Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại công ty cổ phần đầu tư phát triển đông đô

.PDF
81
234
59

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 I. Tính cấp thiết của để tài ............................................................................ 1 II. Mục đích của đề tài ................................................................................... 1 III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 1 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................ 2 V. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 VI. Kết quả dự kiến đạt được .......................................................................... 2 VII. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................................ 4 1.1. Khái niệm đầu tư và các hoạt động đầu tư................................................ 4 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4 1.1.2. Các loại đầu tư ........................................................................................ 4 1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................................ 6 1.2.1. Dự án đầu tư ............................................................................................ 6 1.2.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình .......................................................... 8 1.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................. 13 1.3.1. Khái niệm quản lý dự án ....................................................................... 13 1.3.2. Mục tiêu của quản lý dự án ................................................................... 15 1.3.3. Các lĩnh vực quản lý dự án ................................................................... 17 1.3.4. Các hình thức quản lý dự án ................................................................. 27 1.3.5. Nội dung quản lý dự án ......................................................................... 28 Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP ĐTXDPT ĐÔNG ĐÔ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................... 31 2.1. Khái quát về Công ty .............................................................................. 31 ii 2.1.1. Thông tin chung .................................................................................... 31 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ........................................................................ 31 2.1.3. Quá trình phát triển của công ty............................................................ 31 2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009 đến nay.......... 32 2.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức và phân công lao động của công ty ................ 32 2.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức ....................................................................... 32 2.2.2. Phân công lao động ............................................................................... 36 2.3. Đặc điểm các dự án và thực trạng công tác quản lý dự án ..................... 37 2.3.1. Đặc điểm các dự án xây dựng tại công ty ............................................. 37 2.3.2. Hình thức quản lý dự án ........................................................................ 38 2.3.3. Thực trạng công tác quản lý dự án ........................................................ 40 2.4. Công tác quản lý dự án với dự án “Cải tạo, nâng cấp đường 23B – từ Nhà máy nước Bắc Thăng Long đến Nghĩa trang Thanh Tước”. .......................... 46 2.4.1. Giới thiệu chung về dự án ..................................................................... 46 2.4.2. Thực trạng công tác quản lý theo chu kỳ .............................................. 49 2.4.3. Thực trạng công tác quản lý dự án ........................................................ 53 2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án ........................................... 59 2.5.1. Những thành tưu đạt được .................................................................... 59 2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại ...................................................................... 60 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 64 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. .................................................................. 65 3.1. Phương hướng phát triển, những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian tới ..................................................................................................... 65 3.1.1. Phương hướng phát triển công ty.......................................................... 65 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian tới .............. 65 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án ..................................... 67 iii 3.2.1. Xây dựng cấu trúc quản lý dự án .......................................................... 67 3.2.2. Quy trình quản lý kế hoạch tiến độ ....................................................... 70 3.2.3. Quy trình quản lý chất lượng công tác thi công tại công trường .......... 71 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 77 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Các dự án nhóm A ...................................................................................... 9 Bảng 1-2: Các dự án nhóm B .................................................................................... 10 Bảng 1-3: Các dự án nhóm C .................................................................................... 10 Bảng 1-4: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình ............................ 11 Bảng 1-5: Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................ 12 Bảng 1-6: Các tình huống đánh đổi .......................................................................... 16 Bảng 2-1: Bảng tổng hợp số liệu tài chính ................................................................ 32 Bảng 2-2: Danh mục các công trình tiêu biểu đã và đang thực hiện ........................ 37 Bảng 2-3: Bảng đánh giá công tác thanh toán của dự án .......................................... 58 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1-1: Chu trình quản lý dự án ........................................................................... 15 Sơ đồ 1-2: Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả ....................................... 16 Sơ đồ 1-3: Sơ đồ quản lý kế hoạch dự án ................................................................. 18 Sơ đồ 1-4: Sơ đồ quản lý phạm vi dự án ................................................................... 19 Sơ đồ 1-5: Sơ đồ quản lý thời gian ........................................................................... 20 Sơ đồ 1-6: Sơ đồ quản lý chi phí ............................................................................... 21 Sơ đồ 1-7: Sơ đồ quản lý chất lượng ......................................................................... 22 Sơ đồ 1-8: Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực ................................................................. 23 iv Sơ đồ 1-9: Sơ đồ quản lý thông tin ........................................................................... 24 Sơ đồ 1-10: Sơ đồ quản lý rủi ro ............................................................................... 25 Sơ đồ 1-11: Sơ đồ quản lý đấu thầu .......................................................................... 26 Sơ đồ 1-12: Hình thức CĐT trực tiếp QLDA ........................................................... 27 Sơ đồ 1-13: Hình thức CN điều hành dự án .............................................................. 27 Sơ đồ 1-14: Hình thức chìa khóa trao tay ................................................................. 28 Sơ đồ 2-1: Sơ đồ tổ chức công ty .............................................................................. 33 Hình 2-2: Năng lực cán bô kỹ thuật .......................................................................... 36 Hình 2-2: Thâm niên cán bộ kỹ thuật công ty (từ 4 năm - 20 năm) ......................... 36 Sơ đồ 2-2: Sơ đồ quá trình ........................................................................................ 39 Sơ đồ 2-3: Trình tự lập kế hoạch tiến độ dự án......................................................... 40 Sơ đồ 2-4: Sơ đồ quá trình ........................................................................................ 41 Sơ đồ 2-5: Sơ đồ nhân quả phục vụ phân tích chất lượng ........................................ 45 Sơ đồ 2-6: Quy trình lựa chọn nhà thầu .................................................................... 51 Sơ đồ 2-7: Sơ đồ mục tiêu quản lý dự án .................................................................. 53 Sơ đồ 2-8: Công tác quản lý dự án ............................................................................ 62 Sơ đồ 3-1: Tổ chức sắp xếp lại cơ cấu các phòng ban của đơn vị ............................ 68 Sơ đồ 3-2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức dự án ..................................................................... 69 Sơ đồ 3-2: Quy trình quản lý kế hoạch tiến độ dự án ............................................... 70 Sơ đồ 3-3: Quy trình quản lý chất lượng xây dựng công trình ................................. 72 1 NỘI DUNG LUẬN VĂN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của để tài Ngành xây dựng cung cấp cho xã hội những nhu cầu cơ bản như nhà ở, đường xá, bệnh viện, trường học, các trung tâm văn hóa. Đây là ngành không những tạo ra những sản phẩm xây dựng có chất lượng, hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Đối với một nước phát triển như Việt Nam thì điều đó đóng một vai trò có ý nghĩa hết sức to lớn. Do đó, việc quản lý có hiệu quả một dự án xây dựng đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm tránh gây lãng phí về nguồn lực, kinh phí, và chất lượng công trình. Trong thời gian qua, vấn đề quản lý dự án xây dựng để đảm bảo chất lượng cho các công trình xây dựng, vấn đề an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ là vân đề cấp bách thu hút sự quan tâm của xã hội. Trước thực trạng đó, việc xây dựng quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng và chất lượng công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ đối với Công ty….trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án trong lĩnh vực xây dựng cũng như uy tín của Công ty đối với các đối tác. Các quy trình này được phổ biến và áp dụng trong các phòng ban công ty và tất cả các dự án đang triển khai. II. Mục đích của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên các tiêu chí như chất lượng, tiến độ. Đưa ra được sơ đồ dòng chảy quá trình thực hiện triển khai dự án, quy trình quản lý chất lượng, và quy trình quản lý tiến độ đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình. III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, trình tự, quy trình thực hiện các hạng mục, trong việc triển khai, thực hiện quản lý dự án.. 2 b. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày, luận văn đi sâu vào việc tổng hợp, phân tích các yếu tố đối với dự án xây dựng công trình. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy được các nguồn nhân lực, vật lực sẵn có, đảm bảo tiến độ cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là các dự án xây dựng công trình tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Đông Đô. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng công trình trong nước đồng thời đi sâu vào quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng. V. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu Tiếp cận cơ sở lý thuyết phương pháp triển khai chức năng chất lượng; Tiếp cận các thể chế, pháp quy trong xây dựng; Tiếp cận các thông tin dự án; Phương pháp điều tra thu thập thông tin; Phương pháp thống kê số liệu; Phương pháp phân tích tổng hợp VI. Kết quả dự kiến đạt được Xác định và phân tích các đối tượng, yếu tố trong dự án xây dựng. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong đó, chú trọng xây dựng sơ đồ dòng chảy quá trình thực hiện triển khai dự án, quy trình quản lý chất lượng, và quy trình quản lý tiến độ đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình. VII.Kết cấu luận văn − Mở đầu − Chương 1: Cơ sở lý luận, và các quy định chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 3 − Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô − Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. − Kết luận và kiến nghị − Tài liệu tham khảo 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1. Khái niệm đầu tư và các hoạt động đầu tư 1.1.1. Khái niệm Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau “Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội”. 1.1.2. Các loại đầu tư 1.1.2.1. Theo chức năng quản lý vốn đầu tư − Đầu tư trực tiếp: là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra .Trong đầu tư trực tiếp người bỏ vốn và người 5 quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam; − Đầu tư gián tiếp: là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra. Trong đầu tư gián tiếp người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư tài chính như cổ phiếu, chứng khoán, trái khoán.. − Cho vay (tín dụng): đây là hình thức dưới dạng cho vay kiếm lời qua lãi suất tiền cho vay. 1.1.2.2. Theo nguồn vốn − Đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam. Đầu tư trong nước chịu sự điều chỉnh của Luật khuyến khích đầu tư trong nước; − Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam : Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, dưới đây gọi tắt là đầu tư nước ngoài, là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; − Đầu tư ra nước ngoài: Đây là loại đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước khác. 1.1.2.3. Theo tính chất đầu tư − Đầu tư chiều rộng (đầu tư mới): Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các Công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đặc điểm của đầu tư mới là không phải trên cơ sở những cái hiện có phát triển lên. Loại đầu tư này đòi hỏi nhiều vốn đầu tư , trình độ công nghệ và quản lý mới . Thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu, độ mạo hiểm cao; 6 − Đầu tư chiều sâu : Đây là loại đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng bộ hoá, hiện đại hóa, mở rộng các đối tượng hiện có. Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra, đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh. 1.1.2.4. Theo lĩnh vực hoạt động: Có đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho quản lý. 1.1.2.5. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư − Đầu tư phát triển: là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản. Đây là phương thức căn bản để tái sản xuất mở rộng. − Đầu tư chuyển dịch: là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn nhằm chuyển dịch quyền sở hữu giá trị tài sản. 1.1.2.6. Theo ngành đầu tư − Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, BCVT, điện nước) và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cơ sở thông tin văn hoá). − Đầu tư phát triển công nghiệp: xây dựng các công trình công nghiệp. − Đầu tư phát triển dịch vụ: nhằm xây dựng các công trình dịch vụ… 1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình 1.2.1. Dự án đầu tư 1.2.1.1. Khái niệm Dự án là tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong khoảng thời gian xác định với sự rằng buộc về nguồn lực trong bối cảnh không chắc chắn. − Các phương diện chính của dự án 7 + Phương diện thời gian: Về phương diện này dự án là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu và lập dự án; giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án + Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án. Trung tâm của phương diện này là vấn đề vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư + Phương diện độ hoàn thiện của dự án (chất lượng dự án) − Tùy vào góc độ xem xét mà dự án đầu tư được định nghĩa khác nhau: + Về mặt hình thức: dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống hoạt động & chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả & thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. + Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. + Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. + Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai 8 1.2.1.2. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án Các hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằm khê đọng trong suốt thời quá trình thực hiện đầu tư. Ngoài ra, hoạt động đầu tư là hoạt động lâu dài, thời gian thực hiện đầu tư, thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lớn. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế. Các kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và không gian. Không những thế, các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài. Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác lập kế hoạch. Nghĩa là phải xem xét, đánh giá các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện môi trường xã hội, pháp lý liên quan. Những sự đánh giá, tính toán, xem xét này đều được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư. Dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện công cuộc đầu tư. Dự án là điều kiện, là tiền đề của sự đổi mới và phát triển. Dự án sinh ra nhằm giải quyết những vấn đề của tổ chức. Dự án cho phép hướng sự nỗ lực có thời hạn để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mong muốn. “Nhu cầu muốn trở thành hiện thực phải thông qua hoạt động của con người, hoạt động khôn ngoan là hoạt động theo dự án.” 1.2.2. Dự án đầu tư xây dựng 1.2.2.1. Khái công trình niệm Dự án đầu tư xây dựng công trình là dự án bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo các công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định. 9 “Dự án đầu tư xây dựng công trình” còn là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ bản báo cáo nghiên cứu khả thi trong các dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo nghĩa này dự án đầu tư xây dựng công trình là tổng thể các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. 1.2.2.2. Phân loại: Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại dự án đầu tư. − Xét theo người khởi xướng: dự án cá nhân, dự án tập thể, quốc gia; − Xét theo thời gian ấn định: dự án ngắn hạn, dự án trung hạn, dự án dài hạn; − Xét theo quy mô dự án: Dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. Trên cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí chính là quy mô dự án kết hợp với việc xem xét đặc điểm riêng của từng ngành và các kết quả của dự án cùng với tầm quan trọng của chúng, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định cụ thể phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C Đối với dự án quan trọng quốc gia: theo nghị quyết của quốc hội Bảng 1-1: Các dự án nhóm A TT 1 2 3 Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị-xã hội quan trọng Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, Tổng mức đầu tư Không kể mức vốn Không kể nguồn vốn Trên 1.500 tỷ đồng 10 TT 4 5 6 Loại dự án đầu tư xây dựng công trình cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi giao thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thông Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác Tổng mức đầu tư Trên 1000 tỷ đồng Trên 700 tỷ đồng Trên 500 tỷ đồng Bảng 1-2: Các dự án nhóm B TT 1 2 3 4 Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi giao thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thông Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác Tổng mức đầu tư Từ 75 đến 1500 tỷ đồng Từ 50 đến 1000 tỷ đồng Từ 40 đến 700 tỷ đồng Từ 15 đến 500 tỷ đồng Bảng 1-3: Các dự án nhóm C TT 1 2 Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng luyện kim, khai Dưới 75 tỷ đồng thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi giao thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, Dưới 50 tỷ đồng sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, 11 3 4 công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thông Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất Dưới 40 tỷ đồng nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu Dưới 15 tỷ đồng nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác 1.2.2.3. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình cũng giống như các dự án khác, gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả dự án. Các công việc cụ thể trong từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 1-4: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Giai đoạn thực hiện dự án Dự án ĐTXDCT TK TKKT (báo cáo khả thi) BVTC Thuyết minh Thiết kế cơ Thiết kế bản vẽ thi dự án sở công Báo cáo kinh tế kỹ thuật XDCT - Thiết kế mẫu Thuyết Thiết kế bản vẽ thi - Thiết kế điển hình minh công - P.án T.kế lựa chọn Dự toán Tổng dự chi phí toán Tổng mức đầu tư XDCT Tổng dự toán Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Báo cáo ĐTXDCT (BC tiền khả thi) Ước tính chi phí dự án đầu tư XDCT Giai đoạn triển khai dự án Bản vẽ hoàn công Hồ sơ nghiệm thu bàn giao Quy đổi vốn đầu tư Quyết toán vốn đầu tư Chứng nhận phù hợp chất lượng công trình Bảo hành, bảo trì Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công việc quan trọng nhất là phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư xây dựng công trình. − Nội dung cáo cáo đầu tư xây dựng công trình: + Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi & khó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có; + Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình gồm: công trình chính, công trình phụ, công trình 12 khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình & nhu cầu sử dụng đất; + Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu năng lượng, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án tới môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng. + Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. − Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình: Nội dung của của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Bảng 1-5: Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình TT Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư: đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất Các giải pháp thực hiện bao gồm: + Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây Phần dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; thuyết + Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình đô thị và công trình minh có yêu cầu kiến trúc; + Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; + Phân doạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh quốc phòng Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yếu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án Phần Phần thuyết minh bao gồm: thiết kế + Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình cơ sở xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu 13 TT Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; + Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào; + Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình; + Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu bao gồm: + Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; + Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; + Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ + Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình Về mặt chi phí, nhiệm vụ quan trọng nhất đó là lập dự toán công trình. Nội dung của dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng 1.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1.3.1. Khái niệm quản lý dự án Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế 14 hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống. Điều phối thực hiện. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp. Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án. Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình: 15 Sơ đồ 1-1: Chu trình quản lý dự án Lập kế hoạch • Thiết lập mục tiêu • Dự tính nguồn lực • Xây dựng kế hoạch Giám sát • Đo lường kết quả • So sánh với mục tiêu • Báo cáo • Giải quyết các vấn đề 1.3.2. Mục tiêu của Điều phối thực hiện • Bố trí tiến độ thời gian • Phân phối nguồn lực • Phối hợp các hoạt động ế quản lý dự án Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công viẹc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thưc sau: C = f(P, T, S) Trong đó: C: chi phí P: mức độ hoàn thành công việc (kết quả) T: yếu tố thời gian S: phạm vi dự án Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc từ bỏ một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép. Tuy nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân 16 khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án. Bảng 1-6: Các tình huống đánh đổi Loại tình huống A B C Ký hiệu Thời gian Chi phí Hoàn thiện A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 Cố định Thay đổi Thay đổi Cố định Cố định Thay đổi Cố định Thay đổi Thay đổi Cố định Thay đổi Cố định Thay đổi Cố định Cố định Thay đổi Thay đổi Cố định Cố định Thay đổi Cố định Cố định Cố định Thay đổi Đánh đổi mục tiêu phải luôn dựa trên các điều kiện hay các ràng buộc nhất định. Bảng trên trình bày các tình huống đánh đổi. Sơ đồ 1-2: Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả − Tình huống A: tại một thời điểm chỉ có một trong ba mục tiêu cố định; − Tình huống B:có hai mục tiêu cố định còn các mục tiêu khác thay đổi; − Tình huống C:là trường hợp tuyệt đối. Cả ba mục tiêu đều cố định nên không thể đánh đổi hoặc cả ba mục tiêu cùng thay đổi nên cũng không cần phải đánh đổi. Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Mặc dù việc phải đánh đổi mục tiêu thường khó tránh khỏi, tuy nhiên các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án như thể hiện trong sơ đồ sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan