Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển nguồn nhân lực tại công ty du lịch dị...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển nguồn nhân lực tại công ty du lịch dịch vụ dầu khí việt nam

.PDF
86
185
145

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU KHOA KINH TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài : Một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam SVTH : Nguyễn Thị Tâm Lớp : DH06DL Chuyên ngành :Quản trị du lịch Niên khoá : 2006 - 2010 Hệ : Đại học chính quy GVHD : Th.S. Vũ Văn Đông Vũng Tàu, tháng 7 năm 2010 iv MỤC LỤC Nhận xét của giảng viên hướng dẫn .......................................................................... i Nhận xét của giảng viên phản biện........................................................................... ii Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii Mục lục ................................................................................................................... iv Danh mục bảng, biểu, sơ đồ..................................................................................... vi Danh mục từ và cụm từ viết tắt ............................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ DẦU KHÍ VIỆT NAM..............................................................................................................3 1.1 Tổng quan về Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam .................................. 3 1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty ........................................................................... 3 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .................................................. 3 1.1.3 Cơ sở vật chất hạ tầng và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty........................ 5 1.1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty ......................................................................... 7 1.1.5 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban........................................................... 8 1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009..................................... 10 1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát huy, phát triển nguồn nhân lực................. 12 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 12 1.2.2 Phân loại nguồn nhân lực ................................................................................ 13 1.2.3 Vai trò của nguồn nhân lực ............................................................................ 13 1.2.4 Nội dung của công tác phát huy, phát triển nguồn nhân lực ........................... 14 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy, phát triển nguồn nhân lực .................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT HUY, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ DẦU KHÍ VIỆT NAM.................... 29 2.1 Cơ cấu lao động trong Công ty........................................................................... 29 2.2 Thực trạng thu hút nguồn nhân lực của Công ty................................................. 31 2.2.1 Nguyên tắc thu hút nguồn nhân lực ................................................................. 31 2.2.2 Tiêu chuẩn đối với ứng viên............................................................................ 31 2.2.3 Hình thức thu hút ............................................................................................ 32 v 2.2.4 Tình hình thu hút nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian qua.................. 33 2.3 Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty ............................. 33 2.3.1 Mục tiêu, yêu cầu của đào tạo - phát triển nguồn nhân lực tại Công ty ............ 34 2.3.2 Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty........................... 34 2.3.3 Thực trạng đãi ngộ nhân sự trong Công ty....................................................... 43 2.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong công ty .......... 46 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ DẦU KHÍ VIỆT NAM .................................................................................... 51 3.1 Mục tiêu phát triển và nhiệm vụ của công ty năm 2010..................................... 51 3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty ....................................................................... 51 3.1.2 Nhiệm vụ của công ty ..................................................................................... 52 3.2 Một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển nguồn nhân lực cho Công ty OSC Việt Nam ................................................................................................................. 53 3.2.1 Ban lãnh đạo cần tự nâng cao nhận thức về vai trò của mình trong PTNNL .... 53 3.2.2 Xây dựng chính sách, chiến lược và thực hiện chức năng phát triển nguồn nhân lực.................................................................................................................. 54 3.2.3 Hoàn thiện hoạt động quản lý đào tạo và phát triển ......................................... 55 3.2.4 Thực hiện hoạt động phát triển nghề nghiệp cho người lao động..................... 62 3.2.5 Thực hiện chính sách thu hút và duy trì những người lao động giỏi................ 63 3.2.6. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc.............................. 64 3.2.7 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp khuyến khích học tập nâng cao trình độ nguồn nhân lực ........................................................................................................ 66 3.2.8. Thông tin quản lý nguồn nhân lực.................................................................. 67 3.3 Một số kiến nghị ................................................................................................ 68 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước .................................................................................. 68 3.3.2 Kiến nghị đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn...................... 70 3.3.3 Kiến nghị với Công ty..................................................................................... 71 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 73 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009..................................................10 Bảng 1.7: Cấp độ đánh giá đào tạo hiệu quả đào tạo ..................................................22 Bảng 2.2: Trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty năm 2009............................29 Bảng 2.3: Kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên ...................................................37 Bảng 2.4: Chi phí đào tạo của Công ty năm 2009 .....................................................39 Bảng 2.5: Tình hình tài chính của Công ty trong thời gian qua..................................48 Bảng 3.3: Kế hoạch hành động cá nhân......................................................................60 Bảng 3.4: Trách nhiệm trong quá trình phát triển người lao động .............................63 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của công ty năm 2009 .......29 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính ...............................................................30 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi..................................................................30 Biểu đồ 2.5: Tình hình thu hút nguồn nhân lực của công ty trong thời gian qua .......33 Biểu đồ 2.6: Thu nhập bình quân của CBCNV khối trực thuộc .................................45 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy OSC Việt Nam.......................................................7 vii DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm CBCNV: Cán bộ công nhân viên CNKT: Công nhân kỹ thuật CP: Cổ phần LD: Liên doanh NNL: Nguồn nhân lực PTNNL: Phát triển nguồn nhân lực SXKD: Sản xuất kinh doanh TC – LĐTL: Tổ chức – Lao động Tiền lương THPT: Trung học phổ thông THCN: Trung học học chuyên nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn viii LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nước ta đang tồn tại và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó, xu hướng phát triển của nền kinh tế ngày nay là hướng đến một nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà nơi đó các yếu tố chất xám được đóng vai trò then chốt quyết định đến sự thành bại của mỗi cá nhân, của mỗi doanh nghiệp. Hội nhập và toàn cầu hoá cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước phải cần đổi mới bản thân mình hơn nữa mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập đoàn của ngoại quốc… một doanh nghiệp được xem là có tiềm lực mạnh khi doanh nghiệp đó hội tụ đủ các yếu tố về tài chính, quy mô, dây chuyền công nghệ, thông tin liên lạc… để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp hùng mạnh khác, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, trong nền kinh tế tri thức, yếu tố con người được xem là những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của một doanh nghiệp. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và mỗi quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt các yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của mình. Kinh nghiệm cho thấy, sự cất cánh và phát triển thành công của một doanh nghiệp là gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói toàn bộ bí quyết thành công của một doanh nghiệp xét cho cùng, đều nằm trong chiến lược đào tạo và phát triển con người. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận của môn học quản trị nguồn nhân lực, nhận thấy được sự cấp thiết của vấn đề, các bài giảng sinh động của các giảng viên các bộ môn liên quan, cộng thêm sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Vũ Văn Đông cùng với sự nỗ lực của bản thân…nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu ix Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích cơ cấu lao động; tình hình thu hút nguồn nhân lực; các hoạt động đào tạo, phát triển của Công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển nguồn nhân lực tại Công ty OSC Việt Nam . 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các thông tin về: cơ cấu lao động, tình hình thu hút lao động, các hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực tại Công ty OSC Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu và phân tích các vấn đề về cơ cấu lao động, tình hình thu hút lao động cũng như công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty OSC Việt Nam năm 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập, xử lý thông tin Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lý số liệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung và đưa ra những kết luận. - Phân tích, tổng hợp, so sánh Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích của từng phần. - Phương pháp thống kê Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập các bảng biểu. 6. Bố cục đề tài Khóa luận gồm có các phần như sau: Chương 1: Tổng quan về công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam và một số vấn đề lý luận cơ bản về phát huy, phát triển nguồn nhân lực Chương 2: Thực trạng công tác phát huy, phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy, phát triển nguồn nhân lực tại công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam. x CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT HUY, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 Tổng quan về Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam 1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Vào ngày 23-6-1977, để phục vụ sự nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí non trẻ của đất nước, Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam được thành lập.. Tên công ty: Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam Tên tiếng Anh: The National Oil Services Company Of Vietnam (OSC Vietnam) Tên viết tắt: OSC Việt Nam Địa chỉ: số 02 Lê Lợi, phường 1, thành phố Vũng Tàu. Tel: (8464)852603 – 852405 Fax: (8464)852834 Website: www.oscvn.com E – mail: [email protected] 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập (23/06/1977) đến cuối năm 1979 Vào ngày 23/06/1977, Công ty Du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam (OSC Việt Nam) được thành lập từ tiền thân là Công ty phục vụ dầu khí Vũng Tàu – Côn Đảo. Vào thời điểm đó, OSC Việt Nam là đơn vị duy nhất làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ dầu khí, trong đó có nhiệm vụ phục vụ các sinh hoạt cho chuyên gia trong nước và quốc tế vào giúp Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam. xi Đây là thời kỳ Công ty vừa tập hợp xây dựng lực lượng, vừa tập trung đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đã xuống cấp và bắt tay vào phục vụ các công ty dầu khí từ các nước Ý, Canada, Tây Đức, Na Uy…đến Việt Nam thăm dò dầu khí. Gian đoạn này, OSC Việt Nam phục vụ được gần 200 khách ăn ở cố định, doanh thu đạt 5 triệu USD, không kể tiền đồng Việt Nam. Năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo được thành lập, OSC Việt Nam có thêm điều kiện phát triển du lịch khi tiếp nhận thêm một số cơ sở. Song song với dịch vụ dầu khí, OSC Việt Nam bắt đầu phát triển từ nhiệm vụ phục vụ giao tế du lịch nội địa đến du lịch quốc tế bao gồm cả lữ hành. OSC Việt Nam thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược là dầu khí và du lịch. Hai nhiệm vụ này là tiền đề và tạo điều kiện hỗ trợ nhau cho sự phát triển của OSC Việt Nam đến ngày hôm nay. Nhiệm vụ du lịch của OSC Việt Nam đi lên từ du lịch nội địa, phục vụ các nhu cầu của chuyên gia dầu khí. Công suất buồng giường các khách sạn, biệt thự trực thuộc OSC Việt Nam đạt khá cao, nhiệm vụ giao tế phục vụ tốt và đảm bảo an ninh. Giai đoạn 2: Từ năm 1980 đến năm 1987 Năm 1980, sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định hợp tác dầu khí với Liên Xô, các chuyên gia dầu khí vào nước ta ngày càng nhiều. Giai đoạn này, OSC Việt Nam tiếp tục được Nhà nước giao nhiệm vụ phục vụ toàn bộ việc ăn, ở, đi lại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ trên 1000 chuyên gia dầu khí Liên Xô cùng gia đình họ, góp phần quan trọng trong việc thăm dò và phát hiện dòng dầu đầu tiên vào năm 1986 của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Ước tính nguồn thu từ dịch vụ phục vụ dầu khí Liên Xô lúc bấy giờ của OSC việt Nam khoảng 60 tỷ Rúp. Đồng thời, OSC Việt Nam được Tổng cục Du lịch chỉ định là 1 trong 5 công ty kinh doanh du lịch trong cả nước đón khách quốc tế, mà chủ yếu là khách từ Liên xô và Đông Âu; tiếp nhận và quản lý trường Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu theo mô hình trường bên cạnh doanh nghiệp để đáp ứng cho công tác đào tạo, huấn luyện, xây dựng nguồn nhân lực kế cận. Do yêu cầu nhiệm vụ và phải tự cân đối đầu vào, OSC Việt Nam đã phát triển hệ thống dịch vụ khép kín, từ khâu sản xuất đến xuất khẩu. Để có nguồn hàng xuất khẩu và theo tinh thần Nghị quyết VI của Đảng, OSC Việt Nam đã đầu tư 4,3 triệu USD và 3,6 tỷ đồng Việt Nam vào nhiều nhà máy, nông trường cây con ở các địa phương và bộ ngành như: Nhà máy dệt Đông Phương, Nhà máy dệt Phong Phú, Nhà máy đông lạnh Cam Ranh, Nước suối Đảnh Thạnh – Diên Khánh, Nhà máy may Nha Trang, Nhà máy xay xát tại Bến Lức – Long An, trồng tiêu – cà phê ở Lộc Ninh, Sông Bé Và Đăk Lăk…Lực lượng xây dựng của công ty từ chỗ chỉ cải tạo các cơ sở trọng yếu để phục vụ dầu khí bắt đầu chuyển qua giai đoạn mở rộng xii hoạt động, thực hiện các công trình lớn trong và ngoài ngành như: Khách sạn Hòa Bình của Công ty Du lịch Hà Nội, Nhà máy Minh Tâm của Bộ Nội vụ ở Đà Lạt, bệnh viện Thống Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn 3: Từ năm 1988 đến năm 1999 Giai đoạn này, OSC Việt Nam là một trong số ít những doanh nghiệp đi đầu trong việc làm ăn với các đối tác nước ngoài, góp vốn thành lập các liên doanh (LD) thuộc lĩnh vực hoạt động và lợi thế tiềm năng của mình như: du lịch, dịch vụ dầu khí. Đồng thời phát triền 20 ngành nghề khác nhau. Bộ máy tổ chức của OSC Việt Nam giai đoạn này phát triển lên 10 đơn vị hạch toán trực thuộc, 08 đơn vị liên doanh nước ngoài, 01 công ty cổ phần (CP), 01 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), 12 khách sạn ( trong đó có 4 khách sạn quốc tế 3 sao, 5 khách sạn quốc tế 2 sao), 01 khu căn hộ cao cấp, 36 biệt thự với tổng cộng 1095 phòng ngủ và nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại cùng với kho tàng – bến bãi bảo đảm phục vụ kinh doanh du lịch, dịch vụ dầu khí, xây lắp… Giai đoạn 4: Từ 2000 đến nay Với nền tảng vững chắc OSC Việt Nam đã vượt qua những khó khăn, thích nghi và đứng vững trong cơ chế mới. Đây là giai đoạn OSC Việt Nam thu được nhiều kết quả tốt đẹp trên cả 2 lĩnh vực dầu khí, du lịch và vươn xa hơn, rộng lớn hơn. Qua việc cải tạo nâng cấp hệ thống khách sạn, OSC Việt Nam hiện có 2 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao là Grand Hotel và Palace Hotel, trong đó Grand Hotel là khách sạn đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu vận hành theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Bên cạnh đó, OSC Việt Nam tiếp tục ký kết và triển khai tốt các hợp đồng dịch vụ dầu khí, cung cấp dịch vụ hậu cần sinh hoạt trọn gói trên các tàu, giàn khoan; tăng cường công tác đào tạo đưa lao động Việt Nam thay thế lao động nước ngoài. Từ 2000 đến nay, OSC Việt Nam đã đạt được mục tiêu: Đẩy mạnh kinh doanh tổng hợp, đa dạng hóa các ngành nghề, trong đó tập trung vào 2 lĩnh vực then chốt là du lịch và dịch vụ dầu khí. Đạt tăng trưởng thấp nhất từ 10% trở lên, bảo toàn và phát tiển vốn, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; sắp xếp và đổi mới mô hình tổ chức Công ty theo hướng cổ phần hóa từng đơn vị, tạo bước chuyển cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, tập trung nguồn vốn cho dự án mới. Công ty đã xây dựng đội ngũ quản lý điều hành giỏi chuyên môn, cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Năm 2002 OSC Việt Nam được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Hai. 1.1.3 Cơ sở vật chất hạ tầng và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty xiii Sau hơn 30 năm đi vào hoạt động kinh doanh, OSC Việt Nam đã không ngừng phát triển đồng bộ cà về quy mô cũng như phạm vi hoạt động. 1.1.3.1 Cơ sở vật chất hạ tầng Hiện nay, OSC Việt Nam có: - 10 đơn vị trực thuộc: Chi nhánh OSC Hà Nội, Chi nhánh OSC thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh OSC Tây Ninh, Khách sạn Palace, Khách sạn Grand, Khách sạn Rex, Khu dịch vụ dầu khí Lam Sơn, Công ty dịch vụ dầu khí Vũng Tàu, Trung tâm dịch vụ du lịch và cung ứng lao động, Trung tâm dịch vụ du lịch OSC Việt Nam. - 4 đơn vị liên doanh với nước ngoài: Công ty liên doanh dịch vụ du lịch OSC – S.M.I, Công ty liên doanh dịch vụ du lịch OSC First – Holiday, Công ty TNHH Rạng Đông Orange Court, Công ty Janhold OSC, Công ty cổ phần khách sạn du lịch Thái Bình Dương. - 6 công ty cổ phần: Công ty cổ phần khách sạn Thái Bình Dương, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ OSC Bến Lức, Công ty cổ phần thể thao du lịch OSC, Công ty cổ phần Hoàng Gia, Công ty cổ phần khách sạn du lịch Tháng Mười, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng OSC. Các cơ sở chính của OSC Việt Nam bao gồm 12 khách sạn (trong đó có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao và 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao), 01 căn hộ cao cấp, 36 biệt thự với gần 1095 phòng ngủ, 01 căn cứ dịch vụ dầu khí trên bờ và nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại cùng với nhiều phương tiện vận chuyển và kho tàng – bến bãi… 1.1.3.2 Các lĩnh vực kinh doanh Các lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của OSC Việt Nam là: - Dịch vụ du lịch: + Lữ hành: tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế + Lưu trú: Hệ thống nhà hàng, khách sạn từ 1 - 4 sao tại Vũng Tàu + Du lịch MICE. - Dịch vụ dầu khí: + Cho thuê biệt thự, căn hộ + Cung cấp dịch vụ sinh hoạt cho các giàn khoan dầu khí + Cung cấp vật tư, trang thiết bị kỹ thuật cho các Công ty dầu khí. - Cho thuê trụ sở, văn phòng làm việc, phương tiện vận chuyển xiv - Kinh doanh xây lắp và bất động sản - Kinh doanh hàng hoá và xuất nhập khẩu - Cung ứng và xuất khẩu lao động - Dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí - Tư vấn du học 1.1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy OSC Việt Nam xv (Nguồn: www.oscvn.com) 1.1.5 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban xvi - Văn phòng Công ty Văn phòng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý hành chính – quản trị, tổng hợp, giao dịch đối ngoại, thông tin liên lạc và y tế chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong toàn Công ty. Văn phòng có các nhiệm vụ chính: + Công tác hành chính – quản trị, văn thư lưu trữ + Tổ chức thông tin liên lạc + Tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty + Thực hiện các giao dịch, đối ngoại; phiên dịch, biên dịch tài liệu + Tổ chức khám, chữa bệnh, theo dõi tình hình sức khỏe, phòng chống bệnh cho CBCNV của Công ty + Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng - Phòng Kế hoạch – Đầu tư Chức năng, nhiệm vụ chính: tham mưu và tổ chức thực hiện các mặt công tác: + Kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) + Xây dựng cơ bản, công tác dự án, đầu tư + Hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết kinh tế + Tham mưu, quản lý thống nhất các hoạt động dịch vụ dầu khí + Công tác thị trường, nghiệp vụ khách sạn, lữ hành - Phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương (TC – LĐTL) Chức năng, nhiệm vụ chính: Tham mưu và tổ chức thực hiện các mặt công tác: + Tổ chức bộ máy + Tổ chức cán bộ + Lao động tiền lương + Đào tạo, bồi dưỡng + Tuyển dụng lao động + Bảo vệ nội bộ + Bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động xvii - Phòng Tài chính – Kế toán Chức năng, nhiệm vụ chính: Tham mưu, giúp Giám đốc quản lý, điều hành các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tài chính, kế toán thống kê, hạch toán kinh tế. Thực hiện các mặt công tác: + Xây dựng phương hướng, kế hoạch tài chính theo kỳ kế hoạch (ngắn hạn và dài hạn) + Quản lý, phân bổ và sử dụng vốn + Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê + Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở các đơn vị và toàn Công ty + Giúp giám đốc tổ chức, kiểm tra, xét duyệt, quyết toán tài chính của các đơn vị cơ sở và làm quyết toán của Công ty + Thực hiện kiểm toán nội bộ + Nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin của Công ty - Phòng Nghiên cứu – Phát triển + Nghiên cứu, tham mưu đề xuất định hướng phát triển, mô hình tổ chức, quản lý của Công ty phù hợp với cơ chế mới + Nghiên cứu đề xuất, bổ sung, sửa đổi, cải tiến, đổi mới chế quản lý, phương thức kinh doanh, chế độ chính sách phát triển và mở rộng sản phẩm, dịch vụ của công ty; theo dõi, đành giá việc phân cấp quản lý do Giám đốc Công ty giao + Thực hiện công tác pháp chế + Xây dựng các chuyên đề khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm trong Công ty xviii 1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009 1.1.6.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh Bảng 1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 đồng ĐVT: Triệu So sánh (%) Chỉ tiêu 1. Doanh thu a.Khối trực thuộc b. Khối LD, CP 2. Lợi nhuận a.Khối trực thuộc b. Khối LD, CP Kế hoạch Thực hiện năm 2009 năm 2009 715.000 TH/KH 2009 TH /TH 2008 851.417 119,08 104,22 425.000 511.452 120,34 106,79 290.000 339.965 117,23 100,58 19.000 31.196 164,19 149,87 6.500 7.469 114,91 112,89 12.500 23.727 189,82 167,09 4,5 6,814 150 132 3. TNBQ của khối trực thuộc (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2009 công ty đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chỉ tiêu kinh tế được giao, cụ thể như sau: - Tổng doanh thu thực hiện: 851,417 tỷ đồng đạt 120,422 % so với kế hoạch, tăng 4,22% so với năm 2008, tương ứng tăng 34,5 tỷ đồng. Trong đó: xix Các đơn vị hạch toán trực thuộc: 511,452 tỷ đồng, đạt 120,34% so với kế hoạch, tăng 6,79% so với 2008, tương ứng tăng 32,5 tỷ đồng Các đơn vị liên doanh, cổ phần, TNHH: 339.965 tỷ đồng, đạt 117,23% so với kế hoạch, tăng 0,58% so với năm 2008 tương ứng tăng 2,04 tỷ đồng - Lợi nhuận: 31,196 tỷ đồng, đạt 164,19 % so với kế hoạch, tăng 49,87% so với thực hiện năm 2008, tương ứng tăng 10,8 tỷ đồng. Trong đó: Các đơn vị hạch toán trực thuộc: 7,469 tỷ đồng, đạt 114,91 % so với kế hoạch, tăng 12,89% so với năm 2008, tương ứng tăng 853,59 triệu đồng. Các đơn vị liên doanh, cổ phần, TNHH (ước) đạt 23,727 tỷ đồng, đạt 189,82% so với kế hoạch năm 2009, tăng 67,09% so với năm 2008, tương ứng tăng 9,93 tỷ đồng. - Nộp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước: Công ty đã nộp đầy đủ nghĩa vụ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, đã thực hiện ở mức trên 31,72 tỷ đồng. - Thu nhập bình quân của người lao động thuộc khối đơn vị hạch toán trực thuộc đạt 6,814 triệu đồng/người/tháng, tăng 50% so với kế hoạch, tăng 52% so với năm 2008. 1.1.6.2 Kết quả thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Công ty - Kinh doanh khách sạn Tổng lượt khách lưu trú khai thác và phục vụ là 40.227 lượt khách với 113.130 ngày khách bằng 83,39% so với 2008. Doanh thu buồng ngủ toàn công ty đạt 181.93 tỷ đồng, đạt 106,4% so với kế hoạch, tăng 2,9 % so với 2008. Trong đó: Các đơn vị hạch toán trực thuộc: 67,7 tỷ đồng, đạt 105,82% so với kế hoạch, tăng 4,34% so với năm 2008, tương ứng tăng 2,8 tỷ đồng. Công suất phòng ngủ bình quân đạt 74,71%, giá phòng bình quân tăng 16,52% so với năm 2008. - Kinh doanh lữ hành Doanh thu toàn công ty đạt 214,4 tỷ đồng, đạt 119,8% so với kế hoạch, bằng 78,4% so với năm 2008. Trong đó: đơn vị hạch toán trực thuộc đạt 10,06 tỷ đồng đạt 78,4% so với kế hoạch. - Kinh doanh dịch vụ dầu khí Kinh doanh dịch vụ dầu khí kỹ thuật đạt khá, ký kết được một số hợp đồng và dịch vụ tư vấn, giới thiệu công nghệ cho các đối tác nước ngoài; dịch vụ sinh hoạt. xx Doanh thu thực hiện: 192,23 tỷ đồng, đạt 135,6% so với kế hoạch, tăng 72,54% so với năm 2008. - Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu Kinh doanh hàng hóa, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Doanh thu kinh doanh hàng hóa năm 2009: 108,52 tỷ đồng, đạt 108,52% so với kế hoạch, bằng 77,73% so với năm 2008. Doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2009: 56,07 tỷ đồng đạt 101,95% so với kế hoạch và bằng 83,29% so với năm 2008 - Kinh doanh xây lắp Tình hính kinh doanh xây lắp đang được khôi phục và đi vào ổn định, thị trường bất động sản và chứng khoán đang dần ấm lên đã tác động tích cực đến diện mạo của thị trường xây dựng. Doanh thu thực hiện năm 2009: 77,83 tỷ đồng, đạt 110,88% so với kế hoạch, tăng 40,56% so với năm 2008. 1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát huy, phát triển nguồn nhân lực 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực Theo Giáo trình nguồn nhân lực của trường Đại học Lao động - Xã hội do PGS.TS Nguyễn Tiệp chủ biên, xuất bản năm 2005 thì: Nguồn nhân lực (NNL) theo nghĩa rộng là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. NNL theo nghĩa hẹp, là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động Vậy, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. 1.2.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực Về phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) cũng có nhiều khái niệm khác nhau ở góc độ vĩ mô và vi mô như sau: xxi Phát triển nguồn nhân lực, xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả, xét từ góc độ cá nhân là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập. PTNNL là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất. Kiến thức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm, trong khi đó thể lực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế. Vậy, phát triển nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc và tạo ra thay đổi thông qua việc thực hiện các giải pháp đào tạo, phát triển, các sáng kiến và các biện pháp quản lý với mục đích phát triển tổ chức và phát triển cá nhân. 1.2.2 Phân loại nguồn nhân lực a. Theo lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp NNL được phân thành: - NNL Công nghệ thông tin - NNL Công nghiệp - NNL Nông nghiệp - NNL Lâm nghiệp - NNL Ngư nghiệp - NNL Dịch vụ Thương mại và du lịch Sự phân loại NNL theo các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp chỉ mang tính tương đối, bởi vì với công nghệ sản xuất hiện đại ngày nay trong mọi lĩnh vực đời sống đều có sự tham gia của công nghệ thông tin, mặt khác trong các lĩnh vực chủ yếu như Nông, Lâm, Ngư nghiệp đều có sự tham gia của Công nghiệp. b. Theo trình độ đào tạo NNL được phân thành: - NNL có trình độ đào tạo Nghề ngắn hạn hoặc dài hạn - NNL có trình độ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp - NNL có trình độ đào tạo Cao Đẳng - NNL có trình độ đào tạo Đại học và trên đại học 1.2.3 Vai trò của nguồn nhân lực Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người…Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng xxii trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Hiện nay, trong điều kiện CNH - HĐH, cùng với các việc tạo ra nguồn lực vật chất và nguồn tài chính, và để phát huy các nguồn lực đó, thì điều quan trọng nhất hiện nay là cần phát triển nguồn lực con người, tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới, với chất lượng cao hơn nhiều so với trước đây. Bởi lẽ con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và tinh thần. Khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng NNL. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là NNL chất lượng cao, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm và năng lực. Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có NNL chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội ổn định. Nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.4 Nội dung của công tác phát huy, phát triển nguồn nhân lực 1.2.4.1 Thu hút nguồn nhân lực Trong một doanh nghiệp, công tác thu hút nguồn nhân lực thành công tức là doanh nghiệp tìm được những người thực sự phù hợp với công việc. Từ đó, doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân lực xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được xxiii
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan