Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn...

Tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh đồng nai

.PDF
89
200
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––– PHẠM HỮU VŨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THANH LIÊM Thái Nguyên – 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Hữu Vũ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn “Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh- Đại học Thái Nguyên, đặc biệt các thầy cô Khoa chuyên ngành Quản lý Kinh tế và các thầy cô giáo tham gia giảng dạy Lớp K7D. Em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thanh Liêm là giáo viên hướng dẫn trực tiếp em, đã quan tâm chỉ bảo em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn đến các đồng chí ở Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai, những người thân và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành bản luận văn này. Em xin cam đoan những số liệu sử dụng trong bài luận văn là chính xác. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và ý kiến đóng góp quan tâm của các bạn. Em xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những góp ý để luận văn có chất lượng ngày càng cao hơn! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. vii Danh mục bảng biểu....................................................................................... viii Danh mục sơ đồ hình vẽ ................................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài .................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 4 4.1. Phạm vi về nội dung ................................................................................... 4 4.2. Phạm vi về mặt không gian, thời gian ....................................................... 4 5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI....................................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại ........................................... 6 1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại ............................................................... 6 1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại .... 7 1.2. Bản chất của gian lận thương mại và vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại .......................................................................... 8 1.2.1. Bản chất của gian lận thương mại ........................................................... 8 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại . 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iv 1.3. Phân định nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai............................................. 12 1.3.1. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về thương mại đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..................................................... 12 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................................................... 14 1.3.3. Các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại trong hoạt động chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................................. 16 1.3.4. Công cụ quản lý nhà nước về thương mại trong hoạt động chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..................................................... 17 1.3.5. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 18 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI” ................... 21 2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................... 21 2.1.2. Phương pháp phân tích tổng hợp .......................................................... 22 2.1.3. Phương pháp thu thập số liệu qua các nguồn thứ cấp ........................... 22 2.1.4. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................... 22 2.2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình trước ...... 23 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................. 27 3.1. Đánh giá khái quát thực trạng gian lận thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ........................................................................................... 27 3.1.1. Thực trạng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................ 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn v 3.1.1.1. Thực trạng hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......... 27 3.1.1.2. Thực trạng gian lận thương mại trên tỉnh Đồng Nai......................... 29 3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..................................................... 34 3.2. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp .............................................................. 38 3.2.1. Kết quả điều tra ..................................................................................... 39 3.2.2. Kết quả phỏng vấn ................................................................................ 41 3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp ............................................................ 43 3.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu ............................................... 49 3.4.1. Những thành công và bài học kinh nghiệm .......................................... 49 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 50 3.5. Những dự báo và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................... 53 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI .......................................... 56 4.1. Quan điểm hoàn thiện trong quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại ...................................................................................................... 56 4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ....................................................... 56 4.1.2. Quan điểm của Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai ...................................... 57 4.2. Một số giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................... 58 4.2.1. Giải pháp về phía Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai .................................. 58 4.2.2. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ......................................................................................................... 61 4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................. 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vi 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ....................................................................... 65 4.3.2. Kiến nghị với Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ..................... 69 4.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam . 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp QLTT : Quản lý thị trường TP : Thành phố TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm WCO : Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Đối tượng điều tra ........................................................................... 38 Bảng 3.2. Kết quả chống gian lận thương mại của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 44 Bảng 3.3. Kết quả chống gian lận thương mại của Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai ... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1. Kết quả xử lý hành vi gian lận thương mại của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai từ năm 2009-2011 .................................... 45 Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra, xử lý hành vi gian lận thương mại của Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai từ năm 2009-2011.................................. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục và đứng trước vận hội mới với những cơ hội đặc biệt thuận lợi để thật sự phát triển đúng với tiềm năng của đất nước. Cùng với sự phát triển đó, các hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại vẫn còn diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, hậu quả của nó gây ra ngày càng nghiêm trọng đối với khách hàng nói riêng và với sự phát triển kinh tế nói chung. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trong kinh doanh đang được xã hội rất quan tâm. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự hiệu quả. Qua kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường, số vụ buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tăng và khó kiểm soát. Trong năm 2010, các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã tiến hành xử lý gần 24.000 vụ buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại, thu nộp ngân sách trên 612 tỷ đồng. So với năm 2009, số vụ kiểm tra, xử lý tăng 36,11%. Tổng số tiền thu nộp ngân sách tăng 45,03%. Đặc biệt từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra 1552 vụ, xử lý 1211 vụ liên quan đến vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, găm hàng và sai phạm về giá. Tổng số tiền thu được trên 8,3 tỷ đồng. Đây là một con số đáng báo động và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của Thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung. Gian lận thương mại gia tăng gây tổn thất cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến thị trường và doanh thu, tạo sự cạnh tranh không bình đẳng và với những hàng hóa kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, cuộc đấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2 tranh chống gian lận thương mại trở lên quyết liệt, nóng bỏng và trở thành vấn đề thời sự. Trong đó, công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề này còn nhiều bất cập cả về luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức và con người. Các cơ quan chức năng chưa quan tâm kiểm tra, giám sát chặt chẽ, còn xem nhẹ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Bên cạnh đó, nhiều quan chức còn nhận tiền hối lộ để tiếp tay cho kẻ xấu và đã được xử lý nghiêm để làm gương cho những người khác. Mặt khác, phương thức thủ đoạn của các đối tượng gian lận ngày càng tinh vi, khó kiểm soát và sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong khi lực lượng quản lý còn mỏng, thiếu về số lượng, nhiều chức danh phải kiêm nhiệm, kinh phí, phương tiện còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chính điều đó đã tạo nhiều kẽ hở cho các hành vi gian lận phát triển và hiện nay vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng này. Trước tình hình đó, tác giả mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài nghiên cứu của tác giả lựa chọn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn và lý luận. Về mặt lý luận, làm rõ bản chất thế nào là gian lận thương mại và các nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại. Về mặt thực tiễn, đưa ra những giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại đặc biệt là Chi cục quản lý thị trường (QLTT) về thương mại để có một bộ máy thực thi hiệu quả hơn; đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan quản lý chức năng, các hiệp hội để tạo một hành lang pháp lý phù hợp với tình hình hiện tại. Mặc dù, đề tài còn nhiều thiếu sót nhưng tôi hy vọng sẽ góp phần giải quyết những vấn đề bất cập trong hoạt động đấu tranh chống gian lận thương mại còn tồn tại hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài Từ thực tiễn vấn đề gian lận thương mại đang còn tồn tại nhiều bất cập, đề tài “Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” đề cập tới các mặt lý luận và nghiên cứu thực tiễn để đưa các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu nhằm giải quyết những khó khăn bất cập còn tồn tại. Về mặt lý luận nghiên cứu: đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ bản chất của gian lận thương mại và các nguyên lý cơ bản của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại. Bên cạnh đó, đề tài cũng đi nghiên cứu một số công trình trước có liên quan đến đề tài để trả lời cho câu hỏi: Thứ nhất, nguyên nhân do đâu lại có gian lận thương mại? Thứ hai, gian lận thương mại ảnh hưởng đến thị trường như thế nào? Thứ ba, vai trò quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại như thế nào? Về mặt thực tiễn: hoạt động gian lận thương mại ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, nhận thức của các cơ quan quản lý cũng như của người dân về vấn đề này còn hạn chế nên việc quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Qua việc nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại, luận văn đã góp phần khắc phục được những khó khăn trong công tác quản lý và đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi sau: Thứ nhất, công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại còn có những tồn tại gi? Thứ hai, nguyên nhân của những tồn tại đó là gi? Về mặt giải pháp: Trả lời câu hỏi: Thứ nhất, Nhà nước cần phải làm gì để quản lý hoạt động gian lận thương mại? Thứ hai, các cơ quan chức năng cần phải làm gì để quản lý hoạt động gian lận thương mại? Thứ ba, Chi cục cần làm gì để quản lý hoạt động gian lận thương mại? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 4 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Từ thực tiễn vấn đề gian lận thương mại đang diễn ra hết sức phức tạp, điều này thể hiện những mặt hạn chế của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại. Qua việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và khảo sát, nghiên cứu thực tế liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại. - Đề xuất các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để họ nâng cao trách nhiệm và có sự phối hợp với nhau trong việc QLTT. - Đề xuất các giải pháp từ phía Chi cục QLTT để họ hoàn thiện các văn bản pháp lý, xây dựng cơ chế, bộ máy trong sạch vững mạnh hơn để góp phần đẩy lùi gian lận thương mại trên địa bàn Chi cục quản lý. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với chính phủ, Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để góp phần hoàn thiện về đường lối chính sách, luật pháp của nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại và tăng cường hiệu quả của công tác quản lý đối với hoạt động này. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Phạm vi về nội dung Gian lận thương mại hiện đang là vấn đề mang tính thời sự và rộng, nó bao gồm nhiều hình thức gian lận trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc quản lý đối với hoạt động này có nhiều các cấp các ngành tham gia nhưng đề tài nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào quản lý nhà nước về thương mại đối với gian lận trong hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước. 4.2. Phạm vi về mặt không gian, thời gian Không gian: Tập trung khảo sát công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Công thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 5 tỉnh Đồng Nai, Cục Hải quan, công an, Cục QLTT và đặc biệt đi sâu nghiên cứu công tác quản lý của Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai đối với hoạt động này. Thời gian: Số liệu trong nghiên cứu được thu thập thống kê từ năm 2009 đến 2011 và định hướng đến 2013. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thêm số liệu được trích dẫn từ các bài báo, phát biểu của các chuyên gia, các cán bộ QLTT. Những giới hạn của tác giả hoàn toàn hợp lý và khoa học, không mất đi tính tiêu biểu của đề tài nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, kết luận, danh mục các từ viết tắt, kết cấu luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài “Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” Chương 2: Một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với họat động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với họat động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Chương 4: Các kết luận và giải pháp về quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định. Quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng là một quá trình thực hiện và phối hợp bốn loại chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát của các cơ quan quản lý vĩ mô các cấp đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý. 1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại - Gian lận là hành vi của con người thể hiện ra ngoài bằng các cách thức khác nhau nhằm đánh lừa người khác để đạt được mục đích nào đó. Hành vi gian lận được đặt trong lĩnh vực thương mại là gian lận nhằm thu hút một khoản lợi mà đáng lẽ họ không được hưởng gọi là thu nhập bất chính. - Buôn lậu: là hành vi buôn bán trái phép các loại hàng hóa qua biên giới. Nó chỉ đơn thuần là hành vi mua đi, bán lại (các loại hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa; hàng cấm) trái phép qua biên giới nhằm thu lợi nhuận từ sự chênh lệch về giá trị hàng. Buôn lậu là một loại tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. - Hàng giả là những sản phẩm hàng hoá được sản xuất trái pháp luật, có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hoặc những sản phẩm, hàng hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 7 không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó; là loại sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với sản phẩm, hàng hoá thực mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. - Gian lận thương mại là những hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong thương mại nhằm mục đích thu được một khoản lợi bất chính nào đó mà lẽ ra những khoản lợi thu được này họ không được hưởng. Hành vi gian lận này là chủ cửa hàng (bao gồm người mua, người bán hoặc cả người mua và người bán) lừa dối cơ quan Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hàng hóa. Như vậy, gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện là hàng hóa, dịch vụ. Mục đích của hành vi này là nhằm thu lợi bất chính, nhờ vào việc thực hiện trót lọt thủ đoạn dối trá, lừa đảo, trốn tránh, qua mặt các cơ quan và nhân viên kiểm soát chức năng, cố ý làm trái với quy định của pháp luật, chính sách và của các cơ quan quản lý chức năng nhằm thu lợi bất chính. Trong lĩnh vực Hải quan: gian lận thương mại là hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực hải quan, trong đó, một số cá nhân lừa dối cơ quan Hải quan nhằm lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật hải quan quy định hoặc nhằm thu hút một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này. 1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại Quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại là toàn bộ các hoạt động và phương thức tác động của Nhà nước lên các hoạt động gian lận thương mại trên thị trường nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 8 gian lận thương mại góp phần ổn định nền kinh tế, thị trường, thúc đẩy phát triển hàng hóa trong nước. Đồng thời, quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại để tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của các cơ quan quản lý. Việc quản lý đối với gian lận thương mại trong hoạt động lưu thông hàng hóa trên thị trường là việc xem xét, kiểm tra chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn đo lường, giá cả, nhãn mác, xuất xứ của những hàng hóa được đưa ra trên thị trường, khuyến mại và hàng hóa giữ trong kho của cơ sở bán để phát hiện những sai phạm, gian lận đối với hàng hóa này và có biện pháp xử phạt phù hợp. 1.2. Bản chất của gian lận thƣơng mại và vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động gian lận thƣơng mại 1.2.1. Bản chất của gian lận thương mại Gian lận thương mại là hiện tượng kinh tế xã hội xuất hiện trong lưu thông hàng hóa cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan và những công cụ, chính sách quản lý khác của Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi gia. Nó ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn này, tổ chức của Hải quan Thế giới đã triệu tập Hội nghị chống gian lận thương mại với sự tham gia của đại diện Hải quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị đã xác định các hình thức gian lận thương mại và đề ra các biện pháp cụ thể phòng chống tệ nạn này. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại do Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization-WCO) họp tại Brussels (Bỉ) năm 1995 đã khẳng định gian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau: 1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan 2- Khai báo sai 3- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa 4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 9 5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công 6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất 7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (qua thỏa thuận lợi dụng giấy phép nhập hàng dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệt nói chung) 8- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở nước hàng đi qua) 9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa 10-Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãi thuế nhập khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định 11-Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 12-Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã 13-Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách 14-Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả làm chứng từ giả về hàng đã xuát khẩu) 15- Kinh doanh “ma”, đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụng trái phép 16- Thanh lý có chủ đích (công ty kinh doanh một thời gian ngắn để nợ thuế rồi tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, giám đốc công ty đó tiếp tục thành lập công ty mới với cùng ý định và mục đích) Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cũng cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế cũng chính là các hình thức mà WCO đã xác định như đã nêu trên. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại gồm người mua, người bán hoặc cả người mua lẫn người bán thông qua đối tượng là hàng hóa và dịch vụ. Gian lận thương mại đã có từ lâu đời mang tính xã hội lịch sử từ khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 10 có trao đổi nhằm thực hiện phần giá trị kết tinh trong hàng hóa. Để chống gian lận thương mại có hiệu quả cần có sự kết hợp thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của các cơ quan quản lý. Đối tượng tham gia quản lý gian lận thương mại bao gồm các Sở Công thương, Cục QLTT, Hải quan, công an,… Hoạt động gian lận thương mại diễn ra ở phạm vi rộng nên chúng ta cần có sự quản lý ở góc độ quốc gia lẫn doanh nghiệp (DN). Vậy bản chất của gian lận thương mại xét về bình diện kinh tế chính là lợi nhuận bất chính, là hành vi trốn tránh pháp luật của Nhà nước, nó phát sinh, phát triển, vận động theo động cơ lợi nhuận, theo nguyên tắc cung cầu. 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại Hoạt động gian lận thương mại hiện nay trở thành mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị của quốc gia. Những hậu quả xấu của nó có tác động rõ rệt và nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, làm tổn hại đến quyền lợi của người dân. Vì vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại có vai trò rất quan trọng. Ổn định nền kinh tế Gian lận thương mại ngày một gia tăng với các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế đất nước. Vì vậy, Quản lý nhà nước đối với hoạt động này góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại góp phần ổn định nền kinh tế, giúp hoạt động lưu thông hàng hóa thông suốt, hạn chế hàng nhập lậu, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, khai thác thế mạnh từng vùng, phát huy lợi thế so sánh của quốc gia, giảm tình trạng thất nghiệp. Tăng thu cho ngân sách Nhà nước Buôn lậu và gian lận thương mại với mục đích chủ yếu là lợi nhuận thông qua việc trốn thuế. Vì vậy, chống buôn lậu và gian lận thương mại là yếu tố quan trọng chống thất thu thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan