Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản ph...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại htx công nghiệp long biên

.PDF
44
88
81

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá các nền kinh tế đã được khẳng định. Trong xu hướng đó, hai yếu tố nổi bật và quan trọng nhất là hợp tác chặt chẽ và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố cũng như từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, quy trình sản xuất … để có thể sản xuất ra các sản phẩm có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nền kinh tế thị trường cho thấy, những sản phẩm giành được thắng lợi trong cạnh tranh là nhờ vào hai ưu thế: Chất lượng và Giá cả. Muốn tồn tại các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải hạ được giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, đây là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận- mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm, việc đầu tiên là doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất là cơ sở của giá thành sản phẩm, quyết định sự cao thấp của giá thành. Căn cứ vào những chi phí bỏ ra và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện giá thành, từ đó có biện pháp giám sát, kiểm tra các khoản mục chi phí bất hợp lý, kiểm soát chi phí tới mức thấp nhất, trên cơ sở đó để hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Hợp tác xã Công nghiệp Long Biên, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại HTX Công nghiệp Long Biên”. Phùng Thị Thanh Hương 1 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm có hai chương: Chương I: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại HTX Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Em xin chân thành cảm ơn Ths - Nguyễn Thị Thu Hà cùng Ban Lãnh Đạo, các cô chú các phòng ban trong HTX Công nghiệp Long Biên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Hà nội, Ngày… tháng…năm 2005 Phùng Thị Thanh Hương 2 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HTX CÔNG NGHIỆP LONG BIÊN I. Giới thiệu về HTX Công nghiệp Long Biên 1. Quá trình hình thành và phát triển của HTX 2. Chức năng và nhiệm vụ của HTX Công nghiệp Long Biên 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX ảnh hưởng đến chi phí sản xuất 1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất - qui trình công nghệ sản xuất của HTX 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị 4. Đặc điểm về nguồn nhân lực 5. Đặc điểm vốn của HTX 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX III. Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành tại HTX Công nghiệp Long Biên 1. Một vài nét về công tác kế hoạch giá thành ở HTX Công nghiệp Long Biên 2. Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành tại HTX Công nghiệp Long Biên IV. Đánh giá về công tác quản lý chi phí tại HTX 1. Những mặt đạt được 2. Những mặt tồn tại Phùng Thị Thanh Hương 3 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP LONG BIÊN I. GIỚI THIỆU VỀ HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP LONG BIÊN 1. Quá trình hình thành và phát triển của HTX HTX Công nghiệp Long Biên là đơn vị kinh tế tập thể được thành lập từ ngày 01/07/1959 theo quyết định số 02/QĐ của HTX Công nghiệp Đồng Xuân thuộc UB Hành chính Thành phố Hà Nội. HTX Công nghiệp Long Biên có trụ sở tại 15A Hàng Cót nay là phường Hàng Mã- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Tiền thân của HTX Đồng xuân chuyên sản xuất bột lọc do cụ Doãn Văn Đắc làm chủ nhiệm. Được một thời gian ngắn do nhu cầu thị trường về bột lọc giảm sút nên HTX Đồng xuân sát nhập với HTX Tân Dân và chuyển sang sản xuất tiện gỗ, các suốt sợi phục vụ cho ngành dệt. Năm 1962 HTX sát nhập với HTX Công nghiệp Long Biên Liên hiệp HTX thủ công nghiệp Hoàn Kiếm quyết định chính thức lấy tên là HTX Công nghiệp Long Biên chuyên sản xuất các loại bao bì. Năm 1993 chấp hành chỉ thị số 32/CT-UB ngày 05/08/1992 của UBND thành phố Hà Nội về việc sử lý vốn tự có của HTX. HTX đã tổ chức Đại hội xã viên và quyết định xây dựng mô hình HTX cổ phần với tổng số cổ phần ban đầu là 100 cổ phần trị giá 500 triệu đồng với 8 cổ đông. Đại hội đã thông qua phương án sản xuất kinh doanh mới và củng cố về tổ chức. Qua tìm hiểu nhu cầu của thị trường về bao bì, Ban quản trị HTX đã quyết định một luận chứng kinh tế, cải tiến công nghệ và đầu tư sản xuất bao bì bằng chất liệu Polime để đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 1997 thực hiện chủ trương chuyển đổi theo luật HTX được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30/03/1996 HTX tổ chức Đại hội chuyển đổi ngày 19/11/1997. Đại hội quyết định kết Phùng Thị Thanh Hương 4 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp nạp thêm 9 xã viên mới nâng tổng số vốn điều lệ của HTX lên 5 tỷ (tất cả 17 xã viên và 102 cổ phần). HTX đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất bao bì của Đài loan và xây dựng một nhà xưởng rộng 1.500m2/ 4.000m2. Với ngành nghề chủ yếu là sản xuất kinh doanh bao bì bằng chất liệu polime (HDPE, LLD…) và kinh doanh vật tư thiết bị ngành nhựa. Hơn 40 năm hoạt động trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự biến động của thị trường, HTX Công nghiệp Long Biên đã đứng vững và phát triển. Với những thành tích đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh, HTX đã được UBND Quận Hoàn Kiếm và Liên minh các HTX Việt Nam nhiều lần tặng bằng khen, được các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước đến thăm và động viên. 2. Chức năng và nhiệm vụ của HTX Công nghiệp Long Biên Bước vào những năm đổi mới thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, lãnh đạo và tập thể xã viên HTX đã đồng lòng quyết tâm xây dựng HTX thành một đơn vị vững mạnh, tiêu biểu của ngành bao bì và từng bước hội nhập với sự phát triển nhanh chóng của ngành bao bì các nước trong khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu đó HTX đã tự trang bị máy móc thiết bị sản xuất nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ sau: - Sản xuất gia công kinh doanh các loại bao bì, giấy nhựa để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước các loại bao bì giấy gồm : Bao Kraff, Duplex…, bao nhựa gồm : HDPE, LLD… - Nghiên cứu tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt các kỹ thuật của Đài Loan. HTX còn hỗ trợ sản xuất cho các đơn vị bạn. - Kinh doanh thương mại và dịch vụ gồm: Nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng công nghệ phẩm, vật tư thiết bị ngành giấy nhựa. - Quản lý các nguồn vốn huy động, vốn vay để phát triển sản xuất và vốn liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân nhằm đầu tư và phát triển HTX Công nghiệp Long Biên. Phùng Thị Thanh Hương 5 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX HTX Công nghiệp Long Biên là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, song để phù hợp với môi trường kinh doanh HTX đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình sao cho phù hợp với mục tiêu, chính sách, chiến lược và ngành nghề kinh doanh nhằm kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức bộ máy của HTX được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của HTX Công nghiệp Long Biên Đại hội xã viên Ban quản trị Chủ nhiệm HTX P. KHVT Kinh doanh Tổ cơ điện P. Tài chính Kế toán Tổ SX 1 Phùng Thị Thanh Hương Phân xưởng sản xuất Tổ SX 2 6 P. Tổ chức hành chính Tổ SX 3 Tổ tái sinh MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp Theo sơ đồ trên mỗi phòng ban có một chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau : + Đại hội xã viên: là bộ phận có quyền cao nhất của HTX được họp thường kỳ mỗi năm một lần do Ban quản trị triệu tập. Đại hội xã viên quyết định những vấn đề phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và các kế hoạch đầu tư và huy động vốn. + Ban quản trị HTX: là cơ quan quản lý điều hành công việc của HTX do Đại hội xã viên bầu trực tiếp. Ban quản trị gồm: Chủ nhiệm HTX, và các thành viên khác, nhiệm kỳ 4 năm. Ban quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn khá rộng như: chọn, cử kế toán trưởng; quyết định cơ cấu tổ chức các bộ máy nghiệp vụ chuyên môn của HTX tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội xã viên chuẩn bị báo cáo về kế hoạch kinh doanh; duyệt báo cáo quyết toán tài chính để trình Đại hội xã viên. + Chủ nhiệm HTX: là người đại diện của HTX trước pháp luật, là người chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên và Ban quản trị về công việc được giao. Chủ nhiệm HTX có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban quản trị, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội xã viên và các quyết định của Đại hội xã viên và quyết định của Ban quản trị. + Phòng kế hoạch vật tư kinh doanh: Có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh triển khai hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm. + Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh các số liệu kế toán phát sinh, sao chụp chính xác tình hình tài chính của HTX. Trên cơ sở các số liệu đã có tham mưu tài chính cho chủ nhiệm, cung cấp các thông tin cần thiết và chính xác giúp cho chủ nhiệm đưa ra các quyết định quản trị. Phùng Thị Thanh Hương 7 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự và giải quyết chế độ chính sách người lao động…. + Phân xưởng sản xuất: được chia làm 5 tổ trong đó có tổ 1 tổ cơ điện có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, 3 tổ sản xuất chính có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại bao bì (túi xốp) 1 tổ tái sinh với nhiệm vụ tái tạo lại phế liệu của quá trình sản xuất … II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HTX ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT 1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường: Sản phẩm của HTX đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ. Túi xốp làm bằng hạt nhựa HDPE, LLD, hạt tái sinh để tạo ra túi xốp. Túi xốp có nhiều kích cỡ như là 15x25, 17x27, 19x29…có nhiều kích cỡ màu sắc đa dạng. Ngoài ra HTX còn sản xuất theo đơn đặt hàng như: túi xốp siêu thị, hàng Rollcomi… Trong những năm gần đây sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa ngày một tăng góp phần đẩy mạnh sự nghiệp “Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá” đất nước. Trong đó công nghiệp bao bì đã và đang phát triển mạnh trên thị trường, ngày nay các nhà sản xuất đã thấu hiểu tăng giá trị sản phẩm bao gồm tất cả các khâu đầu vào, chế biến (sản xuất) đầu ra. Marketing, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng là các khái niệm phổ thông trong nền kinh tế thị trường. HTX đã tìm hiểu thị trường, định hướng chính xác mặt hàng sản xuất, nắm được nhu cầu của thị trường và dự đoán cầu trong các năm tới. HTX đã lập dự án đầu tư chiều sâu sản xuất các loại bao bì công suất 2.000 tấn/năm. Trong cơ chế thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp tư nhân cùng sản xuất chung một mặt hàng. Vì vậy tính cạnh tranh cao. HTX đã nhanh chóng đổi mới lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành sản xuất cho phù hợp với điều kiện hoạt động, mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh. Để thực hiện sản lượng kế hoạch các năm, mấu chốt là phải khai thác và mở rộng thị trường. Xác định chiến lược thị trường, có các biện pháp Phùng Thị Thanh Hương 8 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp phối hợp tốt trong quá trình tiếp thị để mở rộng thị trường và tạo thế cạnh tranh. HTX phải mở rộng hợp tác với các cơ quan, đơn vị bạn hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất - qui trình công nghệ sản xuất của HTX HTX Công nghiệp Long Biên hiện nay có một cơ sở sản xuất chính ở Ngõ 162- Nguyễn Văn Cừ – Quận Long Biên- Hà Nội. Hoạt động sản xuất chính là sản xuất túi xốp Từ một HTX nhỏ bé với công nghệ lạc hậu, đến nay HTX đã xây dựng một cơ sở vật chất tương đối hiện đại đúng với tầm vóc của một phân xưởng sản xuất công nghiệp. Máy móc trang thiết bị của HTX đều được trang bị dây chuyền sản xuất nhựa của Đài Loan. Đặc điểm kỹ thuật qui trình công nghệ sản xuất nhựa của HTX là một công nghệ khép kín bán tự động và tương đối hiện đại. Quá trình công nghệ sản xuất được chia thành 5 công đoạn (1). Từ nguyên vật liệu đầu vào là hạt nhựa HD (nguyên vật liệu chủ yếu) và nguyên vật liệu phụ như: Hạt màu nếu sản phẩm cần pha màu được đưa vào công đoạn pha chế. Công đoạn này đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật như: tỷ lệ hạt màu phải đồng đều. (2). Nguyên vật liệu đã pha chế được đưa vào công đoạn thổi màng. Công đoạn này được coi là quan trọng nhất vì nó quyết định đến qui cách độ bền kéo, định lượng của sản phẩm. Do đó công đoạn này phải được thực hiện và đảm bảo đầy đủ các thông số kỹ thuật như: chế độ nhiệt và gió v.v… (3). Từ công đoạn thổi màng sẽ được chuyển sang công đoạn in (định hình) nếu như sản phẩm có yêu cầu in. Công đoạn này thể hiện nội dung in ấn trên mặt túi, nó mang tính thẩm mỹ cao nên yêu cầu phải tuân thủ các quy định như: pha mực, dung môi và chế độ hoạt động của máy. (4). Từ công đoạn in được chuyển sang công đoạn cắt dán. Công đoạn này có tác dụng cắt từ cuộn màng thổi hoặc in thành từng tập trên máy cắt tự Phùng Thị Thanh Hương 9 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp động yêu cầu của công đoạn này là phải chính xác, tiết kiệm và có thể cho ra sản phẩm cuối cùng là hàng cắt cuộn. (5). Sản phẩm đã được cắt dán chuyển sang công đoạn cuối cùng là công đoạn đột quai được thực hiện trên máy bán tự động. Yêu cầu quai phải cân đối, đóng gói đồng thời cũng là KCS, có trách nhiệm loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu và đóng gói không đúng qui cách sản phẩm cuối cùng là túi nhựa, vải nhựa, dây nhựa sau khi được kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được đóng gói và nhập kho. Nếu những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại ra và làm phế liệu, phế phẩm. Phế liệu được chuyển qua máy bằm, lọc chuyển thành hạt tái sinh. Hạt tái sinh lại tiếp tục được pha màu và trộn thành hạt màu, hạt màu lại tiếp tục cùng với hạt nhựa HD bắt đầu một qui trình sản xuất tiếp theo. Sơ đồ 2: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất túi xốp Hạt HD Hạt tái sinh Trộn hạt Thổi màng Định hình Cắt dán Hạt màu Hạt tái sinh Tái chế Phế liệu Đột quai Kiểm tra Đóng gói Nhập kho Phùng Thị Thanh Hương 10 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị: Bảng 1: Bảng trang thiết bị chủ yếu năm 2004 Tên Đơn Số Năm Nước Tình trạng Thiết bị Vị tính Lượng Sản xuất Sản xuất Hiện nay 1. Máy trộn hạt Cái 1 1970-1975 Đài Loan Đang sử dụng 2. Máy thổi màng Cái 10 1975-1980 Đài Loan Đang sử dụng 3. Máy cắt dán Cái 8 1990-1995 Đài Loan Đang sử dụng 4. Máy đột dập Cái 2 1992 Việt Nam Đang sử dụng 5. Máy in Cái 3 1995 Singapore Đang sử dụng 6. Máy tái sinh Cái 2 1992-1995 Đài Loan Đang sử dụng Nguồn : Phân xưởng sản xuất Qua bảng 1 cho thấy máy móc trang thiết bị của HTX chủ yếu được nhập từ Đài Loan tương đối hiện đại nhưng đặc thù của ngành nhựa máy chạy 24/24 vì vậy tuổi thọ của trang thiết bị tăng nhanh do đó mà ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của HTX. Đây là một trong những nhân tố chủ yếu có tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như là: tiêu tốn nhiều điện năng, nhiều phế liệu…. 4. Đặc điểm về nguồn nhân lực: Vốn, công nghệ và con người là điều kiện đầu tiên của mọi doanh nghiệp, trong đó con người đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nắm bắt được vấn đề đó Ban Chủ nhiệm HTX đã chú trọng vào khâu đào tạo nguồn nhân lực. Với một tập thể Phùng Thị Thanh Hương 11 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp lao động giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác chuyên môn đã thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến cán bộ, công nhân trong HTX. - Cơ cấu nhân sự: Sử dụng hợp lý lao động và sử dụng một cách có hiệu quả là nhân tố giúp cho HTX thực hiện được việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. HTX đang thực hiện từng bước xắp xếp, bố trí lao động cho phù hợp hơn. Dưới đây là bảng số liệu về cơ cấu Nhân sự của HTX trong 3 năm gần đây Bảng 2: Cơ cấu nhân sự của HTX ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2002 Số tuyệt đối Tổng lao động 2003 Số Tỷ trọng tuyệt đối 2004 Tỷ Số tuyệt Tỷ trọng đối trọng 70 100 76 100 81 100 70 100 76 100 81 100 - LĐ gián tiếp 24 34,29 26 34,21 30 37,04 - LĐ trực tiếp 46 65,71 50 65,79 51 62,96 2. Phân theo trình độ 70 100 76 100 81 100 - Đại học 4 5,71 7 9,21 9 11,11 27 35,53 30 37,04 1. Phân theo tính chất LĐ - Cao đẳng và trung cấp 25 35,71 - Lao động phổ thông 41 58,57 42 55,26 42 51,85 3. Phân theo độ tuổi 70 100 76 100 81 100 - Dưới 30 40 57,14 42 55,26 45 55,56 - Từ 31-45 20 28,57 24 31,58 26 32,09 - Trên 45 10 14,29 10 13,16 10 12,35 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Phùng Thị Thanh Hương 12 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng số lao động của HTX tăng dần. Trong đó lao động trực tiếp chiếm trên 62% tổng số lao động toàn HTX, tỷ trọng này phù hợp với HTX, bởi HTX là một doanh nghiệp sản xuất. Lao động gián tiếp của HTX chiếm tỷ trọng trên 34%. Qua 3 năm lao động của HTX tuy tăng ít nhưng số lượng lao động cũng được cải thiện, thể hiện ở chỗ lao động có trình độ đại học hàng năm tăng dần, như năm 2002 là 4 người thì năm 2003 tăng lên là 3 người, chiếm tỷ trọng 9,21% và năm 2004 tăng lên 2 người so với năm 2003 chiếm tỷ trọng 11,11% trong tổng số lao động. Trong đó lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp biến động năm 2003 so với năm 2002 tăng 8% (tăng 2 người), đến năm 2004 có biến tăng hơn so với năm 2003 là 3 người chiếm 37,04% trong tổng số lao động trong HTX. Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng trên 51% trong tổng số lao động của HTX, trong 51% đó chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng. Tuy công nhân của HTX chủ yếu có trình trung cấp và lao động phổ thông nhưng khi lao động được tuyển dụng vào HTX thì lao động phải học nghề trong hai tháng đầu và hết hai tháng đầu HTX tổ chức thi tay nghề sau đó chính thức ký hợp đồng đối với người lao động. Nhưng do trình độ của cán bộ và công nhân của HTX còn ở mức trung bình vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu của HTX, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất cho HTX. - Bố trí lao động trong các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng: Việc bố trí sắp xếp lực lượng lao động của HTX rất gọn nhẹ với quy mô vừa và nhỏ. Các phòng (bộ phận) có mối quan hệ rất mật thiết, nhất là giữa các phòng ban với nhau hay nói cách khác là giữa các cấp quản trị trung gian có sự hỗ trợ, hợp tác cùng thực hiện mục tiêu chung của HTX còn giữa ban quản trị đối với các phòng ban hệ trực thuộc, mệnh lệnh và báo cáo, đề xuất. Phùng Thị Thanh Hương 13 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp Bảng 3: Bố trí lao động trong các bộ phận ĐVT: Người STT 1 2 3 Chức danh Tên bộ phận Số lượng Ban Chủ nhiệm P. TàI chính kế toán P.KH vật tư P. Tổ 6 7 8 1 P. Chủ nhiệm 1 Tưởng phòng 1 Nhân viên 5 Nhân viên chức hành Trưởng phòng chính 5 Chủ nhiệm kinh Trưởng phòng doanh 4 2004 2 6 1 7 6 1 7 Nhân viên 6 Phân xưởng sản xuất Quản đốc 2 Nhân viên 4 Thợ cơ 1 Thợ điện 1 Tổ 1 15 Tổ 2 15 Tổ 3 15 Tổ trưởng 1 Công nhân 5 Tổ cơ điện Tổ sản xuất Tổ tái sinh Tổng số cán bộ CNV tổng 6 2 45 6 81 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính 5. Đặc điểm vốn của HTX - Cơ cấu nguồn vốn của HTX Nhìn vào bảng 4 cho thấy trong cơ cấu giá trị tổng nguồn vốn của HTX qua 3 năm vốn cố định chiểm 1 tỷ trọng lớn nhất chiếm tới 57,37% năm 2002 trong khi đó vốn lưu động chỉ chiếm 42,63% tỷ trọng vốn cố định lại có xu hướng giảm trong năm tiếp theo. Năm 2003 chiếm tỷ trọng 52,32% giảm so với năm 2002 khoảng (-2,93% tương đương với 349 triệu đồng). Sang năm 2004 vốn cố định lại tăng hơn so với năm 2003 khoảng 0,51% Phùng Thị Thanh Hương 14 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp nguyên nhân là do HTX đầu tư thêm cơ sở vật chất là TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của HTX qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng 2004 2003 2002 Chỉ tiêu GT TT GT TT GT TT Tăng Tăng giảm giảm 2003 2004 so so với với 2002 2003 Tổng vốn 20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52 - Chia theo tính chất 20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52 + Vốn CĐ 11.920 57,37 11.571 52,32 11.630 48,01 -2,93 0,51 + Vốn LĐ 8.857 42,63 10.545 47,68 12.592 51,99 19,06 19,41 - Chia theo sở hữu 20.777 100 22.117 100 24.222 100 6,45 9,52 + Vốn CSH 5.207 25,06 7.921 35,81 10.222 42,20 52,12 29,05 + Nợ phải trả 15.570 74,94 14.196 64,19 14.000 57,80 -8,82 -1,38 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán HTX Công nghiệp Long Biên là một HTX cổ phần, vốn huy động do các xã viên đóng góp với tổng số vốn cổ phần ban đầu của HTX (vốn CSH) là 500.000.000đ năm 1993. Năm 1997 thực hiện chủ trương chuyển đổi theo luật HTX, HTX đã tổ chức đại hội chuyển đổi ngày 19/11/1997 quyết định kết nạp thêm 9 xã viên mới nâng tổng số vốn điều lệ của HTX lên 5 tỷ đồng, hiện nay số vốn của HTX đã tăng lên gấp nhiều lần. Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn của HTX qua 3 năm có sự biến động mạnh, năm 2002 tổng nguồn vốn ít nhất là 20.777 triệu đồng hai năm còn lại thì tổng nguồn vốn của HTX đã được nâng lên. Nếu như năm 2003 tổng vốn 22.117 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 6,45% tức bằng 1.340 triệu đồng. Nhất là sang năm 2004 so với năm 2003 mức tăng là Phùng Thị Thanh Hương 15 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp 9,52% (tương đương với 2.105 triệu đồng). Đây là một tốc độ tăng trưởng vốn của HTX trong 3 năm qua. Nhìn vào bảng cho thấy nguồn vốn CSH của HTX chiếm 1 tỷ trọng thấp 5.207 triệu đồng trong năm 2002, nguồn vốn này chiếm 25,06%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 52,12% và đến năm 2004 so với năm 2003 tăng 29,05% chiếm tỷ trọng 42,20%. Nguồn vốn CSH có xu hướng tăng dần qua các năm về mặt giá trị tỷ trọng và bình quân tăng 40,59%. Trong khi đó nợ phải trả của HTX có xu hướng giảm qua 3 năm, đó là một điều đáng mừng cho HTX vì số nợ phải trả giảm, năm 2003 so với năm 2002 giảm là 8,82%. Đến năm 2004 so với năm 2003 giảm 1,38%. Qua đây cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX ngày càng tốt hơn và cũng thấy được trong cơ cấu tổng nguồn vốn của HTX thì nguồn vốn cố định chiếm một tỷ trọng cao và giữ vai trò quan trọng và đặc thù của HTX là hoạt động sản xuất ra sản phẩm cho nên vốn cố định để hình thành lên tài sản cố định là rất lớn. Tuy nhiên, để xem xét tình hình làm ăn của HTX có hiệu quả chúng ta cùng xem xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX qua 3 năm. 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX: Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Công nghiệp Long Biên Các chỉ tiêu So sánh 03/02 So sánh 04/03 ĐVT 2002 2003 2004 Mức chênh % Mức chênh % 1.Tổng vốn Tr 20.777 22.117 24.222 1.340 6,45 2.105 9,52 2.Tổng sản lượng Tấn 1.588 1.686 1.665 98 6,17 - 21 - 1,25 3.Tổng doanh thu Tr 39.700 42.150 42.457 2.450 6,17 307 0,73 4.Tổng chi phí Tr 34.618 36.896 38.778 2.278 6,58 1.882 5,10 Tr 5.082 5.254 3.679 172 3,38 -1.575 Tr 939 1.000 1.050 61 6,50 50 5. Tổng lợi nhuận 6. Nộp ngân Phùng Thị Thanh Hương 16 29,98 5 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp sách 7.Tổng quỹ lương Nghìn 699.036 784.848 830.124 85.81 2 12,28 45.27 6 5,77 8. Tổng số LĐ Ngườ i 70 76 81 6 8,57 5 6,58 9. Mức lương BQ Đồng 9.986,2 32 10.326,94 7 10.248,4 44 340,7 15 3,41 -121 - 0,76 Nguồn: phòng tài chính kế toán Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX cho thấy tổng vốn của HTX từ năm 1997 đến nay tăng gấp nhiều lần. Năm 2003 tăng so với năm 2002 tăng 1.340 triệu đồng tức là 6,45% và đến năm 2004 tiếp tục tăng so với năm 2003 là 2.105 triệu đồng tức tăng 9,52%. Tổng sản lượng của năm 2003 so với năm 2002 tăng 6,17% (tức là 98 tấn), năm 2004 so với năm 2003giảm 21 tấn (giảm là 1,25%). Doanh thu của HTX tăng đều qua các năm với tốc độ tăng 2.450 triệu đồng năm 2003 so với năm 2002 tăng là 6,17%, năm 2004 so với năm 2003 tăng 307 triệu đồng tức tăng 0,73%. Lợi nhuận của HTX năm 2003 so với năm 2002 tăng 172 triệu đồng tức tăng 3,38%, năm 2004 so với năm 2003 giảm 1.575 triệu đồng tăng. Lợi nhuận của HTX giảm là do chi phí nguyên vật liệu và chi phí điện tăng… Chi phí của HTX năm 2003 so với năm 2002 tăng 2.278 triệu đồng tức tăng 6,58% năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.882 triệu đồng, chi phí tăng dẫn đến tổng chi phí tăng 5,10% so với năm 2003. Chi phí tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu của HTX. Mức lương bình quân của lao động trong năm 2003 tăng so với năm 2002 tăng 340.715đ (tăng 3,41%), năm 2004 so với năm 2003 giảm 121.000đ (giảm 0,76%), mức lương bình quân của HTX giảm do sản lượng của năm 2004 không đạt kế hoạch. Mức lương bình quân của HTX so với mức lương của các doanh nghiệp khác thì mức lương của HTX là trung bình khá. Có được kết quả như vậy do nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công Phùng Thị Thanh Hương 17 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp nhân viên trong toàn HTX và khẳng định được vị thế của HTX trên thị trường. III. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH TẠI HTX CÔNG NGHIỆP LONG BIÊN 1. Một vài nét về công tác kế hoạch giá thành ở HTX Công nghiệp Long Biên: Kế hoạch giá thành là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX. Hàng năm, HTX xây dựng kế hoạch giá thành cho sản phẩm túi xốp theo khoản mục phấn đấu mà HTX có cơ sở đạt được do đã được tính toán một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Kế hoạch giá thành được xây dựng chủ yếu căn cứ vào 2 nhân tố: sản lượng kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hao phí lao động và chi phí khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng kế hoạch được phòng kinh doanh của HTX xây dựng trên cơ sở dự đoán nhu cầu thị trường. Các định mức kinh tế – kỹ thuật do cán bộ kỹ thuật của HTX tính toán và cung cấp. Việc xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm của HTX hàng năm được tiến hành như sau: Đối với chi phí nguyên vật liệu được xây dựng trên cơ sở định mức tiêu hao sản phẩm 1ĐVSP (1kg) VD: để sản xuất 1kg túi xốp màu xanh lá cần: 0,45kg hạt HDPE; 0,5kg hạt LLD; 0,22kg hạt tái sinh; 0,005kg hạt xanh lá cây Đối với khoản mục nhân công: HTX tính định mức tiền công cho 1kg sản phẩm hoàn thành và tiêu thụ là 500đ trên 1ĐVSP, trong đó 20% chi phí tiền lương được trích để hình thành các quỹ nhằm chi phí trả cho người lao động: thai sản, trợ cấp mất việc làm, tai nạn lao động, hoạt động công đoàn…HTX thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động theo chế độ quy định. Như vậy, chi phí tiền lương tính vào giá thành 1kg sản phẩm theo định mức còn 400đ trên 1kg. Phùng Thị Thanh Hương 18 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp Đối với khoản mục chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, khấu hao tài sản cố định: chi phí sửa chữa máy móc thiết bị được dự trù trên cơ sở chi phí thực tế chi cho năm trước, chi phí khấu hao TSCĐ: HTX thực hiện trích khấu hao TSCĐ cho toàn đơn vị theo sản lượng sản phẩm nhập kho mỗi 1ĐVSP sản phẩm qui định định mức là 1.000đ và chi phí sửa chữa máy móc được tính 100đ trên 1kg sản phẩm. Đối với khoản mục chi phí khác: đó là các khoản chi phí hành chính về tiền nước, tiền điện thoại, văn phòng phẩm… được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh năm trước ( 2003 ). Tổng hợp lại ta có bảng sau: Phùng Thị Thanh Hương 19 MSV: 2001D728 Luận văn tốt nghiệp Bảng 6: Chi phí sản xuất và giá thành kế hoạch theo khoản mục sản phẩm túi xốp của HTX năm 2004 Sản lượng kế hoạch: 1.998 tấn ĐVT: Đồng Khoản mục Chi phí tính Thành tiền cho 1ĐVSP 1. Chi phí vật liệu chính 16.150 32.267.700.000 2. Chi phí vật liệu phụ 2.306 4.609.386.000 3. Chi phí nhân công 400 799.200.000 4. Chi phí vận chuyển 100 199.800.000 5. Chi phí điện năng 1.000 1.998.000.000 6. Chi phí khấu khao TSCĐ 1.000 1.998.000.000 100 199.800.000 827,5 1.653.345.000 21.883,5 43.723.233.000 7. Chi phí sửa chữa máy móc, TB 8. Chi phí khác Cộng Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư Kế hoạch giá thành của HTX được lập theo khoản mục chi phí như trên là tương đối phù hợp với điều kiện quy mô của đơn vị khoản mục chi phí vật liệu được lập trên định mức kinh tế kỹ thuật một cách khoa học, đảm bảo tính chính xác về định mức tiêu hao, có cơ sở thực hiện được, góp phần cho kế hoạch giá thành có tính khả thi. Tuy nhiên, chỉ tiêu giá thành kế hoạch ở đơn vị được xây dựng trên cơ sở bao gồm những khoản mục trên toàn đơn vị (phân xưởng sản xuất, bộ phận quản lý). Do đó, giá thành sản xuất cũng là giá thành toàn bộ... Thêm nữa khoản mục chi phí sửa chữa máy móc thiết bị mang tính chủ quan nên đơn vị dự trù trên cơ sở thực tế chi cho năm trước sẽ không chính xác vì chi phí đó thường có xu hướng tăng nên do tuổi thọ máy móc tăng nên dự trù kế hoạch như vậy sẽ thấp hơn chi phí thực tế đơn vị phải chỉ ra khoản mục này. Phùng Thị Thanh Hương 20 MSV: 2001D728
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan