Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm mở rộng tài khoản cá nhân tại sở giao dịch i ngân hàng ngo...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng tài khoản cá nhân tại sở giao dịch i ngân hàng ngoại thương việt nam

.DOC
61
91
149

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết nhân loại đang bước vào thời kì phát triển như vũ bão, hàng loạt các thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng vào phát triển kinh tế. Trước kỉ nguyên của công nghệ đó thì đất nước ta cũng không phải là ngoại lệ và đang bước vào thời kì đổi mới, phát triển, trên mọi lĩnh vực đều có sự thay đổi để theo kịp từng bước phát triển của nhân loại. Trong thời buổi phát triển kinh tế như hiện nay thì vai trò của thông tin là không thể phủ nhận, thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định thắng lợi của doanh nghiệp, hơn nữa khi xã hội phát triển con người ta phát sinh nhiều nhu cầu về thông tin liên lạc, về chất lượng của các dịch vụ bưu chính, phát thanh, truyền hình… Do đó ngành bưu chính viễn thông là ngành luôn luôn phải đi trước về mặt công nghệ, là ngành tiên phong trong khai thác các ứng dụng mới để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của toàn thể xã hội. Và đứng đằng sau sự phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay của ngành bưu chính viễn thông thì phải có sự đóng góp rất lớn từ các sản phẩm, thiết bị phục vụ cho ngành, trong đó phần lớn công sức đóng góp phải kể đến công ty cổ phần thiết bị bưu điện, đơn vị cung cấp các sản phẩm, thiết bị phục vụ trực tiếp và các sản phẩm phụ trợ cho ngành bưu chính viễn thông. Nhà máy 3 trực thuộc công ty cổ phần thiết bị bưu điện là đơn vị chuyên sản xuất ống dẫn cáp, cáp đồng trục và túi bưu chính. Ngưỡng cửa của hội nhập và phát triển đặt ra vô vàn cơ hội cũng như thách thức đòi hỏi nhà máy phải có những cố gắng tiến bộ vượt bậc để có thể tồn tại và phát triển ngày một lớn mạnh. Ngoài việc khai thác các hợp đồng cung cấp trong nội bộ ngành bộ phận kinh doanh của nhà máy phải tích cực khai thác tìm kiếm các hợp đồng cung ứng ngoài ngành phục vụ dân dụng để có thể đem về doanh Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 1 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ thu lớn hơn. Thị trường dân dụng khá là hấp dẫn tuy nhiên đây lại là thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt nhất đòi hỏi phải tập trung nhiều trí tuệ cũng như tâm huyết thì mới có thể đứng vững được, và đây cũng là vấn đề đang thu hút phòng kinh doanh của công ty phải đặc biệt chú ý. Và đó cũng là lý do khiến em chọn đề tài này để viết báo cáo thực tập chuyên đề, đề tài mang tên : “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của Nhà máy 3 trực thuộc Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện.” Kết cấu của báo cáo thực tập chuyên đề bao gồm 3 chương, trong đó: Chương 1 nêu ra cơ sở lý luận về hệ thống phân phối sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. Chương 2 nêu lên cơ sở thực tiễn, thực trạng của Nhà máy.. Chương 3 đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn phương án kinh doanh và hệ thống phân phối sản phẩm cho nhà máy. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, khoa Khoa Học Quản Lý, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, chị Phạm Thị Hiên trưởng phòng kinh doanh cùng toàn thể các cán bộ nhân viên Nhà máy 3 chi nhánh Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này! Hà nội, tháng 5-2010 Sinh viên Bùi Hồng Quân Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 2 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Theo quan điểm hiện đại Marketing được định nghĩa như sau: “Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người; hoặc Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.” Nhìn vào định nghĩa trên ta có thể dễ dàng thấy được cốt lõi của vấn đề là hoạt động trao đổi, mà để cho hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn ra thuận lợi thì vai trò của hệ thống phân phối sản phẩm là vô cùng quan trọng. Dưới đây chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kênh phân phối sản phẩm. 1.1. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm: 1.1.1. Bản chất và mục tiêu của phân phối hàng hóa vật chất: 1.1.1.1. Bản chất của phân phối hàng hóa vật chất: Phân phối vật chất là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc lưu kho và vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng ở thị trường mục tiêu nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao nhất. Phân phối vật chất đem lại lợi ích về thời gian và địa điểm đồng thời làm cho việc chuyển quyền sở hữu có thể thực hiện. Các quyết định về phân phối vật chất luôn luôn đảm bảo rằng hệ thống phân phối vật chất phải đem lại lợi ích và đáp ứng nhu cầu khách hàng đối với mức dịch vụ và chi phí thích hợp. Chi phí phân phối vật chất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phân phối và tổng doanh số của doanh nghiệp, vì vậy nhà quản lý marketing rất Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 3 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ quan tâm đến tổng chi phí phân phối để cố gắng tìm ra những khoản tiết kiệm. Những chi phí phân phối vật chất chủ yếu bao gồm các chi phí về vận tải, lưu kho, bảo quản hàng dự trữ, bốc xếp giao nhận và đóng gói hàng hóa, những chi phí hành chính và chi phí xử lý đơn đặt hàng. Phân phối vật chất là công cụ có tiềm năng để tạo ra nhu cầu, nhờ hệ thống phân phối vật chất tốt có thể giảm chi phí và qua đó giảm giá bán để thu hút thêm được khách hàng. Ngược lại doanh nghiệp sẽ mất khách hàng nếu không đảm bảo cung ứng đúng thời hạn. Các doanh nghiệp cần khai thác hết tiềm lực và phối hợp các quyết định về mức lưu kho, cách thức vận tải, địa điểm nhà máy, kho bãi và cửa hàng để giảm chi phí phân phối. 1.1.1.2. Mục tiêu của phân phối hàng hóa vật chất: Mục tiêu phân phối vật chất của các công ty thường là cung cấp đúng mặt hàng đúng số lượng và chất lượng vào đúng nơi, đúng thời điểm với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên không thể đồng thời đạt được tất cả các mục tiêu này vì không một hệ thống phân phối vật chất nào có thể đồng thời tăng tối đa sự phục vụ khách hàng và giảm tối thiểu chi phí phân phối. Phục vụ khách hàng tối đa nghĩa là lưu kho lớn hơn, nhiều kho bãi hơn và phải vận chuyển nhanh hơn,.v.v.. Tất cả những điều đó đều sẽ làm tăng chi phí. Còn mức chi phí tối thiểu nghĩa là vận tải rẻ tiền, tốn ít kho và ít bãi sẽ không có mức dịch vụ khách hàng tốt. Như vậy, giữa mức độ dịch vụ và chi phí phân phối vật chất có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Thông thường mức độ dịch vụ được xác định dựa trên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và mức dung cấp dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng thường yêu cầu cung ứng hàng hóa kịp thời khi có yêu cầu đột xuất đều được đáp ứng, đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển và dễ dàng đổi lại hàng không đúng yêu cầu, sẵn sàng duy trì khối lượng hàng dự trữ cho khách hàng. Hơn nữa khi soạn thảo các tiêu Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 4 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ chuẩn phục vụ của mình doanh nghiệp phải tham khảo các tiêu chuẩn của đối thủ cạnh tranh. Mức độ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có thể ngang bằng, cao hơn hoặc thấp hơn các đối thủ cạnh tranh là tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Cách tiếp cận đặt mục tiêu chi phí thấp nhất có thể không phải là tốt nhất nếu khách hàng không thỏa mãn, mức dịch vụ cao hơn có thể tạo ra chiến lược tốt hơn. Như vậy các mục tiêu phân phối thay đổi rất lớn giữa các doanh nghiệp, giữa các sản phẩm và giữa các hoàn cảnh thị trường cụ thể khác nhau, các mục tiêu này có thể được các doanh nghiệp lượng hóa ở những mức độ nhất định. 1.1.2. Định nghĩa về kênh phân phối và các trung gian thương mạithành viên kênh: Theo quan điểm tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người tiêu dùng cuối cùng. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Các trung gian thương mại nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là thành viên quan trọng trong nhiều kênh phân phối. Có nhiều loại trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau. Dưới đây là một số loại trung gian thương mại chủ yếu thường gặp: Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 5 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ Nhà bán buôn là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ cho các trung gian khác, cho các nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp. Nhà bán lẻ là những người trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đại lý và môi giới là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất. Nhà phân phối dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp, đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhà bán buôn. Một số trung gian thương mại mua hàng hóa từ người bán dự trữ chúng và bán lại cho người mua. Những trung gian khác như đại lý và môi giới đại diện cho người bán nhưng không sở hữu sản phẩm mà vai trò của họ là đưa người mua và người bán lại với nhau. Tầm quan trọng của các trung gian thể hiện rõ khi người ta xem xét các chức năng của họ và những lợi ích họ tạo ra cho người mua cuối cùng. 1.2. Các loại hình kênh phân phối: Có bốn loại kênh phân phối trong marketing như sau:  Kênh trực tiếp là kênh không có trung gian, nhà sản xuất bán hàng thẳng cho người tiêu dùng cuối cùng, có ba cách bán hàng trực tiếp là: bán đến từng nhà, bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán theo đơn hoặc điện thoại đặt hàng. Nhiều sản phẩm dịch vụ hiện được phân phối theo cách này, do không có trung gian nên người sản xuất phải thực hiện tất cả các chức năng của kênh. Ngày nay càng có nhiều công ty chọn cách sử dụng Marketing trực tiếp để khai thác người mua vì merketing trực tiếp cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm nhờ phương tiện thông tin quảng cáo mà không cần gặp trực tiếp người bán. Ba hình thức kênh còn lại là những kênh gián tiếp bởi vì Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 6 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ có các trung gian nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng đồng thời thực hiện nhiều chức năng của kênh.  Kênh một cấp chỉ có một trung gian bán hàng, trong thị trường hàng tiêu dùng thì đó là người bán lẻ còn trong thị trường hàng công nghiệp đó là người môi giới hay đại diện bán hàng. Kênh một cấp thường được sử dụng khi nhà bán lẻ có quy mô lớn có thể mua khối lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc khi chi phí lưu kho bãi quá đắt nếu phải sử dụng nhà bán buôn.  Kênh hai cấp là có hai cấp trung gian marketing. Trong thị trường hàng tiêu dùng thì đó thường là các nhà bán buôn và bán lẻ. Trong thị trường kĩ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhà bán buôn. Kênh hai cấp thường được sử dụng phổ biến cho các loại hàng hóa giá trị đơn vị thấp, chi phí thấp được mua thường xuyên bởi người tiêu dùng như: bánh kẹo, thuốc lá, tạp chí…  Kênh ba cấp là có ba cấp trung gian phân phối, được sử dụng nhiều khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều nhà bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn. Ví dụ như trong ngành nước ngọt, rượu bia có thể có thêm tổng đại lý hay đại lý bán buôn-người bán buôn và người bán lẻ. Ngoài ra còn có những kênh phân phối nhiều cấp hơn, theo quan điểm của nhà sản xuất thì kênh càng nhiều cấp thì càng ít có khả năng kiểm soát nó. Ta có thể thấy là cấu trúc của kênh phân phối được xác định thông qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh phân phối. Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 7 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ SƠ ĐỒ CÁC KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Đại lý Nhà B.buôn Nhà B.buôn Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Người TD Người TD Người TD Người TD Kênh trực tiếp Kênh 1 cấp Kênh 2 cấp Kênh 3 cấp Chiều dài của kênh phân phối trước hết được xác định bằng số cấp độ trung gian có mặt trong kênh, một kênh phân phối được gọi là kênh dài nếu như có nhiều cấp độ trung gian trong kênh. Còn để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, đó là bề rộng của kênh phân phối và doanh nghiệp phải quyết định số lượng các trung gian ở mỗi cấp độ phân phối. Doanh nghiệp phải lựa chọn giữa nhiều phương thức phân phối khác nhau mà mỗi phương thức có số lượng trung gian thương mại khác nhau. Có 3 phương thức phân phối là phân phối rộng rãi, phân phối chọn lọc và phân phối duy nhất (độc quyền). Phân phối rộng rãi có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối. Trong trường hợp này doanh nghiệp cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ của nó tới càng nhiều người bán lẻ càng tốt. Phân phối duy nhất (độc quyền) là phương thức ngược lại với phân phối rộng Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 8 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ rãi, trên mỗi khu vực thị trường, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất, việc này thường đi đôi với bán hàng độc quyền, nghĩa là người sản xuất yêu cầu các nhà bán buôn của mình không bán các mặt hàng cạnh tranh. Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối. Đây là hình thức phân phối phổ biến nhất và thường dùng cho các loại hàng mua có suy nghĩ và cho các doanh nghiệp đang tìm cách thu hút các trung gian thương mại. Nhà sản xuất có thể tập trung nỗ lực, mở quan hệ làm ăn tốt đẹp với các trung gian chọn lọc nếu đạt được quy mô thị trường thích hợp và tiết kiệm chi phí phân phối. 1.3. Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối: 1.3.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của kênh: Các kênh phân phối không chỉ là sự tập hợp thụ động các tổ chức có liên quan với nhau trong phân phối lưu thông sản phẩm và dịch vụ mà chúng còn là những hệ thống hoạt động phức tạp, trong đó những con người và công ty tương tác lẫn nhau để đạt những mục tiêu riêng của mình. Một số hệ thống kênh chỉ có những tương tác không chính thức giữa các công ty có kết nối lỏng lẻo, một số hệ thống khác lại có những tương tác chính thức và sự kết nối chặt chẽ cao độ. Các hệ thống kênh cũng không đứng yên, những tổ chức trung gian mới xuất hiện và những hệ thống kênh mới hình thành, ở đây chỉ xem xét các động lực cho hoạt động của kênh và cách thức mà các thành viên kênh tổ chức để hoàn thành công việc. Một kênh phân phối là sự liên kết các doanh nghiệp sản xuất và thương mại khác nhau vì lợi ích chung. Mỗi thành viên kênh đều dựa vào các thành viên khác của kênh và thành công của họ gắn liền với thành công của các thành viên kênh khác. Mỗi thành viên kênh giữ một vai trò riêng và chuyên Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 9 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ thực hiện một hoặc một số chức năng, kênh sẽ hiệu quả nhất khi từng thành viên được giao những nhiệm vụ họ có thể làm tốt. Một cách lý tưởng, bởi sự thành công của cả kênh tùy thuộc vào thành công của từng thành viên kênh nên mọi thành viên trong kênh đều phải hiểu và chấp nhận phần việc riêng của mình, phối hợp mục tiêu hoạt động của mình với mục tiêu hoạt động của các thành viên khác và phối hợp để hoàn thành mục tiêu của cả kênh. Các nhà sản xuất, bán buôn bán lẻ phải bổ sung hoạt động cho nhau và phối hợp để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với khi hoạt động một mình. Mỗi thành viên phải xem xét hoạt động của mình tác động thế nào đến sự vận hành của cả kênh. Bằng sự hợp tác họ mới có thể thực hiện cung ứng và thỏa mãn thị trường mục tiêu tốt hơn. 1.3.2. Kênh phân phối truyền thống: Ở những kênh phân phối truyền thống được mô tả như một tập hợp ngẫu nhiên các cơ sở độc lập về chủ quyền quản lý và mỗi cơ sở ít quan tâm tới hoạt động của cả kênh. Đó là một mạng lưới rời rạc kết nối lỏng lẻo các nhà sản xuất, bán buôn và bán lẻ do buôn bán trực tiếp với nhau, tích cực thương lượng về các điều khoản mua bán và hoạt động độc lập. Các thành viên trong kênh truyền thống hoạt động vì mục tiêu riêng của họ chứ không phải vì mục tiêu chung của cả kênh, vì vậy những kênh này thiếu sự lãnh đạo tập trung, hoạt động kém hiệu quả và có nhiều xung đột tai hại. Trên thực tế các thành viên trong kênh phân phối truyền thống thường quan tâm nhiều đến những mục tiêu ngắn hạn và những giao dịch với các thành viên kế cận trong kênh, việc hợp tác để đạt những mục tiêu chung của kênh đôi khi có nghĩa là từ bỏ những mục tiêu riêng. Do vậy tuy các thành viên phụ thuộc lẫn nhau nhưng họ vẫn thường hoạt động độc lập vì những lợi ích ngắn hạn tốt nhất của họ và họ thường không đồng ý về vai trò mỗi thành viên phải làm và lợi Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 10 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ ích tương ứng. Những bất đồng về vai trò và mục tiêu như vậy sinh ra những xung đột trong kênh. Xung đột chiều ngang là những xung đột giữa các trung gian ở cùng mức độ phân phối trong kênh. Xung đột chiều dọc xảy ra giữa các thành viên ở các mức độ phân phối khác nhau trong kênh. Các xung đột kênh có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả của kênh thậm chí phá vỡ kênh nhưng cũng có nhiều trường hợp xung đột làm tăng hiệu quả hơn do các thành viên tìm ra phương cách phân phối tốt hơn để giải quyết các xung đột. Để kênh hoạt động tốt cần phải phân định rõ vai trò của từng thành viên và giải quyết xung đột. Muốn vậy cần có sự điều hành lãnh đạo tốt nghĩa là phải có một thành viên hoặc bộ máy có quyền lực phân chia hợp lý nhiệm vụ phân phối trong kênh và giải quyết xung đột. Nhiều doanh nghiệp đã phát hiện các kênh mới để thực hiện các chức năng của kênh hiệu quả hơn và đạt các thành công lớn hơn. Đó là hệ thống kênh marketing chiều dọc đối chọi với các kênh phân phối truyền thống. 1.4. Vai trò và chức năng của các thành viên kênh phân phối: 1.4.1. Vai trò của thành viên kênh phân phối: Các nhà sản xuất sử dụng các trung gian thương mại trong kênh phân phối vì họ nhận thấy các trung gian bán hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả hơn do tối thiểu hóa số lần tiếp xúc bán cần thiết để thỏa mãn thị trường mục tiêu. Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, việc chuyên môn hóa và quy mô hoạt động mà những người trung gian sẽ đem lại cho nhà sản xuất nhiều lợi ích hơn so với khi họ tự làm lấy. Vai trò chính của các trung gian thương mại là kết nối cung và cầu một cách trật tự, phù hợp và có hiệu quả. Trong một số trường hợp các nhà sản xuất có thể phân phối trực tiếp nhưng phần lớn các Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 11 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ sản phẩm vẫn cần phải phân phối qua nhiều trung gian thương mại theo nguyên tắc chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội. Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà đã khắc phục được những khác biệt về thời gian, về địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Rõ ràng vai trò của các trung gian thương mại là vô cùng lớn, nó thúc đẩy nhanh hơn quá trình lưu thông và tiết kiệm khá nhiều chi phí. Sơ đồ dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn: SƠ ĐỒ: TRUNG GIAN LÀM TĂNG HIỆU QUẢ TIẾP XÚC Nhà SX K.Hàng Nhà SX Nhà SX K.Hàng Nhà SX Nhà SX K.Hàng K.Hàng Trung gian K.Hàng Nhà SX K.Hàng Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy khi không có trung gian thì số lần tiếp xúc giữa nhà sản xuất và khách hàng là 9 lần, nhưng khi xuất hiện trung gian thì số lần tiếp xúc giữa nhà sản xuất và khách hàng là 6 lần. Rõ ràng là điều đó cho thấy khi có trung gian thì có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí hơn so với khi không có trung gian, đồng thời làm tăng hiệu quả tiếp xúc hơn. Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 12 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ 1.4.2. Chức năng của các thành viên kênh phân phối: Các trung gian thương mại khác nhau thực hiện các chức năng marketing khác nhau với những mức độ khác nhau. Ở đây các chức năng này là hoàn toàn khách quan, cần phải có người thực hiện quản lý trong quá trình phân phối sản phẩm dù là nhà sản xuất hay các trung gian. Nói cách khác câu hỏi về quản lý phân phối ở đây không phải là có thực hiện các chức năng này hay không mà là ai sẽ thực hiện các chức năng này hay không mà là sẽ thực hiện chúng và với mức độ như thế nào? Các thành viên kênh thường đàm phán về các chức năng cụ thể mà họ sẽ thực hiện, đôi khi xung đột xảy ra phá vỡ quan hệ giữa các thành viên kênh. Tất nhiên người sản xuất có thể loại bỏ một trung gian thương mại nhưng không thể loại bỏ các chức năng mà nó thực hiện. Như vậy tất cả các thành viên kênh phải thực hiện những chức năng chủ yếu sau:  Nghiên cứu thị trường: Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối.  Xúc tiến khuyếch trương cho những sản phẩm của họ: Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa.  Thương lượng: Thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh, thỏa thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác.  Phân phối vật chất: Vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hóa.  Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những khách hàng tiềm năng.  Hoàn thiện hàng hóa: Làm cho hàng hóa đáp ứng được những yêu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất.  Tài trợ: Cơ chế tài chính trợ giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán.  San sẻ rủi ro: Những rủi ro liên quan đến quá trình phân phối. Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 13 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa các thành viên kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng là chuyên môn hóa và phân công lao động. Nếu nhà sản xuất thực hiện các chức năng này thì chi phí sẽ tăng và giá cả sẽ cao hơn so với việc chuyển một số chức năng cho người trung gian, do đó vấn đề đáng quan tâm là ai thực hiện các công việc của kênh sẽ làm cho năng suất và hiệu quả hơn. Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 14 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI Ở NHÀ MÁY 3 - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết Bị Bưu Điện và Nhà máy 3: 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết Bị Bưu Điện: 2.1.1.1. Giới thiệu chung:  Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện  Tên tiếng Anh: Post and Telecommunication Equipment Joint Stock Company ( POSTEF) Công ty cổ phần bưu điện (tiền thân là nhà máy thiết bị Bưu điện ) được thành lập từ năm 1954. Công ty có chức năng sản xuất, xuất nhập khẩu và cung cấp các thiết bị chuyên ngành BCVT. Các sản phẩm của Công ty được được thiết kế và sản xuất bởi đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao, giàu kinh nghiệm trên cơ sở hệ thống công nghệ hiện đại, dây chuyền lắp ráp điện tử theo công nghệ SMT, hệ thống gia công cơ khí điều khiển tự động NC, CNC và hệ thống máy ép nhựa tự động. * Sản phẩm mang nhãn hiệu POSTEF được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hệ thống quản lý chất lượng đã được chứng nhận là hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 do văn phòng BVQI – Vương quốc Anh cấp. POSTEF có một vị thế và tiềm lực vững chắc trong thị trường bưu chính viễn thông. Đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ đã giúp công ty khẳng định được niềm tin của mình đối với khách hàng trong và ngoài nước. ngoài ra công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo và đội ngũ cán bộ kĩ Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 15 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ thuật trình độ cao và giàu kinh nghiệm trên cơ sở hệ thống công nghệ hiện đại. Nhờ vậy mà Postef luôn mang đến cho khách hàng và đóng góp vào mạng lưới của ngành những sản phẩm chất lượng cao nhất thông qua hệ thống tiếp thị năng động xuyên suốt cả nước. Thành viên của POSTEF: 1. Trụ sở chính: 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Tel Email : 04.8455946/ 8455968 Fax : 04.8234128 : [email protected] Website : http://www.postef.com 2. Nhà máy I: 80A Nguyễn Thái học – Ba Đình – Hà Nội Tel: 04.7345486 Fax: 04.7341358 3. Nhà máy II: 63 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: 04.8584563 Fax: 04.8582710 4. Nhà máy III : Trị Trấn Lim – Tiên Du – Bắc Ninh Tel: 0241.838695 Fax: 0241.838.695 5. Nhà máy IV : KCN Lê Minh Xuân – Tp Hồ Chí Minh Tel: 08.766.2054 Fax: 08.766.2054 6. Nhà máy V : KCN Liên Chiểu – TP Đà Nẵng Tel: 0511.770484 Fax: 0511.774897 7. Trung tâm bảo hành: Địa chỉ: Số 09 Lê Trực – Ba Đình – Hà Nội. Tel/Fax: 04.7333924 8. Chi nhánh miền Bắc: Địa chỉ: Số 01: Lê Trực – Ba Đình – Hà Nội Tel: 04.8455980 Fax: 04.733.4245 9. Chi nhánh miền Trung: Địa chỉ: 396-398 Đường 2/9 – Hải Châu – Đà Nẵng Tel: 0511.3643377 Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 Fax: 0511.3643378 16 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ 10. Chi nhánh miền Nam: Địa chỉ: 25A-27B Nguyễn Đình Chiểu – Phường Đa Kao – Quận 1 – Tp Hồ Chí Minh. Tel: 08.8299466 Fax: 08.8235985 11. Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Nguồn POSTEF (PDE) Địa chỉ: 63 Trần Phú –Ba Đình – Hà Nội Tel: 04.734 2723 Fax: 04.734 2519 2.1.1.2. Các ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty: * Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính viễn thông điện tử tin học. * Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình, điện tử, tin học. * Kinh doanh trong các lĩnh vực: Bưu chính viễn thông, công nghiệp, nhà ở. * Kinh doanh dịch vụ: Xây lắp bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. * Cung cấp dịch vụ: Xây lắp, tư vấn, kỹ thuật trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học. * Cho thuê hoạt động, đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng kinh doanh nhà, văn phòng cho thuê. * Xây lắp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị Bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học. Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 17 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Năm thành lập Năm 1954 GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ Ngành nghề sản xuất kinh doanh Thiết bị đấu nối Sản phẩm cơ khí phục vụ ngành Thiết bị chống sét Măng sông cáp, cáp quang 20 năm ống nhựa các loại Các thiết bị phụ trợ tổng đài Sản phẩm Bưu chính Loa từ Khung nắp bể gang Cáp đồng, dây thuê bao Số năm kinh nghiêm 45 năm 50 năm 20 năm 20 năm 18 năm 25 năm 51 năm 30 năm 8 năm 10 năm 2.1.1.3. Những sản phẩm chính của công ty: - Thiết bị đấu nối. - Máy điện thoại cố định. - Nguồn điện viễn thông. - ống nhựa các loại. - Thiết bị chống sét. - Các thiết bị phụ trợ tổng đài. - Thiết bị phục vụ mạng ngoại vi. - Sản phẩm bưu chính. - Loa từ. - Cáp đồng, dây thuê bao - Các sản phẩm khác. Vài nét sơ lược về tình hình tài chính của công ty:  Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính 3 năm gần đây nhất đã được kiểm toán (2005-2008). Đơn vị: VNĐ Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 18 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Stt Tài sản Năm 2005 1 Tổng tài sản có GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ Năm 2006 532.250.080.388 322.433.827.908 2 Tài sản có lưu động 3 Tổng tài sản nợ 4 Tài sản nợ lưu động Năm 2007 Năm 2008 430.023.066.182 500.746.886.604 231.493.368.255 436.734.376.472 397.215.955.443 300.831.877.849 175.525.558.368 311.393.365.346 199.382.916.867 136.787.788.129 167.019.493.103 189.270.286.281 125.372.536.523 294.818.526.049 5 Lợi nhuận trước thuế 25.966.758.289 53.483.731.283 36.084.608.517 17.611.337.963 6 Lợi nhuận sau thuế 25.966.758.289 53.483.731.283 31.106.179.467 15.044.030.828 (Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện) Ghi chú: Từ 01/07/2005 Nhà máy thiết bị bưu điện chuyển thành Công ty cổ phần thiết bị Bưu điện, được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 0% (Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nộp cho 6 tháng đầu năm 2005).  Tín dụng:  Tên và địa chỉ ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng: Ngân hàng Công thương Ba Đình, Hà Nội. Địa chỉ: 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.  Tổng số tiền tín dụng (tính đến ngày 31/12/2008). - Tiền gửi: 19.057.501.912 đ - Tiền vay: + Vay ngắn hạn: 64.095.454.420 đ + Vay dài hạn :  3.008.965.238 đ Vốn kinh doanh (tính đến ngày 31/12/2008): 194.300.060.000đ Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 19 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp  GVHD : PGS.TS.§oµn ThÞ Thu Hµ Doanh thu trong 4 năm gần đây (2005-2008). Năm 2005 2006 2007 2008 Doanh thu (tỉ đồng) 385 603,5 777,7 485,6 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện) 2.1.2. Giới thiệu về nhà máy 3 trực thuộc cty cổ phần thiết bị bưu điện: 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy: Nhà máy 3 Chi nhánh công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện- Thị trấn Lim- Tiên Du- Bắc Ninh là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Nhà máy Thiết bị Bưu điện- và từ tháng 7 năm 2005 đến nay đã chuyển thành công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện. Có thể nói lịch sử của nhà máy 3 gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện, khi nói đến lịch sử phát triển của nhà máy 3 không thể không nhắc tới lịch sử của công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện. a. Trước khi cổ phần hoá: Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện mà tiền thân là Nhà máy thiết bị Bưu điện có một lịch sử phát triển khá dài. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam được thành lập từ năm 1954 với tên gọi ban đầu là: Nhà máy Thiết Bị Bưu Truyền Thanh, có nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp các sản phẩm phục vụ cho ngành Bưu Điện và dân dụng. Trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của Nhà máy bao gồm: loa truyền thanh, điện từ nam châm và một số thiết bị thô sơ khác. Bïi Hång Qu©n – CQ 482343 20 Líp : Kinh tÕ & Qu¶n lý c«ng 48
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan