Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn tân m...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn tân mai đến năm 2020

.PDF
113
48
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG TRẦN QUỐC HIẾU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  TRẦN QUỐC HIẾU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TẠ THỊ KIỀU AN Đồng Nai - Năm 2012 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH MỞ ĐẦU 1. LÝ DO THƯC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. .................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................ 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM. ................................................................................................................. 4 1.1. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh............................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. ...................................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh. ....................................................................... 5 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. ...................................................... 6 1.1.4. Lợi thế cạnh tranh. ........................................................................................... 6 1.1.5. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. ................................. 8 1.2. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh. ....................................... 8 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. ................................................................ 8 1.2.1.1. Môi trường vĩ mô. ..................................................................................... 8 1.2.1.2. Môi trường vi mô. ................................................................................... 10 1.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp................................................................ 13 1.3. Các công cụ và phương pháp để nghiên cứu môi trường của doanh nghiệp ............................................................................................................................. .14 1.4. Tổng quan vể ngành giấy Việt Nam. .......................................................... 17 1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................... 17 1.4.2. Trình độ công nghệ ngành giấy Việt Nam. .................................................... 18 1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy. ............................................................... 19 1.4.4. Nguồn nguyên liệu. ........................................................................................ 21 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 22 Chương 2 : PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI. ................................................................................ 23 2.1. Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai (CTCPTĐTM). ..... 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ................................................................... 23 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ............................................................ 23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 23 2.1.4. Sản phẩm và năng lực sản xuất của công ty. ................................................. 25 2.1.5. Tình hình sản xuất và kinh doanh ................................................................. 27 2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai.......................................................................................... 28 2.2.1. Phân tích các yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCPTĐTM. .......................................................................................... 28 2.2.1.1. Trình độ lao động của doanh nghiệp. ...................................................... 28 2.2.1.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp. ..................................................... 30 2.2.1.3. Nguồn nguyên liệu. .................................................................................. 31 2.2.1.4. Trình độ thiết bị công nghệ. ..................................................................... 32 2.2.1.5. Năng lực Marketing. ................................................................................ 36 2.2.1.6. Hoạt động chất lượng. ............................................................................. 40 2.2.1.7. Thương hiệu công ty. ............................................................................... 41 2.2.1.8. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE). ......................................................... 42 2.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ...................................................... 44 2.2.2.1. Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ................................... 44 2.2.2.2. Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô ................................... 47 2.2.2.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE). ....................................................... 54 2.2.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ........................................................................ 55 2.3. Đánh giá chung ................................................................................................. 56 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 57 Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI ................................................................................. 58 3.1. Mục tiêu và định hướng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai. ................... 58 3.1.1. Dự báo mức tiêu thụ giấy tại thị trường Việt Nam. ..................................... 58 3.1.2. Mục tiêu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai...................................... 59 3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đến năm 2020................................................................................. ………………….59 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty............................. 61 3.2.1. hình thành giải pháp qua phân tích ma trận SWOT. ..................................... 61 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CPTĐ Tân Mai ......... 62 3.2.2.1. Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh - cơ hội. ....................................... 62 3.2.2.2. Nhóm giải pháp điểm yếu - cơ hội. ......................................................... 68 3.2.2.3. Nhóm giải pháp điểm mạnh - nguy cơ. ................................................... 71 3.2.2.4. Nhóm giải pháp điểm yếu - nguy cơ. ...................................................... 72 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 74 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 76 Kết luận ..................................................................................................................... 77 Tài liệu tham khảo Phụ lục LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Môt số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kỳ luận văn nào và chưa được trình bày hay công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Khoa sau đại học trường Đại học Lạc Hộng, quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Tạ Thị Kiều An và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Chân thành cám ơn sự hỗ trợ của bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA: Khu vực mậu dịch tự do châu Á BCTMP: Bleach Chemical Thermo – Machanical Pulp ( Bột tẩy trắng theo phướng pháp hóa, nhiệt, cơ) Công ty CPTĐ Tân Mai ( Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai) DIP: Deinking pulp (Bột sản xuất từ phương pháp tái chế giấy vụn) DSC: Digital system control (Hệ thống điều khiển tự động) GDP: Gross domestic produc (Tổng sản quốc nội) OCC: Old corrgating container (Bột sản xuất từ phương pháp tái chế giấy Carton) WTO: Word trade organization (Tổ chức thương mại thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu sản phẩm giấy theo trình độ thiết bị công nghệ ............................... 19 Bảng 1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ, XNK các sản phẩm giấy năm 2011 tại thị trường Việt Nam ....................................................................................................................... 21 Bảng 2.1: Sản phẩm và năng lực sản xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai. .. 26 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................................... 27 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu vể năng lực tài chính................................................................ 30 Bảng 2.4: Diện tích rừng nguyên liệu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ......... 32 Bảng 2.5: Giá bột giấy Châu Á nhập khẩu và bột giấy sản xuất tại Tân Mai ............. 35 Bảng 2.6: Chi phí cho một tấn bột giấy CTMP70 tại Nhà Máy Giấy Tân Mai 03/2012 ....................................................................................................................................... 35 Bảng 2.7: Giá chiết khấu thương mại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ................ 38 Bảng 2.8: Ma trận các yếu tố bên trong ........................................................................ 42 Bảng 2.9: Thuế suất nhập khẩu giấy vào Việt Nam...................................................... 45 Bảng 2.10: Năm công ty sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam........................................... 48 Bảng 2.11: Ma trận các yếu tố bên ngoài ...................................................................... 54 Bảng 2.12: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................... 55 Bảng 3.1: Dự báo mức tăng trưởng bình quân về nhu cầu tiêu dùng giấy cho cả nước thời kỳ 2010 – 2025 ...................................................................................................... 58 Bảng 3.2: Ma trận SWOT……………………………………………………………..62 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh .................................... 7 Hình 1.2: Mô hình năm lực cạnh tranh của Michael E. Porter ................................. 11 Hình 1.3: Cơ cấu sản phẩm giấy theo trình độ thiết bị công nghệ .............................. 18 Hình 1.4: Cơ cấu sản phẩm giấy theo sản lượng giấy sản xuất (2007 – 2011).......... 19 Hình 1.5: Sản lượng sản xuât giấy theo từng loại sản phẩm (2002 -2011)................ 20 Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai ............................... 24 Hình 2.2: Trình độ lao động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ...................... 28 Hình 2.3: Cơ cấu lao động của công ty ....................................................................... 29 Hình 2.4: Quy trình giám sát chất lượng sản phẩm tại Tập đoàn Tân Mai................. 41 Hình 2.5: Thị phần Giấy Tân Mai (2008-2011) ......................................................... 49 Hình 2.6: Thị phần giấy in báo Tân Mai (2008-2011) ............................................... 50 Hình 2.7: Thị phần giấy in viết Tân Mai (2008-2011) ............................................... 51 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề rất quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong tình hình hiện nay, xuất phát từ tình hình cạnh tranh thực tế, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và có ý nghĩa sống còn này, đó là một câu hỏi có nhiều ý kiến giải đáp khác nhau. Tuy nhiên, câu trả lời nằm ở chỗ khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Với khả năng cạnh tranh tốt, điều này giúp cho doanh nghiệp đứng vững hoặc vượt qua một cuộc cạnh tranh dễ dàng hơn. Nó có thể làm chậm hoặc ngưng sự xói mòn của thị trường. Nó tạo ra một thương hiệu mạnh và làm tăng sức lôi cuốn của công ty đối với các thị trường, mang lại các giá trị hữu hình khác cho doanh nghiệp. Trong thời gian qua, khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế, việc này tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cũng như những thách thức gay gắt trong cạnh tranh trên thị trường đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như đối với từng ngành và từng đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng. Việc giảm thuế suất nhập khẩu giấy vào thị trường khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế AFTA (2003) và WTO (2007), đã có những tác động rất lớn đến ngành giấy Việt Nam. Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai cũng không năm ngoài sự ảnh hưởng này. Các sản phẩm giấy của Tân Mai gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm giấy của các nước lân cận có nền công nghiệp giấy mạnh hơn như Inđonexia, thái lan, Malaixia ngay trên thị trường nội địa. Vì vậy việc định ra các một hệ thống các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai là một điều cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đến năm 2020” để thực hiện luận văn của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : Đề tài thực hiện nhằm mục tiều đưa ra được những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cua Công ty Cổ phần Tập đoàn tân mai, muốn vậy cần phải giải quyết những vấn đề sau: Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng cạnh tranh mặt hàng giấy của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai trên thị trường nội địa. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng giấy của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai trên thị trường Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường kinh doanh của ngành giấy Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh cua Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, đồng thời mô tả thực tế việc cạnh tranh sản phẩm giấy trên thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tân Mai với các đối thủ cạnh tranh. Sử dụng các số liệu điều tra thực tế của ngành và của công ty từ năm 2009 - 2011 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện để tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng một số phương pháp thống, kê, so sánh, phân tích trên cơ sở tài liệu: Phần lý thuyết: Tham khảo các tài liệu về lý thuyết cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh v..v., để từ đó đúc kết được phần cơ sở lý luận. Phần đánh giá môi trường cạnh tranh dựa vào nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp Thông tin thứ cấp gồm các thông tin từ các báo cáo của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, các tạp chí ngành giấy, các nguồn từ tổng cục thống kê, tổng cục hải quan và từ internet. Thông tin sơ cấp, bằng cách lập bảng câu hỏi, phát phiếu điều tra trực tiếp, sử dụng phần mềm excel để tổng hợp số liệu thu được. Tham khảo ý kiến chuyên gia làm 3 cơ sở xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quả phân tích thực trạng, các điểm yếu, điểm mạnh, trên cơ sở đó xây dựng ma trận SWOT để nhận định và đưa ra giải pháp. 5. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và tổng quan về nghành giấy Việt Nam. Chương 2: Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng giấy tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM. 1.1. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh. 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. Cạnh tranh là một quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường. Nó luôn luôn xuất hiện trong mọi lãnh vưc của đời sống xã hội, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là một lãnh vực quan trọng. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh và sự cạnh tranh cũng chia ra các cấp độ áp dụng, có thể ở cấp quốc gia, ngành, doanh nghiệp hay sản phẩm. Theo giáo trình Kinh tế Chính trị học Mac-Lenin 2002, “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất- kinh doanh với nhau nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất-kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” [7] Theo nhà kinh tế học P.Samuelson định nghĩa: “ Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường” [4], chú trọng hơn đến tính chất cạnh tranh và phương pháp cạnh tranh, Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng : “ Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà là cho khách hàng những giá trị tăng cao hơn hoăc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình.” [12] Các giá trị gia tăng vượt trội dưới cái nhìn của khách hàng có thể được tạo ra thông qua một số yếu tố như : Chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chất lượng thương hiệu, chất lượng giá cả,… Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa : “ Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền 5 kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung-cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.” [5] Qua các quan niệm khác nhau về cạnh tranh của các tác giả ta thấy có những nhận xét khác nhau về cạnh tranh theo quan điểm của mỗi người nhưng các quan niệm này đều tụ trung một ý tưởng là : Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh cùng một loại sản phẩm hàng hóa và cùng tiêu thụ trên một thị trường để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Wesrtgren thì năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì một cách tốt nhất mức lợi nhuận cao và thị phần lớn trong các thị trường trong và ngoài nước. Hiệu quả của các biện phấp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên mức chi phí thấp, chi phí sản xuất thấp là điệu kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Theo Nguyễn Văn Thanh “ Năng lực cạnh tranh là khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới” [13] Michael Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội hàm của doanh nghiệp và chúng được so sánh với các đối thủ khác trên cùng một sản phẩm, lĩnh vực và thị trường. việc phân tích nội lực của công ty để nhận ra được những điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp từ đó nó sẽ được đánh giá thông qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Việc đánh giá này là cơ sở để giúp cho doanh nghiệp tạo ra được những lợi thế của mình và nhờ những lợi thế này để có thể mở rộng thị phần, đáp ứng tốt nhất sự thỏa mãn của khách hàng và thu hút được khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh. 6 Ngoài ra việc khai thác các yếu tố tác động bên ngoài để tận dụng các cơ hội cũng như hạn chế được các nguy cơ cũng giúp nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tóm lại theo những khái niệm và nhận định trên thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tận dụng những nội lực bên trong cũng như khai thác những thuận lợi của môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường trong và ngoài nước. 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Theo goldsmith và Clutterbuck có ba tiêu chí đo lường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là: tăng trưởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 năm liên tục; sự nổi tiếng trong ngành như là một công ty dẫn đầu; sản phẩm được người tiêu dung ưa chuộng. Theo barker và hart có bốn tiêu chí để xác định năng lực cạnh tranh : tỷ suất lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và quy mô. Theo Peters và Waterman có 7 tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: 3 tiêu chí đo lường mức độ tăng trưởng và tài sản dài hạn được tạo ra trong vòng 20 năm là: doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản; 3 tiêu chí khác đo lường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gian hoàn vốn, thị phần và tỉ trọng xuất khẩu; tiêu chí cuối cùng là đánh giá đổi mới của công ty. Tựu trung, các cách đánh giá khác nhau cũng đều xoay quanh các tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, tài sản và tài sản vô hình, phương pháp quản lý, uy tín của doanh nghiệp, tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao và lực lượng công nhân lành nghề, vấn đề bảo vệ mội trường,…Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác mọi hoạt động, tiềm năng với hiệu suất cao hơn đối thủ. 1.1.4. Lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phải là sự tổng hợp đầy đủ các tính năng của sản phẩm, dich vụ mà doanh nghiệp cung cấp như : chất lượng, giá cả, mẫu mã, sự tiện ích, tính an toàn, sự khác biệt..Như vậy, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là những thế mạnh mà doanh nghiệp sở hữu hoặc khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. 7 Để cùng đạt được lợi ích của doanh nghiệp và đem đến lợi ích cho khách hàng, mỗi doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này phải tạo ra cho mình những lợi thế riêng mà các đối thủ khác không có và không thể bắt chước. Việc này giúp cho doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị lớn hơn, làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh của mình. Theo Micheal Porter, các doanh nghiệp có thể thực hiện những hành động sau đây để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững, đó là: Nâng cao hiệu quả các hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng. - Nâng cao hiệu quả các hoạt động là tạo ra hiệu suất lớn hơn với chi phí thấp hơn dựa vào hiệu suất lao động và vốn. - Nâng cao chất lượng là tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ tin cậy, an toàn và khác biệt nhằm đem lại những giá trị cao hơn trong nhận thức của khách hàng. - Đổi mới là khám phá những phương thức mới và tốt hơn để cạnh tranh trong ngành và thâm nhập vào thị trường. - Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng là làm tốt hơn đối thủ trong việc nhận biết và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Tổng thể được xây dựng như sau : Nâng cao chất lượng Nâng cao hiệu quả các hoạt động LỢI THẾ CẠNH TRANH: Chi phí thấp sự khác biệt Nâng cao sự thỏa mãn khách hàng Đổi mới (Nguồn : Micheal Porter, “ Competitive Advantage”, 1985) Hình 1.1 Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh 8 Để duy trì lợi thế cạnh tranh, theo Micheal Porter, phải đáp ứng được ba điều kiện như sau: - Thứ nhất, hệ thống cấp bậc của nguồn gốc ( tính bền vững và tính bắt chước), những lợi thế cấp thấp hơn như chi phí lao động thấp thì rất dễ dàng bị các đối thủ bắt chước trong khi những lợi thế cao hơn như độc quyền về công nghệ, danh tiếng thương hiệu, hay đầu tư tích lũy và duy trì các mối quan hệ với khách hàng thì các đối thủ khó có thể bắt chước được. - Thứ hai, số lượng của những nguồn gốc khác biệt, càng nhiều thì các đối thủ càng khó bắt chước. - Thứ ba, không ngừng cải tiến và nâng cấp, luôn tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới ít nhất là nhanh hơn đối thủ để thay thế những cái cũ. 1.1.5. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện bằng khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp phải nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh của chính mình bằng việc thúc đẩy công tác nghiên cứu và triển khai công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tăng hiệu quả hoạt động tài chính, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm… tạo điều kiện hạ giá thành và giá bán ra của sản phẩm hàng hoá. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp cần phải có các chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội so với các đối thủ. Điều này sẽ giúp quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. 1.2. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 1.2.1.1. Môi trường vĩ mô Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp biết được hiện tại doanh nghiệp đang trực diện với những vấn đề gì, những thay đổi và xu hướng của môi trường, những khả năng có thể xẩy ra đối với doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có 9 những chiến lược cụ thể để tận dụng cơ hội cũng như hạn chế nhưng rủi ro do sự tác động của môi trường bên ngoài. Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp bao gồm những yếu tố sau :  Yếu tố kinh tế. Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi xây dựng các chiến lược kinh doanh hay xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân tích và nghiên cứu yếu tố kinh tế là một phần quan trọng giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng.  Yếu tố chính phủ và chính trị Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển. Yếu tố chính phủ và chính trị có tác động rất lớn đến hoạt động lâu dài của một doanh nghiệp. sự ổn đinh của chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 10  Yếu tố xã hội. Yếu tố xã hội bao gồm: Dân số, cơ cấu dân cư, tôn giáo, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức và giá trị văn hóa. Những yếu tố này ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của công ty, do đó khi xây dưng chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nghiên cứu yếu tố xã hội để giảm các nguy cơ và tận dụng các cơ hội.  Yếu tố tự nhiên. Là những yếu tố liên quan đến vị trí địa lý, khí hậu môi trường sinh thái, đất đại, sông biển và tài nguyên khoáng sản.. Những yếu tố này tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.  Yếu tố công nghệ. Công nghệ thực chất là quá trình biến đổi nguyên liệu tự nhiên để giải quyết và đáp ứng nhu cầu của thị trường, thị trường là nơi yêu cầu và lựa chọn công nghiệp. Những công nghệ nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì tăng trưởng và ngược lại thì bị diệt vong. Vậy thực chất thị trường là nơi lựa chọn công nghệ, những công nghệ nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì luôn gắn chặt với thị trường. Trong thực tế những công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của doanh nghiệp bị lạc hậu một cánh trực tiếp hay gián tiếp. khi khoa học công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm. đây là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của mình. 1.2.1.2. Môi trường vi mô. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động trực diện đến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan