Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng thủy đ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng thủy điện vừa và nhỏ tại tỉnh hà giang

.PDF
109
205
132

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đào Xuân Thái i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Thủy lợi, phòng Đào tạo đại học và sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho Tác giả hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt, Tác giả xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Lê Văn Hùng đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã đóng góp những ý kiến và lời khuyên quý giá cho bản luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Công thương, Phòng Quản lý Năng lượng đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ Tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý xây dựng lớp 23QLXD12, đã đồng hành cùng tôi suốt trong quá trình học lớp Thạc sỹ vừa qua. Xin trân trọng cảm ơn./. ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài............................................................................................... 2 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 2 3.1. Cách tiếp cận 2 3.2. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................. 3 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 6. Kết quả dự kiến đạt được...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH 4 1.1. Tổng quan chung về phát triển thuỷ điện ở Việt Nam ...................................... 4 1.1.1. Tiềm năng thủy điện 4 1.1.2. Về việc rà soát quy hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện 5 1.2. Tổng quan về phát triển thuỷ điện ở Hà Giang ................................................. 6 1.2.1. Giới thiệu các nét khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Giang 6 1.2.2. Về hệ thống quy hoạch trên địa bàn tỉnh 10 1.2.3. Các giai đoạn thực hiện dự án thủy điện vừa và nhỏ tại Hà Giang 10 1.2.4. Hiện trạng về các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Giang 11 1.3. Những thuận lợi, khó khăn về phát triển thuỷ điện ở Hà Giang. .................... 22 1.3.1. Thuận lợi 22 1.3.2. Khó khăn 24 1.3.3. Một số bài học rút ra cho việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ 24 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 25 iii CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN .............................................................. 27 2.1. Những lý luận cơ bản về quy hoạch xây dựng thủy điện ................................ 27 2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch 27 2.1.2. Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng 32 2.2. Nội dung cơ bản trong công tác quy hoạch khai thác thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Hà Giang ...................................................................................................................... 33 2.2.1. Nội dung của quy hoạch xây dựng thủy điện vừa và nhỏ 33 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy hoạch xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. 34 2.3. Nội dung và trình tự lập, thẩm định quy hoạch xây dựng thủy điện............... 37 2.3.1. Trong công tác, lập thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Thủy điện 37 2.3.2. Công tác, lập thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch Thủy điện 37 2.3.3. Nội dung quy hoạch thủy điện 39 2.4. Công tác kiểm soát quy hoạch xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ ...................... 39 2.4.1. Các bước tiến hành cuộc thanh tra, kiểm tra: 39 2.4.2. Công tác thanh tra, kiểm tra về đầu tư, tiến độ: 40 2.4.2. Công tác kiểm tra an toàn đập và vận hành hồ chứa 41 2.5. Những tồn tại, bất cập thường gặp trong công tác thủy điện .......................... 41 2.5.1. Những bất cập trong công tác thủy điện 41 2.5.2. Những tồn tại trong quản lý nhà nước về quy hoạch thủy điện 43 Kết luận chương 2. ................................................................................................. 45 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG THUỶ ĐIỆN Ở HÀ GIANG .............................................................................................. 46 3.1. Một số biểu hiện không bền vững trong phát triển thủy điện ......................... 46 3.1.1. Biểu hiện không bền vững trong quy hoạch phát triển thủy điện 46 3.1.2. Biểu hiện không bền vững trong việc thực hiện các dự án thủy điện; 48 3.1.3. Biểu hiện không bền vững trong quản lý hoạt động thủy điện 59 3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện vừa và nhỏ ...................................................................... 60 iv 3.2.1. Tăng cường quản lý chất lượng đồ án quy hoạch thủy điện trong công tác lập quy hoạch; công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch 61 3.2.2. Giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách 62 3.2.3. Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong công tác quy hoạch thủy điện 65 3.2.4. Về công tác quản lý an toàn đập 66 3.2.5. Một số giải pháp khác 66 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 70 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 71 1. Với Chính phủ .................................................................................................... 71 2. Với Bộ Công Thương ......................................................................................... 72 3. Với UBND tỉnh Hà Giang .................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 74 v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang .................................................................. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh mục các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã hoàn thành đưa vào sử dụng 13 Bảng 1. 2. Danh mục các dự án thủy điện đang triển khai thi công ............................. 17 Bảng 1. 3. Danh mục các dự án giao cho các doanh nghiệp đầu tư ............................. 20 Bảng 1. 4. Danh mục các dự án tiếp tục đề nghị loại khỏi quy hoạch .......................... 22 Bảng 3. 1. Tổng hợp khối lượng đào đắp của một số công trình thủy điện .................. 48 Bảng 3. 2. Bảng tổng lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ..................... 51 Bảng 3. 3. Bảng tổng hợp lượng sinh khối tại một số thủy điện ................................... 53 Bảng 3. 4. Bảng tổng hợp số liệu điều tra điểm sạt lở trong phạm vi điều tra .............. 58 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1. Quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ tại Sở Công Thương tỉnh Hà Giang ....................................................................................................................................... 38 Sơ đồ 3. 1. Đề suất các giải pháp quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện ............................................................................................... 69 vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hà Giang là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số, cuộc sống người dân nơi đây tương đối khó khăn. Tuy nhiên, Hà Giang lại là tỉnh có được nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều rừng núi, sông suối. Hệ thống sông suối dày đặc với ba con sông lớn là Sông Lô, sông Gâm và sông Chảy.. Sông Lô bắt nguồn từ vùng núi cao Trung Quốc chảy vào địa phận Hà Giang với chiều dài 97 km, diện tích lưu vực 10.104 km2, các nhánh cấp 1 của sông Lô gồm suối Nậm Ngần, Nậm Mu, Ngòi Quang, Suối Sảo... Sông Miện với chiều dài hơn 51 km, diện tích lưu vực 1.470 km2. Sông Gâm có tổng chiều dài chảy qua địa phận Hà Giang là 43 km với 2 chi lưu lớn là sông Nho Quế và sông Miệm. Sông Chảy bắt nguồn từ dãy Tây Côn Lĩnh chảy qua địa bàn tỉnh là 44 km, diện tích lưu vực khoảng 816 km2 Từ lợi thế đó, tỉnh Hà Giang đã tiến hành quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ với tổng số 72 dự án nhà máy thủy điện, tổng công suất lắp máy 768,8 MW, điện năng trung bình năm 2.855 triệu KWh/năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 1.713 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện các dự án khoảng 13.879 tỷ đồng. Đến nay, có 43 dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, 19 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đang tổ chức thi công, 24 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Cả 43 dự án được chấp thuận đầu tư có tổng công suất lắp máy 650 MW, đạt trên 94% công suất; vốn đầu tư xây dựng trên 13 nghìn tỷ đồng; điện năng sản xuất trung bình 2.728 triệu KWh/năm; giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 1.637 tỷ đồng. Việc phát triển các hoạt động thủy điện vừa và nhỏ đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của điạ phương, góp phần cắt lũ và điều tiết nước tiết nước khu vực hạ du,.. tuy nhiên các hoạt động của các hoạt động thủy điện cũng đã gây nhiều bất lợi cho môi trường và xã hội của địa phương. Các tác động của hoạt động khai thác thủy điện luôn luôn tiền tàng, cần được điều tra đánh giá để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về hiện trạng, diễn biến, tác động hoạt động khai thác thủy điện và dự báo các tác động của hoạt động thủy điện đến môi trường, kinh tế, xã hội của địa phương, để đề suất và xây các biện pháp giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác thủy điện, phát triển bền vững tài nguyên nước tỉnh Hà Giang. Do đó đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy 1 hoạch xây dựng thủy điện vừa và nhỏ tại tỉnh Hà Giang” giúp các nhà quản lý và các nhà khoa học có cái nhìn tổng thể, các quy hoạch tương lai về hiện trạng khai thác thủy điện của Hà Giang để đưa ra các quyết định và các biện pháp giảm thiểu các tác động của hoạt động khai thác thủy điện góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt và phát triển bền vững tài nguyên nước mặt của tỉnh Hà Giang. 2. Mục đích của đề tài Thông qua nghiên cứu về quy hoạch phát triển thuỷ điện của tỉnh Hà Giang và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cách tiếp cận Nghiên cứu những kết quả thực tiễn của quy hoạch xây dựng thủy điện vừa và nhỏ tại tỉnh Hà Giang để đưa ra các cơ sở lý luận rồi vận dụng vào thực tiễn 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu Việc thu thập số liệu được tiến hành ở các tổ chức, cơ quan, cơ sở như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, Chi cục thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; UBND các cấp; Phòng Tài nguyên và Môi Trường, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, phòng Y tế, phòng Công thương các huyện; Trạm khí tượng - thủy văn; Các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Giang. - Phương pháp kế thừa Nhiệm vụ được phát triển trên cơ sở khai thác và kế thừa các nhiệm vụ về xây dựng cơ sở dữ liệu, các báo cáo, bản đồ, công trình xây dựng của các Viện và các Trung tâm nghiên cứu. Thu thập, phân tích các thông tin về thủy điện thông qua các dữ liệu thu thập từ nghiên cứu, báo cáo, khảo sát. - Phương pháp phân tích tổng hợp hệ thống Sử dụng phương pháp này sẽ giúp đánh giá các thông tin một cách toàn diện trên cùng một chuẩn mực. Sự đánh giá, so sánh có tính hệ thống và khoa học, tránh được sự so sánh khập khiễng, đánh giá mang tính phiến diện. - Phương pháp thống kê điều tra thực địa 2 Sử dụng phương pháp này sẽ cho số liệu chính xác từ hiện trường. Các số liệu thống kê và điều tra thực địa sẽ cung cấp nguồn thông tin cho xây dựng cơ sở dữ đánh giá tác động của hoạt động khai thác thủy điện đến môi trường, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang,… và để dự báo và đề xuất các trong quản lý tài nguyên nước. - Phương pháp dự báo Trên cơ sở các số liệu điều tra, thu thập, dự báo đánh giá tác động của hoạt động khai thác thủy điện đến môi trường, kinh tế, xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quy hoạch xây dựng thủy điện vừa và nhỏ và thực tiễn thực hiện quy hoạch 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản quy định về quy hoạch xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của để tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các nhà quản lý và các nhà khoa học có cái nhìn tổng thể, các quy hoạch tương lai về hiện trạng quy hoạch, khai thác tài nguyên nước mặt cho hoạt động thủy điện 6. Kết quả dự kiến đạt được - Đánh giá, làm rõ các tồn tại trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh Hà Giang; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH 1.1. Tổng quan chung về phát triển thuỷ điện ở Việt Nam 1.1.1. Tiềm năng thủy điện Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm. Với địa hình miền Bắc và biên giới miền Tây đồi núi cao, phía Đông là bờ biển dài trên 3.400km nên nước ta có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với hơn 3.450 hệ thống. Và với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên tiềm năng thuỷ điện của nước ta tương đối lớn. Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất thuỷ điện của nước ta vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm. Năm 2013, tổng số dự án thuỷ điện đã đưa vào vận hành là 268, với tổng công suất 14.240,5 MW. Hiện có 205 dự án với tổng công suất 6.1988,8 MW đang xây dựng và dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2015-2017. Như vậy, theo kế hoạch, đến năm 2017, có 473 dự án sẽ đưa vào khai thác vận hành, với tổng công suất là 21.229,3 MW, chiếm gần 82% tổng công suất tiềm năng kỹ thuật của thủy điện. Năm 2012, các nhà máy thuỷ điện đóng góp 48,26% (13.000 MW) và 43,9% (tương ứng 53 tỷ kWh) điện năng cho ngành điện. Có thể nói, cho đến nay các dự án thuỷ điện lớn có công suất trên 100MW hầu như đã được khai thác hết. Các dự án có vị trí thuận lợi, có chi phí đầu tư thấp cũng đã được triển khai thi công. Còn lại trong tương lai gần, các dự án thuỷ điện công suất nhỏ sẽ được đầu tư khai thác. (Nguồn: http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/phan- bien-kien-nghi/thuy-dien-viet-nam-tiem-nang-va-thach-thuc.html) 4 1.1.2. Về việc rà soát quy hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện Tại Công văn số: 3567/BCT-TCNL, ngày 24 tháng 4 năm 2013, của Bộ Công Thương V/v kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên cả nước, thể hiện: 1.1.2.1. Kết quả rà soát quy hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện Theo các quy hoạch thủy điện (gồm quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc và quy hoạch thủy điện nhỏ của các tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) và UBND các tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền, trên cả nước đã có tổng số 1.237 dự án với tổng công suất lắp máy N lm = 25.968,8 MW được quy hoạch. Trong quá trình quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, Bộ Công Thương đã thường xuyên chỉ đạo và xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các bậc thang thủy điện và quy hoạch thủy điện nhỏ. Đồng thời, đã tổ chức nhiều đợt rà soát tại các tỉnh để xem xét cụ thể về quy hoạch. Bộ Công Thương đã thống nhất với UBND các tỉnh loại khỏi quy hoạch 338 dự án (1.088,9 MW), gồm 02 dự án thủy điện bậc thang (118 MW) và 336 dự án thủy điện nhỏ (970,9 MW); không tiếp tục xem xét đưa vào quy hoạch các vị trí tiềm năng thủy điện nhỏ (được xác định thông qua nghiên cứu quy hoạch sơ bộ) chưa có nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển với tổng số 169 vị trí (362,5 MW). Tất cả các dự án, vị trí tiềm năng được loại bỏ nêu trên đều thuộc đối tượng hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội (MT-XH), ảnh hưởng đến quy hoạch, dự án ưu tiên khác, nhà đầu tư trả lại dự án do không khả thi hoặc không có nhà đầu tư quan tâm. Đến nay trên toàn quốc còn tổng số 899 dự án thủy điện có tổng N lm = 24.880 MW. Trong đó, đã vận hành phát điện 260 dự án (13.694,2 MW); đang thi công xây dựng 211 dự án (6.712,6 MW), dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017; đang nghiên cứu đầu tư 266 dự án (3.410 MW) để xem xét cho phép khởi công xây dựng trong thời gian tới; còn lại 162 dự án (1.063,2 MW) chưa có chủ trương đầu tư hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện. 1.1.2.2. Đánh giá chung về quy hoạch thủy điện Trong hơn 10 năm gần đây, nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển KT-XH của cả nước nói chung và địa phương nói riêng, Bộ Công Thương và UBND 5 các tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch thủy điện và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để đầu tư xây dựng. Tuy nhiên các dự án thủy điện nhỏ chủ yếu nằm rải rác trên các sông suối nhánh, thuộc các khu vực có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, các tài liệu cơ bản (khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất) còn thiếu hoặc hạn chế về số lượng, chất lượng, điều kiện khảo sát thực địa khó khăn...Vì vậy, chất lượng quy hoạch được lập để phê duyệt còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, các Sở, ngành liên quan của tỉnh cũng còn thiếu cán bộ chuyên môn cần thiết; sự phối hợp trong quá trình tổ chức lập và thẩm định, tham gia ý kiến cũng chưa thực sự chặt chẽ. Mặt khác, do tình hình đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết tại khu vực các dự án thủy điện nhỏ còn chậm nên một số dự án không đảm bảo điều kiện khả thi. Trong quá trình thực hiện, Bộ Công Thương đã thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với UBND các tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Hiện nay, trong tổng số 452 dự án thủy điện nhỏ (6.021 MW) còn lại trong quy hoạch, có 205 dự án (1.664,6 MW) đã vận hành phát điện; có 179 dự án (2.360 MW) đang thi công xây dựng, dự kiến vận hành phát điện từ nay đến cuối năm 2016; có 249 dự án (2.327,7 MW) đang được nghiên cứu để xem xét cho phép khởi công trong thời gian tới; còn lại 155 dự án (639,2 MW) chưa có nhà đầu tư quan tâm đăng ký hoặc chưa có chủ trương đầu tư. 1.2. Tổng quan về phát triển thuỷ điện ở Hà Giang 1.2.1. Giới thiệu các nét khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Giang 1.2.1.1. Vị trí địa lý Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,8892 km², nằm ở toạ độ 22o10’ đến 23o23’ độ vĩ Bắc và 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,25 km. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Tây giáp tỉnh Lào Cai. - Về tổ chức hành chính, hiện nay tỉnh Hà Giang có 1 thành phố và 10 huyện với 195 xã, phường, thị trấn. Trên địa bàn tỉnh có 8 cửa khẩu, trong đó, cửa khẩu Quốc Gia Thanh Thuỷ đang được đầu tư xây dựng thành Cửa khẩu Quốc tế. 6 - Hà Giang với 90% diện tích là đồi núi và cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 50m đến 2.418 m. Đặc biệt có nhiều dãy núi cao trên 2.000m như Ta Kha cao 2.274m, Tây Côn Lĩnh cao 2.418 m. Hệ thống sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang 1.2.1.2. Địa hình, địa mạo - Địa hình Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản... Vì thế có thể chia Hà Giang thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là: + Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Độ cao trung bình từ 1.000 ÷ 1.600 m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm 7 sát với chí tuyến Bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng này có vùng trũng Yên Minh, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 ÷ 700 m. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2. + Vùng II: Là vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, độ cao trung bình của vùng từ 900 ÷ 1.000 m, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp. + Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, độ cao trung bình từ 50 ÷ 100 m. Địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía nam càng được mở rộng. - Địa mạo + Địa mạo Hoàng Su Phì bị chia cắt mạnh, khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơnai và đá phiến Mica, đá cổ Granit. Đất ở đây phần lớn là đá kết tinh, có độ dốc cao (thường lớn hơn 250 m), lượng mưa lớn tập trung vào mùa hè (tháng 7). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn đồi núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ, nên tầng đất mỏng. + Địa mạo Kastơ phân bố chủ yếu ở Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, phía Nam Yên Minh; địa mạo núi cao hiểm trở, các thung lũng hẹp, nhiều hang động, mạch nước ngầm sâu. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hoá đá vôi, giàu chất dinh dưỡng. Loại địa mạo này hay bị xói mòn rửa trôi, đất bị khô hạn, cây thường xuyên thiếu nước. - Địa mạo thung lũng sông Lô tạo cho lòng sông rộng, đất phù sa bồi tụ nên thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng. Quá trình phong hoá tạo sơn, đồi núi tạo địa hình bát úp do phiến thạch Mica và Mica Gơnai. + Địa mạo núi thấp, đồi cao: Phân bố chủ yếu ở Bắc Quang và một phần Vị Xuyên, vùng này có độ cao từ 200 ÷ 600 m do đá biến chất cổ sinh tạo nên, đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng núi thấp. 1.2.1.3. Khí hậu, thủy văn Hà Giang mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô hanh và lạnh. Nhưng với sự án ngữ sừng sững của các khối núi thuộc cánh 8 cung sông Gâm ở phía Đông, nên khí hậu của tỉnh có sự phân hoá phức tạp và mang nhiều sắc thái riêng biệt. 1.2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 791.488,92 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 152.606,92 ha (chiếm 19,28%), đất lâm nghiệp có rừng là 548.173,9 ha (chiếm 69,26%), đất chuyên dùng là 12.723,81 ha (chiếm 1,61%), đất ở là 6.761,41 ha (chiếm 0,85%), còn lại là đất chưa sử dụng. - Tài nguyên Nước Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn, nhưng phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian. Mùa mưa nước ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, sông Chảy… đổ về có thể gây ngập lụt cho các khu vực vùng trũng của tỉnh. Vào mùa khô tại các địa phương có địa hình cao núi đá như: Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh lại thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt của con người và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. - Tài nguyên rừng Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên rừng của Hà Giang tương đối phong phú về chủng loại và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu vùng nhiệt đới với nhiều sản vật quý hiếm: Động vật có các loài: Gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng,…; thực vật có các loại gỗ: Ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như: Sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng,… - Tài nguyên khoáng sản Hà Giang có nguồn khoáng sản phong phú, với 28 chủng loại và 175 điểm mỏ, bao gồm: Khoáng sản kim loại (Antimon: Vàng sa khoáng: Chì, kẽm: Quặng sắt...); khoáng sản không kim loại như: (Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá phiến, laterit, granit, gabro, ryolit,... ) Và đặc biệt là than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng. 9 1.2.2. Về hệ thống quy hoạch trên địa bàn tỉnh Nhằm phát huy thế mạnh về tiềm năng thủy điện trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng lập Quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ làm cơ sở thực hiện quản lý đầu tư xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh thỏa thuận với Bộ Công Thương phê duyệt các Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể: - Quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang giai đoạn 1 ( 2005-2010 có xét đến 2015) tại Quyết định số 216/QĐ-UBND, ngày 19/1/2005 “V/v Phê duyệt Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 1 (2005-2010 có xét đến năm 2015)” và các dự án bổ sung, gồm tổng số 25 dự án, có tổng công suất lắp máy 461,5 MW. - Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang giai đoạn 2 Quyết định số 2737/QĐUBND, ngày 22/8/2008 “V/v Phê duyệt Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2 (2006-2010 có xét đến năm 2015)”; Bổ sung thêm 02 dự án là thủy điện Sông Miện 5A; Sông Miện 6, gồm 36 dự án với tổng công suất lắp máy 92,2 MW - Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên sông Lô và sông Chảy thuộc quy hoạch giai đoạn 2 tại Quyết định số 3367/QĐ-UBND, ngày 14/9/2009 “Về việc phê duyệt bổ sung Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên sông Lô và sông Chảy giai đoạn 2 tỉnh Hà Giang (2007-2010 có xét đến 2015)” gồm 09 dự án, có tổng công suất lắp máy 168,6 MW. - Quy hoạch thủy điện trên hệ thống Sông Gâm tại Quyết định số 2704/QĐ-BCN ngày 2/8/2007 của Bộ Công Nghiệp (Nay là Bộ Công Thương)“V/v phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện Sông Gâm” bổ sung thêm 01 dự án có công suất 45MW 1.2.3. Các giai đoạn thực hiện dự án thủy điện vừa và nhỏ tại Hà Giang Để các dự án thủy điện được tổ chức chặt chẽ, đúng thủ tục, trình tự ngay từ khâu lựa chọn chủ đầu tư được lập dự án cho đến giai đoạn lập dự án đầu tư, UBND tỉnh Hà Giang ban hành quyết định số: 3667/QĐ-UBND ngày 27/11/2007, về việc Ban hành quy định về trình tự, thủ tục quản lý hoạt động thủy điện, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho các Sở, các ngành trong từng giai đoạn, cụ thể: 10 1.2.3.1. Giai đoạn lựa chọn Chủ đầu tư để được lập dự án. - Sở Công thương: + Lập hồ sơ giới thiệu cơ hội đầu tư trên phương tiện thông tin đại chúng; + Lập hồ sơ mời đầu tư với các dự án ≥ 3MW; + Đề xuất lựa chọn các Chủ đầu tư (Có sự thống nhất với sở Kế hoạch và Đầu tư). - Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với sở Công thương thẩm định lựa chọn Chủ đầu tư, báo cáo UBND tỉnh quyết định lựa chọn Chủ đầu tư. 1.2.3.2. Giai đoạn lập dự án đầu tư. - Chủ đầu tư tiến hành Lập dự án đầu tư theo quy định của Nhà nước và cam kết về tiến độ thực hiện dự án. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án theo thẩm quyền (Sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền). - Sở Công thương: Thẩm định thiết kế cơ sở dự án (Các ngành chức năng liên quan tham gia). - Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì thẩm định đánh giá tác động môi trường. Thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Các ngành liên quan, UBND huyện, thị xã; phường xã sở tại phối hợp. - Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì thẩm tra trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư. - Các Sở Tài chính, các ngành liên quan phối hợp tham gia. - Sở Xây dựng: Cấp phép xây dựng dự án theo thẩm quyền; UBND huyện, thị xã nơi có dự án tham gia phối hợp. 1.2.4. Hiện trạng về các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Giang Sau khi ra soát các dự án thủy điện trong quy hoạch trên cả nước, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số: 3567/BCT-TCNL ngày 24 tháng 4 năm 2013 V/v kết quả rà soát quy hoạch đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên cả nước. Trong đó trên địa bàn tỉnh Hà Giang có các dự án thủy điện được UBND tỉnh thống nhất loại khỏi quy hoạch 27 dự án gồm: Sông Miện 2, Thanh Thủy 1A , Lũng Phìn, Cốc Rế, Sông Con 1, Ngòi Thản, Ngòi Hít, Suối Xảo 1, Suối Xảo 2, Suối Xảo 3, Suối Nghệ, Suối Chùng, Nậm Mạ 2, Suối Vầy, Bà Phòng, Nậm Nung, Nà Phia, Nà Luồng, Nậm Mía, Nậm Vàng, Bản Đúng, Nậm Khiêu, Sông Nhiệm 1, Nậm Ngần 11 1, Nậm Mu 1A, Sông Chảy 2; riêng đối với dự án thủy điện Suối Sửu 3 mới trình Bộ Công Thương thỏa thuận. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh còn lại 46 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy 772,8 MW. 1.2.4.1. Các dự án thủy điện đã hoàn thành đưa vào sử dụng 14 dự án: Thủy điện Nậm Ngần 2 công suất 13,5MW; Thuỷ điện Suối Sửu 2 có công suất 2,4 MW; Thuỷ điện Thái An công suất 82 MW; Thuỷ điện Sông Con 2 (Sông Chừng) công suất 19,5 MW; Thuỷ điện Thanh Thuỷ 2 công suất 9 MW; Thuỷ điện sông Miện (Bát Đại Sơn) công suất 6,0 MW; Thủy điện Bản Rịa công suất 2MW; Thủy điện Nho Quế 3 công suất 110MW; Thủy điện Sông Chảy 5 công suất 16MW; Sông Miện 5 công suất 16,5MW; Nậm Mu 1 (Nậm An) công suất 6MW. Dự án thủy điện suối Sửu 1 có công suất lắp máy 3,2 MW; Dự án Thuỷ điện Sông Bạc với công suất 42MW và thủy điện Sông Miện 5A công suất 5MW. Với tổng công suất 333,1 MW sản lượng điện phát lên hệ thống lưới điện Quốc gia trong 2014 đạt trên 1,497 tỷ kWh; 6 tháng đầu năm 2015 đạt trên 429 triệu kWh; Các dự án thủy điện này về cơ bản đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ cung cấp điện vào lưới điện quốc gia, tham gia điều tiết nước giảm nhiều tác hại lũ lụt cho khu vực hạ du, giải quyết vấn đề kinh tế, xã hội như tăng nguồn thu từ thuế, giải quyết việc làm góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. 12 Bảng 1.1. Danh mục các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã hoàn thành đưa vào sử dụng Tên công TT trình thủy điện I Thông tin về quy Tên Chủ đầu suất lắp hoạch tư (Bát Đại Sơn) Quyết định số Thủy điện 19/01/2005 của UBND Hà Giang Nậm Mu 372/QĐ-UBND, 1(Nậm An) 07/02/2007của Thủy điện Nậm Ngần 2 372/QĐ-UBND, Sông Con 2 (Sông Chừng) Quyết định số 372/QĐ-UBND, UBND Hà Giang Sông Miện 1 372/QĐ-UBND, (Thái An) 07/02/2007của Quyết định số 372/QĐ-UBND, Phát điện 13 6,0 tháng 9 13,5 tháng 6 Nậm Mu năm 2009 Công ty Phát điện 19,5 tháng 6 Lâm năm 2011 Công ty CP Phát điện 82,0 tháng 01 Thái An năm 2011 Công ty CP Phát điện Sông Bạc UBND Hà Giang năm 2012 Phát điện Thuỷ điện 07/02/2007của Phát điện Công ty CP Thuỷ điện UBND Hà Giang Sông Bạc 6,0 năm 2012 TNHH Sơn 07/02/2007của Quyết định số 6 đầu tư Nậm Mu Thủy điện 07/02/2007của UBND Hà Giang 5 (MW) Công ty CP Quyết định số 4 thực hiện Bát Đại Sơn UBND Hà Giang 3 hình máy Công ty CP 216/QĐ-UBND, Quyết định số 2 Tình Nhóm các dự án giai đoạn 1 Sông Miện 1 Công 42,0 tháng 04 năm 2014 Tên công TT trình thủy điện Công Thông tin về quy Tên Chủ đầu suất lắp hoạch tư Quyết định số 7 Suối Sửu 1 Năng lượng 07/02/2007 của Quyết định số 8 Suối Sửu 2 Năng lượng 07/02/2007 của UBND Hà Giang Quyết định số 9 335/QĐ-UBND, 2 25/01/2008 của II Nho Quế 3 đầu tư 3,2 Phát điện năm 2012 Phát điện 2,4 tháng 6 Á Châu năm 2010 Công ty CP Phát điện Thủy điện 9,0 Thanh Thủy UBND Hà Giang 10 (MW) Công ty CP 372/QĐ-UBND, Thanh Thuỷ thực hiện Á Châu UBND Hà Giang hình máy Công ty CP 372/QĐ-UBND, Tình Quyết định số Công ty Cổ 2694/QĐ-BCN, phần 02/10/2006 của Bộ BITEXCO - Công nghiệp Nho Quế tháng 9 năm 2011 110,0 Phát điện năm 2011 Nhóm các dự án giai đoạn 2 Quyết định số 11 Sông Miện 5 2737/QĐ-UBND, Công ty CP 22/8/2008 của UBND Sông Miện 5 16,5 Phát điện năm 2012 Hà Giang Quyết định số 12 Bản Rịa 2737/QĐ-UBND, Công ty CP 22/8/2008 của UBND Việt Tiến Phát điện 2,0 năm 2012 Hà Giang 13 Sông Chảy 5 Quyết định số CT CP đầu tư 3367/QĐ-UBND, và phát triển 14 tháng 1 16,0 Phát điện tháng 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan