Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp nghề Vĩnh Long...

Tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp nghề Vĩnh Long

.PDF
94
244
73

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI 1.1. Đất nước ta đang trong thời kỳ đôi mới, hội nhập với nền kinh tế thế giới và với mục tiêu ừở thành một nước công nghiệp ở năm 2020. Từ đó, công tác chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật có tay nghề cao đã trở thành một vêu cầu bức thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Như Nghị quuyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tông Bí thư chỉ rõ: “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cần được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực người học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuvển mạnh quá trình giáo dục từ chủ vếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phấm chất người học. ..”.[21] 1.2. Lực lượng lao động có tay nghề cao là động lực phát triến kinh tế đất nước, nhưng trong thời gian qua việc đầu tư chưa đúng mức cho đào tạo nghề, nên hầu hết lực lượng lao động của nước ta có trình độ về chuyên môn kv thuật và kỹ năng nghề chưa sánh kịp với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới; do việc đầu tư thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, đầu tư vừa thiếu về số lượng, vừa không đúng chủng loại, vừa lạc hậu không đáp ứng được việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, bên cạnh đó công tác quản lý và sử dụng TBDH trong đào tạo nghề còn kém khoa học, chưa phát huy được hết công năng của các thiết bị thực hành nghề. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản lv TBDH đê có được đội ngũ lao động có trình độ kv thuật cao góp phần phát triển KT-XH, là mục tiêu của các cơ sở đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nav. 1.3. Thiết bị dạv học là vếu tố rất quan trọng trong quá trình Giáo dục - Đào tạo, đặc biệt trong đào tạo nghề. Quản lv thiết bị dạy học là làm cho thiết bị dạy học trở thành công cụ, phương tiện góp phần thực hiện nguvên lý giáo dục của Đáng “ 2 Học đi đôi với hành - Giáo dục kết họp với lao động sản xuất - Nhà trường gắn liền với xã hội ” Thời gian chương trình đào tạo hệ Trung cấp Nghề hiện nay được chia làm hai phần chủ yếu: lý thuyết chiếm 30% thời gian, thực hành chiếm 70% thời gian. Với thời gian thực hành trên, mục tiêu sau đào tạo là đạt được kiến thức, kỹ năng thực hành nghề với trình độ Trung cấp nghề, người học phải hình thành được kỹ năng thực hành nghề độc lập, có thể tự tìm được việc làm và có thể ứng dụng các thành tựu khoa học cũng như kỹ thuật công nghệ vào thực tế sản xuất, nên yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy nghề để đáp ímg yêu cầu rèn luyện kỹ năng cho người học là rất cần thiết. 1.4. Việc chọn chủng loại thiết bị thực hành không những phải phù hợp với nhu cầu sản xuất hiện tại mà còn cần đi trước đón đau trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, nên bắt buộc nhà trường phải nâng cao năng lực quản lý toàn diện về thiết bị dạy nghề từ việc lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất đến việc tô chức khai thác phát huy có hiệu quả cũng như việc bảo quản lâu bền trang thiết bị; bảo trì, bảo dưỡng đúng quv định nhà chế tạo. Khắc phục tình trạng dạv chay, hoặc dạy thực hành qua loa chiếu lệ với nhiều học sinh trên một thiết bị thực hành nghề. Có như vậy thì người học sau khi ra trường, lúc tiếp cận với môi trường sản xuất mới sẽ không bỡ ngỡ và bắt kịp ngav với vêu cầu sản xuất trong thực tiễn. 1.5. Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.504,9 km2 (Trong đó: diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,15%; diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 21,82%) bằng 0,45% diện tích cả nước.[ 34, tr 4] Dân số của tỉnh là 1.028.550 người, bằng 1,17% dân số cả nước. Mật độ dân số của tỉnh năm: 683 người/km2. Mật độ dân số của tỉnh thuộc loại khá cao trong khu vực, đứng hàng thứ 2 ừong khu vực đồng bang sông Cửu Long; gấp 1,6 lần mật độ dân số khu vực đồng bằng sông Cửu Long (428 người/km2 ) và gấp 2,58 lần mật độ dân số cả nước ( 265 người/km2).[34,tr 6] 3 Tốc độ tăng trường GDP của tỉnh được duy trì ở mức khá cao, chuvển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP: 9,92%. Cơ cấu kinh tế năm 2012: Khu vực I: 49,93%; khu vực II: 16,38%; khu vực III: 33,69%. GDP bình quân đầu người năm 2012của tỉnh: 28,24 triệu đồng/người/năm (1.340 USD) tăng 6,04 triệu đồng/người/năm so với năm 2010; Tương đương với mức bình quân của cả nước (1.300 USD). Trong thời gian qua, tỉnh luôn thực hiện tốt công tác phát triên giáo dục đào tạo & dạy nghề. Là tỉnh đứng thứ 2 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đứng sau Thành phố cần Thơ) về công tác đào tạo nhân lực, với 27 cơ sở giáo dục đào tạo & dạy nghề (Cụ thể: 16 trung tâm, doanh nghiệp có dạy nghề; 02 Trung tâm Giới thiệu việc làm; 02 trường Trung cấp nghề; 01 trường trung cấp chuyên nghiệp; 04 trường Cao đắng và 02 trường Đại học). Cùng với hệ thống đào tạo này, hằng năm tỉnh đã đào tạo hơn 24.000 lao động có trình độ nghề từ ngan hạn, sơ cấp trở lên; 4.5005.000 lao động có trình độ cao đẳng, đại học. Công tác thu hút nhân tài của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực của tỉnh còn vếu cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng lao động qua đào tạo nghề và đội ngũ công nhân có trình độ chuvên môn kỹ thuật vẫn chưa đáp ímg được yêu cầu phát triên của địa phương trong thời kỳ hội nhập. [ 27,tr 2 ] Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh khóa IX nhiệm kỳ 2010-2015 xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong hai nhân tố đột phá nhằm: “...Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật các cấp, đáp ứng cho nhu cầu phát triển giai đoạn 2010-2015 và cỉmân bị nguồn cán bộ cho giai đoạn 2015-2020. Tăng cường đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục, đôi mới và nâng cao chất ỉưọng toàn diện các cấp học... ”[ 2 2 ] 1.6. Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long qua 12 năm xây dựng và phát triển. 4 Tiền thân của Trường là Trường Dạy nghề Vĩnh Long được thành lập vào năm 2001 với chức năng đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7. Đen năm 2007 được nâng cấp và đôi tên thành Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long. Trường có chức năng đào tạo, đào tạo lại, liên kết đào tạo với các trường khác trong và ngoài tỉnh để đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và các trình độ khác đê đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá các ngành các lĩnh vực ở địa phương và tạo việc làm cho người lao động. [ 12 ] Trường được giao nhiệm vụ đào tạo hệ Trung cấp nghề các chuyên ngành: Điện công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí, Điện tử dân dụng, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy vi tính, Công nghệ ô tô, Cơ khí cắt gọt kim loại. Quy mô đào tạo hàng năm là: 1.500 học sinh học hệ dài hạn. Trang thiết bị dạy học và thiết bị thực hành đã được đầu tư theo đề án thành lập Trường Dạy Nghề vào những năm 2001 - 2005 nên hiện nay đã cũ kỹ, lạc hậu so với gần một thập kỷ phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Và trong những năm gần đâv cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên lĩnh vực dạy nghề như được hồi sinh, nhiều chủ trương lớn đã được ban hành như: Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020, Chiến lược phát triên giáo dục Việt Nam 2011- 2020, từ đó nhà trường đã được đầu tư bô sung thêm về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề theo đề án thành lập trường. Tuy nhiên, việc đầu tư, , quản lý, khai thác trang thiết bị dạy học còn rất nhiều bất cập như: Ke hoạch dài hạn chưa có tầm chiến lược, kế hoạch ngắn hạn theo năm học chưa có căn cứ, còn mang tính thụ động;Tô chức thực hiện chưa đồng bộ, chưa khoa học, chỉ đạo chưa kiên quyết, chưa có giải pháp tối ưu. Công tác kiểm tra còn thiếu chặt chẽ, chưa có nề nếp, việc khai thác và đưa thiết bị vào dạv học chưa thật hiệu quả, còn tùy tiện. Đặc biệt chưa có quy định, quy trình khai thác thiết bị trong giờ học thực hành. 5 1.7. Trình độ năng lực sử dụng thiết bị dạy nghề của giáo viên còn yếu, thiếu kinh nghiệm, vì thế chất lượng đào tạo của các trường nghề hiện nay chưa cao, chưa phù hợp với thực tiễn, học sinh ra trường chưa thê làm việc độc lập mà phải có thời gian tập sự, làm quen với công việc, làm quen với thiết bị máv móc ở doanh nghiệp, ngoài ra còn phải nhờ đến sự chỉ dẫn của những người có tay nghề trong một thời gian dài làm lãng phí về thời gian và tài chính của cả doanh nghiệp và người lao động. Đâv cũng chính là nguyên nhân mà các doanh nghiệp đã thờ ơ với các trường dạy nghề trong thời gian qua. 1.8. Thực trạng công tác quản lý TBDH ở Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long hiện nay chưa thực sự đáp ứng mục tiêu đào tạo, kém hiệu quả, quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tính khoa học, chưa có tính hệ thống và tính đồng bộ. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay cần phải có những giải pháp đột phá công tác quản lý TBDH của nhà trường nhằm làm đối mới, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo góp phần phát triển nhà trường trong thời gian tới. Với những lý do đã trình bày trên, nên tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long ” đế thực hiện. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ứ u Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 3. KHÁCH THẺ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN c ử u 3.1. Khách thê nghiên cứu Công tác quản lv thiết bị dạv học ở Trường Trung cấp nghề 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý thiết bị dạy học của Trường Trung cấp nghề Vĩnh ĩ ,ong 6 4. GIẢ THIÉT KHOA HỌC Neu đề xuất được một số giải pháp quản lý đảm bảo tính khoa học, khả thi thì sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN c ứ u 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học ở Trường Trung cấp nghề 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng thiết bị dạv học và công tác quản lv thiết bị dạy học tại Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long 5.3. Đe xuất một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu lí luận về quản lý, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạv nghề. - Nghiên cứu tìm hiếu các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập quốc tế. - Công tác quản lý thiết bị đào tạo nghề. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Khảo sát đánh giá thiết bị dạv nghề, công tác thiết bị dạy nghề. - Khảo sát công tác quản lý thiết bị dạv nghề. - Phương pháp phỏng vấn, phương pháp tông kết kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra 6.3. Phương pháp hỗ trợ - Phương pháp thống kế toán học 7 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI 7.1. về mặt lý luận Đe tài nghiên cứu góp phần làm rõ thêm khái niệm trang thiết bị dạv nghề và công tác quản lý trang thiết bị dạy nghề trong đào tạo nghề. VỊ trí, vai trò của thiết bị dạv nghề trong quá trình dạy và học và việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 7.2. về mặt thực tiễn Đe tài đề cập đến những bất cập trong công tác quản lý thiết bị dạv nghề và mạnh dạn nêu lên một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy nghề ở Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long đang là vấn đề cấp thiết của Trường trong giai đoạn hiện nay. 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mờ đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương : Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lv thiết bị dạv học ở Trường Trung cấp nghề Chương 2. Thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long Chương 3. Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long. CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ THIÉT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRƯNG CẤP NGHÈ 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN cứu VẤN ĐÈ Chất lượng giáo dục đầo tạo trong nhà trường nói chung và trong các trường dạy nghề nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và một ừong những yếu tố quan trọng nhất đó là Thiết bị dạv học, nếu việc quản lý, sử dụng và khai thác thiết bị dạv học trong nhà trường đúng khoa học quản lý, có hiệu quả thì sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đảo tạo, đem lại thương hiệu cho nhà trường, nâng cao uy tín, giúp cho nhà trường ổn định và phát triển. Ở một số nước phát triên ừên thế giới, Thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại hiệu quả rất lớn cho nền giáo dục đào tạo, giúp cho hoạt động dạy và học của thầy và trò được thuận lợi dễ dàng, có thể ừao đối học tập mọi lúc, mọi nơi. Thiết bị dạv học đã giúp cho việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng giữa thầy và trò được nhanh chóng, đầv đủ và hiệu quả. Ở VN, ừong nhiều thập kỷ qua, do bị ảnh hưởng một thời gian dài bởi chiến tranh, nên Khoa học kv thuật, Công nghệ tiên tiến chậm phát triên và còn giữ khoảng cách không nhỏ với các nước tiên tiến trong khu vực, vì thế tính hiện đại trong giáo dục của nước ta còn kém, thiết bị dạy học và phương pháp giảng dạy lạc hậu, quá trình giảng dạy còn mang nặng tính lv thuyết thiếu đi tính thực tiễn nên việc phát triên kinh tế xã hội, phát triên công nghiệp hoá, hiện đại hoá có bước đi chậm. Nhận thức được vấn đề trên, những năm gần đây ngành giáo dục đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo đục của VN, trong đó có nhiều lĩnh vực được cải cách như chương trình đào tạo, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và đậc biệt là phương pháp dạy học mới gan liền với phương tiện dạy học hiện đại. Song song đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm vực dậv lữih vực dạy nghề, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Qua đó, Bộ đã ban hành những Quyết định, Thông tư, nhằm 9 chuấn hóa chương trình đầo tạo nghề các cấp, chuân hóa đội ngũ giáo viên, tiến hành kiêm định chất lượng đảo tạo và công bố những trường đạt chuân chất lượng, đã tố chức phát động các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về việc Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, chuẩn hóa thiết bị thực hành cho từng nghề đào tạo, quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề. Ngoài ra, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu, nhiều bài viết của các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực dạy nghề đã nêu bật lên được ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với chất lượng đào tạo nghề, đã nêu lên những bất cập về thực ữạng của thiết bị dạy học trong các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đồng thời cũng đã đề xuất những biện pháp tháo gỡ, nhằm làm cho thiết bị dạy học thực sự trở thành một trong những khâu then chốt quyết định đến chất lượng đào tạo của các trường nghề trên cả nước. Từ đó, Bộ LĐTB & XH cũng đã có những chương trình thiết thực nhằm đối mới nâng cao chất lượng đao tạo nghề, ừong đó quan trọng nhất là việc đầu tư mạnh mẽ về thiết bị dạy thực hành cho các trường nghề trên cả nước theo từng nhóm nghề trọng điểm, nham tăng cường năng lực dạy nghề cho các cơ sở đào tạo, đồng thòi cũng là một giải pháp nham cải tiến tích cực phương pháp dạy học theo nguyên lý : “ Lý thuvết gắn liền với thực tiễn ” ; “ Học đi đôi với hành ” Với thời gian và năng lực có hạn, nên tác giả chỉ tìm hiếu và nghiên cứu lĩnh vực TBDH trong nước, chưa có điều kiện đê nghiên cứu vấn đề này ở các nước khác. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM c ơ BẢN 1.2.1. Trường Trung cấp nghề 1.2.1.1. Địa vị pháp lý - Trường trung cấp nghề là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động theo quv định của Điều lệ trường và các quv định khác của pháp luật có liên quan. - Trường Trung cấp nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 10 Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. [12, tr 2] 1.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ a. Chức năng Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long có chức năng đào tạo, đào tạo lại, liên kết đào tạo với các trường khác trong và ngoài tỉnh đê đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và các trình độ khác đế đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá các ngành các lĩnh vực ở địa phương và tạo việc làm cho người lao động. + Trình độ Sơ cấp: trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. + Trình độ Trung cấp nghề: trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.[ 20 ] b.Nhiệm vụ - Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có 11 khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. - Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo. - Xây dựng kế hoạch tuyên sinh, tổ chức tuyên sinh học nghề. - Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Tuyến dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật. - Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyên giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề. - T ổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội. - Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính. - Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. 12 - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.[12,tr 3] 1.2.2. Thiết bị dạy học TBDH là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kv thuật được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học [14, tr 254], 1.2.2.1. Thiết bị dạy học trong đào tạo nghề TBDH trong đao tạo nghề là tất cả các chủng loại thiết bị, mô hình, học cụ, đồ dùng, phương tiện dạy học dùng cho dạy lý thuyết và dạy thực hành trong trường đào tạo nghề. Biểu diễn TBDH trong đào tạo nghề theo sơ đồ sau: So đồ 1.1 Như vậy, TBDH trong đao tạo nghề là tất cả trang thiết bị máv móc, phương tiện dụng cụ vật chất để giáo viên và học sinh sử dụng học tập, thực tập, thực hành sản xuất nhằm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. 13 - Vị trí của TBDH trong quá trình dạy học nói chung và dạv nghề nói riêng. Theo quan điêm của lv luận dạv học hiện đại thì TBDH là một trong 6 thành to chủ yếu của quá trình dạv học bao gồm: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh, TBDH. Như vậy, TBDH chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp học tập. Mỗi TBDH phải được cân nhắc lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời cũng thoả mãn các yêu cầu khoa học sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho giáo viên khi sử dụng đặt kết quả mong muốn. Đặc biệt, là trong đào tạo nghề TBDH cũng chính là nội dung của chương trình đào tạo. Học sinh phải hiểu được tính năng tác dụng, nguyên lý hoạt động đê vận hành thực tập và làm ra sản phẩm. Hiệu quả của hoạt động giáo dục phụ thuộc một phần rất quan trọng vào TBDH phục vụ lao động sư phạm. Thật vậy: Nếu gọi Y là hiệu quả của giáo dục đào tạo. s là năng lực sư phạm (bao gồm phương pháp, kỹ năng) của giáo viên, c là điều kiện TBDH của trường. Hai nhân tố tác động trực tiếp vào Y chính là s và c. Ta có hàm: Y = F(S.C). Qua đó ta thấy nếu c quá nghèo nàn dù s có tiên tiến cũng không tạo ra được hiệu quả sư phạm tốt mà còn có xu hướng làm cho s mai một đi. Nếu c tiên tiến sẽ thúc đẩy s vươn lên để cùng tác động theo một phương thức nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Theo lý luận dạy học, chức năng cơ bản của TBDH trong quá trình dạy học thể hiện ở những điểm sau: 1. Sử dụng TBDH đảm bảo đầy đủ chính xác thông tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạv học tăng lên. 2. Sử dung TBDH nâng cao được tính trực quan, cơ sờ của tư duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng. 3. Sử dụng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, tính ham thích học tập, phát triên hứng thú nhận thức của học sinh. 14 4. Sử dụng TBDH giúp tăng cường độ lao động học tập cho học sinh, do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa. 5. Sử dụng TBDH tạo cho học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kv năng, kv xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn phương pháp và vận dụng trong thực hành nghề, thực hành sản xuất làm ra sản phấm). 6. Sử dụng TBDH hợp lý hoá quá trình dạy học. Tiết kiệm được thời gian mô tả. Ví dụ mô hình động cơ đốt trong, sơ đồ nguyên lv hoạt động hệ thống máy móc, thiết bị điện tử ... 7. Sử dụng TBDH gắn bài học với đời sống thực tế, gắn học với hành, nhà trường gắn với xã hội, gắn với sản xuất hàng hoá cho xã hội. 8. Sử dụng TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan rèn luyện tác phong công nghiệp, cách ứng xử giao tiếp văn hoá. 1.2.2.2. Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong giáo dục đào tạo a. Vị trí Quá trình dạy học được cấu thành bời nhiều yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau đó là: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Cơ sờ vật chất sư phạm - TBDH. Các yếu tố cơ bản này tạo nên quá trình sư phạm hẹp. Neu kê đến các vếu tố khác của môi trường sư phạm như môi trường tự nhiên, xã hội, văn hoá tạo nên quá trình sư phạm đầy đủ. Ớ đây chúng ta đề cập đến quá trình hẹp được diễn tả theo sơ đồ sau: 15 Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành quá trình dạy học Mối quan hệ giữa các vếu tố cấu thành của quá trình dạy học trong đó c s v c và TBDH là yếu tố không thể tách rời. Như vậy, c s v c và TBDH là bộ phận của nội dung, phương pháp, chúng có thê vừa là phương tiện đế nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. b.Vai trò của thiết bị dạy học trong việc đôi mới giáo dục Là phương tiện đê làm sáng tỏ lý thuyết, kiểm nghiệm lại lý thuyết, học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, khám phá ra những tri thức mới. Thực hiện nghiên cứu “ trực quan”, nguvên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Góp phần thực hiện đối mới giáo dục thể hiện qua các tác dụng sau: - Đảm bảo chất lượng dạy học. - Đa dạng hoá các hình thức dạy học. - Đôi mới phương tiện dạy học. - Thực hiện phương pháp “học tập đa giác quan”. 16 - Tăng khả năng truyền tải thông tin, nâng cao hiệu quả sư phạm cụ thể: + Giảm nhẹ khó khăn trong truyền tải thông tin. + Mở rộng các khả năng sư phạm. + Tiết kiệm thời gian. + Lao động sư phạm văn minh hợp lý hơn. + Tạo nên sự trình bày sinh động. + Giúp tập trung cho người học. c. Thiết bị dạy học với Học tập đa giác quan ” Đê biết được tầm quan trọng tương đối của các giác quan trong việc duy trì học tập, qua tống kết quá trình dạy học người ta nói: “Tôi nghe - tôi quên; tôi nhìn tôi nhớ; tôi làm - tôi hiểu”. Còn theo cuốn sách “Phương tiện dạy học” của Tô Xuân Giáp (NXB Giáo dục, 1997) thì sự tiếp thu tri thức khoa học đạt được và mức độ nhớ thông qua các giác quan được thể hiện như sau: Đọc: 10% Nghe: 20% Nhìn: 30% Nhìn + nghe: 50% Nói được: 70% Tự làm: 90% Đê quá trình nhận thức đạt được hiệu quả cao thì phải thông qua quá trình nghe, nhìn, nói được và thực hành làm được. Muốn đạt được điều đó thi TBDH đóng một vai ừò cực kỳ quan trọng giúp cho quá ữình nhận thức đặt hiệu quả cao. d. Thiết bị dạv học với chất lượng đào tạo - Khái niệm về chất lượng: 17 + Theo từ điên Tiếng Việt, chất lượng là “ Cái tạo nên phâm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc”. + Theo từ điên Tiếng Việt thông dụng, chất lượng là “ Cái làm nên phâm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”. + Theo ISO 9001: 2008, chất lượng “ Là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. + Theo tác giả Lê Đức Phúc: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc, đó là tông thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác”. Như vậy: Chat lượng là đặc tính khách quan của sự vật được biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính, là cái tạo nên phâm chất, giá trị của sự vật. Thông qua các thuộc tính cơ bản để phân biệt với các sự vật khác. + Theo từ điển Giáo dục học, chất lượng giáo dục là: “ Tông hòa những phâm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang chuẩn giá trị của nhà nước hoặc xã hội ” + Chất lượng đào tạo: “Chất lượng đào tạo được phản ánh là một tiêu thức phản ánh các mức độ và kết quả hoạt động giáo dục đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo cho đến kết thúc quá trình đó” [24, tr. 19], Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu, chất lượng của cơ sở giáo dục hoặc của một nhà trường thường được thê hiện qua 10 yếu to : 1. Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên đê có động cơ học tập chủ động ; 2. Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức; 3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - học tập tích cực; 4. Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy ; 18 5. Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng; 6. Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh; 7. Hệ thống đánh giá thích họp với môi trường, quá trình giáo dục và kết qủa giáo dục; 8. Hệ thống quản lý giáo dục có tính cùng tham gia và dân chủ; 9. Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục; 10. Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng. Theo tác giả Trần Khánh Đức, mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo được thể hiện như sau: Kiên thức Kỹ năng - Đạo đức phẩm chất - Giá trị nhân cách, nghề nghiệp - Giá trị sức lao động - Trình độ chuyên môn nghề nghiệp (kiến thức kỹ năng) - Năng lực thích ứng với thị trường lao động - Năng lực phát triến nghề nghiệp Thái độ Sơ dồ 1.3. Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng dào tạo 19 Kiêm định chất lượng là một công cụ hữu hiệu bảo đảm chất lượng đào tạo. Kiếm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề, một mặt giúp các cơ sở dạv nghề tự đảnh giá và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng; mặt khác, giúp cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đánh giá, qua đó công bố với xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở dạy nghề đê người học và xã hội biết được thực trạng chất lượng đào tạo và giám sát. Đe định hướng các yếu to, các điều kiện trong việc hình thành nên chất lượng đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành bộ tiêu chí, tiêu chuân kiểm định chất lượng Trường Trung cấp nghề do Bộ trường Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2008 theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH. Bảng 1.1. Các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo Trung cấp nghề TT Điêm tôi đa Tiêu chí 1 Mục tiêu và nhiệm vụ 06 2 Tô chức và quản lý 10 3 Hoạt động dạv và học 16 4 Giáo viên và cán bộ quản lý 16 5 Chương trình, giáo trình 16 6 Thư viện 06 7 Cơ sở vật chât, thiêt bị, đô dùng dạy học 14 8 Quản lý tài chánh 10 9 Các dịch vụ cho người học nghê 06 Tông cộng 100 Như vậy các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo là vô cùng quan trọng và rất cần thiết nên mỗi cơ sở đào tạo phải xây dựng theo tiêu chí trên. Qua bảng 1.1 ta thấy vị trí của Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạv học đúng thứ tư trong chín tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo. [ 35 ] 20 1.2.3. Ọuản lý, quản lý thiết bị dạy học I.2.3.I. Ọuản lý Từ khi có phân công lao động xã hội là có sự quản lý. Theo Hán tự thì quản là chăm sóc giữ gìn, lý là sửa sang sắp xếp. Các nhà lv luận quản lv quốc tế như: Fredivich Wiliam Taylo (1856 - 1915); Henri Faylo (1841 - 1925), Max Weber (1864 - 1920) đều khẳng định: Quản lý là một khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩv xã hội. Có nhiều cách diễn đạt thuật ngữ “Quản lý”. Theo giáo trình Khoa học quản lý (Tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 1999) thì: “ Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác”. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tố chức. - Quản lý là sự tác động có ý thức hợp quy luật của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra. Những định nghĩa trên khác nhau về cách diễn đạt nhưng nội dung đều cơ bản như nhau đó là: + Phải có chủ thể quản lv (người quản lý, tô chức quản lý) + Phải có đối tượng bị quản lý (người hoặc tập thể) + Phải có mục tiêu và một qũv đạo cho cả đối tượng và chủ thể quản lý. Mục tiêu này là căn cứ đê chủ thể tạo ra tác động. Hiện nay, quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng): kế hoạch hoá, tô chức chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra với hệ thống thông tin quản lý. Như vậy, quản lý là sự tác động có tô chức, có định hướng của chủ thê quản lv (người quản lý, tô chức quản lv) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt văn hoá, xã hội, kinh tế ... bang hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc và các biện pháp cụ thê nhằm tạo ra môi trường cho sự phát triên của đối tượng. (Đối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất