Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp việt nam ...

Tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp việt nam về hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương (tpp) tại phòng thương mại và công nghiệp việt nam

.PDF
142
323
76

Mô tả:

Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................4 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................6 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................9 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƢỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP) .....................................................................1 1.1. Khái niệm về truyền thông ...............................................................................1 1.2. Những nội dung cơ bản của công tác truyền thông ..........................................4 1.2.1. Khái niệm mô hình truyền thông ...............................................................4 1.2.2. Mô hình truyền thông Lasswell .................................................................4 1.2.3. Mô hình truyền thông Shannon và Weaver ...............................................6 1.3. Những yêu cầu cơ bản để đảm bảo hiệu quả truyền thông ..............................7 1.4. Khái niệm và các nội dung chính của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) .......................................................................8 1.4.1. Khái niệm ...................................................................................................8 1.4.2. Quá trình hình thành ..................................................................................8 1.4.3. Các đặc điểm chính của Hiệp định TPP ....................................................9 1.4.4. Các nội dung chính của Hiệp định TPP ...................................................10 1.4.5. Các lợi ích và khó khăn do Hiệp định TPP .............................................11 1.5. Sự cần thiết về truyền thông cho các Doanh nghiệp về TPP trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết TPP ........................................................................................14 1.6. Cách đánh giá hiệu quả truyền thông cho các Doanh nghiệp về TPP ............15 1.7. Một số kinh nghiệm về công tác truyền thông cho các Doanh nghiệp tại các nước trên thế giới. ..................................................................................................17 1.7.1. Kinh nghiệm ở Hàn Quốc ........................................................................17 1.7.2. Kinh nghiệm ở Liên Bang Nga ................................................................ 18 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật 1.7.3. Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ ............................................................................19 1.8. Kết luận chương 1 ..........................................................................................21 CHƢƠNG 2 PH N T CH THỰC TR NG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƢỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP) T I PHÒNG THƢƠNG M I VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI) ............................................................22 2.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) .............................................................................22 2.1.1. Giới thiệu về VCCI ..................................................................................22 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ ................................................................................26 2.2. Tổ chức hoạt động truyền thông cho các Doanh nghiệp tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hiện nay ............................................................... 29 2.2.1. Các đơn vị thực hiện ................................................................................30 2.2.2. Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực ............................................................... 31 2.2.3. Ngân sách truyền thông ...........................................................................32 2.2.4. Các kênh truyền thông .............................................................................33 2.2.5. Các hoạt động truyền thông về TPP ở VCCI ..........................................33 2.3. Phân tích năng lực thông tin của các Doanh nghiệp Việt Nam về TPP hiện nay .........................................................................................................................36 2.3.1. Phân tích dữ liệu ......................................................................................38 2.3.2. Tóm tắt kết quả ........................................................................................50 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác truyền thông cho các doanh nghiệp về TPP tại VCCI ........................................................................................52 2.5. Những tồn tại và các nguyên nhân của hạn chế trong công tác truyền thông cho các Doanh nghiệp về TPP tại VCCI ............................................................... 57 2.5.1 Những tồn tại trong công tác truyền thông về TPP tại VCCI...................57 2.5.2 Các nguyên nhân của hạn chế ...................................................................58 2.6. Kết luận chương 2 ..........................................................................................60 CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật KINH TẾ CHIẾN LƢỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG T I PHÒNG THƢƠNG M I VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ............................................62 3.1. Những cơ sở căn cứ xuất phát điểm ............................................................... 62 3.1.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước ..........................................................62 3.1.2. Mục tiêu của công tác tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế của VCCI trong những năm tới ................................................................................63 3.2. Đề xuất một số giải pháp ................................................................................64 3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng cổng thông tin điện tử riêng về TPP ..................65 3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp về TPP ....71 3.2.3. Giải pháp 3: Biên soạn và xuất bản sách, cẩm nang riêng về TPP ..........77 3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về TPP ......................81 3.2.5. Giải pháp 5: Điều tra nhận thức của doanh nghiệp về TPP .....................85 KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91 PHỤ LỤC .................................................................................................................95 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hoàng Thắng Khoá: Cao học 2014 – 2016 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức làm nền tảng để nghiên cứu, ứng dụng trong luận văn này cũng như trong hoạt động thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Trần Thị Bích Ngọc thuộc Bộ môn Quản lý công nghiệp, Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Kế tiếp tôi muốn gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ Phòng ban chức năng tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thông tin hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù tôi có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu. Song do đây là vấn đề nghiên cứu mới cũng như trình độ tôi còn hạn chế nên bản luận văn không khỏi có thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thày cô và bạn bè để bản luận văn hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hoàng Thắng Khoá: Cao học 2014 – 2016 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, Viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt chữ viết tắt AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu DN Doanh nghiệp EAEU EurAsian Economic Union Liên minh Kinh tế Á –Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Khoa học và Công nghệ KH&CN KOTRA Korea Trade-Investment Promotion Agency Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc MOTIE Ministry of Trade, Industry and Energy Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh SEO Search Engine Optimization Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SPS Sanitary and Phytosanitary Measure Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TTĐT Trang tin điện tử Nguyễn Hoàng Thắng Thông tấn Xã Việt Nam TTXVN VCCI Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Việt Nam VN VKFTA Vietnam Korean Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do Area Việt Nam - Hàn Quốc WTO World Trade Organization XK Tổ chức thương mại thế giới Xuất khẩu Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của VCCI ..23 Bảng 2.2 Đơn vị tổ chức hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp .......................30 Bảng 2.3 Số lượng phòng hội trường tổ chức hội thảo, tập huấn .............................32 Bảng 2.4 Ngân sách hoạt động truyền thông của VCCI năm 2014-2015 .................33 Bảng 2.5 Các kênh truyền thông cho doanh nghiệp của VCCI ................................ 33 Bảng 2.6 Các bài viết về TPP được truyền thông trong giai đoạn 2014-2015 .........34 Bảng 2.7 Các cuộc hội thảo về TPP tổ chức trong giai đoạn 2014-2015 .................35 Bảng 2.8 Danh sách diễn giả đã tham gia hội thảo về TPP do VCCI tổ chức ..........35 Bảng 2.9 Đặc điểm mẫu theo lĩnh vực và loại hình .................................................39 Bảng 2.10 Đặc điểm mẫu theo loại hình và số lao động ...........................................40 Bảng 2.11 Tình hình DN biết về TPP theo địa bàn hoạt động ..................................41 Bảng 2.12 Nhận diện thách thức TPP theo loại hình doanh nghiệp .........................42 Bảng 2.13 Nhận diện cơ hội TPP theo loại hình doanh nghiệp ................................ 42 Bảng 2.14 Nhận diện nội dung TPP theo loại hình doanh nghiệp ............................43 Bảng 2.15 Kênh truyền thông DN tiếp cận TPP và thông tin hội nhập ....................46 Bảng 2.16 Đánh giá của DN về kênh truyền thông ..................................................47 Bảng 2.17 Đánh giá những hạn chế truyền thông TPP hiện nay ..............................48 Bảng 2.18 Mong muốn thay đổi của DN trong truyền thông TPP ...........................49 Bảng 3.1 Ước tính chi phí giải pháp kỹ thuật xây dựng cổng thông tin ...................70 Bảng 3.2 Ước tính tổng hợp chi phí xây dựng cổng thông tin 2017-2018 ...............70 Bảng 3.3 Danh sách chuyên gia tham gia các hoạt động truyền thông về TPP ........72 Bảng 3.4 Ước tính chi phí giải pháp kỹ thuật xây dựng đường dây nóng ................76 Bảng 3.5 Ước tính tổng chi phí xây dựng đường dây nóng 2017-2018 ...................77 Bảng 3.6 Ước tính tổng chi phí biên soạn xuất bản sách, cẩm nang 2017-2018 ......80 Bảng 3.7 Ước tính tổng chi phí tổ chức lớp tập huấn 2017-2018 .............................84 Bảng 3.8 Ước tính tổng chi phí tổ chức điều tra nhận thức 2017-2018 ....................87 Bảng 3.9 Tổng chi phí các biện pháp tăng cường truyền thông về TPP 2017-2018 88 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Mô hình truyền thông Lasswell ...................................................................5 Hình 1.2 Mô hình truyền thông Shannon và Weaver .................................................6 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức VCCI........................................................................28 Hình 2.2 Đặc điểm mẫu theo loại hình doanh nghiệp ...............................................39 Hình 2.3 Đặc điểm mẫu theo lĩnh vực ......................................................................39 Hình 2.4 Đặc điểm mẫu theo số lao động .................................................................40 Hình 2.5 Tình hình DN biết về TPP theo địa bàn hoạt động ....................................41 Hình 2.6 Tình hình nhận biết điều khoản cụ thể của TPP ........................................41 Hình 2.7 Nhận định tác động TPP tới DN ................................................................ 44 Hình 2.8 Sự sẵn sàng hội nhập TPP của DN ............................................................45 Hình 2.9 Tình hình điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh để hội nhập TPP ........45 Hình 2.10 Kênh truyền thông DN tiếp cận TPP và thông tin hội nhập ....................46 Hình 2.11 Đánh giá những hạn chế truyền thông TPP hiện nay ............................... 48 Hình 2.12 Mong muốn thay đổi của DN trong truyền thông TPP ............................49 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Ngày 4/2/2016 vừa qua nước ta đã chính thức đặt bút ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại New Zealand. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản với mục đích hội nhập nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiệp định TPP được coi là một thỏa thuận của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu để giải quyết những vấn đề của thời đại mới. Vì vậy đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân nước ta sẽ cần phải được xốc lại để vươn tới những chuẩn mực toàn cầu, tiến tới có thể cạnh tranh thắng lợi. Cụ thể cộng đồng doanh nghiệp cần phải nắm vững thông tin hội nhập để phân tích tác động của tiến trình hội nhập đối với doanh nghiệp và sản phẩm của mình. Và từ đó, mỗi doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch hành động chủ động và tích cực trên các phương diện: định hướng thị trường, đối tác, đổi mới phương thức sản xuất và quản trị gắn với thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và chú trọng nền tảng văn hóa kinh doanh. Việc này đối với nhiều doanh nghiệp là cuộc lột xác thực sự, mất rất nhiều thời gian và chi phí. Nhưng để kịp hội nhập không bị tụt hậu thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có sự lựa chọn nào khác. Hiện nay nâng cao năng lực thông tin về các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), trong đó có TPP cho các doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề mang tính thời sự cao do rất nhiều các nguyên nhân như sự chậm trễ và lúng túng từ phía cơ quan truyền thông nhà nước cũng như từ sự thụ động và yếu kém trong năng lực tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp. Xuất phát từ tình hình thực tế trên và do hiện nay tác giả đang công tác tại VCCI nên tác giả quyết định chọn đề tài :“Một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp Việt Nam về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Phòng Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chính phủ giao cho VCCI trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác truyền thông cho các doanh nghiệp về Hiệp định TPP tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực trạng công tác truyền thông cho doanh nghiệp về TPP tại VCCI cho đến năm 2015. Giải pháp được xem xét từ 2017-2018, đây là giai đoạn chuẩn bị để Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để tìm hiểu, đánh giá và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu: - Phương pháp tiếp cận hệ thống để phân tích toàn bộ công tác truyền thông cho doanh nghiệp về TPP tại VCCI - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các tư liệu liên quan đã có trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp về TPP để làm luận cứ thống nhất cho các nhận định, đánh giá… - Phương pháp điều tra xã hội học và sử dụng phương pháp phân tích thống kê (sử dụng công cụ SPSS để xử lý số liệu) 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác truyền thông cho các doanh nghiệp và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Chương 2: Phân tích thực trạng công tác truyền thông cho các doanh nghiệp về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƢỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP) 1.1. Khái niệm về truyền thông Ngay từ thủa xa xưa, khi xuất hiện loài người thì con người với tư cách là một cá nhân trong cộng đồng đã có nhu cầu giao tiếp với các cá nhân khác nhằm trao đổi thông tin, tăng cường hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm và duy trì các quan hệ xã hội. Hoạt động giao tiếp ấy chính là truyền thông. Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [7]. Còn theo Từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia thì Truyền thông (từ commūnicāre Latin, có nghĩa là "chia sẻ" ) là hoạt động có mục đích trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều người tham gia để truyền tải hoặc nhận được thông tin có ý nghĩa thông qua một hệ thống chia sẻ các dấu hiệu và các quy tắc ký hiệu. Các bước cơ bản của truyền thông gồm: sự hình thành mục đích truyền thông, nội dung thông điệp, mã hóa thông điệp, truyền tín hiệu, tiếp nhận tín hiệu, giải mã thông điệp và cuối cùng là sự giải thích thông điệp bởi người nhận [37]. Tóm lại có thể hiểu, truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng xã hội [4,13]. Cách hiểu này muốn nhấn mạnh truyền thông là quá trình liên tục chứ không phải một việc nhất thời trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, và kết quả của truyền thông sẽ không chỉ dừng ở “sự hiểu biết lẫn nhau” giữa các thực thể tham gia quá trình truyền thông mà còn tiến tới “sự thay đổi trong hành động và nhận thức”. Sự thay đổi này phải phù hợp với nhu cầu phát triển của đối tượng. Cụ thể nếu áp dụng trong truyền thông cho doanh nghiệp thì nếu truyền thông không gắn với nhu cầu 1 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật của doanh nghiệp thì sẽ không đạt hiệu quả. Như vậy về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra. Quá trình truyền thông vì vậy có thể chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết,… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông. Vậy có thể nói mục đích của việc truyền thông cho doanh nghiệp chính là nhằm thay đổi thái độ, nhận thức hành vi của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông là: nguồn, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, phản hồi và nhiễu.  Nguồn là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông, mang nội dung thông tin trao đổi với người hay nhóm người khác.  Thông điệp chính là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát tới đối tượng tiếp nhận.  Kênh truyền thông là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn tới đối tượng tiếp nhận.  Người nhận là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông.  Phản hồi là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát. Đây là thước đo hiệu quả của quá trình truyền thông.  Nhiễu là yếu tố gây sai lệch thông tin, thường không được dự tính trước trong quá trình truyền thông, ví dụ như tiếng ồn, tin đồn, sai sót kỹ thuật,… Bên cạnh các yếu tố chính như trên, hiệu lực và hiệu quả của quá trình truyền thông cũng là những điểm quan trọng cần chú ý. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra và thu hút sự chú ý cho công chúng – nhóm đối tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội và nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng – nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau [4,14]. 2 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của đời sống xã hội. Truyền thông góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách của Nhà nước, xây dựng hình ảnh về đất nước con người, cung cấp thông tin nhanh nhất trên thế giới và trong nước, phổ biến kiến thức, giáo dục,... Vai trò của truyền thông vô cùng quan trọng. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp, truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tượng lớn như: - Đối với cơ quan chính quyền: giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến doanh nghiệp và người dân; thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong doanh nghiệp và người dân. Truyền thông làm cho chính sách của Nhà nước, những người thừa hành pháp luật được minh bạch hơn thông qua thông tin phản biện của các chuyên gia và các đối tượng trong xã hội; - Đối với công chúng: giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước; giải trí và học tập,... Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu, giúp cho doanh nghiệp, người tiêu dùng phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình; - Đối với nền kinh tế: truyền thông giúp doanh nghiệp tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến các thị trường, quảng bá sản phẩm và dịch vụ cho người sử dụng; góp phần tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các doanh nghiệp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, phát triển nền kinh tế. Truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế, là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất [30]. Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố động lực kích thích sự phát triển của xã hội. Ngày nay, xã hội loài người không ngừng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, đòi hỏi vai trò ngày một lớn hơn nữa của truyền thông trong việc cung cấp thông tin. Có thể nói truyền thông ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người. 3 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật 1.2. Những nội dung cơ bản của công tác truyền thông Dựa theo mô hình truyền thông chúng ta sẽ hình dung được cơ bản của công tác truyền thông. Có thể nói việc xác định mô hình truyền thông phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi chiến dịch truyền thông bởi nó sẽ quyết định phương hướng và cách thức tiếp cận đối tượng. 1.2.1. Khái niệm mô hình truyền thông Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, các hình tượng…được sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất đồ họa, từ đó cho phép chúng ta có cách nhìn nhận sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác nhau với một khái niệm rất phức tạp: truyền thông” [4,25]. Mô hình truyền thông là lý thuyết được mã hóa thành các bảng, biểu, sơ đồ để thực hiện một chiến dịch truyền thông trong thực tế. Trong một chiến dịch truyền thông có rất nhiều thành tố tham gia và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Do đó cần phải sắp xếp các thành tố đó một cách khoa học logic để chúng ta có thể hình dung tổng quát cả quá trình truyền thông. Những người làm công tác truyền thông cần phải nghiên cứu, đánh giá được ý nghĩa của từng thành tố trong mô hình truyền thông, từ đó tìm ra phương pháp, cách thức tác động hợp lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác truyền thông. Trong các mô hình truyền thông trên thế giới có hai mô hình tiêu biểu đại diện cho từng thời kì phát triển của truyền thông. Đó là mô hình truyền thông một chiều của Nhà xã hội học người Mỹ Harold Lasswell, mô hình phù hợp với điều kiện lịch sử khi phương tiện truyền thông không có khả năng thiết lập kênh phản hồi trực tiếp. Và mô hình thứ hai là mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon, mô hình ra đời khi các phương tiện, cách thức mới cho phép thiết lập quan hệ hai chiều liên tục trực tiếp giữa nguồn phát thông điệp và đối tượng tiếp nhận. 1.2.2. Mô hình truyền thông Lasswell Mô hình truyền thông một chiều của Lasswell do Nhà xã hội học Mỹ - ông 4 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Lasswell đưa ra từ năm 1948 (Hình 1.1). Ta có thể tóm tắt mô hình truyền thông Lasswell qua 5 câu hỏi “Ai nói? Nói thông điệp gì? Bằng kênh nào? Cho ai? Hiệu quả như thế nào?” Hình 1.1 Mô hình truyền thông Lasswell (Nguồn: Lasswell Harold,1948, tr 37) Trong đó: - Nguồn phát: người gửi hay nguồn gốc thông điệp - Thông điệp: ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ…được truyền đi - Kênh truyền thông: phương tiện nhờ đó các thông điệp được chuyển đi từ nguồn đến người nhận - Người nhận: là một nhóm người (đối tượng) mà thông điệp hướng tới - Hiệu quả: Kết quả thu được của quá trình truyền thông Đây là mô hình truyền thông đơn giản, song rất thuận lợi khi cần truyền tải những thông tin khẩn cấp, không có nhiều thời gian để nhận phản hồi hoặc những thông tin mà ý kiến phản hồi của người nhận không nhiều, không quan trọng. Chẳng hạn khi dịch cúm gia cầm bùng phát, muốn gửi thông điệp cho các cơ sở sản xuất hoặc người nông dân không ăn thịt gia cầm bệnh, tích cực tiêm phòng thì có thể sử dụng đài truyền thanh địa phương để truyền thông điệp một cách nhanh nhất đến người nông dân. Tuy nhiên trong đa số các chiến dịch truyền thông thì thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận là một phần rất quan trọng nhưng lại chưa được đề cập tới trong mô hình này. Sử dụng mô hình Lasswell, người làm công tác truyền thông chỉ quan tâm tới cái mình muốn, áp đặt ý muốn của mình lên công chúng còn công chúng chỉ đóng vai trò tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Hạn chế này của mô hình truyền 5 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật thông Lasswell đã được mô hình Shannon và Weaver khắc phục và hoàn thiện năm 1949. 1.2.3. Mô hình truyền thông Shannon và Weaver Theo các nhà nghiên cứu học thuật thì định nghĩa truyền thông qua mô hình giao tiếp giữa người gửi và người nhận được phát triển bởi Shannon và Weaver khi họ nghiên cứu về học thuyết thông tin. Mô hình này thể hiện rõ đặc điểm của truyền thông là một quy trình hệ thống bao gồm các thành phần: người gửi, thông điệp, truyền tải, kênh truyền thông, tiếp nhận, người nhận và nhiễu [13]. (Hình 1.2) Mô hình truyền thông của Shannon và Weaver được dùng phổ biến vì đây là mô hình khái quát, tổng hợp. Thông tin có thể được mã hóa trước khi đưa lên phương tiện truyền thông. Người nhận sẽ giải mã những thông tin đã được mã hóa. Tuy nhiên trong thực tế có thể sẽ có sự sai lệch sau 2 lần mã hóa và giải mã. Trong mô hình này thể hiện rất rõ tính tương tác hai chiều giữa chủ thể truyền thông và đối tượng tiếp nhận, tạo ra sự bình đẳng trong quá trình truyền thông. Người nhận thông điệp cũng có thể trở thành nguồn phát nếu họ muốn. Và nhờ ý kiến phản hồi của người nhận mà các nhà truyền thông có cơ sở để điều chỉnh hoạt động truyền thông cho phù hợp. Hình 1.2 Mô hình truyền thông Shannon và Weaver (Nguồn:U.S.Congress, Office of Technology Assessment,1995, tr 77) 6 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các mô hình truyền thông như: David Berlo, Charles Osgood và Wilbur Schramm, Kinkaid, Phillip Kotler,… Trong luận văn này sẽ sử dụng mô hình của Shannon và Weaver vì nó tương đối đơn giản nhưng vẫn cung cấp đủ nội dung của một mô hình truyền thông phù hợp với đề tài nghiên cứu. Việc vận dụng mô hình vào việc truyền thông cho doanh nghiệp sẽ có những đặc thù riêng. Nội dung cơ bản của công tác truyền thông có thể nói tóm tắt là: Người gửi phải lựa chọn nguồn thông tin để mã hóa, biến nó thành thông điệp để thông qua phương tiện truyền thông truyền đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp nhận giải mã thông điệp và có phản hồi lại kết quả cho người gửi. 1.3. Những yêu cầu cơ bản để đảm bảo hiệu quả truyền thông Mô hình Shannon và Weaver nhấn mạnh những yếu tố then chốt trong hệ thống truyền thông có hiệu quả. Người gửi phải truyền đạt thông tin đến công chúng mục tiêu và định rõ xem mình muốn có những phản ứng đáp lại nào từ phía công chúng. Họ phải mã hóa thông điệp của mình theo cách có tính đến quá trình giải mã thông điệp thông thường của công chúng mục tiêu. Người gửi phải lựa chọn những phương tiện truyền thông thích hợp và phải thiết kế những kênh thông tin phản hồi để có thể biết phản ứng đáp lại của người nhận đối với thông điệp đó. Để đảm bảo việc truyền thông có hiệu quả, quá trình mã hóa của người gửi phải khớp với quá trình giải mã của người nhận. Thông điệp về cơ bản phải là những tín hiệu quen thuộc đối với người nhận thì thông điệp đó mới có hiệu quả. Điều này đòi hỏi những người truyền đạt thông tin từ một nhóm xã hội (ví dụ Cơ quan quản lý nhà nước, Tổ chức Xúc tiến thương mại) phải am hiểu những đặc điểm và thói quen của một nhóm xã hội khác (ví dụ những doanh nghiệp) trong cách tiếp nhận, tư duy và đáp ứng trước những thông tin gửi đến cho họ. Để đảm bảo hiệu quả truyền thông thì quá trình tổ chức và thực hiện chiến dịch truyền thông phải thực hiện đủ đầy đủ các bước. Quy trình tổ chức chiến dịch truyền thông như một chu trình truyền thông với 5 bước, 1 khâu liên kết chặt chẽ. Chu trình này không có điểm đầu và điểm cuối mà các yếu tố liên hoàn với nhau 7 Nguyễn Hoàng Thắng Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật bao gồm 5 bước: Nghiên cứu ban đầu về công chúng – nhóm đối tượng; Thiết kế thông điệp; Lựa chọn kênh truyền thông, chuẩn bị tài liệu; Thực hiện chiến dịch truyền thông; Nghiên cứu đánh giá phản hồi. Các bước này đều chịu sự tác động của một khâu xuyên suốt là “Kiểm tra, giám sát, đánh giá, động viên” [4,124]. 1.4. Khái niệm và các nội dung chính của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) 1.4.1. Khái niệm Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương [38] 1.4.2. Quá trình hình thành Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 3 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Sau đó, thêm 5 nước đàm phán để gia nhập, đó là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Vietnam. Ngày 14 tháng 11, 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 diễn ra tại Hoa Kỳ. Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPSEP hoặc P4). 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan