Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thép ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thép tân thắng lợi

.PDF
76
97
85

Mô tả:

BOÄ GIAÙ O DUÏ C VAØ ÑAØ O TAÏ O TRÖÔØ N G ÑAÏ I HOÏ C KYÕ THUAÄ T COÂ N G NGHEÄ TP. HOÀ CHÍ MINH KHOA QUAÛ N TRÒ KINH DOANH LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP Ñeà taøi : MOÄT SOÁ GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ SÖÛ DUÏNG VOÁN TAÏI COÂ NG TY TNHH THEÙP TAÂN THAÉNG LÔÏI GVHD: ThS. LEÂ ÑÌNH THAÙI SVTH : NGUYEÃN TRÍ MYÕ LINH LÔÙP : 09HQT3 MSSV : 09B4010071 TP.HOÀ CHÍ MINH, THAÙNG 12 NAÊM 2012 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện dưới giảng đường đại học, kết hợp với thực tập tại công ty TNHH Thép Tân Thắng Lợi. Em đã học và tích lũy nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Luận văn này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời gian thực tập. Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp, là thành quả của quá trình học tập và rèn luyện dưới sự giúp đỡ, dạy bảo và truyền đạt kiến thức của quý thầy cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, sự giúp đỡ của công ty Thép Tân Thắng Lợi. Nay em xin gửi lời cám ơn chân thành đến: Quý thầy cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM nói chung, các thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng, đã cung cấp cho em những kiến thức thật bổ ích về chuyên môn. Thầy Lê Đình Thái đã tận tình hướng dẫn em trong việc hoàn thành luận văn này. Cảm ơn quý công ty, các anh chị trong phòng kinh doanh, kế toán của công ty TNHH Thép Tân Thắng Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt bài luận văn này. Tuy đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ lý luận còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn yếu kém. Vì vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong khi làm bài luận văn, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và quý công ty. Sinh viên thực hiện Nguyễ n Trí Mỹ Linh LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thép Tân Thắng Lợi” là do em tự làm không sao chép, các số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực do phòng kế toán của công ty Tân Thắng Lợi cung cấp. Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình nếu như luận văn của mình không đúng, dưới mọi hình thức sao chép số liệu không đúng sự thật. Em xin hứa sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH S.LÊ ĐÌNH THÁI MỤC LỤC i LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH S.LÊ ĐÌNH THÁI DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ : Tài sản cố định VKD : Vốn kinh doanh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn ii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH S.LÊ ĐÌNH THÁI DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.2 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản lưu động của công ty Bảng 2.5 Kết quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty iii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH S.LÊ ĐÌNH THÁI DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty iv LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là chìa khoá, là điều kiện để cho các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình là lợi nhuận, lợi thế và an toàn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, điều kiên các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số vốn nhất định. Nếu không có vốn thì không thể nói tới bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Khi đã có vốn rồi thì nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Việc quản lý và sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và tìm chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới. Bên cạnh đó nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt, mọi doanh nghiệp đều thấy rõ điều này, nhà nước và doanh nghiệp cùng bắt tay nhau hội nhập. Điều này đã tạo cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp năng động, sớm thích nghi với cơ chế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn những doanh nghiệp khó khăn trong tình trạng sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không còn là khái niệm mới mẻ, nhưng nó luôn đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của mình. Trong thực tiễn hoạt động công ty TNHH Thép Tân Thắng Lợi vấn đề sử dụng vốn đã được sủ dụng một cách có hiệu quả nhất định nhưng bên cạnh SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI đó vần còn bộc lộ một số tồn tại do đó cần phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 2. Đối tượng nghiên cứu Phù hợp với mục đích nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc tổ chức, quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Thép Tân Thắng Lợi trong những năm tới. 3.Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, luận, giải… 4.Kết cấu của luận văn Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chương 2: Thực trạng về tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thép Tân Thắng Lợi Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thép Tân Thắng Lợi SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.Vốn và vốn kinh doanh Vốn là yếu tố cơ bản là tiền đề không thể thiếu của quá trình sản xuất, kinh doanh.Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn kinh doanh.Vốn được dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như : sức lao động, đối tượng lao động và liệu lao động. Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và vận động dưới nhiều hình thức khác nhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể là tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm….khi kết thúc một vòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hình thái tiền tệ. Như vậy, với số vốn ban đầu, nó không chỉ được bảo tồn mà còn được tăng lên do hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Như vậy có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhăm mục đích sinh lời. 1.1.2.Phân loại vốn kinh doanh Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụ thể như sau:  Căn cứ vào nguồn hình thành vốn: SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI -Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nó bao gồm vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và phần vốn bổ sung được hình thành từ kết quả kinh doanh. -Nợ phải trả: Bao gồm các khoản đi vay của các nhân hay các tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu, các khoản phải trả người bán, trả cho nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho lao động trong doanh nghiệp.  Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn -Vốn cố định: Là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ của doanh nghiệp. Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hình thành và ngược lại, đặc điểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. -Vốn lưu động: Là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thành các tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thong và một phần để trả tiền công cho người lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.  Căn cứ vào phạm vi huy động vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn: -Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp huy động sử dụng nguồn vốn bên trong có ưu điểm là doanh nghiệp được quyền tự chủ sử dụng vốn cho sự phát triển của mình mà không phải chi phí cho việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, cũng chính vì lợi thế về việc không phải trả chi phí khi sử dụng vốn bên trong dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả. SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI -Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại nguồn vốn này bao gồm: vốn vay ngân hang, vay các tổ chức kinh tế khác, phát hành trái phiếu, nợ người bán và các khoản nợ khác….  Căn cứ vào thời gian huy động vốn Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời -Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tình chất lâu dài và ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng, nguồn này được dùng cho việc hình thành tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn riêng và các khoản vay dài hạn. -Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng đáp ứng nhu cầu tạm thời, bất thường phảt sinh trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn 1.1.3.Nguyên tắc huy động vốn trong kinh doanh Trong quá trình tìm nguồn huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau: -Phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, chế độ chính sách Nhà nước hiện hành. Nguyên tắc này vừa thể hiện sự tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nghiên cứu thêm các chính sách phù hợp, thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động vốn. SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI - Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với các chi phí thấp. Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều phương thức, lãi suất huy động cũng như phương thức thanh toán khác nhau. Các hình thức huy động này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn hay dài hạn trong doanh nghiệp, phục vụ cho chương trình, dự án đầu tư theo chiều sâu hay chiều rộng. Tuỳ theo từng thời kỳ, tính chất đầu tư mà các doanh nghiệp tìm nguồn huy động vốn hợp lý với chi phí vốn là thấp nhất. 1.2.Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả theo nghĩa chung nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh các lợi ích kinh tế xã hội do một hoạt động nào đó đem lại. Hiệu quả được đánh giá trên hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Tuỳ theo mục đích của hoạt động mà cho ta hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội là tốt nhất. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau vì thế để đánh giá được đầy đủ về hiệu quả người ta không chỉ đánh giá một loại hiệu quả đơn thuần mà phải đặt trong mối quan hệ với hiệu quả còn lại. SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI Như vậy, đối với doanh nghiệp thương mại việc nâng cao hiệu quả là một vấn đề cần thiết và luôn đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất. Sau khi nghiên cứu về hiệu quả nói chung, ta đi nghiên cứu về một bộ phận của hiệu quả kinh tế đó là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Hiệu quả kinh tế cuối cùng thể hiện ở mức doanh lợi đạt được. Điều này phụ thuộc vào việc tạo lập và sử dụng vốn một cách hợp lý, tiết kiệm, góp phần tăng vòng quay của vốn từ đó làm tăng doanh thu. Vì vậy, hiện nay khi doanh nghiệp được tự chủ về vốn thì vấn đề sử dụng vốn luôn được quan tâm, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, vạch ra được các biện pháp nhằm tiết kiệm và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt được từ quá trình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác nó là chỉ số phản ánh quan hệ giữa kết quả đạt được với số vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ. KQ HV= Vbq Trong đó: HV là hệ số hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh KQ là kết quả thu được (doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận, khối lượng sản phẩm...) Vbq là vốn kinh doanh bình quân trong kỳ SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI Từ công thức ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tỷ lệ với kết qủa thu được và tỷ lệ nghịch với vốn kinh doanh bỏ ra. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì kết quả đạt được phải lớn và phải trên cơ sở sử dụng tiết kiệm vốn kinh doanh. 1.2.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Vốn là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm là khả năng sinh lời và phát triển của đồng vốn vì điều này liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xuất phát từ những lý do sau đây : + Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khoản thu nhập đó từ các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Là nhà quản lý giỏi phải biết làm sao cho đồng vốn phải đạt mức sinh lời cao nhất, sử dụng lãng phí vốn sẽ không làm tăng đựơc lợi nhuận hay tình trạng thiếu vốn kinh doanh sẽ làm giảm lợi nhuận do quá trình sản xuất bị gián đoạn. Hiệu quả của vốn đầu tư mang lại thể hiện mối quan hệ giữa kết quả mang lại do thực hiện đầu tư và cho phí bỏ ra để thực hiện hoạt động đó. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả vốn đầu tư là lợi nhuận do đầu tư mang lại. Lợi nhuận là yếu tố đảm bảo vững chắc khả năng tài chính của doanh nghiệp. SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI + Xuất phát từ vị trí, vai trò của vổn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là phạm trù kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp. Vốn được sử dụng cho qua trình sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu quá trình kinh doanh thua lỗ kéo dài. Vì vậy vai trò của VKD là phải khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp. + Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD: Nâng cao hiệu quả sử dụnh VKD sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh được vòng quay của vốn, một đồng vốn bỏ ra nhưng chỉ trong một thời gian ngắn có thể đem lại những kết quả cao, thông qua đó doanh thu được tăng cao. Đây là cơ sở làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nghĩa là nguồn vốn được sử dụng tiết kiệm thông qua việc tiết kiệm các chi phí. Bởi vì mỗi doanh nghiệp thường huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu biết kết hợp hài hòa tỷ lệ vốn dài hạn và vốn ngắn hạn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng vốn được thuận lợi, chủ động hơn và tiết kiệm được chi phí lãi vay, nhờ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Xuất phát từ sự tác động của cơ chế: Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, một đơn vị kinh tế độc lập. Do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách đối với doanh nghiệp. Như vậy từ các lý do trên có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, tăng lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. 1.2.3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.3.1Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh Có rất nhiều chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, sau đây ta lần lượt nghiên cứu từng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. + Vòng quay toàn bộ vốn: Hệ số này được xác định trên cơ sở so sánh tương đối giữa doanh thu thuần đạt được trong kỳ với tổng số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ: Doanh thu thuần (DTT) Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Trong đó vốn kinh doanh bình quân trong kỳ được tính theo công thức đơn giản sau: VKD đầu kỳ + VKD cuối kỳ Vốn kinh doanh = bình quân trong kỳ 2 Hệ số vòng quay vốn kinh doanh phản ánh cứ mỗi đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay phải ánh trong kỳ vốn kinh doanh quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này có thể SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. + Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận trong kỳ với vốn kinh doanh bình quân trong kỳ. Lợi nhuận sau thuế (LNST) Tỷ suất lợi nhuận vốn = kinh doanh vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. + Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu: Đây là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đống vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời vốn CSH = Vốn chủ sở hữu 1.2.3.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định + Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuấtt kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng = VCĐ Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao. Như nói ở trên, biêu hiện vật chất của vốn cố định là tài sản cố định. Do vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua đánh giá năng lực sử dụng của tài sản cố định. Như ta biết rằng: tài sản cố định khi sử dụng sẽ bị hao mòn. Vì vậy, khi đánh giá tài sản cố định người ta thường đánh giá theo giá trị còn lại sẽ chính xác hơn rất nhiều so với việc đánh giá theo nguyên giá. Sở dĩ như vậy là vì đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại sẽ loại bỏ được phần giá trị của tài sản cố định đã tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh kỳ trước nên nó phản ánh đúng giá trị của tài sản cố định tham gia trong kỳ, đồng thời góp phần giúp Công ty quan tâm hơn đến việc bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng triệt để các tài sản cố định hiện có. Doanh thu thuần (DTT) Hiệu quả sử dụng VCĐ = Số vốn cố định bình quân Tuy nhiên, chỉ tiêu này rất khó xác định giả trị còn lại và khó so sánh hiệu quả giữa các loại tài sản cố định khi có chế độ khấu hao khác nhau. + Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: tỷ suất được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong kỳ với số vốn cố định bình quân. SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD:TH.S LÊ ĐÌNH THÁI Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Số vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao. Doanh thu thuần (DTT) Hiệu suất sử dụng TSCĐ = TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Ngoài ra người ta cũng thường dùng các chỉ tiêu như hàm lượng vốn TSCĐ 1.2.3.3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (vòng quay vốn lưu động) Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được thể hiện trong chỉ tiêu này. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển vốn và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn). SVTH: NGUYỄN TRÍ MỸ LINH 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan