Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PH...

Tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN

.PDF
37
348
144

Mô tả:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
@&? §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------š›&š›------------- Đề tài Nghiên cứu Khoa học MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN Người thực hiện: Đoàn Quang Huy Bùi Đức Linh Trần Anh Vũ Nguyễn Phi Trường Nguyễn Đình Hoàng THÁI NGUYÊN - 2007 1 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 02 1. Tính cấp thiết của đề tài 02 2. Mục đích nghiên cứu 03 3. Giới hạn của đề tài 04 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 05 1.1. Một số khái niệm chung 05 1.2. Hội nông dân 06 1.3. Hội phụ nữ 09 1.4. Phương pháp nghiên cứu 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT 13 ĐỘNG CỦA CÁC HỘI 2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của huyện Phú Lương 13 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phú Lương 13 2.3. Kết quả hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn 14 2.4. Đánh giá của người dân đối với sự hiệu quả trong hoạt động của 20 các hội 2.5. Những tích cực và tồn tại của các hội 24 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 29 NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC HỘI 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2008 29 3.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 2 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp luôn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu, là ngành sản xuất hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta, là ngành sản xuất xuất hiện đầu tiên, sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển của xã hội đã đẫn tới sự ra đời và lớn mạnh của các ngành sản xuất khác. Tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn là một trong hai nghành sản xuất vật chất rất quan trọng, không thể thiếu đối với xã hội loài người. Không chỉ có vậy, nông nghiệp nông thôn còn là nơi đang chiếm đại bộ phận dân cư lao động xã hội và đất đai, có điều kiện phát triển, là nguồn nội lực to lớn và đang là lợi thế của đất nước ta. Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng. Mười năm qua (1988 - 1998), sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, liên tục, với tốc độ cao (bình quân tăng 4,3%/năm). Cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng nhanh, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn (gạo, cà phê, cao su, tôm...). Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi được tăng cường. Đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện. Nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới xuất hiện. Những thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí rất quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nước ta. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóa hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, 3 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD Thái Lan, Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu... làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững của các nước này là bài học kinh nghiệm để chúng ta tham khảo và học tập. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những cơ hội thuận lợi, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực không chỉ của riêng Đảng, nhà nước, các cơ quan chính quyền mà cần sự chung sức của tất cả chúng ta. Trong quá trình đi thực tế tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên chúng em nhận thấy tại đây hầu hết người dân đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp và hơn thế nữa họ còn được sự giúp đỡ, định hướng của lãnh đạo địa phương và các tổ chức đoàn thể, các hội. Nhưng trong đó gần gũi và sát sao nhất đối với người nông dân là hội nông dân và hội phụ nữ. Tuy nhiên khi được hỏi, thì người dân nơi đây nhận xét vai trò của các hội này trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương là chưa cao, chưa tương xứng với những kỳ vọng của người nông dân. Do đó chúng em quyết định nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện Phú Lương trong việc phát triển kinh tế nông thôn”. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích chung Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình 2.2. Mục đích cụ thể - Nghiên cứu được thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn huyện Phú Lương 4 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD - Đánh giá được thực trạng tiếp nhận của các hộ thành viên tổ hội - Đưa ra được một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hội trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế hộ thành viên. 3. Giới hạn của đề tài 3.1. Giới hạn về không gian Đề tài được nghiên cứu đặc thù tại 2 xã Động Đạt và Vô Tranh của huyện Phú Lương. 3.2. Giới hạn thời gian Đề tài nghiên cứu những số liệu trong năm 2007. 3.3. Giới hạn nội dung - Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu ở 02 tổ chức xã hội có quy mô và ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống của người nông dân trên địa bàn nghiên cứu là Hội Phụ nữ và Hội Nông dân. - Do thời gian và kinh phí hạn hẹp nên đề tài chỉ dừng ở việc nghiên cứu việc phát triển kinh tế nông hộ. CHƯƠNG I 5 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1.1.1. Khái niệm nông hộ Theo Ellis - 1988 thì “Hộ nông dân là các nông hộ, thu họach các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao”. Hộ nông dân (hay nông hộ) là đơn vị kinh tế tự chủ, là những cơ sở kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá, điều kiện và cách làm ăn của mỗi loại hộ đều khác nhau. 1.1.2. Nguyên nhân phải nghiên cứu hộ nông dân Chúng ta cần phải nghiên cứu hộ nông dân vì một số nguyên nhân như sau: - Nông dân là lực lượng đông đảo, chủ yếu, năng động, nhạy cảm. - Nông dân là nguồn cung cấp nhân lực, lương thực thực phẩm và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và các ngành khác. - Sản phẩm chính của nông hộ là nông sản, giá thấp nên kéo theo thu nhập của người nông dân khá thấp. - Kinh tế nông hộ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. - Tỷ lệ người nghèo sống ở nông thôn chiếm tới 90%, chỉ có 10% ở thành thị. 1.1.3. Nguyên nhân phải nghiên cứu kinh tế hộ nông dân - Kinh tế hộ nông dân là thực thể kinh tế, hình thái xã hội chủ yếu ở nông thôn mà nông thôn lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 6 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD - Hộ nông dân phát triển theo các quy luật tất yếu qua nhiều phương thức sản xuất xã hội. - Khoa học kinh tế hộ nông dân làm nền tảng cho việc xem xét phân tích, đánh giá, xây dựng chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 1.2. HỘI NÔNG DÂN 1.2.1. Bản chất Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp nông dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận tổ quốc VN; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.2.2. Vai trò Chiếm gần 80% dân số của cả nước, nông dân nước ta giữ vai trò và có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng; ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã coi công tác vận động quần chúng (chủ yếu là nông dân) là một trong những việc quan trọng bậc nhất của Đảng. Ngày 14 tháng 10 năm 1930 Nông Hội Đỏ ra đời, là tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay. Từ đó đến nay trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Nông dân Việt Nam luôn luôn là lực lượng nòng cốt trong các phong trào cách mạng của Nông dân; Đã đóng góp to lớn sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới; Đẩy mạnh phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc, Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt và thực sự là nòng cốt trong các phong trào nông dân xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở nông thôn. Tháng 4 năm 7 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD 1997 Ban Bí thư TW Đảng, đã ra chỉ thị 05 về Đại hội Nông dân toàn quốc lần thứ nhất, tổ chức Hội được kiện toàn từ TW đến địa phương trong cả nước. Bước vào thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vai trò của Hội ngày càng được khẳng định; Đảng, Chính phủ đã ra các quyết định, chỉ thị khẳng định vai trò của Hội và chỉ đạo các cấp các ngành phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân trong thực hiện nhiệm vụ của Đảng, của Chính phủ để thực hiện thắng lợi mục tiêu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phấn đấu xây dựng xã hội “Dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 1.2.3. Chức năng Hội Nông dân Việt Nam có chức năng vận động giáo dục Hội viên, Nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt là đại diện giai cấp Nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của Nông dân Việt Nam. 1.2.4. Nhiệm vụ - Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề về Nông dân nông nghiệp nông thôn trên cả nước. Trình TW Đảng và Chính phủ để tham gia xây dựng những chủ trương chính sách pháp luật về Nông dân và giám sát việc thực hiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với Nông dân. Tham gia với các Bộ các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc chính phủ. Các tổ chức chính trị xã hội, UBND tỉnh, thành phố những vấn đề liên quan đến Nông dân, tham gia hoạch định chiến lược phát triển kinh tế vùng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ và các dự án nước ngoài tài trợ được thực hiện cho Nông dân. - Tuyên truyền giáo dục làm cho cán bộ, Hội viên, Nông dân hiểu biết đường lối nghị quyết của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội; khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo của Nông dân trong thời kỳ mới. Tổ 8 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD chức học tập nâng cao trình độ kỹ thuật và nghề nghiệp cho cán bộ, hội viên, nông dân theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Hội viên, nông dân. Các cấp Hội phối hợp với chính quyền và các ngành hướng dẫn, tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống, vận động Hội viên, Nông dân tham gia kinh tế hợp tác và hợp tác xã, phát triển lực lượng sản xuất; thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia phong trào quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. - Tập hợp đông đảo nông dân vào Hội, nâng cao chất lượng Hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. - Tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh; giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Hội viên, nông dân. Chống quan liêu, mất dân chủ, tham nhũng và các tệ nạn xã hội. - Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm đường lối của Đảng trên tinh thần hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. - Hội Nông Dân phối hợp với các cấp chính quyền giải quyết các vụ tranh chấp khiếu nại, tố cáo của nông dân. 1.2.5. Chương trình hoạt động - Chương trình xây dựng và củng cố tổ chức hội: + Tuyên truuyền, giáo dục chính trị, tư tưởng. + Xây dựng củng cố tổ chức hội. + Đào tạo bồi dưỡng cán bộ. + Xây dựng quỹ hội và thu hội phí. 9 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD + Công tác kiểm tra. + Công tác tham gia xây dựng Đảng và Chính quyên. - Các phong trào nông dân: - Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. - Phong trào nông dân xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. - Phong trào nông dân thực hiện các chương trình văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng. 1.3. HỘI PHỤ NỮ 1.3.1. Bản chất Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, thành viên của Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp Hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. 1.3.2. Vai trò Hội Phụ nữ Việt Nam có chức năng vận động giáo dục Hội viên, Phụ nữ phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt là đại diện cho Phụ nữ tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của Phụ nữ Việt Nam. 1.3.3. Chức năng - Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng. 10 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD - Đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.3.4. Nhiệm vụ - Động viên, tạo điều kiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực về mọi mặt. Tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. - Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. - Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ; giới thiệu phụ nữ có đức, có tài tham gia vào các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. - Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng và phát triển. - Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và trên thế giới vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình. 1.3.5. Chương trình hoạt động - Chương trình 1: Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ. - Chương trình 2: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế - Chương trình 3: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc - Chương trình 4: Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh - Chương trình 5: Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng nam - nữ. 11 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD - Chương trình 6: Mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân và tăng cường Hội nhập Quốc tế. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp quan sát Bằng cách trực tiếp quan sát cảnh quan, môi trường và sinh hoạt của bà con nông dân tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét, đánh giá cuộc sống và sinh hoạt của bà con nông dân thông qua trực quan. 1.4.2. Phương pháp thống kê Phương pháp này sử dụng trong việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu đảm bảo tính đại diện cao, phản ánh đúng hiện tượng cần nghiên cứu. Thông qua phương pháp này để rút ra những vấn đề cơ bản và cốt lõi của vấn đề nghiên cứu. Xây dựng các giải pháp để nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc phát triển kinh tế nông thôn tại huyện Phú Lương. 1.4.3. Phương pháp tin - toán học Phương pháp này giúp xử lý số liệu đảm bảo tính chính xác, khoa học và hợp lý. Nó làm cơ sở cho các nhận xét, đánh giá tác động của các hội tới kinh tế hộ nông dân. 1.4.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu tình hình cụ thể các hộ gia đình, vai trò của các hội tới phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ quản lý tại địa phương. 1.4.5. Phương pháp tiếp cận nông dân Bằng các kỹ năng của mình, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận người nông dân để tìm hiểu tác động của các Hội Nông dân và Hội Phụ nữ đến kinh tế các hộ gia đình. Qua phương pháp này chúng ta sẽ được nghe những điều kiện thực tế cuộc sống của các hộ gia đình trong quá khứ, hiện tại và tương lai của họ. 12 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN PHÚ LƯƠNG Phú Lương là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 368.81 km2. Gồm 2 thị trấn (Giang Tiên, Đu - huyện lị), 14 xã (Động Đạt, Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ, Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Lạc, Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô). Ở đây, vùng đồi núi phía bắc độ dốc lớn, phía nam địa hình khá bằng phẳng, xen đồi thấp. Rừng và đồi núi chiếm khoảng 75% diện tích. 13 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD Huyện nằm giáp danh với thành phố Thái Nguyên và liền kề với tỉnh Bắc Kạn, có hệ thống đường giao thông thuận lợi. Với 38 km đường quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện. 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ Xà HỘI HUYỆN PHÚ LƯƠNG 2.2.1. Đặc điểm kinh tế Cây trồng chính ở đây là chè. Ngoài ra còn có thuốc lá, lạc, sắn. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lượng lớn như: Than, Quặng titan, quặng sắt, chì kẽm, đá vôi, cát, sỏi, v.v.v… Đồng thời có tiềm năng to lớn về đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển các loại cây trồng có giá trị cao, hiện nay trên địa bàn có trên 6000ha đất chưa sử dụng. Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng từ 10 - 15%, trên địa bàn có 644 doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nổi bật của huyện trong những năm gần đây là: Gạch Làng Phan, bánh Chưng Bờ Đậu nổi tiếng khắp vùng đã tạo thành làng nghề với hàng trăm hộ tham gia sản xuất, chế biến. Mặt hàng mây tre đan, mành cọ đã và đang phát triển mạnh, sản phẩm đa dạng phong phú để xuất khẩu. Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như: cơ khí, chế biến nông - lâm sản, v.v.v…Huyện Phú Lương cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt 3 khu công nghiệp nhỏ với diện tích gần 70ha. Hiện nay đang xúc tiến hình thành và kêu gọi đầu tư khu công nghiệp nhỏ Sơn Cẩm (giáp thành phố Thái Nguyên) với diện tích 25ha, với nhiều lợi thế thu hút đầu tư. Lĩnh vực thương mại từng bước phát triển, trên địa bàn có 12 chợ, các chợ Trung tâm đã được đầu tư. Toàn huyện có 13 doanh nghiệp, hợp tác xã và 1121 hộ kinh doanh thương mại. 2.2.2. Đặc điểm xã hội Dân số trên 104 ngàn người, gồm 09 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Dao, Sán Dìu, Kinh. 14 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD Cùng với điều kiện ưu đãi về địa lý, khí hậu, Phú Lương có cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái động thực vật phong phú đa dạng, hình thành nên các điểm du lịch, lễ hội thu hút nhiều du khách như: Khu di tích lịch sử Đền Đuổm nổi tiếng, khu kỷ niệm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động Xã hội Chủ nghĩa, hồ Làng Hin, Thác Cam, khu văn hoá Phú Sơn 4, làng nghề mây tre đan, v.v…Toàn huyện có 136 km đường liên xã và 448 km đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về điện đã có 100% các xã có điện lưới quốc gia, hệ thống trường học từng bước được xây dựng kiên cố, hạ tầng khác cũng dần được đầu tư. Từ những tiềm năng và lợi thế sẵn có, với truyền thống cần cù, sáng tạo của nhân dân cùng với các chủ trương, chính sách đúng đắn, các giải pháp hợp lý. Chắc chắn kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương sẽ phát triển mạnh, vững chắc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC Xà HỘI TRÊN ĐỊA BÀN 2.3.1. Hội nông dân 2.3.1.1. Các phong trào của nông dân năm 2007 * Phong trào nông dán thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng - Hộ đã phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân được 289 lớp với 13.564 lượt hội viên tham dự đạt 118% kế hoạch mà tỉnh giao. - Phối hợp với trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh mở một lớp sơ cấp chăn nuôi thú y cho 30 hội viên xã Yên Đổ. Tổ chức được 04 đợt đưa 300 cán bộ, hội viên nông dân đi tham quan học tập tại công ty phân lân nung chảy Văn Điển, vùng chè xã Tân Cương và một số hộ trong huyện được UBND huyện tặng danh 15 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”... để các hội viên học tập nhân ra diện rộng. - Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện triển khai tập huấn nghiệp vụ vay vốn của ngân hàng CSXH cho cán bộ hội là tổ trưởng các tổ vay vốn cho 100% xã, thị trấn trong huyện được 16 lớp. Tín chấp cho 4.681 hộ gia đình, hội viên nghèo thuộc 538 tổ vay vốn của Ngân hàng CSXH đến nay số dư nợ là 17,527 tỷ đồng. - Phối hợp với Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển tín chấp cho hội viên vay được trên 436,3 tấn phân bón các loại theo hình thức trả chậm. * Phong trào nông dân xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Hội phối hợp tham gia bảo vệ môi trường và bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng. Đóng góp để xây mới, sửa chữa hàng chục km kênh mương nội đồng, sửa chữa được hàng chục km đường dân sinh và cầu cống để thuận lợi trong việc đi lại ở nông thôn. * Phong trào nông dân thực hiện các chương trình văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng - Phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Thái Nguyên và Công ty INVENCO tổ chức 01 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ và hướng dẫn hội viên đăng ký xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên. 2.3.1.2. Kết quả thi đua, khen thưởng - Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” năm 2004, hội nông dân huyện đã triển khai và tháng 8/2005 đã đánh giá tổng kết phong trào. Kết quả toàn huyện đã có 17 hộ và 02 tập thể chi hội được UBND tỉnh tặng bằng khen và 13 hộ được UBND huyện tặng giấy khen, 01 cá nhân được TW hội nông dân Việt Nam tặng bằng khen trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”. Để tiếp tục phong trào đầu năm 2007 huyện hội đã phát động đến các xã, thị trấn, cho đến nay toàn huyện đã có 9.020 hộ gia đình hội viên đăng ký danh 16 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có 92 hộ đăng ký cấp tỉnh, 234 hộ đăng ký đạt cấp huyện, 8.694 hộ đăng ký đạt cấp xã, thị trấn. - Trong năm hộ nông dân huyện đã xem hồ sơ đề nghị tặng kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam” cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hội. Kết quả có 29 cá nhân được TW hội nông dân Việt Nam tặng kỷ niệm chương. - Đầu năm 2007, hội nông dân huyện đã triển khai công tác thi đua đến các cơ sở hội, có 12 cơ sở hội và 84 chi hội đăng ký thi đua xây dựng, chỉ đạo điểm. Kết quả chấm điểm toân huyện có 08 xếp loại VM, 06 cơ sở hội xếp loại khá, 02 cơ sở hội xếp loại TB; 23 chi hội và 03 cơ hội đạt điểm. 2.3.2. Hội phụ nữ 2.3.2.1. Các phòng trào của hội phụ nữ năm 2007 * Giáo dục phẩm chất, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ - Nhằm nâng cao nhận thức và trình độ mọi mặt cho phụ nữ, các cấp Hội Phụ nữ huyện đã tổ chức cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ học tập về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,...tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có tấm lòng nhân hậu đáp ứng với nhu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, kết quả có 25.435 lượt người tham dự. - Cấp huyện BTV hội LHPN phối hợp với LĐLĐ Huyện tổ chức hội thi “cán bộ nữ công giỏi” với 32 đội thuộc công đoàn các cơ sở tham gia thu hút trên 500 lượt khán giả đến cổ vũ động viên. Hưởng ứng năm du lịch quốc gia, Hội tuyển chọn đội tham gia hội thi “Phụ nữ Thái Nguyên với năm du lịch quốc gia 2007” đạt kết quả cao. Phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện thành lập đội 17 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD tham gia hội thi “Chất lượng chè sạch năm 2007” do sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tổ chức. * Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế được các cấp Hội đặc biệt quan tâm và tích cực phối hợp với các ngành đẩy mạnh các hoạt động nhằm giúp phụ nữ có điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình với các hoạt động cụ thể như sau: - Công tác tập huấn KHKT: Phối hợp với phòng nông nghiệp & PTNT tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT nuôi lợn nái, chăm sóc chè, sử dụng phân bón, hội thảo lúa lai cao sản, kỹ thuật trồng chè, cây vụ đông được 38 lớp với 1.650 lượt người tham dự ở các xã Hợp Thành, Yên Trạch, Yên Đổ, Ôn Lương, Cổ Lũng, Tức Tranh, Động Đạt. Ngoài ra còn phối hợp với công ty sắn Sơn Lâm tổ chức hội nghị phổ biến kỹ thuật trồng sắn cho 56 chị là cán bộ hội của các xã, thị trấn và 5 lớp tại 3 xã: Yên Lạc, Động Đạt, Yên Đổ cho 236 người tham gia, với diện tích trồng là 45ha, mua 22 tấn phân trả chậm của công ty. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với công ty phân bón Trung Thành - Thái Nguyên tổ chức tập huấn cách bón phân cho 800 cán bộ, hội viên ở xã Cổ Lũng, triển khai các chương trình cho vay phân bón trả chậm được 18,3 tấn phân bón và một buổi tham quan mô hình kinh tế tại Phú Bình. Hội đã làm tốt công tác phối kết hợp với ngân hành CSXH tổ chức được 16 lớp tập huấn nghiệp vụ vay vốn cho cán bộ các chi hội trưởng và tổ trưởng vay vốn ở 16 xã, thị trấn với 1.600 lượt người tham dự. - Hoạt động vay vốn: Hội đã phối hợp với ngân hàng CSXH thẩm định và giải vốn cho các hộ vay vốn đảm bảo đúng đối tượng, tới nay tổng số các nguồn vốn do Hội quản lý lên tới 12.447.000.000đ cho 4.694 hộ vay trong đó có trên 7 tỷ vốn ngân hàng CSXH. Ngoài ra các cấp Hội còn huy động tốt các nguồn vốn ngân hàng Nông nghiệp, vốn từ quỹ Hội, vốn ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, vốn từ các nhóm phụ nữ tiết kiệm để hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình. 18 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD Công tác giúp đỡ phụ nữ nghèo có địa chỉ là công tác thường xuyên của các cấp Hội, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ xoá đói giảm nghèo là 415/1.132 hộ nghèo là hội viên được giúp đỡ với số tiền 342.755.000đ. Các cơ sở Hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tinh thần tương thân, tương ái giúp nhau phát triển kinh tế gia đình tạo điều kiện cho chị em phụ nữ nghèo từng bước cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, trong năm các đơn vị Hội đã giúp nhau được 161.548.000đ, 2.777,5 ngày công, 296 con lợn giống, 69 kg gạo, 17.000 cây lâm nghiệp, 4 tấn xi măng. Thành lập mới 2 CLB yêu khoa học và CLB doanh nghiệp nữ tại xã Yên Lạc và Cổ Lũng. Tiếp tục thực hiện chương trình xoá nhà tạm tranh tre cho phụ nữ nghèo. Năm 2007, khởi công xây dựng 01 nhà “Nghĩa tình hội viên” cho gia đình chị Nguyễn Thị Soi là hội viên nghèo có chồng là thương binh xóm Na Pháng xã Yên Trạch với tổng trị giá 41.000.000đ. - Hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm: Phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức lớp tập huấn học nghề mây tre đan tại 4 xã: 01 lớp tại cụm xã Phủ Lý, Ôn Lương, Hợp Thành với tổng số 60 học viên; 02 lớp tại xã Yên Trạch với tổng số 132 học viên. Trong đó có 02 lớp dành cho 37 con em hội viên bị tàn tật tại xã Yên Trạch, Hợp Thành, Ôn Lương. Phối hợp với Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại AIRSERCO tổ chức 05 buổi tuyên truyền tại 4 xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Yên Lạc, Hợp Thành cho 2.346 lượt người tham dự. Ngoài ra các xã tổ chức tuyên truyền xuất khẩu lao động cho trên 2.000 lượt người. Năm 2007 có 57 lao động nữ và con em phụ nữ có việc làm ổn định tại thị trường Malaysia góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương. * Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc 19 §Ò tµi Nghiªn cøu khoa häc @&? §¹i häc Kinh tÕ & QTKD DDD Phối hợp với BHXH huyện tổ chức công tác bảo hiểm cho cán bộ chủ chốt 16/16 cơ sở Hội, tổ chức tuyên truyền BHYT tự nguyện cho 15.230 lượt người. Kết quả trong năm có 2.505 lượt người tham gia mua BHXH. * Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với phụ nữ trong và ngoài nước - Các cấp hội thương xuyên giữ mối đoàn kết gắn bó với nhân dân trên mọi lĩnh vực công tác. Các cơ sở Hội đã tổ chức được 15 buổi cho 706 chị em đi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình hoạt động tiêu biểu, các danh lam thắng cảnh,...như ATK, Hồ Núi Cốc, mô hình làng nghề mây tre đan để học tập kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội. - Hội LHPN huyện luôn chú trọng tạo mối quan hệ gắn bó với các ngành trong các hoạt động phối hợp như phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức ở các lớp dạy nghề, kiến thức khởi sự kinh doanh,...tạo công ăn việc làm cho cán bộ, hội viên đặc biệt là cho con em hội viên bị tàn tật. 2.3.2.3. Kết quả thi đua, khen thưởng Năm 2007 mặc dù các cấp Hội tập trung cao độ vào công tác chỉ đạo và tổ chức Đại hội song các cơ sở Hội vẫn luôn chú trọng đổi mới công tác Hội và phong trào phụ nữ. Phong trào thi đua đã thực sự có ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ, hội viên phụ nữ và nhận được đông đảo các tầng lớp phụ nữ trên tòan huyện hưởng ứng tham gia. 6 chương trình công tác trọng tâm của Hội đã được các cấp Hôi tập trung đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả phấn khởi từng bước đưa phong trào Hội ngày càng vững mạnh. Đội ngũ cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở, đơn vị trực thuộc sau Đại hôi trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng lên một bước, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huuyết với công tác Hội và phong trào phụ nữ. Nội dung hoạt động của các cấp Hội được đổi mới, phong phú hơn đáp ứng với tình hình thực tế và phù hợp với nhu cầu, lợi ích của hội viên. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ các cấp Hội luôn bám sát Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, nhiệm vụ của cấp ủy, vận dụng sáng tạo cho phù hợp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan