Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh...

Tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh

.DOC
118
192
69

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân: Với tình cảm chân thành tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học Trường Đại học Vinh đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường; Cảm ơn Ban tổ chức thành ủy Vinh,Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Vinh; Văn phòng HĐND, UBND Thành phố; UBMTQ và các đòan thể;Hội khuyến học thành phố; Bí thư đảng ủy và Chủ Tịch UBND các Phường xã, các Trường MN trên địa bàn Thành phố Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi thu thập tài liệu, số liệu và tư liệu khoa học trong quá trình nghiên cứu; Đặc biệt, tác giả xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Đình Phương đã giúp đỡ,hướng dẫn quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã được PGS.TS. Ngô Đình Phương - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ nhưng chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của quí thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học. Tôi chân thành cảm ơn! Thành phố Vinh, tháng 9 năm 2014 TÁC GIẢ Trần Thị Cẩm Tú ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................... 3.1. Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh................................................................................ 3.2.Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh................................................................. 4. Giả thuyết khoa học....................................................................................... 5.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu................................................................... 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận, xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non................................................................................. 5.1.2.Khảo sát thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Vinh............................. 5.1.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh....................................................................................... 5.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 7. Đóng góp của luận văn................................................................................... 8. Cấu trúc luận văn........................................................................................... CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON............................................................................................... 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 1.2. Lịch sử nghiên cứu xã hội hóa giáo dục mầm non..................................... 1.3. Các khái niệm cơ bản của đề tài................................................................ iii 1.3.1. Xã hội hóa giáo dục............................................................................... 1.3.2. Quản lý và quản lý XHHGD.................................................................. 1.3.3. Giải pháp và giải pháp quản lý công tác XHHGD................................. 1.4. Bản chất và các đặc trưng của XHHGD................................................... 1.4.1. Bản chất của công tác XHHGD............................................................. 1.4.2. Đặc trưng của công tác XHHGDMN..................................................... 1.4.3. Vai trò của công tác XHHGDMN trong giai đoạn hiện nay.................. 1.4.4. Nội dung và phương thức thực hiện công tác XHHGDMN.................. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ VINH........................................................................................ 2.1.Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Vinh........................ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội:...................................................................... 2.1.3. Về truyền thống lịch sử, văn hoá – du lịch:........................................... 2. 2.Tình hình giáo dục thành phố Vinh.......................................................... 2.3. Giáo dục mầm non thành phố Vinh.......................................................... 2.4. Thực trạng công tác quản lý XHHGD ở thành phố Vinh......................... 2.4.1. Nhận thức chung về XHH giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay .......................................................................................................................... 2.4.2. Mục tiêu và lợi ích mà Xã hội hóa giáo dục mang lại........................... 2.4.3. Nhận thức về nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non........................... 2.4.4. Đánh giá về vai trò của các cấp, ngành, các lực lượng xã hội về xã hội hóa giáo dục mầm non............................................................................... 2.4.5. Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp Quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố.............................................................. 2.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục............................................................................................... 2.4. 7. Mức độ tham gia công tác XHHGDMN của các lực lượng xã hội...... iv 2.5. Đánh giá chung về thực trạng................................................................... 2.5.1. Thành tựu............................................................................................... 2.5.2. Hạn chế và khuyết điểm......................................................................... 2.6. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm....................... Kết luận chương 2............................................................................................ CHƯƠNG III: mỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XHHGDMN Ở THÀNH PHỐ VINH.............................................................. 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp.............................................................. 3.1.1.Đảm bảo tính mục tiêu............................................................................ 3.1.2.Đảm bảo tính khoa học........................................................................... 3.1.3 Đảm bảo tính khả thi............................................................................... 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả........................................................................... 3.2. Một số giải pháp quản lý công tác XHHGDMN ở thành phố Vinh......... 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGDMN ở thành phố Vinh................................................................................................. 3.2.2 Nâng cao chất lượng của nhà trường mầm non, phát huy tác dụng của nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng................................................. 3.2.3. Huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục .......................................................................................................................... 3.2.4 Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân cùng chăm lo giáo dục mầm non.............................................................................. 3.3. Đánh giá các giải pháp.............................................................................. 3.4. Đánh giá mức độ cấp thiết của các giải pháp............................................ Kết luận chương 3............................................................................................ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ v KÝ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT XHHT XHHGDMN XHHGD XHH UBND UBMTTQ THPT THCS TH QĐ NQ MN HLHPN HĐND GDTX GDĐT GD Xã hội học tập Xã hội hóa giáo dục mầm non Xã hội hóa giáo dục Xã hội hóa Ủy ban nhân dân Ủy ban mặt trận tổ quốc Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học Quyết định Nghị quyết Mầm non Hội liên hiệp phụ nữ Hội đồng nhân dân Giáo dục thường xuyên Giáo dục đào tạo Giáo dục vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê tình hình thực hiện giáo dục và đào tạo năm 2010 – 2014 ....................................................................................................................... 39 Bảng 2.2. Nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay ....................................................................................................................... 49 Bảng 2.3: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ....................................................................................................................... 50 Bảng 2.4: Mục tiêu và lợi ích mà Xã hội hóa giáo dục mang lại ....................................................................................................................... 51 Bảng 2.5: Nhận thức về nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non ....................................................................................................................... 53 Bảng 2.6: Đánh giá về vai trò của các cấp, ngành, các lực lượng xã hội về xã hội hóa giáo dục mầm non ....................................................................................................................... 524 Bảng 2.7: Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp Quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố ....................................................................................................................... 535 Bảng 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục ....................................................................................................................... 547 vii Bảng 2.9: Mức độ tham gia công tác XHHGDMN của các lực lượng xã hội ....................................................................................................................... 558 Bảng 3.1: Đánh giá về tầm quan trọng của các giải pháp ....................................................................................................................... 85 Bảng 3.2: . Đánh giá mức độ cấp thiết của các giải pháp ....................................................................................................................... 86 Bảng 3.3: Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp ....................................................................................................................... 87 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Đất nước ngày càng phát triển thì đòi hỏi về giáo dục và đào tạo càng cao, càng toàn diện để đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Đó cũng là quy luật tất yếu của một xã hội hướng tới sự giàu có, văn minh, hiện đại công bằng và dân chủ. Rất nhiều nhiệm vụ đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo trong thời gian tới trong đó có nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục. Tại hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) kết luận về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã nhấn mạnh nhiệm vụ: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, là giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. Nhà nước khuyến khích mọi đóng góp, mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục. Kể từ đó tới nay chúng ta đã có được những kết quả đáng khích lệ về sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục, trong đó có cả giáo dục mầm non. Trong thực tế, xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non phải được coi là triệt để nhất bởi lẽ: trẻ em ở độ tuổi này (dưới 6 tuổi) đang còn non nớt, tự nó khó bảo vệ được mình nếu không có sự chăm sóc và bảo vệ của người lớn và toàn xã hội. Trẻ em từ 0 - 6 tuổi là thời kỳ vàng, là cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng cho trẻ. Nhà giáo dục Nga A.X.Macarenko đã kết luận rằng: Nền tảng của giáo dục được xây dựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình giáo dục. Thực chất đó là khai phá và phát triển tiềm năng con người. Những gì không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này khó mà có được. Nếu mầm mống nhân cách lệch lạc ở độ tuổi này hình thành thì sau này sửa lại nhân cách vô cùng khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy rằng: Vì lợi ích 10 năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người 2 Tuy nhiên trong một thời gian dài trước đây chúng ta chưa chú trọng nhiều đến sự nghiệp giáo dục mầm non. Trong giai đoạn phát triển mới, xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non là một tư tưởng giáo dục lớn của Đảng, chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ngay từ ban đầu để tạo ra lớp công dân mới phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới. Những khẳng định của các nhà nghiên cứu đã cho thấy sự cần thiết của sự nghiệp giáo dục mầm non và tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, hoạt động của các tổ chức, cá nhân, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức xã hội trong việc chung tay để chăm sóc giáo dục trẻ em, có như vậy trẻ em mới trở thành những người đủ ý thức và trách nhiệm để lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc mai sau, và để bảo đảm sự phát triển của đất nước. Hồ Chí Minh, người khẳng định rằng giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn dân. Thanh niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân. Chính vì vậy đây không chỉ là một tư tưởng giáo dục, một xu thế giáo dục của thời đại mà còn là phương thức để phát triển giáo dục ở mọi nền kinh tế xã hội khác nhau. Thực tế công tác quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh trong những năm gần đây đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yêu cầu đặt ra nhưng chưa được đáp ứng một cách cơ bản như: Trình trạng quá tải liên tục trong nhiều trường mầm non, cơ ở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được các điều kiện quy định về giáo dục mầm non, một số cơ quan, ban ngành, tổ chức, cá nhân có điều kiện còn thờ ơ, chưa tích cực trong việc hỗ trợ, phối hợp với các trường mầm non trong các hoạt động giáo dục,đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, 3 công tác kêu gọi,thu hút, tuyên truyền vận động xã hội hóa một số trường học còn thiếu phương pháp khoa học và hiệu quả chưa cao, nguồn lực đầu tư từ ngân sách Thành phố cho bậc học mầm non tuy đã có nhiều cố gắng, tập trung nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp giáo dục mầm non Thành phố Vinh. Nghiên cứu xã hội hóa giáo dục và tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh không chỉ là lời giải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ….mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng cung cấp các cơ sở cho việc dự đoán và định kỳ cho sự phát triển xã hội giáo dục và tăng cường quản lý xã hội hóa giáo dục trong đó có giáo dục mầm non trong giai đoạn phát triển mới đưa Thành phố Vinh xứng tầm là Trung Tâm kinh tế, văn hóa vùng bắc trung bộ. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta có một số khó khăn về nguồn lực để thực hiện thành công các nhiệm vụ đặt ra cho việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục thì việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục mầm non là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vấn đề này tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất những giải pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục mầm non từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh 3.2.Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh 4 4. Giả thuyết khoa học Hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục mầm non sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp có tính khoa học và tính khả thi. 5.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận, xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. 5.1.2.Khảo sát thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Vinh. 5.1.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề trong phạm vi Thành phố Vinh 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng hợp,phân tích hệ thống các tài liệu. - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 6.3. Phương pháp thống kê toán học. Phương pháp này nhằm xử lý các số liệu đã thu được. 7. Đóng góp của luận văn -Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh 5 - Đề xuất được các giải pháp quản lý hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh 8. Cấu trúc luận văn. Chương 1.Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh Chương 2. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh Chương 3. Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở Thành phố Vinh 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước nhưng các giá trị truyền thống dân tộc tốt đẹp vẫn được lưu giữ từ buổi bình minh của lịch sử con người đến nay. Xã hội hóa giáo dục là một truyền thống quý báu bắt nguồn từ những giá trị đạo đức nhân văn và lòng yêu nước của nhân dân ta từ xa xưa được truyền lại cho thế hệ ngày nay. “Dựng nước, trước tiên phải lo việc học” là câu nói bất hủ lưu đời của Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ trong triều trị Tây Sơn vào thế kỷ XVIII (năm 1788) với chủ trương mở rộng nền giáo dục đến tận nhân dân. Chiếu học tập được ban hành và lập ra các nhà xã học. Với các chính sách về giáo dục thời kỳ đó Vua Quang Trung đã mong muốn xây dựng một dân tộc có tri thức để nâng cao ý thức dân tộc vươn lên thoát khỏi những ràng buộc của nền giáo dục khuôn sáo cũ – Trước đó vào thế kỷ XI (1070) Vua Lý Thánh Tông là người rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Quốc Tử Giám là minh chứng cho chính sách đào tạo hiền tài đúng đắn của nhà vua – là cơ sở giáo dục đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Đến thế kỷ XV- XVI nền giáo dục Việt Nam đã phát triển rực rỡ. Các phủ, lộ đều có các trường công [37]. Sau khi nhân dân giành được chính quyền và tuyên bố nền độc lập, tại phiên họp đầu tiên ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định 3 nhiệm vụ trọng yếu của chính quyền là: “Chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm”. [21] Bác khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [21]. Sau cách mạng tháng 8, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền giáo dục của Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ và vượt 7 qua rất nhiều những khó khăn, thiếu thốn của một Nhà nước non yếu để chuyển mình sang quyết tâm xây dựng một nền giáo dục mới đó là: Nền giáo dục của toàn dân. Tuy nhiên trong giai đoạn sau khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới (1986) do tác động của cơ chế quan liêu,tập trung bao cấp đất nước nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng đã rơi vào khủng hoảng. Giáo dục toàn dân chưa được coi trọng, nguồn lực xã hội không được quan tâm thu hút để phát triển giáo dục, bản chất xã hội của giáo dục không được coi trọng và phát huy đúng hướng. Ở giai đoạn này nền giáo dục của Việt Nam không có sự phát triển và tụt hậu nghiêm trọng vì vậy giáo dục đã không theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thời đại. Từ những yếu kém của nền giáo dục và xác định rõ tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước. Giáo dục đứng trước thử thách buộc phải phát triển với một trình độ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng:” Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” [21]. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) cũng như trong các văn kiện quan trọng của Đảng và văn bản của Nhà nước, giáo dục và đào tạo đã được nhìn nhận lại và luôn được khẳng định là “Quốc sách hàng đầu” “là động lực của sự phát triển đất nước”. Xã hội hóa đã được coi là quan điểm chủ trương lớn trong hoạch định các chính sách xã hội. Trong thời kỳ đổi mới này nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu,bàn bạc nhiều về xã hội hóa giáo dục. Trong cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục” xuất bản năm 1997 tác giả Phạm Minh Hạc đã khẳng định “Xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta” [19]. 8 “Coi sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của xã hội tham gia vào công tác giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và nên giáo dục quốc dân nói chung...”. [19] Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam tới ngưỡng cửa của thế kỷ XXI” tác giả một lần nữa nêu rõ “Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước, mà là của toàn xã hội mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục tạo nên một cao trào học tập trong toàn dân”. [20] “Phát triển giáo dục theo tinh thần xã hội hóa. Tư tưởng “Xã hội hóa” giáo dục được thừa nhận như là một nhân tố mới trong sự phát triển giáo dục hiện nay. “Với tư cách là nhân tố mới của sự nghiệp giáo dục, tư tưởng xã hội hóa công tác giáo dục lại tạo ra những điều kiện để xuất hiện nhiều nhân tố mới khác trong quá trình đi lên của các phong trào giáo dục”. [15] Tác giả Đặng Quốc Bảo khẳng định: “Xã hội hóa giáo dục phản ánh bản chất của luận đề giáo dục cho tất cả mọi người, tất cả cho sự nghiệp giáo dục. Ông cũng nhấn mạnh rằng” “Không có xã hội nào có thể tồn tại nếu không có sự giáo dục và mọi sự giáo dục đều hướng tới sự tiến bộ của xã hội. Như vậy là luôn luôn tồn tại nền giáo dục xã hội”. [7] Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt cho rằng: “Xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, bảo đảm sự thành công của cách giáo dục”. “Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa là Nhà nước phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục tức là giáo dục phải thuộc về xã hội”. [8] 9 Viện khoa học giáo dục đã triển khai khá nhiều năm một hệ thống đề tài về xã hội hóa giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, phát triển lý luận và đề xuất các cơ chế xã hội hóa giáo dục. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu như: Hồ Thiện Hùng, Nguyễn Thanh Bình, Võ Tài Quang, Nguyễn Mậu Bành...cũng đã có nhiều nghiên cứu, bài viết về xã hội hóa giáo dục. 1.2. Lịch sử nghiên cứu xã hội hóa giáo dục mầm non Vào thời pháp thuộc trước khi Cách mạng tháng 8 thành công Việt Nam không có nền giáo dục cho các trẻ em trước tuổi đi học. Cả nước chỉ có một vài trại tế bần để nuôi trẻ mồ côi. Sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh số 146/SL ngày 10/8/1946 nêu những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới trong đó ghi rõ: “Bậc học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ em dưới 7 tuổi và tổ chức theo điều kiện của Bộ Quốc gia giáo dục ấn định sau”. Hiến pháp 1946 nêu rõ: “Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho những người mẹ của trẻ em, đảm bảo phát triển các nhà đỡ đẻ, các nhà trẻ và vườn trẻ”. Nghị định 05 ngày 10/9/1945 của Bộ cứu tế đã nêu: “Khuyến khích các nhà bảo anh, dục anh ấu trĩ viên”. Ngày 15/12/194 - Ban giáo dục ấu trĩ được thành lập cùng với trường mẫu giáo đầu tiên được thành lập ở Tây Hồ - Hà Nội. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp tuy còn bỡ ngỡ nhưng chúng ta đã thành lập được các lớp ấu trĩ viên, lớp vỡ lòng, lớp nhà trẻ, nhiều nơi mở Dục Anh viện, cô nhi viện để nuôi dạy con các liệt sỹ, thương binh và gia đình quân nhân không nơi nương tựa. Ngày 02/01/1949, Bộ Quốc gia giáo dục đã tổ chức Hội nghị mẫu giáo toàn quốc đầu tiên trong lịch sử. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến giáo dục mầm non. Ngày 12/8/1966, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 153/CP nêu rõ: “...Công tác nhà trẻ, mẫu 10 giáo ngày càng được coi trọng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho các cháu, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ đảm đương nhiệm vụ...”. Vượt qua những khó khăn gian khổ của 2 cuộc chiến tranh và những tồn tại, yếu kém trước thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa, giáo dục mầm non đã khắc phục được tình trạng suy giảm, thử thách để phát triển tạo nên sự chuyển biến một cách rõ nét. Trong các hình thức giáo dục thì giáo dục mầm non có thể khẳng định được xã hội hóa hơn bất kỳ bậc học nào. Đó là sự thể hiện rõ nét và sinh động về nguyên tắc Nhà nước, xã hội, nhân dân cùng làm. Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục mầm non còn hạn chế. Trong một báo cáo tổng quan về tình hình nghiên cứu xã hội hóa giáo dục của Ban khoa giáo Trung ương đã nêu rõ: “Đã có một số nghiên cứu chuyên đề về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục – các nghiên cứu này góp phần làm rõ, bổ sung thêm những nghiên cứu chung. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa được nghiên cứu sâu như xã hội hóa đối với giáo dục mầm non...Đó là những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu” [6]. Năm 1999 – 2000, Ban nghiên cứu mầm non Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã có đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục mầm non nông thôn” trong đó xã hội hóa giáo dục cũng đã được đề cập là một trong những giải pháp của hệ thống tuy nhiên chưa đi sâu được vào nghiên cứu riêng cho giải pháp xã hội hóa giáo dục mầm non. Trong cuốn sách “Xã hội hóa giáo dục” của Viện khoa học giáo dục năm 2001 đã đề cập một cách hết sức khái quát đến một số điểm xuất phát của việc định hình xã hội hóa giáo dục mầm non và vận dụng phương thức xã hội hóa trong giáo dục mầm non. Thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ngày 25/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức 11 Hội nghị bàn về công tác giáo dục mầm non. Tại Hội nghị đã đề ra được nhiều giải pháp cơ bản cho chiến lược phát triển giáo dục mầm non trong đó nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh biện pháp xã hội hóa giáo dục mầm non, đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non”. Ngày 23/6/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015 với quan điểm chỉ đạo: “Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh công tác xã hội hóa” và nhấn mạnh giải pháp: “Thực hiện triệt để công tác xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQCP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao” “khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.....Trong quá trình thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2016 để tăng cường và đảm bảo vững chắc việc thực thi hiệu quả các giải pháp đã được đề ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg về quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015. Ngoài ra còn nhiều bài viết về xã hội hóa giáo dục các nước trên thế giới và khu vực của các tác giả đã cung cấp nhiều tư liệu và bài học kinh nghiệm quý giá,làm cơ sở cho việc định hình quan điểm về xã hội hóa giáo dục trong đó có xã hội hóa giáo dục mầm non và quan trọng hơn nữa là vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn một cách phù hợp và đạt hiệu quả. Ngoài ra nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong nước cũng đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của XHHGD.Một số nội dung của XHHGD ở thành phố Vinh cũng đã được nghiên cứu và đề xuất những giải pháp quan trọng có tính khả thi trong công tác quản lý công tác 12 XHHGDMN .Tuy nhiên những nghiên cứu này còn có hạn chế về việc chưa tập trung vào những vấn đề có tác động mạnh mẽ và hiệu quả trong quản lý công tác XHHGDMN như: các cơ chế, chính sách khuyến khích và tăng cường quản lý công tác XHHGDMN, các biện pháp phối hợp thực hiện quản lý công tác XHHGD. 1.3. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.3.1. Xã hội hóa giáo dục a. Xã hội hóa: Có nhiều định nghĩa khác nhau: - Xã hội hóa là làm cho trở thành của chung của xã hội. [39] - Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội (tập thể), trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng và những phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội . [40] - Xã hội hóa là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên,tức XHH được dùng để chỉ XHH cá nhân, là quá trình cá nhân học tập, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-lịch sử để trở thành cá nhân và thành nhân cách-con người xã hội . [38] Mặc dầu có các định nghĩa khác nhau nhưng cốt lõi của xã hội chính là sự tương tác mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội. Trên các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hoạt động của con người, của cộng đồng diễn ra trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy chúng ta có thể hiểu xã hội hóa theo định nghĩa sau: Xã hội hóa là quá trình cá nhân nhờ hoạt động, tiếp thu giáo dục, giao lưu…mà học hỏi được cách sống trong cộng đồng, trong đời sống xã hội và phát triển được khả năng đảm nhiệm các vai trò xã hội với tư cách vừa là cá thể vừa là một thành viên của xã hội. 13 Trong giai đoạn hiện nay xã hội hóa trở thành một phương châm hành động của các cấp các ngành, các tổ chức xã hội nhằm phát huy nội lực, huy động sức lực của cộng đồng, nguồn vốn xã hội từ nhân dân, theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. b. Xã hội hóa giáo dục: Xã hội hóa giáo dục là quá trình tương tác giữa giáo dục và xã hội, trong đó giáo dục gia nhập và hòa nhập vào xã hội vào cộng đồng, đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là công việc của mình, do mình, vì mình. Đó chính là mối quan hệ mật thiết và biện chứng. Xã hội hóa giáo dục có tác dụng rất tích cực đến quá trình xã hội hóa con người, xã hội hóa cá nhân. Như vậy xã hội hóa giáo dục là bộ phận không thể tách rời của hệ thống xã hội. Giáo dục và khoa học, công nghệ chính là động lực phát triển kinh tế xã hội. Xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật cùng giáo dục và cộng đồng xã hội. Xã hội hóa giáo dục là: Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập. Nghị quyết 05/2005/NQ.CP chỉ ra rằng: Thực hiện xã hội hóa nhằm 2 mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục…, thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục... ở mức độ ngày càng cao. Khi nói về những chủ trương, chính sách và những biện pháp lớn về phát triển giáo dục đào tạo, Đảng ta đã yêu cầu: “Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn của nước ngoài để phát triển giáo dục”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng