Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện đức linh tỉnh bình thuận

.PDF
112
1
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA–VŨNG TÀU . ******* MAI NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8 năm 2022. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA–VŨNG TÀU . ******* MAI NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ĐỨC LOAN Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8 năm 2022. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi. Tất cả những tham khảo từ các nguồn công bố khác được trích dẫn rõ ràng đúng theo quy định của quá trình nghiên cứu và học thuật. Ngƣời cam đoan Mai Nguyễn Thị Ngọc Diệp ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Đức Loan đã nhiệt tình hỗ trợ tôi về mặt chuyên môn trong suốt thời gian là giảng viên hướng dẫn cho bản thân tôi. Xin cảm ơn Ban Lãnh đạo ngân hàng Agribank, Chi nhánh Đức LinhBình Thuận đã tạo điều kiện để tôi được tham gia nghiên cứu tại đơn vị. Xin cảm ơn BGH trường BVU và Lãnh đạo Viện Đào tạo Sau đại học cùng các giảng viên và anh chị em chuyên viên của Viện đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ tôi trong học tập và làm việc trong suốt thời gian qua và sắp tới. Trân trọng! Tác giả luận văn Mai Nguyễn Thị Ngọc Diệp iii TÓM TẮT LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU Kết quả NC của đề tài đã giải quyết được các mục tiêu đặt ra như: Tổng hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến NLCT của NH, phân tích thực trạng tình hình hoạt động của NH qua 5 năm 2017-2021, xác định và đo lường các NT tác động đến việc nâng cao NLCT của NH Agribank Đức Linh. Kết quả NC có 06 NT tác động đến NLCT của NH Agribank Đức Linh như: “Năng lực quản trị điều hành (X4); Năng lực công nghệ (X6); Nguồn nhân lực (X2); Sản phẩm dịch vụ (X1); Uy tín, thương hiệu (X5); Năng lực tài chính (X3) với mức độ ảnh hưởng được sắp xếp từ cao đến thấp 27%; 18%; 16%; 16%; 16%; 7%”. Dựa vào kết quả NC trên là cơ sở để tác giả đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của NH Agribank Đức Linh. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... II MỤC LỤC ......................................................................................................................... III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... VIII DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................IX DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................ X CHƢƠNG 1.GIỚI THIỆU CHUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................................................................................... 3 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 3 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4.2. Đối tƣợng khảo sát................................................................................................. 3 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4 1.6.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................................. 4 1.6.2. Nghiên cứu định lƣợng .......................................................................................... 4 1.7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 5 1.8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ................................................................................................ 5 CHƢƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 6 2.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................................................. 6 2.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh .................................................................................. 6 v 2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh............................................................................................. 6 2.1.1.2. Đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ................................................... 7 2.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của nh thƣơng mại ................................. 8 2.1.2.1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................... 8 2.1.2.2. Lợi thế cạnh tranh ................................................................................................ 10 2.1.2.3. Năng lực cạnh tranh của nhtm ............................................................................ 11 2.2. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................................................. 12 2.2.1. Các nhân tố bên trong ......................................................................................... 12 2.2.2. Các nhân tố bên ngoài ......................................................................................... 13 2.2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ................................................................... 13 2.2.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ................................................................... 16 2.3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................................................. 18 2.3.1. Sản phẩm dịch vụ ................................................................................................ 18 2.3.2. Nguồn nhân lực .................................................................................................... 18 2.3.3. Mạng lƣới hoạt động ........................................................................................... 19 2.3.4. Năng lực tài chính ................................................................................................ 20 2.3.5. Năng lực công nghệ.............................................................................................. 22 2.3.6. Năng lực quản trị điều hành ............................................................................... 22 2.3.7. Uy tín, thƣơng hiệu .............................................................................................. 23 2.4. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM ........... 23 2.5. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................ 25 2.5.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 26 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 26 CHƢƠNG 3.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 28 3.1. CÁC BƢỚC TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ..................................................... 28 vi 3.1.1. Triển khai nghiên cứu định tính ........................................................................ 28 3.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 29 3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO SƠ BỘ...................................................................... 31 CHƢƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................. 34 4.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC LINH BÌNH THUẬN ... 34 4.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đức linh tỉnh bình thuận........ 34 4.1.2. Tổng quan về ngân hàng agribank đức linh ..................................................... 35 4.1.2.1. Tổng quan về ngân hàng agribank đức linh ....................................................... 35 4.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................... 35 4.1.2.3. Phạm vi hoạt động ................................................................................................ 36 4.1.2.4. Mô hình tổ chức và chức năng - nhiệm vụ các bộ phận .................................... 36 4.1.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm 2017-2021 ...................................... 39 4.1.2.6. Đánh giá chung .................................................................................................... 43 4.2. KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ............................................................................. 45 4.2.1. Mô tả mẫu ............................................................................................................ 45 4.2.2. Thống kê nhân khẩu học ..................................................................................... 45 4.2.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo ...................................................................... 46 4.2.4. Phân tích cronbach’s alpha của thang đo ......................................................... 48 4.2.4.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập .................................................... 48 4.2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ............................................... 51 4.3. PHÂN TÍCH HỒI QU ...................................................................................... 53 4.3.1. Phân tích tƣơng quan .......................................................................................... 53 4.3.2. Phân tích hồi quy ................................................................................................. 54 4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ..................................................................................... 56 4.4.1. Kiểm định sự ph hợp của mô hình ................................................................... 56 4.4.2. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................................... 57 vii 4.4.3. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan ................................................................ 58 4.4.4. Kiểm định phƣơng sai thay đổi .......................................................................... 58 4.4.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dƣ ......................................................... 59 4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 60 CHƢƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................ 64 5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 64 5.2. TẦM NHÌN, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2025 ........................................................................................................................... 64 5.2.1. Tầm nhìn .............................................................................................................. 64 5.2.2. Mục tiêu ................................................................................................................ 64 5.2.3. Định hƣớng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đức linh bình thuận .............................................................................. 65 5.3. HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................................................. 66 5.3.1. Năng lực quản trị điều hành (x4) ....................................................................... 67 5.3.2. Năng lực công nghệ (x6) ...................................................................................... 68 5.3.3. Nguồn nhân lực (x2) ............................................................................................ 68 5.3.4. Sản phẩm dịch vụ (x1) ......................................................................................... 69 5.3.5. Uy tín, thƣơng hiệu (x5) ...................................................................................... 70 5.3.6. Năng lực tài chính (x3) ........................................................................................ 71 5.4. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................... 72 5.4.1. Hạn chế ................................................................................................................. 72 5.4.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... I PHỤ LỤC 01. PHIẾU KHẢO SÁT ................................................................................... V PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ ĐỊNH LƢỢNG .......................................................................IX viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký kiệu Agribank Agribank Đức Linh Diễn giải Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đức Linh Bình Thuận ATM Máy rút tiền tự động KH Khách hàng NC Nghiên cứu NT Nhân tố NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ............................................................25 Bảng 3. 1. Kết quả nghiên cứu định tính (thảo luận tay đôi) ....................................29 Bảng 3. 2. Biến quan sát thang đo gốc và có chỉnh sửa theo ý chuyên gia ..............31 Bảng 4. 1. Các chức danh tại Agribank Đức Linh ....................................................38 Bảng 4. 2. Kết quả kinh doanh 05 năm từ 2017 đến 2021 ........................................39 Bảng 4. 3. Cơ cấu nguồn vốn và dư nợ 05 năm 2017-2021......................................40 Bảng 4. 4. Số lượng khách hàng năm 2017 đến năm 2021 .......................................42 Bảng 4. 5. Số lượng khách hàng tiền gửi tiết kiệm từ 2017 đến 2021 ......................42 Bảng 4. 6. Tình hình nhân sự tại Agribank từ năm 2017 đến 2021 ..........................42 Bảng 4. 7. Tình hình lao động thử việc tại Agribank từ năm 2017 - 2021 ...............43 Bảng 4. 8. Mẫu khảo sát ............................................................................................45 Bảng 4. 9. Kiểm định thang đo các biến độc lập ......................................................47 Bảng 4. 10. KMO and Bartlett's Test của biến độc lập ............................................48 Bảng 4. 11. Total Variance Explained ......................................................................49 Bảng 4. 12. Bảng ma trận phép xoay nhân tố các biến độc lập ................................50 Bảng 4. 13. KMO and Bartlett's Test của biến phụ thuộc .........................................51 Bảng 4. 14. Bảng nhân tố biến phụ thuộc .................................................................52 Bảng 4. 15. Kết quả phân tích tương quan ................................................................53 Bảng 4. 16. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter ........................................55 Bảng 4. 17. Kết quả hồi quy quy sử dụng phương pháp Enter .................................56 Bảng 4. 18. Mức độ giải thích của mô hình ..............................................................57 Bảng 4. 19. Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai ANOVA ............57 Bảng 4. 20. Kiểm định Spearman's rho .....................................................................58 Bảng 4. 21. Kết quả nghiên cứu ................................................................................60 Bảng 4. 22. Mức độ đóng góp của các nhân tố .........................................................61 Bảng 5. 1. Thống kê mô tả Năng lực quản trị điều hành ..........................................67 Bảng 5. 2. Thống kê mô tả Năng lực công nghệ .......................................................68 Bảng 5. 3. Thống kê mô tả Nguồn nhân lực .............................................................69 Bảng 5. 4. Thống kê mô tả Sản phẩm dịch vụ ..........................................................70 Bảng 5. 5. Thống kê mô tả Uy tín, thương hiệu........................................................71 Bảng 5. 6. Thống kê mô tả Năng lực tài chính .........................................................71 x DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 2. 1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh nội tại của NHTM................13 Hình 2. 2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ...............................13 Hình 2. 3. Mô hình chuỗi giá trị của Porter ..............................................................23 Hình 2. 4. Mô hình nghiên cứu dự kiến ....................................................................26 Hình 3. 1. Các bước triển khai nghiên cứu ...............................................................28 Hình 4. 1. Sơ đồ tổ chức Agribank Đức Linh ...........................................................37 Hình 4. 2. Phân phối chuẩn của phần dư...................................................................59 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Agribank Việt Nam là ngân hàng thương mại nhà nước chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực phát triển tài chính nông nghiệp nói riêng và ngành NH nói chúng cũng như đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của Việt Nam. Agribank đã chứng minh được việc vận hành quản lý và thực hiện các Chiến lược phát triển của mình qua các giai đoạn 2016-2020 và định hướng tầm nhìn chiến lược đến năm 2030. Kết quả hoạt động của Agribank trong giai đoạn vừa qua đã thực hiện đúng chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước như ổn định thị trường tiền tệ NH, đặc biệt hạn chế tín dụng đen và góp phần phát triển tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các tỉnh đặc biệt vùng sâu vùng xa, đồng thời kiểm soát tình hình lạm phát thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Các sản phẩm và dịch vụ của Argibank rất đa dạng và nhiều chủng loại, hiện tại đã có hơn 200 sản phẩm dịch vụ, trong đó sản phẩm nổi bật nhất mà trong mùa dịch Covid-19 mà NH đáp ứng được các yêu cầu của KH chính là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Top 10 NH thương mại Việt Nam uy tín năm 2022 bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).1 Với kết quả hoạt động trong giai đoạn 2016-2020 và tình hình dịch bệnh Covid nhưng Argibank đã khẳng định vai trò và vị trí của mình trong lĩnh vực 1 “https://thitruongtaichinhtiente.vn/vietnam-report-cong-bo-danh-sach-top-10-ngan-hang-thuong-mai-vietnam-uy-tin-nam-2022-41271.html truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2022” 2 tín dụng NH đặc biệt là đáp ứng thị trường tài chính nông nghiệp. Với các chính sách ưu đãi, đột phá trong quá trình cho vay vào các lĩnh vực nông nghiệp cũng như sự chăm sóc KH của đội ngũ nhân viên Argibank tận tâm đã giúp cho ổn định kinh tế hộ, vi mô, vĩ mô. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều NH nước ngoài, NH liên doanh vào Việt Nam mở rộng thị trường và kinh doanh nên sức canh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng khốc liệt bao gồm các nội dung như: vốn, mạng lưới, quy mô, năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ quản lý chuyên nghiệp cũng như các chính sách quảng cáo, truyền thông và xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu của NH, đặc biệt là ưu đãi về lãi suất. Từ những kết quả đạt được của NH Agribank và sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực tín dụng NH, chính thì thế tác giả quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận” với kỳ vọng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng như NLCT của NH trong bối cạnh hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của Agribank Việt Nam nói chung và Argibank Đức Linh nói riêng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của ngân hàng Agribank Đức Linh nhằm nâng cao NLCT của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, NLCT và mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM tại Việt Nam. Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng NT tác động đến NLCT của Argibank Đức Linh Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của NH Agribank Đức Linh. 3 Trên cơ sở lý thuyết, thực trạng và kết quả mô hình NC tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của Agribank Đức Linh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Những yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với NLCT của ngân hàng Agribank Đức Linh? Câu 2: Phân tích, đánh giá NLCT của NH Agribank Đức Linh như thế nào? Câu 3: Nững hàm ý quản trị nào giúp Agribank Đức Linh vận dụng vào thực tiễn và có thể tăng NLCT? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu NLCT Agribank Đức Linh là chỉ tiêu đánh giá và NT ảnh hưởng bao gồm: Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của NH Agribank Đức Linh như: nguồn nhân lực, sản phẩm dịch vụ, mạng lưới hoạt động, năng lực quản lý điều hành, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, uy tín thương hiệu. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến NLCT của NH Agribank Đức Linh: chính trị và pháp luật, các yếu tố về văn hóa và xã hội, điều kiện tự nhiên, nền kinh tế và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra còn có các yếu tố vi mô tác động đến NLCT của NH Agribank Đức Linh: đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp và KH. 1.4.2. Đối tƣợng khảo sát Đối tượng khảo sát chuyên gia bao gồm: (1) Lãnh đạo các phòng ban, (2) KH đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank Đức Linh. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Agribank Đức Linh. Thời gian: + Thời gian nghiên cứu: 2017 đến 2021. 4 + Thời gian khảo sát: từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022. + Đối tượng khảo sát: KH đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank Đức Linh. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Dữ liệu sơ cấp bao gồm: kết quả thảo luận tay đôi (1) Lãnh đạo các phòng ban, (2) KH đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank Đức Linh và kết quả khảo sát KH đến giao dịch tại Agribank Đức Linh. Dữ liệu thứ cấp là phân tích kết quả hoạt động của Agribank Đức Linh trong 5 năm từ năm 2017-2021 và các dữ liệu sách, báo, internet cũng như các báo cáo thường niên của Agribank Đức Linh. Đề tài áp dụng kết hợp 02 PPNC định tính và định lượng cụ thể như sau: 1.6.1. Nghiên cứu định tính PPNC định tính được sử dụng để thảo luận với các chuyên gia trong ngành, ban lãnh đạo Agribank Đức Linh nhằm khám phá các yếu tố mà KH quan tâm khi lựa chọn dịch vụ tại NH Agribank Đức Linh được thể hiện ở dịch vụ, giá cả, chất lượng dịch vụ, … Kết quả thu được từ NC định tính sẽ được sử dụng cho NC định lượng. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên hai nhóm đối tƣợng: - Nhóm chuyên gia: là các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong NH, am hiểu về môi trường hoạt động của Agribank Đức Linh và đối thủ cạnh tranh (số lượng: 5) - Nhóm KH: là các KH là đã sử dụng dịch vụ tại NH Agribank Đức Linh (số lượng: 5) 1.6.2. Nghiên cứu định lƣợng Được khảo sát thông qua bảng câu hỏi dựa trên kết quả thu được từ NC định tính nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí mà KH quan tâm khi sử dụng dịch vụ, từ đó đánh giá NLCT của NH Agribank Đức Linh so với các đối thủ cạnh tranh. 5 Đối tượng khảo sát: KH đã từng sử dụng dịch vụ NH Agribank Đức Linh. Trong 200 bảng khảo sát gửi đi, kết quả thu được có 180 bảng có đối tượng là KH đã từng sử dụng dịch vụ Agribank Đức Linh. 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài phân tích, đánh giá về thực trạng NLCT của NH Agribank Đức Linh, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về NLCT tại đơn vị. Đó là cơ sở khoa học khách quan cho ban lãnh đạo hoàn thiện cách thức quản lý của mình để nâng cao NLCT, từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh ở mức độ cao hơn. 1.8. Kết cấu đề tài Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại 2.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh 2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một phạm trù rất phức tạp đã hình thành từ rất lâu đời khi bắt đầu có sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nào hiểu được quy luật cung cầu và cạnh tranh tốt sẽ đứng vững trên thương trường và ngược lại. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cở sở nền tảng trong việc ứng dụng các lý thuyết căn bản vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhiều tác giả đã NC và đưa ra các định nghĩa, khái niệm như sau đây. Thuật ngữ cạnh tranh theo Ken Research, (2019): “được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao. Do cách tiếp cận khác nhau nên phát sinh nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh”. Theo kinh tế học định nghĩa: “Cạnh tranh là sự giành giật thị trường để tiêu thụ hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Ở đây, định nghĩa mới chỉ đề cập đến cạnh tranh trong điều kiện sản phẩm, hàng hóa”. Theo Keh, H. T. et al., (2007) thì “cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là để mang lại cho KH những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để KH lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình”. Theo Michael Porter (2009) thì: “cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. Tăng Duy Sum (2012) thì khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là việc đấu tranh các chủ thể tham gia thị trường, theo đó các chủ thể dùng tất cả nguồn lực của mình để cạnh tranh nhằm giành được ưu thế 7 trên thương trường để đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị phần và gia tăng lợi nhuận”. Qua các định nghĩa trên cho thấy, cạnh tranh là một hoạt động nhằm vượt lên các đối thủ khác dựa vào năng lực và sự khác biệt của doanh nghiệp đó. 2.1.1.2. Đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng Trong lĩnh vực NH cũng là một loại hình kinh doanh tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. Có nhiều lý thuyết trình bày về đặc điểm của cạnh tranh trong lĩnh vực NH. Trong khuôn khổ NC này, tác giả lược trích về kết quả NC của tác giả Nguyễn Thiêm (2005) về các đặc điểm như sau: “Do xuất phát từ những đặc thù của hoạt động kinh doanh NH và những ảnh hưởng của hoạt động NH đối với nền kinh tế, cạnh tranh của NHTM có những đặc trưng riêng bao gồm các nội dung: Một là, các NHTM vừa cạnh tranh gay gắt vừa hợp tác với nhau. Tính chất gay gắt trong cạnh tranh NH xuất phát từ đặc thù của sản phẩm, dịch vụ NH là có tính tương đồng cao và rất dễ bị bắt chước. Bên cạnh đó, do điều kiện về vốn, mạng lưới, công nghệ có hạn trong khi nhu cầu, đòi hỏi về sản phẩm, dịch vụ NH ngày càng cao nên các NH cũng phải liên kết với nhau để cùng cung cấp một hay một số sản phẩm dịch vụ nhất định cho KH. Vì vậy, để tránh đổ vỡ toàn hệ thống cũng như tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, các NHTM một mặt cạnh tranh với nhau, một mặt lại hợp tác chặt chẽ với nhau trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho KH. Hai là, cạnh tranh NH luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh, tránh khả năng xảy ra rủi ro hệ thống. NH là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, đi vay để cho vay lại nếu các NH cạnh tranh không lành mạnh, hoặc cạnh tranh thông qua việc tăng lãi suất huy động tiền gửi, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ, nới lỏng các điều kiện tín dụng... sẽ làm cho nguồn thu của các NH giảm sút, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng tăng cao dẫn đến rủi ro hệ thống và sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ba là, hoạt động kinh doanh NH cũng như sự cạnh tranh giữa các NH luôn chịu sự tác động 8 của môi trường bên ngoài bởi các sản phẩm dịch vụ NH đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu của những đối tượng KH cụ thể. Trong khi đó, KH của NH lại rất đa dạng như KH là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần của nền kinh tế. Với từng môi trường kinh doanh, trong từng điều kiện kinh tế và khu vực địa lý nhất định, NH cần có những chính sách phù hợp để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của KH, thu hút KH, giành ưu thế trong cạnh tranh. Bốn là, cạnh tranh NH nằm trong vùng ảnh hưởng thường xuyên của thị trường tài chính quốc tế. Mỗi sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất của các loại ngoại tệ liên quan, điều kiện kinh tế trên thế giới, chính sách tiền tệ của các nước… đều ảnh hưởng và tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước. Do vậy, trong cạnh tranh, các NH cũng phải có những chính sách thích hợp để đối phó với những biến động của thị trường tài chính quốc tế”. Thông qua nhận định này của Nguyễn Thiêm, có 4 đặc điểm nổi bậc rất riêng của ngành NH chịu tác động của môi trường quốc nội và quốc tế và bên cạnh những nỗ lực cạnh tranh theo quy luật cạnh tranh thì vẫn phải tuân thủ hướng tới cạnh tranh trong môi trường lành mạnh và cùng chiến thắng. 2.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NH thƣơng mại 2.1.2.1. Cơ sở lý thuyết  Lý thuyết về cạnh tranh Để làm sáng tỏ hơn về lý thuyết cạnh tranh, luận văn lược dẫn về nhận định của một số tác giả như Porter, Ken và một số các tác giả nỗi tiếng khác nhận định về lý thuyết này như sau đây. Porter (1981) nhận định: “Có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh, bao gồm cạnh tranh”. Tiếp theo Ken Research (2019) theo trường phái kinh tế học tổ chức nhận định: “kinh tế học cạnh tranh độc quyền (Ken Research, 2019). Kinh tế học tổ chức gọi tắt là IO (Industrial Organization), được tổng quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành, vận hành hay chiến lược của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh của ngành, còn gọi là mô hình SCP (Structure – Conduct - Performance). Điểm then chốt của mô hình IO là kết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan