Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh công ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh công nghiệp chính xác việt nam

.PDF
71
371
118

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang LỜI NÓI ĐẦU Trong khung cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế thị trường là hướng đi và mục đích nhằm tới của các nước thỡ khụng một nền kinh tế nào tự bó gọn mình trong phạm vi một quốc gia. Đối với Việt Nam cũng vậy, sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã ngày càng trở nên năng động. Không chỉ cú cỏc doanh nghiệp trong nước mà cũn cú cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều đú đã đặt ra môi trường cạnh tranh không ngừng và ngày càng khắc nghiệt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó, với mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong từng bước đi của mình, không ngừng nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu sâu rộng thị trường, tổ chức tốt công tác quản lý sản xuất cũng như công tác kế toán. Để có thể đuổi kịp với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta cần phải đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý kinh tế có trình độ có chuyên môn, có đầu óc nhanh nhạy và sáng tạo, ý thức được điều này mọi sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế. Ngoài ra những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần phải xem xét tìm hiểu thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình. Thực tập là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tế”. Trong thời gian này sinh viên có thể tự mình áp dụng kiến thức đã học và thực tế công ty thực tập để khẳng định khả năng của mình trước khi đi làm, nhà trường đã tạo cho sinh viên cơ hội trực tiếp để sinh viên tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên áp dụng và nắm vững hơn những kiến thức trên nhà trường. SVTH: Nguyễn Thị Trang 1 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1. Được sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị cán bộ công nhân viên các phòng kinh doanh, phòng kế toán, phũng nhõn sự… trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tỡnh của cô giáo Ngô Hương Giang, em đã hoàn thành phần thực tập của mình với báo cáo thực tập theo các nội dung chính sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp. Phần 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên do trình độ và năng lực có hạn cũng như hạn chế về thời gian nên bản báo cáo của em không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Em rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chõn thành cảm ơn! Thỏi Nguyờn, ngày…thỏng…năm 2010 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Trang SVTH: Nguyễn Thị Trang 2 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP CHÍNH XÁC VIỆT NAM I 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty - Tên công ty: Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1(VPIC 1) - Địa điểm: Địa chỉ: Khu Công nghiệp Khai Quang- thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0211-3842897 - Fax: 0211 – 3842896 - Email: [email protected] - Website: http// www.vpic1.com.vn 1.1.2 Thời điểm thành lập công ty và các mốc quan trọng Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1(VPIC 1) là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập ngày 15 tháng 12 năm 2001 theo giấy phép đầu tư số 15/GP-VP của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trải qua hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành, công ty không ngừng phát triển trở thành một công ty lớn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng. Tháng 1 năm 2002: tập đoàn Eurocharm đã đến đầu tư vốn $ 5.000.000 thành lập VPIC1 tại Vĩnh Phúc. Tháng 3 năm 2002: xây dựng được Nhà máy A với diện tích 10.080 m2 và 250 nhân viên làm việc Tháng 10/2002l: công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 đưa ra cài đặt tem, uốn ống, robốt hàn cơ sở và dây chuyền sơn bột. SVTH: Nguyễn Thị Trang 3 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang Tháng 12/2003: công ty được cấp giấy chứng nhận ISO 9001. Tháng 12/2003: cài đặt Die-Casting và Chế tạo thiết bị. Tháng 11/2004: cài đặt ED Đục đường và các cơ sở xi mạ kim loại. Tháng 06/2005: công ty trao đổi công nghệ hỗ trợ thỏa thuận với công ty Kyowa Die Casting, Nhật bản. Tháng 02/2006: Liên doanh với Tổng công ty Exedy, Nhật Bản thành lập công ty "EXEDY-Việt Nam Co, Ltd". Tháng 02/2007: công ty có được giấy chứng nhận ISO/TS 16949. Tháng 06/2007: VPIC 1 được cấp giấy chứng nhận ISO 14001 Tháng 02/2009: Dập thủy lực cơ sở lên đến 1200 tấn Tháng 09/2009: Cài đặt Fine blanking dòng (500 tấn) Với quan điểm sẵn sàng hợp tác với mọi thành phần kinh tế, Công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tác khi giao dịch kinh doanh với công ty. Để duy trì, phát huy những thành tựu và uy tín hiện có, Công ty quy định áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO/TS 16949:2009 để tiếp tục hoàn thiện mình, nõng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng Dựa trên nguyên tắc làm việc: Liên tục – Chõn thành – Sáng tạo - Hợp tác, công ty luôn hướng tới mục tiêu là: “Chất lượng hàng đầu, khách hàng trên hết Không nhập hàng kém chất lượng Không sản xuất hàng không đạt Không sản xuất hàng kém chất lượng”. 1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty Đây là doanh nghiệp có quy mô vừa và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Tổng vốn đầu tư: 40.000.000 USD(100% từ Đài Loan) Tổng diện tích: 162.000m2 SVTH: Nguyễn Thị Trang 4 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang Tổng số nhân viên : 2705 người (31/012/2009). 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty VPIC1 là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc ngành nghề công nghiệp cơ khí chế tạo nhằm mục tiêu lợi nhuận đồng thời thúc đẩy ngành cơ khí Việt Nam phát triển mạnh trong những năm tới. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã và đang thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ sau: - Công ty đang tập trung vào lĩnh vực sản xuất các linh kiện ô tô, xe đẩy siêu thị, vỏ máy tính, tủ lạnh, máy giặt... Hiện nay, công ty đã sản xuất tất cả các mặt hàng trên trong đó mặt hàng chủ lực đem lại doanh thu cao là mặt hàng linh kiện ụtụ, xe máy. - Công ty đang thực hiện chiến lược thu hút khách hàng, mở rộng thị trường hơn nữa. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các công ty lắp ráp ụtụ, xe máy hàng đầu Việt Nam. - Ngoài ra, công ty cần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện tốt chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước, tuân thủ nghiêm túc chế độ tài chớnh...đõy là cơ sở cho sự phát triển công ty. 1.2.2 Trách nhiệm, quyền hạn của Công ty - Quản lý nhân lực, vật tư, tài sản, tiền vốn thuộc phạm vi của Công ty. - Được tuyển chọn và ký các hợp đồng lao động thời vụ phục vụ SXKD của Công ty. Công ty chịu trách nhiệm về các quyết định, ký kết các hợp đồng lao động thời vụ trước Nhà nước, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Trang 5 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang - Tổ chức công tác hạch toán kế toán tớnh đỳng, tớnh đủ các chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước. - Lập đầy đủ sổ sách kế toán, lập báo cáo kế toán định kỳ theo quy định của Nhà nước. 1.2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty - Sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô, xe gắn máy - Các loại xe hai bánh, xe lăn cho người tàn tật - Vỏ các loại của máy vi tính, máy in, ổn áp - Một số thiết bị máy nông nghiệp - Khuôn mẫu các loại. - Các sản phẩm trang thiết bị cho bệnh viện bằng kim loại như: bàn ghế, giá đỡ, tủ sắt, giường bệnh, bồn rửa tay, khay cơm. - Trang thiết bị nhà bếp, trang thiết bị văn phòng cao cấp: bàn ghế, tủ, kệ, giá đỡ, bình phong.. 1.3 Công nghệ sản xuất 1 số hàng hóa chủ yếu Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 chuyên sản xuất các mặt hàng ngành công nghiệp chính xác, sản phẩm chủ yếu mà công ty sản xuất là linh kiện ô tô, xe máy và nhận gia công cơ khí. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhôm nguyên liệu và thép nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu chủ yếu này được nhập từ Công ty VPIC Đài Loan sang. Quy trình sản xuất ra linh kiện xe máy, kiểm súat chất lượng được thể hiện qua các sơ đồ sau: SVTH: Nguyễn Thị Trang 6 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang Sơ đồ 01: QUY TRÌNH SẢN XUẤT LINH KIỆN XE MÁY Thép nguyên liệu Nhôm nguyên liệu Cắt Tổ Đúc Nung nóng chảy Dập Làm nguội Gia công Hàn Xử lý nhiệt Xử lý bề mặt Sơn (mạ) Sơn (mạ) Thành phẩm Thành phẩm SVTH: Nguyễn Thị Trang 7 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang Sơ đồ 02: LƯU TRèNH SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG Nhập khẩu Kho nguyên liệu Tổ dập Nhập khẩu Tổ cắt Kho linh kiện Tổ hàn 2+3 Trong nước Tổ hàn 1 Tổ ép nhựa Tổ sơn Nhóm gia công bên ngoài Tổ đánh bóng Kho thành Phẩm Ghi chú: Tổ đúc Khách hàng : đường đi của nguyên liệu : đường đi bán thành phẩm : đường đi thành phẩm SVTH: Nguyễn Thị Trang 8 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang Nội dung quy trình: Nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ các công ty khác trong nước được chuyển vào kho chứa nguyên liệu. Từ kho nguyên liệu được được đưa tới tổ cắt và dập. Tại đây nguyên liệu được gia công, chuyển đổi qua lại giữa tổ cắt và tổ dập, sau đó đến kho linh kiện. Linh kiện có thể được nhập từ trong nước hoặc nước ngoài. Nguyên liệu sau khi qua đúc được chuyển tới tổ đánh bóng, sau đó được chuyển tới tổ sơn. Từ tổ sơn có thể chuyển luôn đến kho thành phẩm hay chuyển tới tổ ép nhựa rồi mới chuyển về kho thành phẩm. Sau khi qua cắt dập, hàn gia công, bán thành phẩm có thể chuyển về tổ sơn. Một số thành phẩm có thể được đưa vào kho thành phẩm ngay sau khi qua công đoạn cắt, dập tùy theo yêu cầu của khách hàng. Từ kho thành phẩm, sản phẩm được chuyển tới khách hàng. 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty Mỗi một loại sản phẩm hay một loại sản phẩm đều có quy trình công nghệ chế tạo riêng và nó chi phối đến đặc điểm sản xuất của công ty. Toàn bộ quy trình công nghệ được chuyên môn hóa và hiện đại hóa rất cao giữa cỏc nguyờn cụng cú sự phối hợp nhịp nhàng với nhau. Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 áp dụng hình thức chuyên môn hóa ở các bộ phận sản xuất và phân cấp quản lý. Mỗi bộ phận sản xuất có chức năng nhiệm vụ khác nhau phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính: - Phân xưởng 1 gồm các bộ phận: cắt, dập, hàn, sơn. - Phân xưởng 2 gồm các bộ phận: đỳc nhụm, đánh bóng, gia công, hàn chi tiết. - Phân xưởng 3 gồm các bộ phận: dập, hàn, xi mạ, sơn và bộ phận lắp ráp hàng xuất khẩu. SVTH: Nguyễn Thị Trang 9 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang - Phân xưởng 4 có bộ phận dập. Ngoài ra công ty cũn cú cỏc bộ phận sản xuất phụ hỗ trợ cho các bộ phận khác trong quá trình sản xuất đó là: - Tổ hành chính có nhiệm vụ giám sát, phục vụ nước uống và các công việc phụ trợ khác. - Tổ sửa chữa có nhiệm vụ sửa chữa, ứng phó khi có sự cố xảy ra - Tổ KCS: chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đối với mỗi bộ phận trong các phân xưởng thì đều có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng chỳng cú mối quan hệ chặt chẽ nhịp nhàng trong sản xuất. Các phân xưởng trực tiếp tham gia sản xuất đều có quy trình công nghệ phù hợp với nhiệm vụ, đáp ứng được từng loại sản phẩm của phân xưởng đảm nhiệm. 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý khoa học phù hợp với sự đổi mới sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân và các bộ phận trong công ty làm việc có hiệu quả hơn. 1.5.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý Trong thực tế cho thấy để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các xí nghiệp, các công ty đều phải tổ chức bộ máy quản lý nhằm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nhưng tùy thuộc vào mô hình, loại hình và đặc điểm điều kiện sản xuất cụ thể mà các công ty tổ chức ra bộ máy quản lý cho thích hợp. Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 là một đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành cỏc phũng ban và các phân xưởng để thực hiện các chức năng quản lý nhất định. Công ty có mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo kiểu trực tuyến chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau: SVTH: Nguyễn Thị Trang 10 Lớp: K3QTKDTH  Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Ngô Hương Giang Sơ đồ 03: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY Hội đồng quản trị Chủ tịch HĐQT Trợ lý TGĐ-thư ký ISO Tổng giám đốc Phó TGĐ-KT trưởng Phó TGĐ sản xuất GĐ Tài vụ Phó TGĐ kỹ thuật GĐ sản xuất Kiểm soát chất lượng Khai ph¸-thiÕt kÕ Khuân mẫu Kế hoạch pháp chế Kinh doanh, xuất nhập khẩu Đo lường-kiểm tra 11 Quản lý sản xuất Quản lý thiét bị Các tổ sản xuất Thu mua Nhân sự Tổng vụ Tài vụ SVTH: Nguyễn Thị Trang GĐ Khai phá kỹ thuật Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang 1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý * Đứng đầu công ty là: Chủ tịch hội đồng quản trị. * Ban giám đốc: Gồm 08 thành viên, trong đó 01 tổng giám đốc, 01 trợ lý TGĐ kiêm thư ký ISO, 03 phó TGĐ kiêm phụ trách trong lĩnh vực: Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực tài chính, Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực sản xuất, Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực khai phá kỹ thuật. Bên dưới 03 Phó TGĐ: GĐ tài vụ, GĐ sản xuất kiêm kiểm tra chất lượng, và GĐ khai phá kỹ thuật * Trợ lý tổng giám đốc (kiêm thư ký ISO):Thực hiện các hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc, Giúp lãnh đạo công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, Quản lý các hồ sơ liên quan. * Tổng giám đốc. Ngoài các trách nhiệm và quyền hạn hành chính, trong HTQLCL Tổng giám đốc có các trách nhiệm và quyền hạn sau: - Tổ chức xõy dựng, áp dụng và duy trì HTQLCL theo TCVN ISO/TS 16949:2009 một cách có hiệu quả và hiệu lực. - Thiết lập và ban hành chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng - Định kỳ xem xét HTQLCL, chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng đã thiết lập. - Đảm bảo các nguồn lực thích hợp cho HTQLCL - Có quyền đình chỉ những công việc không phù hợp với yêu cầu của HTQLCL. - Uỷ quyền cho phó tổng giám đốc thay mặt tổng giám đốc giải quyết những công việc của công ty khi vắng mặt. * Phó tống giám đốc. - Phụ trách các bộ phận sản xuất, kiểm phẩm, quản lý thiết bị, quản lý sản xuất. - Trực tiếp làm đại diện lãnh đạo về chất lượng. - Đảm bảo cho các quá trình cần thiết của HTCL được thiết lập, thực hiện và duy trì. SVTH: Nguyễn Thị Trang 12 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang - Đảm bảo để mọi người trong công ty nhận thức được các yêu cầu của khách hàng - Báo cáo lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng về mọi nhu cầu cải tiến. - Điều hành sản xuất theo kế hoạch. - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần công việc được giao. - Uỷ quyền cho Giám đốc xưởng và các chủ quản các bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi vắng. - Phụ trách bộ phận khai phá kỹ thuật. - Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về phần công việc được giao. - Uỷ quyền cho giám đốc khai phá- kỹ thuật và các chủ quản các bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi vắng. * Phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng - Phụ trách các bộ phận tài vụ, thu mua, nhõn sự, tổng vụ. - Phụ trách các vấn đề tài chính, đảm bảo cung cấp đầy đủ yêu cầu về vốn, vật tư hàng hoá đầu và cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về phần công việc được giao. - Uỷ quyền cho Giám đốc tài vụ và chủ quản các bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi vắng. * Giám đốc xưởng - Điều hành việc triển khai sản xuất của xưởng được phụ trách theo đúng kế hoạch sản xuất đã được lãnh đạo công ty phê duyệt. - Quản lý công nhõn trong phõn xưởng. - Quản lý máy móc kho tàng, sản phẩm….của xưởng. - Chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm kê nguyên vật liệu, linh kiện, sản phẩm, tiết kiệm được vật tư, giảm chi phí sản xuất, tăng năng xuất lao động. - Triển khai áp dụng và duy trì các yếu tố của HTQLCL có liên quan đến xưởng. - Điều hành các công việc khác theo sự phõn công của lãnh đạo công ty. SVTH: Nguyễn Thị Trang 13 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang - Uỷ quyền cho các chủ quản các bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi vắng. * Giám đốc tài vụ - Phụ trách bộ phận tài vụ. - Phụ trách hệ thống máy tính và nghiệp vụ tin học. - Chịu trách nhiệm trước Phó tổng giám đốc về phần công việc được giao. - Uỷ quyền cho các chủ quản các bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi vắng. * Giám đốc Khai phá- Kỹ thuật - Điều hành công việc của các bộ phận khai phá kỹ thuật. - Triển khai áp dụng và duy trì các yếu tố của HTQLCL có liờn quan đến bộ phận phụ trách. - Điều hành các công việc khác theo sự phõn công của lãnh đạo công ty. - Uỷ quyền cho các chủ quản các bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi vắng. * Văn phòng tổng giám đốc - Thực hiện các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc công ty. - Giúp lãnh đạo công ty giải quyết các vấn đề liờn quan đến HTQLCL. - Thu thập các các ý kiến về sửa đổi văn bản, tài liệu của hệ thống QLCL và trình đại diện lãnh đạo về chất lượng. - Tổ chức in ấn tài liệu đã soát xét, trình duyệt tài liệu và tiến hành phõn phối theo đúng trình tự. - Quản lý các hồ sơ được phõn công. - Là đại diện của công ty khi liờn hệ với tư vấn, đánh giá liờn quan đến HTQLCL. - Điều hành các công việc khác theo sự phõn công của tổng giám đốc. - Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về phần công việc được giao . - Uỷ quyền cho các nhõn viên dưới quyền giải quyết các vấn đề tương ứng khi vắng. SVTH: Nguyễn Thị Trang 14 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang - Xõy dựng, duy trì và nõng cao tính hiệu lực, hiệu quả của HTQLCL ISO 16949: 2009 trong toàn công ty. - Xõy dựng, duy trì và nõng cao tính hiệu lực, hiệu quả HTQM ISO 14001 trong toàn công ty. - Quản lý văn thư. - Xõy dựng phương hướng, kế hoạch và định hướng sự phát triển của công ty theo sự phát triển của công ty theo sự hướng dẫn của Chủ tịch HĐQT và ban giám đốc công ty. - Thực hiện đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá nội bộ. - Đào tạo về các chương trình liờn quan đến HTQLCL cho các thành phần liên quan trong công ty. - Kiểm tra, kiểm soát tất cả các hoạt động và các yêu cầu của HTQLCL ISO/TS 16949:2009 và HTQLMT 14001. - Kiểm tra, kiểm soát các chế độ quy định của công ty, của pháp luật đối với tất cả các bộ phận, các cá nhõn trong toàn công ty, của pháp luật đối với tất cả các bộ phận, các cá nhõn trong toàn công ty. - Thực hiện công tác đối ngoại với các cơ quan của nhà nước. * Cỏc phòng ban - Bộ phận tài vụ Ngoài các nhiệm vụ chuyên môn để duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đối với HTQLCL, bộ phận tài vụ có nhiệm vụ: cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của HTQLCL. - Bộ phận nhõn sự + Lập kế hoạch nhõn lực và tuyển dụng người lao động. + Phụ trách các vấn đề bồi thường, khen thưởng và phúc lợi cho người lao động. + Đào tạo về nội quy công ty và an toàn lao động. + Soạn thảo công báo và tố tụng. + Xin mua, lưu trữ, quản lý sách báo, tranh ảnh. SVTH: Nguyễn Thị Trang 15 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang + Tiếp khách và xúc tiến quan hệ cộng đồng. + Làm thủ tục xuất nhập cảnh. + Quản lý, phõn phát đồng phục (bảo hộ lao động) cho nhõn viên. + Thực hiện công tác hiếu, hỷ trong và ngoài công ty. + Nghiên cứu và thực hiện luật lao động công ty, quy tắc làm việc và điều lệ của tổ chức. + Kiểm soát thời gian làm việc của nhõn viên toàn công ty(nghỉ phép, tăng ca, công tác, các chế độ nghỉ khác). + Thực hiện tính lương thưởng cho toàn bộ nhõn viên trong công ty. + Quản lý nhõn viên thực tập. + Thực hiện công tác làm BHYT và thanh toán BHYT. + Quan hệ với các cơ quan nhà nước phụ trách vấn đề lao động và an toàn lao động. + Phụ trách vấn đề kỷ luật, phê bình người lao động. + Xúc tiến việc trao đổi thông tin giữa ban lãnh đạo công ty và người lao động. + Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liờn quan đến HTQLCL ISO/TS 16949:2009. - Bộ phận thu mua + Lập đơn đặt hàng. + Đảm bảo đơn đặt hàng có đầy đủ mọi thông tin trước khi trình duyệt. + Giám sát các hoạt động giao hàng của nhà cung cấp liên quan đến cước phí phụ trội. + Đảm bảo cập nhật đầy đủ vật tư danh sách các nhà cung cấp đã được duyệt. + Đảm bảo vật tư mua sắm với giá thấp nhất, chất lượng tốt và đảm bảo lịch trình giao hàng. + Chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành đánh giá và phát triển hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung cấp. SVTH: Nguyễn Thị Trang 16 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang + Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nhà cung cấp. + Thực hiện và thúc đẩy nghiệp vụ có liên quan đến HTQLCL ISO/TS 16949:2009 - Bộ phận Kinh doanh - Xuất nhập khẩu + Triển khai việc kinh doanh trong nước và ngoài nước. + Lập báo giá và xác nhận giá bán. + Cung cấp những thông tin về đặt hàng của khách hàng phục vụ sản xuất hàng loạt. + Kiểm soát giá cả dựa trên lao động về giá nguyên vật liệu và đề xuất giảm giá từ phía khách hàng + Phối hợp với các cán bộ chức năng của công ty để nghiên cứu, xử lý các yêu cầu và khiếu nại của khách hàng đúng hạn 100%. + Đảm bảo lưu hồ sơ chất lượng chính xác và đầy đủ. + Đảm bảo các thủ tục bán hàng được thực thi. + Theo dừi cước phí phụ trội trong hoạt động giao hàng cho khách hàng. + Thực hiện và thúc đẩy nghiệp vụ có liên quan đến HTQLCL ISO/TS 16949:2009. - Bộ phận Kiểm soát chất lượng(QC) + Đảm bảo tất cả các nguyên liệu đầu vào từ phía nhà cung cấp phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của bản vẽ + Đảm bảo các hoạt động kiểm tra thích hợp được tiến hành đối với sản phẩm trong quá trình sản xuất. + Khắc phục kịp thời các vấn đề chất lượng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. + Quản lý đội ngũ kiểm soát chất lượng trong việc triển khai theo dừi và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, quá trình và sản phẩm của công ty. + Phối hợp với khách hàng trong việc đáp ứng các yêu cầu nhằm thoả mãn khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trang 17 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang + Đảm bảo các báo cáo về chất lượng và hiệu quả của đối sách đầy đủ, kịp thời. + Thực hiện phõn tích và thúc đẩy đối sách với hàng bị khách hàng trả về. + Đảm bảo hoạt động kiểm tra xuất hàng và các thử nghiệm đối với sản phẩm được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. + Đảm bảo đào tạo toàn bộ đội ngũ kiểm soát chất lượng đối với các lĩnh vực ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. + Thực hiện các hạng mục có liên quan đến nghiệp vụ kiểm soát chất lượng. + Kiểm soát việc hiệu chuẩn và việc uỷ thác bên ngoài hiêụ chuẩn thiết bị đo lường. + Quản lý phòng đo lường, thiết bị và dụng cụ đo lường. + Định kỳ kiểm nghịờm sản phẩm mới, khuôn, bàn gá, bàn kiểm, đồ gá và thực hiện MSA,SPC + Đảm bảo tất cả các thiết bị đo lường, kiểm tra và thử nghiệm được hiệu chuẩn trước khi sử dụng. + Thực hiện các hạng mục khác có liên quan đến nghiệp vụ đo lường chính xác. + Thực hiện và thúc đẩy nghiệp vụ có liên quan đến HTQLCL ISO/TS 16949:2009. - Bộ phận quản lý sản xuất + Lập kế hoạch và điều phối các hoạt động sản xuất. + Lập kế hoạch nhõn lực và đề xuất các thiết bị máy móc cần thiết. + Chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của máy móc và năng suất làm việc của người lao động. + Thực hiện tốt công tác 5S. + Chịu trách nhiệm phát huy trí tuệ và triển khai hiệu quả hoạt động năng suất, hiệu suất lao động. SVTH: Nguyễn Thị Trang 18 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang + Quản lý chung vấn đề lưu kho và các hoạt động xuất nhập khẩu. + Đảm bảo việc giao hàng diễn ra nhanh chóng, đúng hạn, thuận tiện để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. + Đảm bảo tất cả các lái xe được đào tạo tốt để điều khiển xe an toàn. + Đảm bảo các chi tiết, sản phẩm được lưu giữ đúng nơi, đúng chỗ ngăn ngừa sai hỏng. + Giảm thiểu tần số xuất hiện sự khác biệt về số lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm lưu trữ trong kho. + Đảm bảo có một hệ thống các văn bản chính xác quy định thẩm quyền nhận, lấy ra hoặ huỷ bỏ các chi tiết lưu trong kho. + Tiến hành kiểm kê kho theo đề nghị của người có thẩm quyền. + Đảm bảo đội ngũ cán bộ phụ trách kho được đào tạo nghiệp vụ cần thiết và thích hợp để thực hiện công việc. + Theo dừi hoạt động giao hàng đạt chất lượng, đúng hạn cho khách hàng. + Thực hiện và thúc đẩy nghiệp vụ có liên quan đến HTQLCL ISO/TS 16949: 2009. - Bộ phận khai phá- Kỹ thuật(Kaifa) + Khai phá làm thử linh kiện liên quan đến sản phẩm mới. + Hoạch định đánh giá chất lượng giai đoạn đầu triển khai sản phẩm mới. + Quản lý bản vẽ và tài liệu kỹ thuật. + Xử lý thương lượng kỹ thuật với khách hàng. + Than gia hoạt động cải thiện năng lực sản xuất, chất lượng và hạ giá thành. + Thúc đẩy nội địa hoá sản phẩm . + Cung cấp các bản vẽ kỹ thuật được đào tạo đối với những công việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. + Thực hiện PPAP, FMEA. + Thực hiện và thúc đẩy nghiệp vụ có liên quan đến HTQLCL ISO/TS 16949:2009. SVTH: Nguyễn Thị Trang 19 Lớp: K3QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp  GVHD: TH.S Ngô Hương Giang - Bộ phận khuôn mẫu + Thực hiện chế tạo khuôn, bàn gá, bàn kiểm và đồ gá theo bản vẽ và các yêu cầu của khách hàng. + Cải thiện, sửa chữa khuôn và bàn gá, bàn kiểm và đồ gá. + Tham gia các hoạt động cải thiện năng lực sản xuất và hạ giá thành. + Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liên quan đến HTQLCL ISO/TS 16949:2009. - Bộ phận sản xuất + Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong ca mình phụ trách. + Có quyền dừng dõy chuyền sản xuất để giải quyết vấn đề về chất lượng + Đảm bảo thực hiện tốt 5S. + Đảm bảo tiến hành các biện pháp khắc phục kịp thời đối với các hiện tượng máy dừng, sản phẩm kém chất lượng và các vấn đề khác. + Đảm bảo nhận dạng chính xác tất cả các sản phẩm không được chấp nhận và phõn biệt rừ ràng tình trạng sản phẩm. + Điều hành các hoạt động sản xuất hàng ngày. + Đảm bảo các sản phẩm hỏng loại ra từ dõy chuyền sản xuất được nhận dạng và cách ly đầy đủ. + Đảm bảo người lao động đủ năng lực theo yêu cầu công việc. + Đảm bảo tất cả các thiệt bị đo lường, kiểm tra và thử nghiệm được hiệu chuẩn trước khi sử dụng. + Liên kết với đại diện của tất cả các phòng ban để thực hiện tốt lịch trình sản xuất của công ty và vấn đề chất lượng sản phẩm. + Đảm bảo những người lao động mà công việc của họ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được đào tạo trước khi bắt đầu làm việc. + Đảm bảo báo cáo kịp thời lên lãnh đạo. + Thực hiện tốt việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận. SVTH: Nguyễn Thị Trang 20 Lớp: K3QTKDTH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng