Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trư...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường nhật bản của công ty tnhh hodan việt nam

.PDF
42
118
65

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Kết thúc quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Thương mại quốc tế Trường Đại học Thương Mại, nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trƣờng Nhật Bản của công ty TNHH HODAN Việt Nam”. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Th.s Phạm Thu Hương – giảng viên bộ môn Kinh tế quốc tế, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty TNHH HODAN VIỆT NAM, em đã học hỏi và thu nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích. Nhờ đó em đã trang bị được cho mình những kinh nghiệm thực tế về hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũng như hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn công ty đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây và các cô chú nhân viên đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự giới hạn về thời gian, khóa luận tốt nghiệp của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em hi vọng sẽ nhận được những đóng góp, ý kiến quý báu từ cô giáo và các thầy, cô trong Khoa Thương Mại quốc tế để giúp em hoàn thiện hơn quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Nguyễn Vũ Huy MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên Bảng 3.1: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 1 2 3 2010 - 2012 Bảng 3.2: Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 3.3: Thị trƣờng nhập khẩu máy gia công cơ khí của công ty giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí 4 của công ty giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 3.5: Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 5 2010 – 2012 Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty giai 6 đoạn 2010 - 2012 Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty giai đoạn 7 2010 - 2012 Bảng 4.1. Mục tiêu kế hoạch năm 2013 của công ty TNHH 8 HODAN Việt NAM Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa đầy đủ 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 XNK Xuất nhập khẩu 3 VNĐ Việt Nam Đồng 4 NCC Nhà cung cấp 5 DN Doanh nghiệp 6 TSLĐ Tài sản lưu động STT Từ viết tắt tiếng Anh Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 USD United States dollar Đô la Mỹ 2 L/C Letter of credit Thư tín dụng Chƣơng 1: Tổng quan về đề nghiên cứu 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và giữ vai trò quan trọng. Vai trò đó ngày càng được khẳng định khi nhờ nó mà nhiều doanh nghiệp, nhiều nghành, nhiều nền kinh tế quốc gia có cơ hội phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, việc mở rộng giao thương với các đối tác nước ngoài là việc tất yếu khách quan. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, điều đó càng trở nên quan trọng. Nắm bắt xu thế đó, ngày càng có nhiều công ty thương mại hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đồng thời thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng ác liệt như hiện nay, để có thể tồn tại, có cơ hội mở rộng kinh doanh và phát triển, đòi hỏi các công ty kinh doanh quốc tế phải hết sức chú trọng tới mọi khâu trong chuỗi hoạt động nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Bắt đầu từ việc tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu để sản xuất, tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa, việc marketing sản phẩm, marketing doanh nghiệp cho tới việc phân phối tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Tất cả các khâu đều đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh. Công ty TNHH HODAN Việt Nam là một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chuyên nhập máy móc thiết bị truyền động và phân phối trên thị trường toàn quốc. Mặc dù đây là sản phẩm không phải là quá mới mẻ nhưng cho tới nay, trong hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH HODAN Việt Nam còn tồn tại nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn, trậm trễ trong việc thanh toán từ khác hàng, rồi vấn đề ứ đọng hàng tồn kho, sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong nước, tất cả đã điều đó đã khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH HODAN Việt Nam” 1.2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Liên quan đến vấn đề nghiên cứu , trong nước có tương đối nhiều đề tài nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh NK cho các nhóm sản phẩm khác nhau. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề này : Khóa luận tốt nghiệp:“ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng điện lạnh của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ Từ Liêm ( TULTRACO )” - sinh viên thực hiện Nguyễn Phương Nhung, giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thùy Dương năm 2012, khoa Thương Mại Quốc Tế, đại học Thương Mại. Khóa luận đã tập hợp và khái quát những vấn đề cơ bản nhất về thương mại quốc tế hiệu quả kinh doanh … đặc biệt là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Khóa luận đi sâu vào phân tích hoạt động nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng trong đó mặt hàng điện lạnh là trọng tâm. Nhưng hạn chế của khóa luận là chưa đề cập tới một thị trường cụ thể mà công ty nhập khẩu để phân tích, so sánh với các thị trường khác. Khóa luận tốt nghiệp:“ Nâng cao hiệu quả kinh doanh máy phát điện nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản của công ty xây lắp và Thương Mại Trường Lộc” – sinh viên thực hiện Trần Hồng Nhung, giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thùy Dương năm 2012, khoa Thương Mại Quốc Tế, đại học Thương Mại. Khóa luận đã nêu ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy phát điện nhưng vẫn còn khá lan man và chưa thực sự cụ thể. Khóa luận tốt nghiệp:“ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng phục vụ khai thác than từ thị trường Trung Quốc tại trung tâm xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư – VVMI”- sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ngọc An, giáo viên hướng dẫn Th.s Phạm Thu Hương, năm 2012. Khóa luận đã đi sâu vào phân tích hoạt động nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho việc khai thác than của trung tâm nhưng chưa có được những giải pháp thực sự cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu khai thác than. Từ các công trình nghiên cứu năm trước, dựa vào tính cấp thiết của đề tài nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì việc nâng cao hiệu quả khinh doanh nhập khẩu là hết sức cần thiết,vì vậy em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH HODAN Việt Nam”. Đề tài không phải là mới nhưng nội dung nghiên cứu mang tính chất tiếp cận thực tế từ năm 2010 – 2012 từ đó đề xuất cho công ty những giải hấp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật Bản . 1.3 MỤC ĐÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật Bản của công ty - Về thực trạng: Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật Bản của công ty qua các năm 2010-2012 - Về giải pháp: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật Bản của công ty 1.4 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Các hoạt động NK các loại máy móc của công ty từ thị trường Nhật Bản. - Hoạt động Nk máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật Bản. 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với đề tài cấp Nhà trường thì khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu tổng quan về nội dung hoạt động nhập khẩu máy gia công cơ khí tại doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu, đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động nhập khẩu, các điểm yếu và mạnh của hoạt động lấy công ty TNHH HODAN Việt Nam làm nội dung nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu từ năm 2010đến 2012. 1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu, xử lý số liệu, phân tích tổng hợp - quy nạp diễn dịch và khảo sát thực tiễn làm phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình triển khai nghiên cứu 1.7 KẾT CẤU KHÓA LUẬN Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Chương 3: Phân tích thưc trạng về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật bản tại công ty TNHH HODAN Việt Nam Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí từ thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH HODAN Việt Nam CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò chức năng của hoạt động nhập khẩu. 2.1.1.1 Khái niệm nhập khẩu Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng. 2.1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu Thị trường nhập khẩu rất đa dạng: Hàng hoá và dịch vụ có thể được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia khác nhau mà các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay thay đổi thị trường nhập khẩu của mình. - Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguôn nhập khẩu, đầu ra (khách hàng) của doanh ngiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đa dạng phu thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp ứng cầu thị trường cũng như biến dộng của nguồn cung ứng. - Phương thức thanh toán: Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng nhiều phương thức thanh toán, việc sử dụng phương thức thanh tóan nào là do hai bên tự thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trong kinh doanh nhập khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán. Vì vậy mà thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ. - Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục: Hoạt động nhập khẩu có sự tham gia của nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau nên chịu sự chi phối bởi các hệ thống luật pháp và các thủ tục liên quan của nhiều nước khác nhau. - Việc trao đổi thông tin với đối tác phải được tiến hành nhanh chóng thông qua các phương tiện công nghệ hiện đại hơn như Telex, Fax. Đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay giao dịch qua thư điện tử, qua hệ thống mạng internet hiện đại là công cụ phục vụ đắc lực cho kinh doanh. - Về phương thức vận chuyển: Hoạt động nhập khâủ liên quan trực tiếp đến yếu tố nước ngoài, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới các quốc gia, có khối lượng lớn và được vận chuyển qua đường biển, đường hàng không, đường sắt và vận chuyển vào nội bộ bằng các xe có trọng tải lớn …Do đó hoạt động nhập khẩu đòi hỏi chi phí vận chuyển lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.3 Vai trò, chức năng của hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành hoạt động ngoại thương. Có thể hiểu đó là việc mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi. Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới. Hiện nay khi các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế thế giới thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng. - Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá lớn hơn khả năng sản xuất trong nước và tăng mức sống của nhân dân. - Nhập khẩu làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, quy cách, mẫu mã cho phép thoả mãn nhu cầu trong nước. - Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển trong xã hội. - Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất. - Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ tự cấp, tự túc. - Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hoá hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được). - Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá. 2.1.1.4 Phân loại các hình thức nhập khẩu.  Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế, tính toán chính xác các chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tuân thủ đúng các chính sách, luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Trong hình thức nhập khẩu trực tiếp này doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng,…. Và phải tự bỏ vốn ra để thực hiện tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu. Ưu điểm: Nhà nhập khẩu có thể chủ động được các công việc trong quá trình nhập khẩu hàng hoá của mình như về thời gian, địa điểm giao nhận hàng, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hoá,...Nhà nhập khẩu có thể chủ động trong việc làm các thủ tục hành chính cho hàng nhập khẩu, chủ động hơn trong kinh doanh nhập khẩu. Nhược điểm: Nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có một lượng vốn lớn hơn so với các hình thức nhập khẩu khác cho việc thanh toán hàng hoá nhập khẩu. Nhâp khẩu trực tiếp cũng đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế. Hình thức này phù hợp hơn đối với những công ty nhập khẩu chuyên nghiệp, có vốn lớn .  Nhập khẩu uỷ thác Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu thiết bị toàn bộ, uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành với đối tác nước ngoài để làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và sẽ nhận được một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. Ưu điểm: Nhà nhập khẩu có thể nhập khẩu được hàng hoá thông qua một đối tác khác, nhà nhập khẩu không cần phải làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá mà uỷ thác cho đối tác nhập khẩu làm. Vốn trực tiếp bỏ ra ban đầu để nhập khẩu hàng hoá không lớn. Hình thức này phù hợp hơn đối với các công ty mới nhập khẩu hàng hoá chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế. Nhược điểm: Nhà nhập khẩu không chủ động được thời gian chính xác, địa điểm, thủ tục....giao nhận hàng nhập khẩu mà phụ thuộc vào nhà nhập khẩu uỷ thác.  Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Gia công quốc tế ngày nay rất phổ biến trong buôn bán thương mại quốc tế. Ưu điểm: Đối với bên đặt gia công, giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công rẻ của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, giúp họ giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị công nghệ hiện đại vào trong nước mình. Trong thực tế nhiều nước đang phát triển nhờ thực hiện phương thức gia công quốc tế đã góp phần xây dựng nên một nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo,.... Các hình thức gia công quốc tế chủ yếu: * Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể có các hình thức sau: - Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau một khoảng thời gian sản xuất, chế tạo sẽ nhập lại thành phẩm và trả phí gia công cho bên nhận gia công. Đối với trường hợp này thì trong thời gian gia công chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. - Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian gia công sản xuất chế tạo, bên đặt gia công sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Ngoài ra có thể áp dụng hình thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ. * Xét về mặt giá cả gia công, có hai hình thức gia công chính. - Hợp đồng thực chi thực thanh, trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công. - Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Hai bên thanh toán với nhau theo giá định mức. * Xét về số bên tham gia quan hệ gia công, có hai hình thức chính. - Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công. - Gia công nhiều bên, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công chỉ có một.  Nhập khẩu đổi hàng ( Nhập khẩu đối lưu) Nhập khẩu đổi hàng là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhập về. Đặc tính của nhập khẩu đổi hàng là cân bằng về mặt hàng hoá, cân bằng về giá cả, cân bằng về tổng giá trị, cân bằng về các điều kiện và cơ sở giao hàng. Phương thức này trước kia được áp dụng nhiều, là phương thức nhập khẩu chủ yếu đối với những nước đang và kém phát triển thiếu ngoại tệ mạnh để nhập khẩu. Ngày nay phương thức này không được áp dụng phổ biến lắm trong thương mại quốc tế. 2.2.Một số lý thuyết về hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp 2.2.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Trước hết ta cần hiểu khái niệm hiệu quả kinh doanh là gì? Về bản chất, mọi doanh nghiệp tham gia kinh doanh đều nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận ở mức tối đa. Muốn đạt được điều ấy, yêu cầu đặt ra là họ phải hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của mình. Và để xem xét mức độ hợp lý hóa đó, người ta thường sử dụng thuật ngữ “hiệu quả kinh doanh”. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định trong mối tương quan giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn rất chặt với hiệu quả kinh tế xã hội, vì thế nó cần được xem xét toàn diện cả về không gian và thời qian, cả về mặt định tính và định lượng. Xét về mặt lượng, hiệu quả phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu chính trị xã hội môi trường nhất định. Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo. Vì thế, trong luận văn này, ta cần hiểu đúng “Hiệu quả kinh doanh được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.” Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh doanh là đại lượng so sánh giữa kết quả thu được của hoạt động kinh doanh đó với toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế thương mại trước hết biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. Trên thực tế, hiệu quả kinh tế thương mại không tồn tại biệt lập với sản xuất, mà ngược lại những kết quả do thương mại mang lại tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, được đánh giá và đo lường trên cơ sở các chỉ tiêu hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất. Về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế thương mại là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần tăng năng suất xã hội, là sự tiết kiệm lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân, qua đó tạo thêm nguồn tích lũy cho sản xuất và nâng cao mức sống, mức hưởng thụ của người tiêu dùng trong nước. Tương tự, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được từ kinh doanh nhập khẩu và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (bao gồm cả chi phí bằng vật chất và sức lao động). Nếu ta ký hiệu: K: là kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa C: chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu. E: hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Ta có công thức chung là: 1.hiệu quả tuyệt đối. 2. hiệu quả tương đối Nói một cách chung nhất, kết quả K mà chủ thể kinh doanh nhập khẩu nhận được theo hướng mục tiêu trong kinh doanh càng lớn hơn chi phí C bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu của một doanh nghiệp hay quốc gia và là cơ sở để lựa chọn các phương án tối ưu nhất. 2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu góp phần thúc đẩy sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế, đồng thời xóa bỏ tình trạng trì trệ, độc quyền của nền kinh tế trong nước. Hoạt động nhập khẩu sẽ bổ xung các mặt hàng mà nền sản xuất trong nước không thể sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả hay không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, qua đó khắc phục tình trạng mắt cân bằng cung cầu, ổn định thị trường trong nước: - Thông qua nhập khẩu, mỗi quốc gia có thể tiêu dùng vượt ra khả năng sản xuất của mình. Khả năng sản xuất của mỗi quốc gia không phải là vô hạn, mà bị chi phối bởi nhiều yếu tố (nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trong nước…), trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước là vô cùng phong phú và luôn luôn thay đổi, dẫn đến việc sản xuất trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Nhập khẩu sẽ làm tăng số lượng và đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường nội địa, qua đó sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng - Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là yêu cầu tất yếu, xuất phát từ thực tế khách quan là sự có hạn của nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp sở hữu. Nguồn lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực, trình độ quản lý… tất cả đều là hữu hạn. Để kinh doanh thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực hữu hạn đó một cách hợp lý. Khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu, ngoài vốn (cụ thể là ngoại tệ) bỏ ra để mua hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn thời gian; lao động; chi phí thuê kho, vận chuyển; chi phí quản lý bán hàng; chi phí cho các hoạt động khuyến mãi, thúc đẩy bán hàng … sự lãng phí, không hiệu quả trong bất kỳ hoạt động nào cũng sẽ làm tăng thêm chi phí nhập khẩu và sẽ làm tăng giá thành nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở chí phí bỏ ra là tối thiểu nhưng hiệu quả đạt được là tối đa. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả NK: 2.2.3.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề duy trì và tái mở rộng sản xuất doanh nghiệp Về mặt lượng, lợi nhuận là phần còn lại của DT sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu Công thức chung: P = R – C Trong đó : P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu C: Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu C= Tổng chi chí nhập khẩu hàng hóa + chi phí lưu thông, bán hàng + thuế 2.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu - Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh DV  P V Trong đó : DV: tỷ suất lợi nhuận theo vốn P: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu V: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh lợi của vốn kinh doanh, nghĩa là số tiền lãi hay thu nhập thuần tuý trên một đồng vốn - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu DR  P R Trong đó : DR: tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu R: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lượng lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu trong kỳ . - Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí DC  P C Trong đó : DC: tỷ suất lợi nhuận theo chi phí P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu C: Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đưa vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận thuần . 2.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Hiệu suất sinh lợi của vốn Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu - Tốc độ vòng quay vốn kinh doanh nhập khẩu Tổng doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. - Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động Số ngày trong kỳ Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động = Số vòng quay của vốn lưu động (số ngày trong kỳ nếu tính 1 năm là 365 ngày) Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ. Thời gian một vòng Quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn . 2.3 Phân định nội dung nghiên cứu : Với điều kiện công ty hiện nay thì việc đánh giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng cơ khí từ thị trường Nhật Bản cần dựa vào một số chỉ tiêu sau là thích hợp nhất : Chỉ tiêu thứ nhất: Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu Chỉ tiêu thứ hai: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu Chỉ tiêu thứ ba: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chỉ tiêu thứ tư: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU MÁY GIA CÔNG CƠ KHÍ TỪ THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY TNHH HODAN VIỆT NAM 3.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HODAN VIỆT NAM - Tên tiếng Việt/Tên giao dịch: Công ty TNHH HODAN Việt Nam - Tên viết tắt: HODANVN CO., LTD - Ngày thành lập: 20/01/2008 - Mã số thuế: 0103859876 - Giấy CNĐKKD Số: 0103859876 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 1 năm 2008. - Địa chỉ: Số 86, Đường số 1, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, Điện thoại: 04.33604595/Fax 04.37959763/HP:0982.686.693 Website: www.codienthuyluc.com - Email: [email protected] - Điện Thoại: 043.877.1887 - Fax: 043.655.8116 - Ngành nghề kinh doanh: Nhập khẩu máy gia công cơ khí, máy xây dựng, mô tơ di chuyển, thiết bị thủy lực, mô tơ quay toa… - Khách hàng cung cấp: các nhà cung cấp lớn từ: Đức, Italy, Đài Loan, Nhật Bản…. - Khách hàng tiêu thụ: Là cá nhân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Công ty Hodan Việt nam là nơi hội tụ của các kỹ sư tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm và là nhà đại diện chính thức của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Dinamic oil, Hydrocontrol (Italy), Rexroth (Germany), Yuken (Japan, Taiwan) Sauer Danfoss, Linde, Công ty TNHH HODAN Việt Nam đã cung cấp cho hầu hết thị trường trên cả nước các thiết bị phụ tùng, hệ thống thủy lực, tời thủy lực, bơm van xi lanh thủy lực, động cơ điện, động cơ giảm tốc, hộp giảm tốc, máy gia công cơ khí và các loại dụng cụ chuyên nghiệp. Sau hơn 5 năm thành lập công ty TNHH HODAN Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành NCC thiết bị truyền động hàng đầu tại Việt Nam. 3.2.KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HODAN VIỆT NAM 3.2.1.Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu của công ty TNHH HODAN Việt Nam Bảng 3.1: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 - 2012 ( Đơn vị: chiếc) Năm Mặt hàng 2010 2011 2012 Tời thủy lực kéo 35 27 40 Tời điện nâng hạ 26 36 32 Van tay điều khiển 23 38 31 Máy gia công cơ khí 82 125 130 Máy xây dựng 65 98 102 Các máy khác 29 45 53 Tổng 260 369 388 ( Nguồn: Phòng XNK của công ty) Từ bảng trên ta thấy, cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty đã có sự thay đổi khá rõ rệt. Cụ thể là lượng máy nhập khẩu đã tăng đều qua các năm, từ 260 chiếc (2010) lên 388 chiếc (2012); đặc biệt số lượng máy gia công cơ khí và máy xây dựng tăng mạnh do cung trong nước ngày càng tăng. Ở một khía cạnh khác thì các loại máy tời đang được công ty rất chú trọng bởi công dụng của chúng trong ngành vận tải tàu biển là rất lớn, hơn nữa đây lại là ngành đang có xu hướng phát triển mạnh của Việt Nam trong những năm tới. Sản lượng các loại máy khác cũng có sự gia tăng để thích ứng được với nhu cầu của thị trường trong nước. 3.2.2.Kim ngạch nhập khẩu theo thị trƣờng Bảng 3.2: Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 - 2012 (Đơn vị: nghìn USD) Năm Thị trƣờng 2010 2011 2012 Nhật Bản 198,32 265,34 293,25 Ý 112,44 102,47 106,48
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan