Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty quảng lợi – vĩnh phúc...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty quảng lợi – vĩnh phúc

.PDF
50
204
95

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Chuyên đề tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty Quảng Lợi – Vĩnh Phúc”. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên Nguyễn Mạnh Hùng và Ban lãnh đạo, Cán bộ nhân viên Công ty Quảng Lợi – Vĩnh Phúc. Chuyên đề này được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính. Khi viết chuyên đề này, em có tham khảo kế thừa một số lý luận chung về phân tích tài chính và sử dụng những thông tin số liệu từ các tạp chí, sách, mạng internet, một số tài liệu chuyên ngành tài chính và bảng số liệu báo cáo hoạt động của Công ty Quảng Lợi – Vĩnh Phúc theo danh mục tham khảo. Em xin cam đoan không có sự sao chép nguyên bản từ bất cứ chuyên đề nào hay nhờ người khác viết. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của mình và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo quy định của Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm. Phú Thọ, Ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực tập Nguyễn Mạnh Linh 1 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường cao đẳng Công Nghiệp Thực Phẩm, nhờ sự chỉ bảo dạy dỗ nhiệt tình của các thầy, cô giáo em đã trang bị được cho mình những kiến thức lý luận cơ bản nhất về chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Qua nghiên cứu thực tiễn tình hình tại công ty Quảng Lợi, em đã có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Do trình độ và thời gian, em không thể đi sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh trong hoạt động của công ty mà em chỉ tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại công ty Quảng Lợi. Khi thực hiện bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô và đặc biệt là Giảng viên Nguyễn Mạnh Hùng đã tận tình hướng dẫn em để em hoàn thành bài báo cáo này. Em cũng xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị ở công ty Quảng Lợi đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc, các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình. Với kiến thức còn hạn hẹp và thời gian thực tập có hạn nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết này. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của thầy, cô giáo và các anh, chị trong phòng tài chính kế toán công ty để em có điều kiện bổ sung, nâng cao vốn kiến thức, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! Phú Thọ, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực tập Nguyễn Mạnh Linh 2 LỜI NÓI ĐẦU Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có các hoạt động : nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh nghiệp, từ đó vạch ra các chiến lược phát triển ngắn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong những hoạt động quan trọng đó là phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính trong, thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Trong 16 năm hình thành và phát triển đến nay, Công ty Quảng Lợi – Vĩnh Phúc đã mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức mua bán hàng hoá, không ngừng nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết các đơn vị kinh tế khác ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên để hiệu quả tài chính được nâng cao, công ty cần nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa. Trong quá trình thực tập tại công ty Quảng Lợi, được sự giúp đỡ của giáo viên Nguyễn Mạnh Hùng, cùng các chú các cô các anh các chị trong công ty, kết hợp với những kiến thức đã học và đọc,em đã tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty là : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty Quảng Lợi, Chuyên đề này bao gồm 3 chương chính : • Chương I : Lý luận chung về phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. • Chương II : Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty Quảng Lợi. • Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty. 3 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY công ty Quảng Lợi 1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp Tên công ty Địa chỉ trụ sở kinh doanh : công ty Quảng Lợi Vĩnh Phúc : : Tổng tài sản có Điện thoại Mã số thuế Ngày đăng số 362A, đường Mê Linh, phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. ký kinh doanh Giám đốc công ty : : : : 55.680.334.513 0211.3.861095 2500169978 01/07/1999 : Lưu Văn Hào 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Quảng Lợi. T ổng số nhân viên gồm 105 nhân viên chính thức và nhân công thuê ngoài theo công trình Trong 16 năm hình thành và phát triển, công ty đã mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức mua bán hàng hoá, không ngừng nghiên cứu thị tr ường, đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết các đơn vị kinh tế khác ở nhiều địa ph ương trên cả n ước 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Quảng Lợi 1.1.2: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của công ty Quảng Lợi. 3 Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc kinh kỹ thuật doanh Phòng kinh doanh Xây Lắp 1 Phòng kỹ th ật Phòng kế to án Xây Lắp II Đội thi công Đội cơ giới sửa chữa Xưởng SXVL XD Phòng hành chính tổ chức Đại lý kinh doanh 1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: * Giám đốc : Giám đốc công ty là người chỉ huy trực ti ếp b ộ m áy qu ản l ý, c ác b ộ ph ận kh ác c ủa c ông ty. Giám đốc công ty l à ng ư ời đại diện cho mọi quy quyền lợi và nghĩa vụ của c ông ty tr ư ớc l ãnh đ ạo c ông ty v à ph áp lu ật nh à n ư ớc. Gi ám đ ốc c ông ty c ó quy ền v à ngh ĩa v ụ nh ư sau * Phó giám đốc kỹ thuật : - Giúp giám đốc trong công tác quản lý nhân sự, tài chính - Tổ chức hoạt đông hành chính, quản trị * Phó giám đốc kinh doanh : - Giúp giám đốc quản lý mạng bán hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm - Kiểm soát hoạt động của mạnh lưới bán hàng - Quản lý xuất nhập vật tư, hàng hoá, sản phẩm * Phòng kinh doanh - Lập kế hoạch kinh doanh đề xuất với ban lãnh đạo, điều động tiếp cận với thị trường cung cấp vật tư thiết bị cân đối giữa kế hoạch và thực hiện, chỉ đạo trực 4 tiếp nhập xuất hàng hoá và việc chuẩn bị hàng theo cad hợp đồng và hàng đi thí nghiệm * Phòng kỹ thuật Kiểm tra chỉ đạo trực tiếp tại công trường, phân sưởng lắp đạt và kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của hàng hoá * Phòng kế toán - Cung cấp số liệu cho ban lãnh đạo về tình hình tài chính của công tytham mưu cho ban giám đốc về tổ chức kế hoạch của công ty. * Phòng tổ chức hành chính - Tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong toàn công ty, xây dựng chế độ tiền lương, bảo hiểm, thưởng, phạt. Tham Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán tài chính các đội sản xuất trực thuộc công ty. Thực hiện các phần thực hành kế toán từ yếu tố đầu vào, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm và thu tiền. Lập và gửi báo cáo quyết toán định kỳ, quản lý lưu trữ chứng từ kế toán thống kê của doanh nghiệp. * Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư: Là bộ phận quản lý kỹ thuật, nghiên cứu hồ sơ thiết kế, tổ chức thi công các công trình, lập tiến độ, định mức thi công hướng dẫn thi công các công trình, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đồ án thiết kế, kiểm tra chất lượng, mỹ thuật công trình. Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình, toàn bộ công trình, lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu bàn giao khởi công công trình hoàn thành, quyết toán công trình và tham gia đấu thầu các công trình. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn theo tiến độ tháng, quý, năm như kế hoạch chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, thiết bị vật tư. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Cung cấp đầy đủ và kịp thời vật tư, thiết bị cho các đội sản xuất, các công trình và điều hành phương tiện vận chuyển vật tư đến tận chân các công trình. 5 * Các đội sản xuất: Nhiệm vụ của các đội là tiếp nhận mặt bằng thi công, các tuyến, tìm công trình, thi công công trình theo đúng tiến độ thi công được duyệt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc điều kết hợp với phòng Kế hoạch - Kỹ thuật. Sử dụng vật tư, tiền vốn, sử dụng dưới hình thức hạch toán báo sổ qua hệ thống các phòng ban nghiệp vụ. 6 Tổng số lao động trong công ty năm 2011 là 168 người, lao động trực tiếp là 145 người chiếm 86,31% lao động gián tiếp là 23 người chiếm 13,69%. Sang năm 2012 do yêu cầu sản xuất kinh doanh công ty đã nhận thêm 7 lao động trực tiếp để phù hợp với quy mô sản xuất, nhằm khai thác tối đa khả năng để đạt chất lượng cao trong công việc. Tổng số lao động năm 2012 là 175 người, trong đó lao động trực tiếp là 152 người chiếm 86,86%, lao động gián tiếp là 23 người chiếm 13,14% về chất lượng lao động nhìn chung là cao toàn công ty. Có 21 lao động có trình độ đại học chiếm 12%, 24 lao động trình độ cao đẳng chiếm 13,71%, 26 lao động có trình độ trung cấp chiếm 14,86%, còn lại 104 lao động có trình độ phổ thông chiếm 59,43%. Tóm lại: Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2011, 2012 có sự biến động không đáng kể nhưng chất lượng của cán bộ không ngừng được nâng cao. 1.1.3. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quảng Lợi: Quy trình sản xuất của công ty như sau: Mua hồ sơ Hồ sơ Hồ sơ dự thầu dự thầu trúng thầu Bảo hành công trình Quyết toán bàn giao đưa vào sử Thi công xây lắp công trình dụng Sơ đồ 1.1.3: Quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty Quảng Lợi Sau khi trúng thầu công trình, công ty bắt tay vào công việc thi công công trình, mua vật tư thiết bị cần thiết. Quá trình thi công phải thường xuyên đối chiếu giữa thực tế thi công và dự toán được duyệt. 9 Giá trị dự toán trước thuế bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước Các chi phí trên được xác định theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dụng máy và mặt bằng giá khu vực từng thời kỳ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và trực tiếp phí khác. Chi phí vật liệu: Đơn giá được lập theo định mức dự toán do Bộ Xây dựng ban hành hoặc đơn giá của tỉnh công bố phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương. Khi thi công xong công trình, bộ phận kế hoạch tổng hợp, kỹ thuật căn cứ vào khối lượng thực hiện làm quyết toán với chủ đầu tư, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Mỗi công trình đều có thời gian bảo hành nhất định để đảm bảo công trình đưa vào sử dụng với chất lượng tốt và khắc phục những sai sót nhỏ trong công trình thi công. Hoạt động xây lắp thường tiến hành ngoài trời phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết như: mưa, nắng, bão lụt..., do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình và các chi phí khác phát sinh ngoài dự kiến, sản xuất mang tính thời vụ và thường chịu rủi ro lớn so với sản xuất công nghiệp khác. Hoạt động xây lắp được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu, giá trị thanh toán và các điều kiện khác được hai bên thống nhất thông qua hợp đồng giao nhận thầu. Khi nhận được thông tin về công trình cần thi công, công ty cử cán bộ đến mua hồ sơ dự thầu. Sau đó phòng kế hoạch tổng hợp căn cứ vào hồ sơ mời thầu lập và hoàn tất hồ sơ dự thầu. Khi công trình đó trúng thầu bắt đầu làm một số thủ tục và thi công công trình. 10 Công ty tự bỏ vốn ra mua vật tư, thuê nhân công, máy để phục vụ công trình. Trong quá trình thi công, bên chủ đầu tư cung cấp vật tư thiết bị cho việc xây lắp tuỳ thuộc vào phía chủ đầu tư. Sau khi công trình hoặc hạng mục thi công xong, công ty làm quyết toán đề nghị chủ đầu tư và đơn vị liên quan duyệt quyết toán công trình và hoàn tất thủ tục nhận tạm ứng công trình hoặc thanh toán công trình. Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình do đó quá trình sản xuất gắn chặt với quá trình tiêu thụ, tiêu thụ ở đâu thì thi công ở đó. Đó cũng chính là một điểm khác biệt so với các ngành khác. Sản phẩm xây lắp tiêu thụ theo giá dự kiến trước là giá trị dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó khi tiêu thụ thường không phản ánh đúng giá trị thị trường. Thực hiện thi công xây lắp các công trình phải theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do Nhà nước ban hành. Quá trình thi công xây lắp phải so sánh dự toán, lấy dự toán làm thước đo. Hiện nay, công ty thường tổ chức theo hình thức khoán gọn đối với từng công trình, hạng mục công trình hoặc theo từng phần việc cho xí nghiệp xây lắp từ đó xí nghiệp sẽ phân công đội thi công thi công trên công trường xây dựng. 1.2. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Quảng Lợi: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của công ty. Trước hết nó là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho công ty có thể tái sản xuất giản đơn cũng như có thể tái sản xuất mở rộng là nguồn để công ty có thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định. * Đánh giá chung kết quả hoạt động của công ty: Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2011, 2012 ta lập bảng phân tích tình hình thu nhập của công ty. 11 12 Bảng 1.2: Tình hình thu nhập của công ty Quảng Lợi năm 2011, 2012: ĐVT: Đồng Năm 2011 Chỉ tiêu 1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.Lợi nhuận khác 3. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Năm 2012 Tỷ Tiền 125.637.337 125.637.337 Tỷ Tiền trọng (%) 10 So sánh trọng (%) 476.466.86 10 Chênh lệch 350.829.52 0 10 5 476.466.86 0 10 8 350.829.52 0 5 0 8 12 % tăng, giảm 279,24 279,24 Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2011-2012 cho ta thấy tổng lợi nhuận của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 350.829.528 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 279,24%. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng 350.829.528đ tức tăng 179,24%. Xét về mặt tỷ trọng trong tổng thu nhập thì thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng hoàn toàn 100%. Không có thu nhập từ hoạt động khác. Đây cũng là xu hướng hợp lý trong hoạt động công ty vì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chủ yếu còn hoạt động khác chỉ là phụ. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho tổng thu nhập trước thuế của công ty tăng lên đáng kể như vậy. Công ty có nhiều cố gắng trong việc quản lý và tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tiết kiệm tối đa chi phí, giảm giá thành và từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY QUẢNG LỢI 2.1. Thực trạng về tình hình tài chính tại công ty Quảng Lợi qua 2 năm 2011, 2012: 2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Quảng Lợi qua 2 năm 2011, 2012: Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp các nhà quản lí nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu phù hợp với tình trạng hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai cũng như đề ra các quyết sách phù hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.1.1.1. Tình hình tài sản: Vốn doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại trong các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô của công ty, đồng thời so sánh giá trị tỷ trọng của toàn bộ vốn. 14 Bảng 2.1.1.1. Tình hình tài sản của Công ty Quảng Lợi qua 2 năm 2011, 2012: ĐVT: Đồng CHỈ TIÊU A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Tài sản cố định II. Bất động sản đầu tư IV. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN Năm 2011 Tỷ trọng Tiền (%) 8.980.448.892 68,56 7.353.885.130 (%) 66,34 1.574.491.008 17,53 1.060.059.841 14,41 -514.431.167 -32,67 6.500.000.000 649.352.337 6.756.605.547 4.119.074.320 4.119.074.320 7,23 z75,24 31,44 100 731.741.796 5.562.083.493 3.731.915.800 3.731.915.800 9,95 75,63 33,66 100 82.389.459 -1.194.522.054 -387.158.520 -387.158.520 12,69 -17,68 -9,4 -9,4 100 11.085.800.930 100 -2.013.722.282 -15,37 13.099.523.21 2 Năm 2012 Tiền 15 Tỷ trọng Năm 2012 so với năm 2011 Tăng, Tiền giảm(%) -1.626.563.762 -18,11 Qua bảng trên ta thấy: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2012 so với năm 2011 đều giảm. Tài sản ngắn hạn giảm 1.626.563.762 đồng tức giảm 18,11%. Tài sản dài hạn giảm 387.158.520 đồng tức giảm 9,4%. Do các nguyên nhân sau: Trong tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác giảm, hàng tồn kho tăng. Cụ thể tiền và các khoản tương đương tiền giảm 514.431.167 đồng tức giảm 32,67%, tài sản ngắn hạn khác giảm 17,68%. Hàng tồn kho tăng nhưng mức tăng và tỷ lệ tăng không đáng kể. Tài sản dài hạn giảm 387.158.520 đồng tức giảm 9,4% là do trong 2 năm qua công ty mới thành lập nên cần đầu tư vào trụ sở làm việc, các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh (như máy chiếu, máy in, máy vi tính, ô tô, máy xúc, máy ủi…). Qua phân tích điều này chứng tỏ trong 2 năm qua công ty đã mở rộng được quy mô sản xuât kinh doanh và đầu tư chiều sâu những trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là điều rất tốt công ty cần duy trì và phát huy trong những năm tới. 2.1.1.2. Tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của đơn vị bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ kết cấu trong tổng số nguồn vốn hiện có tại đơn vị phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến đổi của nguồn vốn. vì thế phân tích tài sản phải đi đôi với nguồn vốn. 16 17 Bảng 2.1.1.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty Quảng Lợi qua 2 năm 2011, 2012: ĐVT: Đồng Năm 2011 CHỈ TIÊU Tiền Năm 2012 Tỷ trọng Tiền (%) Năm 2012 so với năm 2011 Tỷ trọng (%) Tiền Tăng, giảm(%) A. NỢ PHẢI TRẢ 9.956.484.800 76,01 7.591.932.990 68,48 -2.364.551.810 -23,75 I.Nợ ngắn hạn 7.866.484.800 79,01 5.641.932.990 74,31 -2.224.551.810 -28,28 II Nợ dài hạn 2.090.000.000 20,99 1.950.000.000 25,69 -140.000.000 -6,7 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.143.038.412 23,99 3.493.867.940 31,52 350.829.528 11,16 I. Vốn chủ sở hữu 3.143.083.412 100 3.493.867.940 100 350.829528 11,16 13.099.523.212 100 11.085.800.930 100 -2.013.722.282 -15,37 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi TỔNG VỐN CỘNG NGUỒN 18 Năm 2012 tỷ trọng các khoản mục có sự thay đổi đáng kể qua sự thay đổi về tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. * Nguồn vốn của công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm 15,37% tương ứng với số tiền 2.013.722.282đ Trong đó: - Nợ phải trả giảm 23,75% tương ứng với số tiền 2.364.551.810đ - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 11,16% tương ứng với số tiền 350.829.528đ Số nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm không đáng kể. Khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là người mua trả tiền trước chứ không phải là các khoản vay, trong sản xuất kinh doanh đây là dấu hiệu không đáng lo mà đây là công ty đi chiếm dụng vốn của người mua. Khả năng tự tài trợ của công ty có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng nguồn vốn CSH trong tổng nguồn vốn vẫn ở tỷ lệ tương đối cao so với một số doanh nghiệp cùng hoạt động về lĩnh vực xây dựng. Như vậy tình hình tài chính của công ty vẫn khả quan, chủ động trong qua trình kinh doanh. 2.1.1.3 Doanh thu và lợi nhuận a, Tỷ lệ lãi gộp. Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp Doanh thu thuần x 100% - Năm 2011: Tỷ lệ lãi gộp = - 455.870.003 1.887.114.637 x 100% = 24,16% 2.003.903.356 8.804.768.018 x 100% = 22,76% Năm 2012: Tỷ lệ lãi gộp = Tỷ lệ lãi gộp năm 2012 so với năm 2011 giảm 1,4% , nguyên nhân do tốc độ tăng của lãi gộp thấp hơn nhiều so với doanh thu thuần (339% so với 366%) tỷ lệ lãi gộp giảm làm cho chi phí bù đắp sản xuất giảm. b, Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng