Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm cà phê ...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm cà phê siêu sạch tại công ty cổ phần cà phê mê trang

.PDF
107
440
100

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG KHOA KINH TEÁ  LÖÔNG THÒ KIM CHI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG CHO DÒNG SẢN PHẨM CÀ PHÊ SIÊU SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC Chuyeân ngaønh: KINH DOANH THÖÔNG MAÏI Nha Trang, naêm 2014 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG KHOA KINH TEÁ  LÖÔNG THÒ KIM CHI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG CHO DÒNG SẢN PHẨM CÀ PHÊ SIÊU SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC Chuyeân ngaønh: KINH DOANH THÖÔNG MAÏI GVHD: ThS. TRAÀN THUØY CHI Nha Trang, naêm 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa kinh tế cùng các thầy cô trong Bộ Môn Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chương trình học và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn cô Ths. Trần Thùy Chi người đã hết lòng giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần cà phê Mê Trang đặc biệt là anh Bùi Huy Hiệu đã cung cấp tài liệu, kinh nghiệm và giúp đỡ em rất nhiều để em thực hiện khoá luận này. Kính chúc quý Công ty luôn ăn nên làm ra và phát triển vững chắc trong thời gian tới nhằm góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập, cũng như thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Vì một số giới hạn về thời gian thực tập, phạm vi nghiên cứu và năng lực còn hạn chế, bài viết của em đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để đề tài này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, quý công ty cùng các bạn sức khoẻ, hạnh phúc và thành công. Nha Trang, tháng 6 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lương Thị Kim Chi TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Sinh viên : Lương Thị Kim Chi Lớp : 52KDTM – 1 MSSV : 52131465 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn : ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Nha Trang, ngày…...tháng 06 năm 2014 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TRẦN THÙY CHI i MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG......................................3 1.1.Tổng quan về chuỗi cung ứng ...........................................................................3 1.1.1.Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ..............................3 1.1.1.1.Khái niệm chuỗi cung ứng ....................................................................3 1.1.1.2.Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng.......................................................7 1.1.2.Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng...............................................................7 1.1.3.Phân biệt logistic và chuỗi cung ứng ........................................................11 1.1.4.Thành viên chuỗi cung ứng .......................................................................16 1.1.5.Các thành phần trong chuỗi cung ứng.......................................................17 1.1.6.Cấu trúc chuỗi cung ứng: ..........................................................................20 1.2.Hoạt động của chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR ......................................22 1.2.1.Mô hình SCOR cấp độ 1 ...........................................................................23 1.2.2.Mô hình SCOR cấp độ 2 ...........................................................................26 1.2.3.Mô hình SCOR cấp độ 3 ...........................................................................27 1.3.Hiệu ứng BullWhip..........................................................................................27 1.3.1.Giới thiệu về hiệu ứng BullWhip...........................................................27 1.3.2.Khái niệm hiệu ứng Bullwhip ...................................................................28 1.3.3.Nguyên nhân và các giải pháp nhằm hạn chế hiệu ứng Bullwhip ............29 1.3.4.Giải pháp hạn chế hiệu ứng Bullwhip .......................................................33 1.4.Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng .................................................................35 1.4.1.Đánh giá hiệu suất nội bộ ..........................................................................35 1.4.2.Đánh giá dịch vụ khách hàng ....................................................................36 1.4.3.Đánh giá tính linh hoạt của nhu cầu ..........................................................37 1.4.4.Đánh giá sự phát triển sản phẩm ...............................................................38 ii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG ...............................................................................................39 2.1.Tổng quan về công ty cổ phần cà phê Mê Trang.............................................39 2.1.1.Lịch sử hình thành.....................................................................................39 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ.................................................................................41 2.1.2.1.Chức năng ...........................................................................................41 2.1.2.2.Nhiệm vụ..............................................................................................41 2.1.3.Cơ cấu tổ chức, của tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty ....................42 2.1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ...............................................................42 2.1.3.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất ...............................................................45 2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty............................................46 2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh sản xuất của công ty và phương hướng phát triển trong thời gian tới. ........................................................51 2.2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh sản xuất của công ty.....51 2.2.2.Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới .................56 2.3.Thực trạng chuỗi cung ứng của dòng sản phẩm cà phê siêu sạch tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang ...........................................................................................57 2.3.1.Giới thiệu về dòng sản phẩm cà phê siêu sạch..........................................57 2.3.1.1.Công năng và đối tượng khách hàng chính của sản phẩm..................57 2.3.1.2.Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ ..........................................57 2.3.2.Mô hình chuỗi cung ứng của dòng sản phẩm cà phê siêu sạch tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang ...................................................................................58 2.3.3.Thành viên của chuỗi cung ứng ................................................................60 2.3.3.1.Nhà cung ứng ......................................................................................60 2.3.3.2.Nhà sản xuất........................................................................................61 2.3.3.3.Nhà phân phối .....................................................................................61 2.3.3.4.Khách hàng .........................................................................................65 2.3.4.Các thành phần trong chuỗi cung ứng.......................................................66 2.3.4.1.Sản xuất...............................................................................................66 2.3.4.2.Tồn kho ...............................................................................................68 iii 2.3.4.3.Định vị.................................................................................................69 2.3.4.4.Vận chuyển .........................................................................................69 2.3.4.5.Thông tin .............................................................................................70 2.3.5.Quan hệ của công ty Mê Trang với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng……………………………………………………………………………..71 2.3.5.1.Mối quan hệ đối với nhà cung ứng .....................................................71 2.3.5.2.Mối quan hệ đối với khâu sản xuất .....................................................72 2.3.5.3.Mê Trang và quan hệ với nhà phân phối ............................................73 2.3.5.4.Hoạt động quan hệ với khách hàng của công ty cổ phần cà phê Mê Trang……. ......................................................................................................75 2.3.6.Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng dòng sản phẩm cà phê siêu sạch của công ty cổ phần cà phê Mê Trang ......................................................................76 2.3.6.1.Đo lường hiệu suất nội bộ...................................................................76 2.3.6.2.Đánh giá dịch vụ khách hàng..............................................................76 2.3.6.3.Đánh giá tính linh hoạt của nhu cầu....................................................76 2.3.6.4.Đánh giá sự phát triển của sản phẩm ..................................................76 2.3.7.Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng dòng sản phẩm cà phê siêu sạch của công ty cổ phần cà phê Mê Trang.......................................................77 2.3.7.1.Thành công của chuỗi cung ứng dòng sản phẩm cà phê siêu sạch của công ty cổ phần cà phê Mê Trang ...................................................................77 2.3.7.2.Hạn chế của chuỗi cung ứng dòng sản phẩm cà phê siêu sạch tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang............................................................................78 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG DÒNG SẢN PHẨM CÀ PHÊ SIÊU SẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG..........................................................80 3.1. Đề xuất giải pháp ............................................................................................81 Giải pháp số 1: Tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý chuỗi cung ứng đảm bảo việc vận hành chuỗi cung ứng được thực hiện một cách hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp........................................................................................81 iv Giải pháp số 2: Ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung như tăng khả năng kiểm soát hàng hóa của chuỗi cung ứng doanh nghiệp..........................................................................................85 Giải pháp thứ 3: Rà soát và thiết lập kênh phân phối tinh gọn và hiệu quả ..........88 Giải pháp thứ 4: Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, thu thập thông tin, hoàn thiện chuỗi cung ứng .....................................90 3.2. Hiệu quả kỳ vọng của giải pháp: .................................................................93 3.3. Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan ban ngành...............................93 KẾT LUẬN ...............................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................95 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATO – Assemply to Order: lắp ráp theo đơn hàng. BST – Build to Stock: thiết lập để tồn kho. BTO – Build to Order : và thiết lập theo đơn đặt hàng. ECR – Efficient Consumer Respone: đáp ứng khách hàng có hiệu quả. EDI – Electronic data interchange : hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử nội bộ. ERP - Enterprise resources Planning: hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp. ETO – Engineer to Order: thiết kế theo đơn hàng. GDP – Gross domestic product: tổng sản phẩm trong nước. GTGT : thuế giá trị gia tăng. JIN – Just in time: một khái niệm trong sản xuất hiện đại có ý nghĩa là “đúng sản phẩm – đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết.” MTO – Make To Order: sản xuất theo đơn hàng. MTS – Make To Stock: sản xuất tồn kho. RFID – Radio Frequence Identification: công nghệ nhận dạng bằng sóng radio. SCC – Supply Chain Council: hội đồng chuỗi cung ứng. SCM – Supply chain management: Chuỗi cung ứng. SCOR – Supply Chain Operations Research: mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng. TQM – Total quality management: chiến lược quản trị chất lượng toàn diện. UTZ Certified: chứng chỉ toàn cầu về sản xuất sạch. VCCI – Vietnam Chamber of Commerce and Industry: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Chuỗi cung ứng điển hình ............................................................................5 Hình 1.2 Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng ......................................8 Hình 1.3 Hình vẽ mô tả logistics trong một công ty .................................................12 Hình 1.4 Chuỗi cung ứng hợp nhất ...........................................................................15 Hình 1.5 Thành viên chuỗi cung ứng........................................................................17 Hình 1.6 Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng......................20 Hình 1.7 Cấu trúc chuỗi cung ứng ............................................................................20 Hình 1.8 Chuỗi cung cấp của nhà sản xuất ...............................................................22 Hình 1.9 SCOR định nghĩa các quá trình mức 1 .....................................................23 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần cà phê Mê Trang........42 Hình 2. 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty cổ phần cà phê Mê Trang .....45 Hình 2.3 Sơ đồ chuỗi cung ứng dòng sản phẩm siêu sạch của công ty cà phê Mê Trang ....59 Hình 2.4 Sơ đồ phân phối cà phê của công ty cổ phần cà phê Mê Trang.................61 Hình 2.5 Sơ đồ sản xuất dòng sản phẩm cà phê siêu sạch của công ty cổ phần cà phê Mê Trang. ..................................................................................................................67 Hình 3.1 Mô hình phòng SCM đề xuất .....................................................................84 Hình 3.2 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm đề xuất....................................................89 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Phân tích kết quả kinh doanh.....................................................................49 Bảng 2.2 Trang thiết bị của công ty ..........................................................................55 Bảng 2.3 Hệ thống chi nhánh của công ty ................................................................62 Bảng 2.4 Hệ thống nhà phân phối.............................................................................63 Bảng 2.5 Hệ thống siêu thị........................................................................................64 Bảng 2.6 Hệ thống quán cà phê MC .........................................................................65 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa thông tin và tài chính một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng vận động để sáng tạo tìm tòi phát huy để thích nghi với môi trường ấy. Và việc xây dựng được một chuỗi cung ứng hiệu quả chính là cách giúp họ vượt qua khó khăn và hướng đến thành công. Chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các chi phí, nâng cao chất lượng, gia tăng lợi nhuận và phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, đó là điều quan trọng nhất của doanh nghiệp. Mê Trang là doanh nghiệp sản xuất cà phê có trụ sở tại thành phố Nha Trang. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất cà phê khác của Việt Nam, Mê Trang đang gặp phải nhiều vấn đề cần nhanh chóng tìm ra giải pháp tháo gỡ, phổ biến là trong các hoạt động: thu mua nguyên liệu, vận chuyển hàng hóa tới khách hàng, tìm kiếm nguồn cung và khách hàng, phân tích nhu cầu… Tuy đã có mặt trên thị trường được 13 năm nhưng sản phẩm cà phê Mê Trang chỉ thực sự được biết đến mạnh mẽ ở một số thị trường nhất định như Nha Trang và một số ít ở thị trường Miền Trung và Nam bộ. Sản phẩm của công ty hướng đến mục tiêu là sức khỏe của khách hàng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, mức độ nhận biết của sản phẩm còn hạn chế, và công ty cần phải tích cực hơn nữa trong việc quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường và thu hút khách hàng. Với những lý do đưa ra để góp phần nâng cao hiệu quả nói trên tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm cà phê siêu sạch tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa về mặt lý thuyết liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng nhằm vận dụng vào việc nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm cà phê siêu sạch tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chuỗi cung ứng dòng sản phẩm cà phê siêu sạch tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang. Thời gian: nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 2011-2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. 5. Cấu trúc luận văn Đề tài gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sơ lý luận về chuỗi cung ứng. Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang. Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dòng sản phẩm cà phê siêu sạch của công ty cổ phần cà phê Mê Trang. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng Khi nền kinh tế ngày một khó khăn việc kinh doanh trên thị trường ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực thật nhiều để có thể trụ vững và phát triển. Để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của mình. Không chỉ phải am hiểu thị trường, am hiểu khách hàng, am hiểu đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải chủ động về mọi mặt, chu toàn trong toàn bộ các công đoạn để đảm bảo sản phẩm của mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng. Và đó chính là một quy trình liên kết xuyên suốt bao gồm từ nhà cung cấp, nhà sản xuất ,nhà phân phối và khách hàng…mà thuật ngữ kinh tế gọi đó là “chuỗi cung ứng.” Chuỗi cung ứng là một khái niệm không mới đối với thế giới, nhưng chỉ thật sự được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc thậm chí sản phẩm sau đó được sản xuất ở một hay một số nhà máy, và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các 4 cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng chúng ta bắt đầu thảo luận với khái niệm “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng hiệu quả nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.” Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ một chuỗi cung ứng bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu. Các doanh nghiệp này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành các vật liệu thích hợp (như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra). Đến lượt mình, các nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng. Đầu ra của quá trình này là các linh kiện hay các chi tiết trung gian (như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết...). Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi những thành viên này sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng .Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo trì và danh tiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà chúng ta mong đợi. Đôi khi vì những lý do nào đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết do không đáp ứng yêu cầu hoặc đôi khi cần sửa chữa hoặc tái chế chúng, một qui trình ngược cũng rất cần thiết. Các hoạt động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những 5 chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. Hình 1.1 Chuỗi cung ứng điển hình[1] Nguồn: Nguyễn Công Bình(2006). Quản trị chuỗi cung ứng. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 1 Chuỗi cung ứng còn được định nghĩa như sau: Chopra Sunsil và Peter Meind: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất mà còn có nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân người khách hàng.”( Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự, 2009). “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995. “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1) . 6 Như vậy từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng: “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn liên quan đến vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.”[2] Trong một chuỗi cung ứng có ba dòng chảy chính đó là: dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin, và dòng chảy tài chính. Một chuỗi cung ứng hoạt động tốt khi ba dòng chảy trên vận hành một cách xuyên suốt, không bị gián đoạn. Thứ nhất, dòng hàng hóa là luồng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất, luồng sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất tới khách hàng và luồng thu hồi sản phẩm từ khách hàng trở về nhà cung cấp. Một khi dòng hàng hóa vận chuyển trong một chuỗi một cách liên tục, không bị gián đoạn (tức là hàng tồn kho của doanh nghiệp thấp) khi đó doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí tồn kho. Tùy đặc điểm của mỗi mặt hàng, mỗi thị trường mà doanh nghiệp sẽ để mức tồn kho phù hợp, sao cho luồng hàng hóa vận chuyển một cách liên tục nhất có thể, cắt giảm được chi phí, tăng lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi. Thứ hai, dòng thông tin là dòng thông tin trao đổi giữa các mắt xích trong chuỗi, những phản hồi từ khách hàng và các đơn vị trong chuỗi. Dòng thông tin trong chuỗi cung ứng có vai trò vô cùng quan trọng, đây là nền tảng để đưa ra quyết định liên quan đến kế hoạch sản xuất, kết nối tất cả các hoạt động trong chuỗi sẽ có các quyết định càng chuẩn xác. Thông tin từ cung cấp sản phẩm, phản hồi từ khách hàng, dự báo thị trường và kế hoạch sản xuất được các thành phần trong chuỗi chia sẻ với nhau càng nhiều thì chuỗi sẽ đáp ứng càng nhanh và càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Thứ ba đó là dòng tài chính: Đi ngược với dòng hàng hóa từ nhà cung cấp tới khách hàng là dòng tài chính. Đó chính là luồng tài chính từ người mua tới người bán hoặc dòng tài chính mà các thành phần trong chuỗi hỗ trợ, chia sẻ cho nhau vay… Dòng tài chính lưu thông càng nhanh thì hiệu quả của chuỗi cung ứng càng tăng, giảm thiểu chi phí do bị gián đoạn dòng lưu chuyển tiền tệ. 7 1.1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng Theo Viện quản trị cung ứng mô tả, quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công. Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì “quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm cuối cùng.” Như vậy nói một cách tổng quát quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ. 1.1.2. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng[3] Trong suốt thập niên 1950 và 1960, các công ty sản xuất của Mỹ áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất, trong khi ít chú ý đến việc tạo ra mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính linh hoạt, hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm. 8 Hình 1.2 Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng Nguồn: Nguyễn Công Bình(2006). Quản trị chuỗi cung ứng. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 11. Thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất. Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và người bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe giai đoạn bấy giờ. Các quy trình sản xuất được đệm bởi tồn kho nhằm làm cho máy móc vận hành thông suốt và quy trì cân đối dòng nguyên vật liệu, điều này dẫn đến tồn kho trong sản xuất tăng cao. Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển và tầm quan trọng của quản trị nguyên vật liệu hiệu quả càng được nhấn mạnh khi nhà sản xuất nhận thức tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu giữ tồn kho. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính làm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho dẫn đến làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung. Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo cụ thể là ở tạp chí vào năm 1982. Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu 9 trở nên khốc liệt vào đầu thập niên 1980 (và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng. Các hãng sản xuất vận dụng JIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thời gian giao hàng. Trong môi trường sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược và hợp tác của nhà cung cấp - người mua - khách hàng. Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT vàTQM. Khi cạnh tranh ở thị trường Mỹ gia tăng nhiều hơn vào thập niên 1990 kèm với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế làm cho thách thức của việc cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng và thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng gia tăng. Để giải quyết với những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực. Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như đóng góp ý kiến cào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung. Mặt khác, các công ty nhận thấy rằng nếu họ cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp tốt nhất cho họat động kinh doanh của mình thì đổi lại họ sẽ hưởng lợi gia tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng trong hoạt động sản xuất. Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và người mua đã chứng tỏ sự thành công của mình. Tái thiết kế quy trình kinh doanh (BPR) (suy nghĩ một cách triệt để và tái thiết kế quy trình kinh doanh nhằm giảm các lãng phí và gia tăng thành tích được giới thiệu vào đầu thập niên 1990 là kết quả của những quan tâm to lớn trong suốt giai đoạn này với mục đích cắt giảm chi phí và nhấn mạnh đến những năng lực then chốt của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh dài hạn. Khi xu hướng này mất dần vào giữa cuối thập niên 1990 (thuật ngữ trở nên đồng nghĩa với việc thu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan