Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ...

Tài liệu Một số giải pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường mầm non quận 5 - TP. Hồ Chí Minh

.PDF
147
1811
90

Mô tả:

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------------- o ỏ o — - ---------- TRÀN THỊ PHƯỚC MỘT SÓ GIẢI PHÁP XÂY DựNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ TÍCH TRONG TẬP THẺ GIÁO VIÊN Ở CAC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 5 - TP. HÒ CHÍ MINH cực Chuyên ngành: Quản Lý Giáo Dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN QƯÓC LÂM Nghệ An, 2013 MỘT SÓ KÝ HIỆU VIÉT TẲT TT CHỮ VIÉT TẮT NGHĨA ĐẢY ĐỦ CỦA CHỮ VIÉT TẮT 1 HT Hiệu Trưởng 2 TT Tập thê 3 GV Giáo viên 4 TTGV Tập thê giáo viên 5 HS Học sinh 6 TL Tâm lý 7 TLH Tâm lý học 8 TTGV Tập thê giáo viên 9 CB - GV- CNV Cán bộ - Giáo viên - Công nhân viên 10 CMHS Cha mẹ học sinh 11 BKKTL Bâu không khí tâm lý 12 BKKTLTC Bâu không khí tâm lý tích cực 13 MN Mâm non 14 MN HM2 Mâm non Họa Mi 2 15 MNHM3 Mâm non Họa Mi 3 16 MN 6 Mâm non 6 17 MN 9 Mâm non 9 18 TP. HCM Thành phô Hô Chí Minh 19 LĐ Lãnh đạo 20 QL Quản lý 21 QLGD Quản lý giáo dục 22 CBQL Cán bộ quản lý 23 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 34 CSGD Chăm sóc giáo dục 35 CTCĐ Chủ tịch công đoàn Lời Cảm ơ n T r o n g suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ , chia sẻ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến: Tập thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Giáo dục trường Đại Học Vinh đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, cung cấp và truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khoá học vừa qua. Đặc biệt cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo TS. PHAN QUỐC LẦM, Người đã tận tâm trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các thầy cô giáo là CBQL và GV của các trường MN HM2, MN HM3, MN 6 và MN 9 thuộc quận năm, đã giúp đỡ tôi thu thập các thống kê, dữ liệu thực tiễn cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng môn, nhất là ban cán sự lớp học QLGD - K19A, các đồng nghiệp và bạn bè đã cùng gắn bó, chia sẻ, động viên, giúp đỡ cho tôi hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu khoa học này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2013. Học viên: TRÂN THỊ PHƯỚC MỤC LỤC ********* MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích nghiên c ứ u ..........................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 6 . Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4 7. Những đóng góp của luận văn ........................................................................ 5 8. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................6 CHƯƠNG1 C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.................................................................................. 7 1.1.1. Ngoài nước................................................................................................7 1.1.2. Trong nước............................................................................................... 7 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN...............................................................7 1.2.1. Khái niệm TT ...........................................................................................7 1.2.2. Khái niệm TT GV trường M N................................................................. 9 1.2.3. BKKTL và BKKTL TC trong TTGV trường MN................................. 12 1.2.4. Khái niệm QL, QL nhà trường và giải pháp QL.................................... 16 1.3. MỘT SỔ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG BKKTL TC TRONG TTGV TRƯỜNG M N .................................................................................................. 22 1.3.1. Các giai đoạn phát triển của một TT.......................................................22 1.3.2. Đặc điểm của BKKTL T C ......................................................................26 1.3.3. Vai trò của BKKTL TC trong TTGV trường M N ................................. 31 1.3.4. Những biểu hiện của BKKTL TC trong TTGV....................................34 1.3.5. Các tiêu chí để đánh giá BKKTL TC.................................................... 35 1.4. NHỮNG YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN BKKTL TC TRONG TTGV TRƯỜNG M N ................................................................................................ 36 1.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến BKKTL.................................................. 36 1.4.2. Vai trò và phong cách QL của HT trong việc xây dựng BKKTL TC ...52 Tiểu kết chương ỉ .............................................................................................57 CHƯƠNG 2 THựC TRẠNG BKKTL CỦA TT SƯ PHẠM VÀ BIỆN PHÁP QL NHẰM XÂY DựNG BKKTL TC TRONG TT GV CỦA HT MỘT SÓ TRƯỜNG MN Ở QUẬN 5 TP. HCM. 'k 'k 'k 'k 'k 'k 'k 'k 'k 2.1. KHÁI QUÁT VỀ GDMN QUẬN NĂM- TP.HCM..............................59 2.2. KHẢO SÁT VÈ NGHIÊN c ứ u THựC TRẠNG....................................61 2.2.1. Mục tiêu khảo sát.................................................................................... 61 2.2.2. Đối tượng khảo sát................................................................................... 61 2.2.3. Nội dung khảo sát................................................................................... 61 2.2.4. Cách thức khảo sát..................................................................................62 2.3. KỂT QUẢ KHẢO SÁT..........................................................................62 2.3.1. Thực trạng BKKTL TC của 4 trường MN tại quận năm - TP. HCM ...63 2.3.2. Đánh giá chung mức độ gắn bó của các thành viên với TT, ở 4 trường MN quận năm - TP.HCM........................................................... 73 2.3.3. Thực trạng về mức độ gắn bó của các thành viên với TT ở 4 trường Quận Năm TP.HCM................................................................................77 2.4. ĐÁNH GIÁ THÁI Độ CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI TT Ở 4 TRƯỜNG MN QUẬN NĂM - TP. HCM ..........................................83 2.4.1. Mô tả phiếu và cách làm.......................................................................... 83 2.4.2. Thực trạng về thái độ của các thành viên đối với TT ở 4 trường MN tại quận Năm TP. HCM.................................................................. 85 2.4.3. Thực trạng về biện pháp QL của HT trong việc xây dựng BKKTL TC ở các trường MN được khảo sát.......................................................90 2.5. ĐÁNH GIÁ CHƯNG VỀ THựC TRẠNG.............................................95 2.5.1. Những ưu điểm và hạn chế...................................................................... 95 2.5.2. Những nguyên nhân của hạn chế.............................................................96 Tiểu kết chưong 2 .............................................................................................. 98 CHƯƠNG 3 MỘT SỔ BIỆN PHÁP LÃNH ĐẠO VIỆC XÂY DựNG BKKTL TC CỦA TTGV TRƯỜNG MẦM NON 'к 'к 'к - к 'к -к 'к 'к 'к 3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤTBIỆN PHÁP............................... 99 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu......................................................... 99 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.......................................................... 99 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi............................................................ 99 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả....................................................... 100 3.2. MỘT SỔ BIỆN PHÁP XÂY DựNG BKKTL TC TRONG TTGV TRƯỜNG MN....................................................................................... 100 3.2.1. Nâng cao uy tín và đổi mới phong cách QL của HT............................100 3.2.2. Phân công lao động một cách hợp lý .................................................... 105 3.2.3. Xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết giữa HT và các thành viên với nhau....................................................................................................... 107 3.2.4. Công bằng, công khai, dân chủ trong đánh giá GV.............................. 108 3.2.5. Quan tâm cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho CB - GV CNV....................................................................................................... 110 3.2.6. Tổ chức và thu hút GV tham gia tích cực vào hoạt động tập thể tạo BKKTL lành mạnh................................................................................ 112 3.2.7. Xây dựng tốt mối quan hệ với các lực lượng GD bên ngoài nhà trường.................................................................................................... 114 3.3. KÉT QUẢ THẢM DÒ VÈ TÍNH CẤP THIẾT & TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP XẦY DựNG BKKTL TC ........................... 116 3.3.1. Khảo sát về thăm dò............................................................................. 116 3.3.2. Ket quả thăm dò và phân tích kết quả.................................................. 118 Tiểu kết chưong 3 ............................................................................................128 KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 1.KÉT LUẬN................................................................................................. 129 2.CÁC KIÉN NGHỊ........................................................................................ 130 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................132 CÁC PHỤ LỰC NGHIÊN c ứ u ................................................................. 136 PHỤ LỤC 1................................................................................................ 136 PHỤ LỤC 2................................................................................................ 137 PHỤ LỤC 3................................................................................................ 138 PHỤ LỤC 4................................................................................................ 139 PHỤ LỤC 5................................................................................................ 140 1 MỞ ĐÀU ********* 1. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI : Việc vận dụng TLH vào công tác QL nhằm giúp các thành viên trong nhà trường hiểu nhau, thương yêu nhau và tôn trọng nhau hơn. Đe làm tốt điều này, thì người CBQL phải biết tạo điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của tập thể đội ngủ GV - CNV nhà trường, phát huy nội lực, mặt tốt, tính tích cực hướng thiện của con người, biết hạn chế những mặt bi quan tiêu cực, biết phòng chống ngăn ngừa, sữa chữa những thói hư tật xấu, tránh làm điều ác để sống lạc quan, cân bằng TL, yêu đời, hạnh phúc, hướng tới lý tưởng chân, thiện, mỹ. Muốn vậy, người CBQL phải nắm vững các nguyên tắc về nghiên cứu TLH bao gồm cả TL của từng cá nhân và TL của TT đội ngủ GV - CNV trong nhà trường. Đe thực hiện tốt điều này, đòi hỏi người CBQL phải nắm vững tri thức và các phương pháp của TLH nói chung, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tác động TL đối với GV - CNV và TT nhà trường, hiểu được nguồn gốc sự việc, bản chất, đặc điểm và tính quy luật của các hiện tượng TL con người, và các hiện tượng TL trong TT đội ngủ nhà trường diễn ra hàng ngày, để từ đó có biện pháp tác động đúng đắn, thích hợp và kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QL trong nhà trường. Đó là một trong những yêu cầu, tiêu chuẩn có tính nghiệp vụ quan trọng đối với người CBQL hiện nay. Mỗi chúng ta, ai cũng có nhu cầu được sống và lao động trong TT. Trong mỗi TT đều có bầu không khí TL riêng. Đó là trạng thái TL xã hội, tinh thần của TT, tâm trạng của con người sống trong xă hội hay trong TT, BKKTL chính là tình cảm, nó tác động đến động cơ làm việc của con người, 2 ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, nó tồn tại khách quan trong TT và đóng vai trò to lớn đối với hoạt động chung của TT nhà trường. Xây dựng BKKTLTC là một trong những yếu tố cơ bản đem lại thành công trong QL TT lao động. Chủ thể cần tìm các biện pháp QL, nhằm xây dựng BKKTL TC trong TT sư phạm nhằm tạo điều kiện tốt cho các hoạt động nhà trường đạt được kết quả cao. Đây là yếu tố rất quan trọng mà người QL cần quan tâm sâu sát. Trong nhà trường nếu BKKTL lành mạnh, thân ái thì tâm trạng mọi người làm việc sẽ thoải mái, vui vẻ, phấn khởi, có tinh thần TT gắn bó keo sơn giữa LĐ vói nhân viên, giữa nhân viên với nhau, làm tăng thêm tính tích cực của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo ra sự đoàn kết nhất trí cao, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, làm việc vì mục tiêu chung. Một TT như vậy, ít xuất hiện những xung đột gay gắt, bè phái gây mất đoàn kết. Trái lại, một TT mà BKKTL căng thẳng, tẻ nhạt, buồn chán, dễ gây ức chế, mọi người thờ ơ theo kiểu “Việc mình thì mình làm, xong việc thì về, ai làm gì mặc ai...” thì dễ dàng hình thành nên các nhóm người đối lập và có điều kiện nảy sinh và phát triển những mâu thuẩn xung đột, gây ra bất mãn trong TT. Một TT như vậy các cá nhân sẽ không gắn bó với nhau, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, tất nhiên sẽ khó có kết quả tốt trong công việc chung của nhà trường. Trong Nghị Quyết, văn kiện Đại hội XI, Đảng ta đã xác định vị trí, tầm quan trọng với định hướng: “ Phát triển GD là quốc sách hàng đầu” GD cùng với khoa học và công nghệ là khâu then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, GD vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Trước những khó khăn chung của ngành, từng đơn vị trường học cần phải cố gắng vươn lên để đạt được những mục tiêu mà mỗi nhà trường đã đề ra, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thành 3 công là phong cách QL của người HT trong việc xây dựng BKKTL TC trong nhà trường. Thực tế, ngành GDMN ở Quận Năm đang xuất hiện những TT nhà trường có nhiều xu hướng TL khác nhau. Có một số trường xây dựng được TT đoàn kết, thân ái, thương yêu gắn bó vói nhau và đạt được nhiều thành tích tốt đẹp. Song cũng có trường vốn là tốt, nhiều năm đã đạt được danh hiệu trường tiên tiến cấp quận , cấp thành phố nhưng vì mất đoàn kết, nhiều bè phái gây mâu thuẫn nội bộ tạo nên BKKTL căng thẳng, chia rẽ làm cho nhà trường ngày một mất uy tín, chất lượng của nhà trường đi xuống. Nói cách khác, BKKTL của TT nhà trường tốt lên hay xấu đi phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp LĐ của người HT. Vì vậy, việc tìm hiểu các giải pháp nhằm tích cực hóa BKKTL trong tập thể GVMN là vấn đề cấp bách cần giải quyết trong các nhà trường ở quận Năm, TP. Hồ Chí Minh Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài này 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu : Xây dựng BKKTL tích cực trong TT giáo viên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường MN tại quận Năm, TP. HCM. 3. KHÁCH THÉ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN 3.1. Khách thể nghiên cúu: Công tác QL TT GV trường Mầm non. cứu : 4 3.2. Đối tượng nghiên cứu : Một số giải pháp xây dựng BKKTL tích cực của TT GV trường MN trên địa bàn quận Năm - TP. HCM 4. GIẢ THUYÉT KHOA HỌC: Neu đề xuất được một số giải pháp xây dựng được BKKTL TC trong TT GV ở các trường MN thuộc quận Năm, TP. HCM. Thì có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động CSGD của các nhà trường này. 5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u : 5.1. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 5.1.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 5.1.2. Đánh giá thực trạng BKKTL của TTGV ở một số trường MN tại quận Năm, TP. HCM. Tìm hiểu những biện pháp LĐ và QL đang được sử dụng trong việc xây dựng BKKTL TC ở đó. 5.1.3. Đề xuất một số giải pháp QL xây dựng BKKTL TC trong TT GV trường MN tại quận Năm, TP. HCM. 5.2 PHẠM VI NGHIÊN c ứ u : Trên địa bàn quận Năm, TP. Hồ Chí Minh có tất cả hai mươi bốn trường thuộc bậc học MN. Tuy nhiên do điều kiện thòi gian không cho phép nên chúng tôi chọn bốn trường MN sau đây: Trường MN HM2, Trường MN HM3, Trường MN9, Trường MN6. 6 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u : 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 6.2. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động hàng ngày, trong khi làm việc, trong giao tiếp, trong sinh 5 hoạt TT, trong buổi họp hội đồng sư phạm... của CBQL, GV trong điều kiện bình thường - Điều tra bằng phiếu hỏi: Để tìm hiểu thực tiễn vấn đề bằng phiếu điều tra đối với CBQL, GV ở 4 trường MN tại Quận Năm TP. HCM. - Trò chuyện, phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin qua tiếp xúc và trò chuyện, trao đổi với các CB -GV-CNV. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Qua điều tra băng phiếu hỏi, qua tiếp xúc trò chuyện, qua các số liệu thống kê thu được trong xử lý số liệu để từ đó rút ra một số nhận xét về đặc điểm thực tế của 4 trường được khảo sát, nắm biết về những biện pháp xây dựng BKKTL TC của mỗi trường từ đó so sánh đối chiếu giữa các trường và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác QL của HT trong việc xây dựng BKKTL của TT GV. 6.3. Phương pháp thống kê: Giúp xử lý các dữ liệu thu thập được về định lượng. Tùy theo mẫu điều tra và mục đích phân tích sẽ sử dụng các thông số để xử lý số liệu thu được. 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN : 7.1. về ỉý luận: Góp phần khái quát hoá lý luận về vấn đề xây dựng BKKTL của TT GV trong nhà trường MN. 7.2. ĩ e thực tiễn: - Phát hiện từ thực tiễn các giải pháp việc xây dựng BKKTL của TT GV trong các trường MN tại Quận Năm, TP. HCM. - Đe xuất giải pháp có tính khoa học và tính khả thi để xây dựng BKKTL của TT GV trong các trường MN tại Quận Năm, TP. HCM. 8. CẮU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về QL xây dựng BKKTL TC của TT sư phạm trường MN. Chương 2 : Thực trạng BKKTL của TT sư phạm và biện pháp QL nhằm xây dựng BKKTL TC trong TT GV của HT một số trường MN ở quận Năm TP. HCM. Chương 3: Một số giải pháp trong việc xây dựng BKKTL TC của TT GV ở trường MN Quận 5, TP. HCM. 7 CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QL XÂY DựNG BKKTL TC CỦA TT s ư PHẠM TRƯỜNG MN ********* 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐÈ: 1.1.1. Ngoài nước: Các Mác đã chỉ ra rằng “ Bản chất con người là mối liên hệ xã hội đích thực giữa người và người nên trong quá trình tích cực thực hiện bản chất của mình, con người tạo ra, sản sinh ra mối liên hệ xã hội của con người, nảy sinh ra bản chất xã hội”. Do đó, trong cuộc sống con người không ai có thể sống tách biệt mà giữa họ luôn luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau, liên kết với nhau thành những nhóm người, để làm ăn, sinh sống tạo thành một cộng đồng, một tập thể. 1.1.2. Trong nước: Theo Nguyễn Hải Khoát “ TT là một nhóm người có tổ chức chặt chẽ, thống nhất theo một mục đích chung và đang hoạt động, phục vụ xã hội ” [16, 76]. Theo Trần Đức Long “ TT là một nhóm người, một bộ phận xã hội thống nhất bằng mục đích chung trong sự hoạt động phối hợp cùng nhau. TT chỉ có được với điều kiện là nó thống nhất được mọi người trên những nhiệm vụ hoạt động và hoạt động ấy phải có ích cho xã hội [25, 84] 1.2. MỘT SÓ KHÁI NIỆM C ơ BẢN: 1.2.1. Khái niệm Tập thể: (L Tập thể: Dựa vào các quan điểm trên có thể đưa ra khái niệm: TT là một nhóm người có to chức chặt chẽ, thong nhất với nhau bởi mục đích chung phủ hợp 8 với chuẩn mực xã hội và có cùng một mục đích hoạt động vì sự phát triển của cá nhân, của nhóm người và cửa xã hội. TT có thể là những tổ chức lớn như: Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh ... Có thể là những TT cơ sở như nhà trường, công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh ... b. Các đặc trưng cơ bản của TT: TT có những đặc trưng cơ bản như sau: - Có những đặc điếm tâm lý riêng Mỗi TT đều có những đặc điểm TL riêng như ý thức, tình cảm, trách nhiệm TT, nguyện vọng, tâm trạng... Đó là trạng thái tinh thần của TT, do vậy, nó phản ánh những điều kiện sống chung, mặt khác nó phản ánh những điều kiện sống và hoạt động riêng của TT như đặc điểm các nhiệm vụ TT, thành phần của TT. Đặc trưng TL của TT được biểu hiện tập trung ở BKKTL của TT. Trong mỗi cộng đồng đều có BKKTL riêng, nó thể hiện sự phối hợp TL xã hội, sự tương tác giữa các thành viên, mức độ dung hợp các đặc điểm TL trong quan hệ liên nhân cách của họ. - Mục đích hoạt động của TT mang ỷ nghĩa xã hội TT là những nhóm người có tổ chức tương đối ổn định, bền vững được hình thành trên cơ sở xã hội qui định, do vậy nó phải thực hiện những mục đích xã hội nhất định. Những nhóm xã hội chỉ trở thành TT khi nó không bó mình lại vì mình, mà đem hoạt động của mình phục vụ những mục đích lý tưởng cao cả và lợi ích của cộng đồng. Đe trở thành một TT chân chính, phát huy được sức mạnh sáng tạo, năng lực và tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên, với mục đích phấn đấu vì lợi ích có ý nghĩa xã hội, thì những mục tiêu của TT đặt ra phải được 9 từng thành viên lĩnh hội, tạo nên sự thống nhất với nhau về mục đích chung, giữa lợi ích TT và lợi ích cá nhân. - Có to chức chặt chẽ, hoạt động mang tính kế hoạch. Tổ chức được hình thành dựa trên cơ sở các văn bản pháp qui và nằm trong một hệ thống nhất định, hay nói một cách khác là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của xã hội. Với tư cách là một tổ chức, hoạt động của TT không diễn ra một cách tùy tiện, nó đòi hỏi phải có kế hoạch, có mối liên hệ hữu cơ, sự phối họp chặt chẽ giữa các thành viên trong TT. Trong TT phải có kỷ luật chặt chẽ, đây là điều kiện để TT tồn tại. Kỷ luật tạo ra trật tự nhất định trong hoạt động của mọi người. Kỷ luật của TT không chỉ đơn giản là sự tuân thủ tuyệt đối của cấp dưới, mà nền tảng của nó là sự ý thức về nghĩa vụ đến với xã hội, tinh thần trách nhiệm trước TT, thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định của TT ở mỗi thành viên. Muốn đạt được điều đó, trong TT phải có người LĐ. Thông qua hoạt động của người LĐ mà hướng sự nổ lực của mọi thành viên trong TT, tạo điều kiện vật chất, tinh thần để thực hiện kế hoạch, đồng thời đưa hoạt động của TT vào nề nếp. - Có dư luận lành mạnh phủ hợp với dư luận chung của xã hội Đặc trưng này thể hiện ở chỗ dư luận của TT luôn dựa trên nền tảng đạo đức định hướng của xã hội. TT thường đưa ra các định giá thái độ chung đối với các sự kiện xã hội, hành vi, hành động của mỗi người. Dư luận lành mạnh là điều kiện quan trọng để TT phát triển. Thông qua dư luận mà điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, đồng thời nó giúp cho các thành viên hiểu biết nhau hơn, tạo điều kiện cho việc thống nhất tư tưởng, quan điểm, thái độ của các thành viên trong TT. 10 1.2.2. Khái niệm TTGV trường MN: Điều 15, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009 đã xác định rõ vai trò và trách nhiệm của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sứ mệnh vẻ vang của nghề dạy học: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội... Dù là tên tuổi không được đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng”. Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ với mục tiêu hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; triển khai chiến lược phát triển GDMN năm 2011 -2020. Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015; tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng CSGD trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một. Đối với bậc học MN là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp GD và ĐT, là tiền đề cho sự phát triển toàn diện về đức, trí, thể mỹ của con người. Sự phát triển của con người bắt đầu từ những ngày thơ ấu; đây là điểm nút góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Vì những nhiệm vụ phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ ngay từ những năm học đầu tiên, nên đòi hỏi vai trò và trách nhiệm của GV càng lớn vì mỗi GV MN đều phải nắm vững cả hai nhiệm vụ c s và GD trẻ.Trong điều kiện hiện nay, nước ta đang phấn đấu để thực hiện phổ cập GD MN cho trẻ năm tuổi, tất cả trẻ em 11 trong độ tuổi đi học đều phải được đến trường, nhất là trẻ năm tuổi lớp lá, chuẩn bị bước vào lớp một. Lứa tuổi HS bậc MN là lứa tuổi thiếu nhi, đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách thông qua những hoạt động học tập, giao tiếp hàng ngày và sự gương mẫu của người lớn, đặc biệt là hình ảnh của người GV MN mang dáng dấp của một người mẹ thứ hai trong tâm hồn non nót của trẻ. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ thanh thiếu niên trong tương lai, phụ thuộc rất nhiều vào thành quả CSGD của các GV trong các trường MN. Có thể nêu ra một số đặc điểm của TTGV trường MN như sau: - TTGV trường MN gồm các nhà chuyên môn có trình độ tương đối đồng đều và khá cao từ cao đẳng đến đại học và một số ít có trình độ trên đại học. Trong số họ có những người có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động CSGD. TTGV là TT sư phạm có tri thức khoa học, văn hóa... _ TTGV trường MN gồm những nhà giáo hoạt động vì sự nghiệp GD, có sứ mệnh CSGD thế hệ trẻ MN, tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Họ là những người có đạo đức tốt, có năng lực về chuyên môn, chăm chỉ, chịu khó, có sức khỏe và có tinh thần đoàn kết, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. - TTGV trường MN là một tổ chức tương đối ổn định, bền vững có truyền thống của TT và có đủ về số lượng cần thiết. Trong số họ có nhiều người đã gắn bó với nghề nghiệp lâu năm đã có tuổi, đồng thời có những thành viên trẻ trung đầy nhiệt huyết. - TTGV trường MN là một TT có điều kiện đoàn kết, có phong cách đồng đội. Phong cách đó đòi hỏi mỗi thành viên trong TT có đầy đủ trách nhiệm cá nhân trước TT, có ảnh hưởng chung đến hoạt động TT, có sự cộng 12 tác giữa các thành viên với nhau, giữa các bộ phận và giữa TT với cá nhân để cùng nhau công tác hoàn thành nhiệm vụ chung. _ TTGV trường MN còn có đặc điểm là có đông GV là nữ (thường trên 90%). Các GV nữ với những đặc điểm tính cách của họ như hiền hậu, dịu dàng, cần cù, chu đáo, nhẫn nại nên có nhiều thuận lợi cho công việc c s và GD trẻ. Tuy nhiên GV nữ cũng có những khó khăn vì họ cũng luôn có gánh nặng về gia đình, về con cái, về điều kiện làm việc. Tóm lại'. TTGV trường MN là tập hợp các nhà sư phạm được tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo Điều lệ trường MN, do Bộ GD và Đào tạo ban hành cùng các quy định, các chương trình kế hoạch xác định, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của nhà trường và xây dựng được TTGV ngày càng vững mạnh. TTGV trường MN là lực lượng nòng cốt của TT sư phạm. Đó là những người có chung một hoạt động, có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, tổ chức chặt chẽ và thường có tính ổn định, bền vững. Do tính chất nghề nghiệp, người GV nói chung và GV trường MN nói riêng cần phải rèn luyện để có một số những nét tính cách sau: - Có phong cách giao tiếp vừa niềm nở ân cần, gần gũi và tế nhị với trẻ. - Luôn chăm sóc và yêu thương trẻ, song không được dễ dãi mà phải luôn yêu cầu cao và hướng trẻ đạt được những kết quả CSGD như mong muốn. - Công bằng và khách quan trong việc đối xử với trẻ, không thiên vị, không thành kiến với bất kỳ trẻ em nào. - Giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt và kiên trì trong mọi tình huống giao tiếp và xử sự nhằm đạt được hiệu quả CSGD mong muốn. - Biết cách kiềm chế và cân bằng tình cảm trong quan hệ và giao tiếp, ứng xử với trẻ và gia đình HS. 13 1.2.3. BKKTL và BKKTL TC trong TTGV trường MN: 1.2.3.1. Khái niệm BKKTL và tác động của BKKTL: a. Khái niệm BKKTL: Thuật ngữ “BKKTL” (Psyscho-atmosphere) muốn diễn tả một trạng thái tinh thần vui tươi, phấn khởi, một tâm trạng thoải mái trong hoạt động của một TT hoặc đề cấp đến không khí căng thẳng, lục đục, kém sôi nổi của một TT. Theo Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hải Khoát: BKKTL là trạng thái tâm lý xã hội của TT cơ sở nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng TL thực tế của các thành viên trong TT đó. Trạng thái TL này của các thành viên trong TT có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ TL trong TT, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của TT đó [22, 30]. Theo Bùi Văn Huệ, Nguyễn Ngọc Bích thì BKKTL là hệ thống các trạng thái TL tương đối ổn định đặc trimg cho một TT nào đó [14, 57]. Nhưng BKKTL không đơn thuần là tổng thể các phẩm chất cá nhân của từng người mà được hình thành từ mối quan hệ qua lại giữa con người. Theo tài liệu sưu tầm và hệ thống hóa của Lê Văn Lập thì BKKTL trong TT là trạng thái TL trong TT, thể hiện sự phối hợp TL xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm TL trong quan hệ liên nhân cách của họ. BKKTL tồn tại khách quan trong TT. [Lê văn Lập, 69] Như vậy, khái niệm BKKTL dùng để chỉ tình trạng tinh thần của một TT cơ sở (không khí cởi mở, thân mật, phấn khởi và thoải mái của một TT đoàn kết nhất trí... hay không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một TT lục đục, mâu thuần, mất đoàn kết...) BKKTL phản ảnh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong TT nảy sinh trong quá trình hoạt động chung, Đó chính là tâm trạng chung của TT được hình thành trong quá trình giao tiếp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất