt được nhận thức chung, nên người xưa đã tận dụng những chữ đã biết tổ hợp các yếu tố đó thành chữ chữ hội ý, nhưng cả ba kiểu chữ trên rất hạn chế vì không thể hiện được âm đọc trong đó, nên yếu tố ghi âm được dần hình thành (chữ hình thanh), với lợi thế này chữ Hình thanh phát triển chính trong hệ thống chữ Hán hiện đại (chiếm khoảng hơn 80%). Việc giảng dạy chữ Hán theo Lục thư có thể triên khai theo ba cách sau: + Tận dụng các phương tiện đa năng, trình chiếu gắn gọn bằng hình ảnh sự phát triển chữ (đặc biệt là chữ tượng hình) như những chữ: 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢 v.v… + Giảng giải cách cấu tạo chữ, chú trọng vào chữ chỉ sự và hội ý: ví dụ: chữ 赢, được hình thành trên chữ tượng hình 赢 (đao: con dao, cái đao), đánh dấu vào lưỡi con dao, nghĩa là lưỡi dao, 赢 (mộc: cây, gỗ), cây ký hiệu dưới 赢 (nghĩa là gốc cây), mộc kết hợp với bộ nhân tạo thành 赢 (hưu: người dựa vào cây, nghĩa là nghỉ ngơi). + Dùng phương pháp quy nạp: Chữ hình thanh nhiều, nhưng nhìn chữ khó suy được âm đọc, vì khi mới gặp một chữ Hán hiện đại, chúng ta khó có thể xác định được chữ đó cấu tạo theo phương thức gì trong Lục thư, càng khó xác định bộ kiện nào biểu âm, bộ kiện nào biểu ý, việc xác định được chỉ có bằng cách tra cứu mới tìm được nguồn gốc của chữ, từ đó mới suy ra được. Khi mới học, người học không thể làm việc này, vì vậy, giảng viên cần nghiên cứu đề giúp người học dễ dàng nắm quy luật chữ Hán, giúp sinh viên hiểu được đâu là chữ hình thanh, đâu là bộ kiện biểu âm, đâu là bộ kiện biểu ghĩa, từ hình thể dễ dàng liên tưởng gợi nhớ về mặt âm, gợi nhớ về mặt nghĩa, dễ nhớ hình dạng chữ, giúp sinh viên hiểu sâu, nhớ nhanh, nhớ lâu, viết dễ dàng hơn. Ví dụ: chữ 赢 làm bộ kiện biểu âm cấu tạo nên chữ 赢, 赢, 赢, 赢, chúng ta vừa dựa trên cơ sở chữ Mã đã học, lại tổng kết các chữ này, ghép với bộ nữ là 赢 (mẹ), ghép với bộ trùng là 赢 trong từ con kiến, một người nói là chữ “赢” (trợ từ để hỏi), hai người nói đối diện nhau là chữ “赢” (mắng). 3.4 Dạy chữ Hán theo phương pháp phân tích chữ (phương pháp Chiết tự của người Trung Quốc) Từ góc độ tri nhận của người học, đối với các hình thể phức tạp, thường được chia thành các bộ phận nhỏ hơn, từ các hình thể đơn giản lại thường được chia thành các đường nét. Từ góc độ này, nhiều học giả đề xuất giảng dạy chữ Hán bằng phương pháp phân tích các yếu tố cấu thành trong chữ dựa vào kết cấu của chữ Hán. Việc phân tích này có thể vừa giúp người học hiểu được nghĩa của chữ, hiểu được quy luật cấu tạo chữ, lại có thể giúp người học dễ nhớ, nhớ lâu hơn. Cụ thể: Biểu ý + biểu âm: 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢… 赢 Biểu ý + biểu ý: 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢… Biểu ý + ký hiệu: 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢… 赢 Biểu âm + ký hiệu: 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢, 赢… Thôi Vĩnh Hoa trong bài “Bộ kiện chữ Hán và giảng dạy chữ Hán cho người nước ngoài” [11], chỉ ra rằng “bộ kiện sau khi phân tách chữ ra càng nhỏ, càng lợi cho việc ghi nhớ”. Ông cũng chỉ ra trong “Đại cương cấp độ từ vựng và chữ Hán trình độ tiếng Hán”, có tổng 8822 từ được cấu tạo từ 2866 chữ Hán. 2866 chữ này được cấu tạo từ 431 bộ kiện, trong đó, những bộ kiện có thể gọi tên chiếm 61.5%. Riêng từ cấp độ A có 1033 từ, được cấu tạo từ 801 chữ Hán và 330 bộ kiện, trong 330 bộ kiện này, có 226 bộ kiện biểu ý, chiếm 68.5%. Ông cũng chỉ ra rằng, việc ghi nhớ giữa ba yếu tố: nét viết, bộ kiện, chữ hoàn chỉnh thì bộ kiện là lý tưởng nhất. Việc giảng dạy phân tích chữ theo bộ kiện được áp dụng nhiều cho các đối tượng là người nước ngoài học tiếng Hán. 3.5 Dạy chữ Hán theo phương pháp chiết tự của người Việt Dựa vào cách cấu tạo từ, kết cấu từ, quy luật chữ Hán, lý luận ngôn ngữ, người Việt cũng s dụng phương pháp phân tích chữ để dễ học, dễ nhớ, tăng hứng thú, gọi là Chiết tự. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi áp dụng phương pháp này, sinh viên cũng rất hứng thú, không khí khá sôi nổi trên lớp, hiệu quả nhớ và viết khá tốt. Ví dụ: Ví dụ trong tác phẩm “Không chồng mà chửa” của Hồ Xuân Hương: Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc, Phận Liễu sao đà nảy nét ngang? Khi chưa học chữ Hán, chúng ta rất khó hiểu hai câu thơ trên. Nhưng khi học chữ Hán rồi, chúng ta mới hiểu hai câu thơ trên tác giả đã dùng thủ pháp chiết tự. Chữ Thiên (赢), nhô đầu dọc là “赢” (phu), nghĩa là chồng. Chữ Liễu (赢) đồng âm với chữ Liễu (赢) chỉ cây liễu vốn là hình ảnh tượng trưng cho người con gái trong thơ ca cổ (liễu yếu đào tơ, phận liễu bồ…), “nảy nét ngang” (thêm nét ngang), tức chữ Tử (赢), nghĩa là con. Cả hai câu nghĩa là chồng chưa có nhưng đã có con. Hay câu ca dao trong kho tàng ca dao Nghệ Tĩnh: Trăng xưa dọi tỏ lòng người Treo gương nhật nguyệt cho đời soi chung. Hai câu trên đã được tác giả dân gian vận dụng thủ pháp chiết tự chữ Hán hết sức độc đáo. Trăng xưa dịch từ chữ Cổ Nguyệt [ 赢 赢 ], Cổ [ 赢 ] và Nguyệt [ 赢 ] ghép lại thành chữ Hồ [ 赢 ] , lòng người là thầm nói đến chữ Sĩ [ 赢 ] và Tâm [ 赢 ], ghép hai chữ này lại ta có chữ chí [ 赢 ]; còn chữ Nhật [ 赢 ] và chữ Nguyệt [ 赢 ] ghép lại thành chữ Minh [ 赢 ]. Vậy ba chữ chiết tự từ câu ca dao ra là Hồ Chí Minh [赢赢赢]. Bài ca dao thể hiện tình cảm tôn kính mến yêu của nhân dân đối với vị cha già của dân tộc, thể hiện được sự tinh diệu và tài hoa của người Việt. Giờ dạy chữ Hán khá khó dạy, vì chữ khó nhớ, sinh viên dễ chán, dễ mệt mỏi. Khi áp dụng phương pháp chiết tự chữ Hán, sinh viên rất hứng thú với kiểu “chơi chữ này”. Qua quá trình giảng dạy, chúng tôi thấy phương pháp này rất hiệu quả, được các sinh viên rất thích thú, giúp sinh viên nhớ được, đọc được và viết được ngay. Phương pháp này giúp sinh viên không chỉ nhớ tốt chữ Hán mà còn tăng sự hiểu biết về văn hóa Hán, về nhân sinh quan, thế giới quan. Ví dụ: 爱(ái, có nghĩa là yêu): gồm có ba bộ: bộ móng vuốt ( 赢: các móng tay), bộ mật (赢: mái nhà), bộ hữu ( 赢赢bạn bè), nghĩa là “Yêu tức là xuất phát từ tình bạn, tình bạn đó hướng tới tổ ấm dưới một mái nhà và có sự ân ái của đôi bàn tay”. Sau đó ra câu đố: • Bạn thân dưới một mái nhà, • Bàn tay nâng đỡ ân tình trong tâm. 爱(giáo, có nghĩa là dạy), gồm ba bộ: “ nghĩa là ông bố( ” (lão)、“、” (tử)、“ ” (bán văn), ), cầm chiếc roi( ) đánh con trai(、)” . Từ chữ Hán, chúng ta có thể mở rộng giảng giải văn hóa Trung Quốc. Từ góc độ mặt chữ cho thấy: Người dạy là ông bố, đối tượng giảng dạy là con trai, phương thức giảng dạy là đánh. Ý nghĩa mặt chữ cho thấy người Trung Quốc xưa cho rằng giáo dục con cái là phải đánh. Ý nghĩa này cũng trùng với câu thành ngữ: “ 赢赢赢赢赢赢”(không đánh không thành tài). Từ phương diện khác, chữ 爱 cũng cho ta thấy sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo: Trọng nam khinh nữ, trong nhà người cha dạy con là chính, thế nên con không nên người là lỗi của người cha ( 赢赢赢赢赢赢赢) (khác với Viê tê Nam là lỗi của mẹ) và cũng chỉ có con trai mới được học. Nếu phân tách tiếp, chữ 赢 (hiếu), hiếu có nghĩa là người con trai đặt vị trí người cha lên đầu. Trong nhà người hiếu thuận là con trai, mà con trai chủ yếu hiếu thuận với cha, không thấy nhắc đến người mẹ và con gái, tư tưởng đó dần dần hình thành tâm lý “赢赢赢赢” (nuôi con trai để phòng già). Qua đây, chúng ta cũng dễ dàng hiểu được tư tưởng thích sinh con trai của người Trung Quốc, cũng thấy được tư tưởng trọng nam khinh nữ của người Trung Quốc. 3.6 Dạy chữ và từ phải gắn với nhau Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, nếu như chỉ chú trọng việc đọc được, nhớ được, viết được, mà không dùng được thì đánh mất đi mục đích học chữ Hán. Vì vậy, việc dạy chữ phải gắn chặt với việc dùng từ. Việc giúp sinh viên dễ nhớ, nhớ nhanh, nhớ lâu, viết đúng, cần chú ý phân bổ thời lượng hợp lý, vì mục đích cuối cùng là phải sử dụng được tiếng Hán. Chữ Hán thường có nhiều hàm nghĩa, chúng ta có thể dùng từ để giải thích nghĩa chữ. Ví dụ: chữ “赢”, đọc là “cháng” nghĩa là “dài” (tính từ), cũng nghĩa là “lớn lên” (động từ), đọc là “zhăng” nghĩa là “trưởng đơn vị”: ví dụ “赢赢” (hiệu trưởng), “赢赢” (bộ trưởng)…. Nhiều người đồng quan điểm rằng, biểu đạt trong tiếng Hán rất mơ hồ, nghĩa là trong các hoàn cảnh ngôn ngữ khác nhau lại có ý nghĩa khác nhau, phải nghe lời nói, giọng nói mới đoán được ý nghĩa thực. Vì vậy, khi giảng dạy chữ Hán, cũng cần chú ý đến cách sử dụng của các từ về cả bốn ba phương diện âm, hình, nghĩa và dụng. Ví dụ như chữ 赢 (hoa: hoa, tiêu tiền). Nếu đặt bối cảnh với từ 赢 赢 (bông hoa), sinh viên rất dễ nhớ vì chữ 赢, gợi hình ảnh một bông hoa trên cây, hơn nữa cách phát âm chữ này “huā” lại gần giống chữ “hoa” trong tiếng Việt, làm danh từ có nghĩa là hoa, làm từ tố cũng có nghĩa là hoa. Nhưng ở hoàn cảnh khác lại với ý nghĩa khác: 赢赢 (tiêu tiền), 赢赢 (tiêu sài), 赢赢 (hoa mắt), 赢赢 (lăng nhăng)…. Kết luận Chữ Hán khó đọc, khó viết, khó nhớ, khó dùng, gây nhiều khó khăn cho người học. Khi mới học chữ Hán, người học dễ mang tâm lý sợ hãi. Vì vậy, giảng viên cần giúp sinh viên từng bước khắc phục tâm lý này, từng bước giúp sinh viên gỡ dần khó khăn trong quá trình học chữ bằng cách đi sâu nghiên cứu chữ Hán, trình bày rõ quy luật chữ Hán, nguồn gốc chữ Hán, chú trọng việc phân tích chữ Hán. Trên cơ sở đó, linh hoạt sử dụng các phương pháp phù hợp, kết hợp với sự hỗ trợ của các phương tiện đa chức năng, khi giảng giải áp dụng nên áp dụng phương pháp gợi mở liên tưởng, phần luyện tập nên tăng cường phương pháp ép buộc kích thích để đạt hiệu quả cao nhất. Phấn đấu đạt được các mức chuẩn cao của giáo viên như lời củaWilliam A. Warrd: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Ghi chú [1] Chữ tiếng Việt là chữ biểu âm, được tổ hợp của các chữ cái La tinh, khi phân tích các chữ ra các yếu tố nhỏ, chúng không có ý nghĩa liên quan. [2] 赢赢赢, 对对对对对对对对对对对对对对对对赢赢赢赢赢赢赢,1998,3. [3]赢赢赢赢赢赢赢赢赢赢赢赢赢 , 对对对对对对对对对 赢赢赢赢赢赢赢, 1992,1. [4] 赢赢赢, 对对对对对对对, 赢赢赢赢赢赢赢, 1988,1. [5] 赢赢赢赢赢赢赢, 对对赢赢赢赢赢赢赢赢, 1979. [6] “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận đời Hán, là cuốn sách giải thích về chữ Hán một cách hệ thống và đầy đủ nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy chữ Hán thời cổ và ngày nay. [7] Khác với ngôn ngữ biểu âm, mỗi chữ có thể không phải là một âm tiết, một từ tố, nhưng mỗi chữ Hán ghi lại một âm tiết, là một từ tố cấu tạo nên từ. [8] 赢赢赢[赢赢, 对对对对对对对对对对对对, 赢赢赢赢赢赢赢赢赢赢赢赢赢 赢赢, 赢赢赢赢赢赢赢赢赢, 1995 . [9] Đường Lan trong “Dẫn luận văn tự học cổ” (1935), “Trung Quốc văn tự học” (1949) đã đề ra phương pháp cấu tạo chữ Tam thư: tượng hình, hội ý, hình thanh. Tài liệu tham khảo [1] 爱爱爱, 对对对对对对对对对对对, 爱爱爱爱爱爱, 1997, 3. [2] Lê Quang Sáng, Giảng dạy chữ Hán bằng phương pháp Chiết tự, Kỷ yếu Hô ôi thảo khoa học khoa tiếng Trung, 2008. [3] 爱爱爱爱爱爱爱爱爱爱爱, 爱对对对对,爱爱爱爱爱爱爱, 1993. [4] 爱爱爱爱, 爱对对对对对对对对对, 爱爱爱爱爱爱爱, 1993. [5] 爱爱爱, 爱对对对对对对, 爱爱爱爱爱爱爱, 1994. [6] 爱爱爱, 对对对对对对, 爱爱爱爱爱, 1992. [7] 爱爱爱, 爱对对对对对对, 爱爱爱爱爱爱爱爱爱爱爱爱爱爱爱,爱爱爱爱爱 爱爱爱爱, 1988. [8] 爱爱爱, 对对对对对对对对, 爱爱爱爱爱爱 1996, 2.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan