Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

.DOC
149
115
111

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _____________________ PHẠM THỊ HỒNG THANH MỘT SỐ GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG CHÁNH, TỈNH THNAH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 Lêi c¶m ¬n -----Víi t×nh c¶m ch©n thµnh, t«i xin bµy tá lßng c¶m ¬n ®Õn l·nh ®¹o trêng §¹i häc Vinh, Khoa sau ®¹i häc vµ c¸c c¬ quan liªn quan ®· phèi hîp tæ chøc líp häc ®Ó chóng t«i cã ®iÒu kiÖn tham gia häc tËp, nghiªn cøu nh»m n©ng cao tr×nh ®é, ®¸p øng ngµy cµng tèt h¬n yªu cÇu nhiÖm vô. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c nhµ gi¸o, c¸c nhµ khoa häc ®· tËn t×nh gi¶ng d¹y, gióp ®ì chóng t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu võa qua. §Æc biÖt t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n PGS - TS Thái văn Thành ®· tËn t×nh híng dÉn, gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn vµ hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n tíi Phßng Gi¸o dôc - §µo t¹o huyÖn Lang Ch¸nh, Ban gi¸m hiÖu c¸c trêng Tiểu học trong huyÖn vµ c¸c ®ång nghiÖp ®· ®éng viªn, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho tôi trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ hoµn thµnh luËn v¨n. Dï ®· cè g¾ng, luËn v¨n nµy kh«ng tr¸nh khái thiÕu sãt, kÝnh mong nhËn ®îc nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp cña c¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c b¹n ®ång nghiÖp gÇn xa. ` MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................1 MỤC LỤC......................................................................................................2 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................6 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................7 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.....................................................................9 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................9 3 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.....................................................................9 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................................9 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................9 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN...............................................................10 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.........................................................................11 PHẦN NỘI DUNG......................................................................................12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC...............................................................12 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................12 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................12 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước...........................................................12 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI..........................................13 1.2.1. Quản lý, Quản lý trường học.............................................................13 1.2.2. Hiệu trưởng, Hiệu trưởng trường tiểu học......................................25 1.2.3. Hiệu quả, Hiệu quả quản lý, Hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học...........................................................................................27 1.2.4. Giải pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học.............................................................................................30 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC.................................................................................31 1.3.1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học.............................................................................................31 1.3.2. Nội dung quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học.........................32 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học................................................................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................38 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA...............................................................................................39 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA.......................................................39 4 2.1.1. Về chất lượng giáo dục và đào tạo.............................................................................39 2.1.2. Thực trạng về chất lượng giáo dục tiểu học huyện Lang Chánh.......44 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN LANG CHÁNH TỈNH THANH HÓA............................48 2.2.1. Quy mô số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ hiệu trưởng. .48 2.2.2. Kết quả hoạt động QL của Hiệu trưởng...........................................50 2.2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng...................................56 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG...........................................74 2.3.1. Nguyên nhân của những mặt ưu điểm.............................................76 2.3.2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế.............................................77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................79 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QL CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA...............................................................................................80 3.1. CÁC NGYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................80 3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu..........................................................................80 3.1.2. Nguyên tắc toàn diện.........................................................................80 3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả..........................................................................80 3.1.4. Nguyên tắc khả thi.............................................................................80 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC....................................................81 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.....................81 3.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng.......................................................................................93 3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng môi trường giáo dục tích cực, tạo động lực phát triển................................................................................................99 3.3. THĂM DÒ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT........................................................................................110 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................112 KỀT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................118 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.2: Hệ thống đối tượng quản lí của Hiệu trưởng...................................... 24 6 Sơ đồ 1.3 : Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng ................................................................................................... 30 SƠ ĐỒ 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến QL của Hiệu trưởng trường tiểu học........... 37 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê trường lớp, học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. .41 Bảng 2.2: Tỉ lệ huy động học sinh qua các năm...........................................42 Bảng 2.3: Thống kê số lượng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở..............................................................................................42 Bảng 2.4: Thống kê cơ sở vật chất mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Lang Chánh năm học 2013 – 2014....................................................43 Bảng 2.5: Quy mô phát triển giáo dục tiểu học............................................44 Bảng 2.6: Đội ngũ cán bộ giáo viên các trường tiểu học huyện Lang Chánh....44 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp tỉ lệ hạnh kiểm học sinh.......................................45 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp tỉ lệ học lực học sinh............................................45 Bảng 2.9: Thống kê cơ sở vật chất các trường tiểu học................................46 Bảng 2.10: Độ tuổi và thâm niên quản lý.....................................................48 Bảng 2.11: Trình độ chuyên môn.................................................................48 Bảng 2.12: Trình độ nghiệp vụ quản lý........................................................48 Bảng 2.13: Trình độ chính trị........................................................................49 Bảng 2.14: Trình độ tin học, ngoại ngữ của CBQL......................................49 Bảng 2.15: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học.................49 Bảng 2.16: Xếp loại hạnh kiểm, khen thưởng..............................................50 Bảng 2.17: Xếp loại học lực.........................................................................50 Bảng 2.18: Kết quả Hoàn thành chương trình TH........................................51 Bảng 2.19: Tỉ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học......................................................51 Bảng 2.20: Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp..............................52 Bảng 2.21: Danh hiệu Nhà trường................................................................53 Bảng 2.22: Danh hiệu công đoàn..................................................................53 Bảng 2.23: Danh hiệu liên đội......................................................................54 Bảng 2.24: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp..............................58 Bảng 2.25: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm...............................63 Bảng 2.26: Năng lực quản lý trường tiểu học...............................................64 Bảng 2.27: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội.............................................................................................................72 Bảng 2.28: Tổng hợp điểm trung bình:.........................................................74 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân loại đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra quá trình hợp tác để phát triển đồng thời là quá trình cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục trở thành chìa khoá của mọi sự thành công. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu với việc xây dựng các Nghị quyết, Chiến lược, Chỉ thị, Đề án về đổi mới và phát triển giáo dục. Thời gian qua, sự nghiệp giáo dục đã đạt những kết quả đáng khích lệ trong việc huy động các nguồn lực xã hội, tiếp tục phát triển quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người và cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, giáo dục vẫn còn nhiều bất cập: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm, cơ cấu giáo dục không hợp lí giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [2] 9 Từ những tồn tại trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020: “ Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.” [2] Huyện Lang Chánh là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Thời gian qua, giáo dục tiểu học của huyện đã có bước phát triển đáng kể về quy mô, chất lượng từng bước nâng lên, đa dạng hóa các hình thức dạy học, các môn học tự chọn, dạy học 2 buổi/ ngày …Ngoài những thuận lợi và khó khăn chung, huyện Lang Chánh còn có những khó khăn đặc thù. Trong quá trình phát triển và hội nhập, cơ chế quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Việc tăng cường phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn nhiều hơn cho cơ sở đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có năng lực chuyên môn, có trình độ quản lý, năng động, chủ động, sáng tạo để điều hành hoạt động nhà trường một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay, Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện đang đứng trước những khó khăn về cơ sở vật chất trường học, phương tiện dạy học, một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, tự chủ về tổ chức bộ máy và tài chính; giải quyết chưa hiệu quả những mâu thuẫn mới nảy sinh đối với yêu cầu tiếp cận và đổi mới theo phương thức quản lý trường học hiện đại. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”. 10 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được một số giải pháp có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học. 5.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý của hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 5.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu. 11 - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm 6.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 7.1. Về mặt lý luận Hệ thống hóa những lý luận về khoa học quản lý giáo dục, giúp Hiệu trưởng có cái nhìn tổng quan về công tác quản lý nhà trường, từ đó thực hiện công tác quản lý hiệu quả hơn. 7.2. Về mặt thực tiễn - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa; Phát hiện những khó khăn, tồn tại và rút ra những nguyên nhân hạn chế hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. - Đưa ra những kiến nghị cần thiết đối các cơ quan, ban ngành trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng. 12 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 13 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và công tác quản lí trường học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm; nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu và công bố bằng các ấn phẩm hoặc báo cáo trong các hội thảo, hội nghị. 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới đã có nhiều tác giả có công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục (QLGD) như: - P.V Zimin, M.I Kôđacốp, N.I Xaxêđôtốp (1985), Những vấn đề quản lý trường học, Trường cán bộ quản lý trường học, Bộ giáo dục. - M.I Kôđacốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý Trung ương I, Hà Nội. - Pam Robbins, Harvey B. Alvy (2004), Cẩm nang dành cho hiệu trưởng. Chiến lược và lời khuyên thực tế giúp công việc hiệu quả hơn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - K.B. Everard, Geoffrey Morris, Ian Wilson (2009), Quản trị hiệu quả trường học, NXB Hà Nội. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước - Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Ban Bí thư khóa IX. - Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010. 14 - Phạm Trọng Mạnh (2001), Giáo trình khoa học quản lý. NXB ĐHQG Hà Nội. -Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. - PGS-TS Trần Hữu Cát và TS Đoàn Minh Duệ, Đại cương về khoa học quản lí NXB Nghệ An. - PGS-TS Thái Văn Thành (2007), Quản lí giáo dục và quản lí nhà trường, NXB Huế. - Lê Vũ Hùng - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT (2003), ‘‘Cán bộ QLGD và ĐT trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH” , Tạp chí giáo dục (số 60) … - Một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về Quản lí Giáo dục tiểu học: Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa của ThS Đào Hồng Quang; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp của ThS Lê Minh Phú; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trường tiểu học ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” của ThS Nguyễn Văn Thông;... Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều góc độ khác nhau của công tác QL trường TH và đã được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng công tác QL để đề xuất các giải pháp nâng hiệu quả quản lí của hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Quản lý, Quản lý trường học 1.2.1.1. Quản lý 15 Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ xuất hiện theo: quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với xã hội, … Điều này làm nảy sinh nhu cầu về quản lý. Chính vì vậy, quản lý là một thuộc tính lịch sử. Nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Các Mác cho rằng: Quản lý như là một lao động để điều khiển lao động, nó chính là điều kiện quan trọng nhất để làm cho xã hội loài người hình thành và phát triển. Theo C.Mác: “ Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Ngày nay, từ nhiều góc độ và bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau người ta đã xây dựng nhiều học thuyết về quản lý, mỗi học thuyết trong từng hoàn cảnh cụ thể có giá trị riêng của nó và đã tạo ra được những bước ngoặt lớn cho sự phát triển các mặt hoạt động của xã hội nói chung cũng như trong lĩnh vực quản lý nói riêng. Do đó, quản lý cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Theo từ điển Tiếng Việt của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam 1997: - Quản lý: là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định như quản lý hồ sơ, quản lý vật tư. - Quản lý: là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định . [1]. Theo Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: «Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người lao động và sinh hoạt tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung . [6] 16 - Quản lý: là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức . [23] Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: «Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục đích, quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định» . [19] “ Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: quản và lý. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, gìn giữ, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào thế “phát triển” (TL 24 - Văn Thị Tường Oanh) Còn theo tác giả Trần Kiểm: «Quản lý là những tác động chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất » và « Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người – thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến» . [15] Quản lý được diễn đạt theo nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đều có những nội dung cơ bản. Quản lý bao gồm các yếu tố sau: - Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể quản lý. Tác động có thể chỉ một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần. - Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể để tạo ra các tác động. - Chủ thể phải thực hành việc tác động. - Chủ thể có thể là một người, nhiều người, còn đối tượng có thể là một hoặc nhiều người (trong tổ chức xã hội). 17 Như vậy, chúng ta có thể khái quát: QL là một quá trình tác động có định hướng (có mục đích ), có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bản chất của quản lý : Trên quan điểm hệ thống và quản lý theo mục tiêu, khi xem xét bản chất quản lý, chúng ta có thể đề cập đến những khía cạnh sau: - QL là những tác động có phương hướng và mục đích rõ ràng của chủ thể QL. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hiệu quả của QL phải là hiệu quả sản phẩm cuối cùng. Đó chính là những lợi ích phục vụ cho con người. - QL là quá trình sáng tạo các phương pháp. Sau khi có mục tiêu và hệ thống nguyên tắc, vấn đề có ý nghĩa quyết định trong thực tiễn chính là phương pháp. Mọi phương pháp đều lệ thuộc vào điều kiện môi trường khách quan. Khi điều kiện môi trường khách quan thay đổi thì mục tiêu, yêu cầu của phương pháp QL phải thay đổi cho phù hợp. Với một mục tiêu của một hệ thống trong từng điều kiện của môi trường khác nhau bao giờ cũng xuất hiện phương pháp giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả nhất. Đó chính là cơ chế quản lý hợp lý. - QL thực chất là QL con người. Con người quyết định tất cả. Nguyên nhân của mọi sự thành bại đều có nguồn gốc sâu xa từ công tác cán bộ và giải quyết các mối quan hệ giữa những con người khác nhau. - QL gắn liền với thông tin, thông tin là nguyên liệu của QL. Thực chất QL là xử lý thông tin nên chất lượng và hiệu quả của thông tin quyết định chất lượng hiệu quả QL. - QL là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo cao. Hiệu quả QL là những quyết định đúng quy luật và có hiệu quả của chủ thể QL nhằm giải quyết tốt nhất những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.... 1.2.1.2. Quản lý giáo dục 18 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt được tồn tại, vận động và phát triển với tư cách là một hệ thống. Do vậy sự ra đời của QLGD là tất yếu khách quan. Đề cập đến QLGD, các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, có thể nêu lên một số quan điểm như sau: - Theo từ điển giáo dục học “ QLGD gồm hai mặt lớn là quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. QLGD là việc thực hiện và giám sát những chính sách giáo dục, đào tạo trên cấp độ quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở.” [ Từ điển Giáo dục học ( 2001), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 327] - Tác giả Trần Kiểm đưa ra hai định nghĩa về quản lý giáo dục: + Ở cấp vĩ mô (hệ thống giáo dục): «Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể nhằm huy động, tổ chức điều phối, điều chỉnh, quan sát … một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội ». [28] + Ở cấp vi mô (nhà trường): «Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. [28] - Tác giả Đỗ Hoàng Toàn cho rằng: “QLGD là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp GD, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu…nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống GD, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”[34]. - Theo tác giả Thái Văn Thành : 19 Quản lý giáo dục nằm trong quản lý văn hóa – tinh thần Quản lý giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắc xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em. [29] - Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. [Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa WIII ( 1997). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội] - Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: «Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm là hội tụ của quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [ Nguyễn Ngọc Quang ( 1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, trường CBQL TW1, Hà Nội ] - Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định «Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất ». 20 Từ những quan điểm trên về quản lý giáo dục, ta có thể rút ra một số nội dung sau: Quản lý giáo dục là một bộ phận trong hệ thống quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục, là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các hoạt động giáo dục – đào tạo do các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ về GD – ĐT do Nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp GD – ĐT, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu GD – ĐT của nhân dân. Quản lý giáo dục là một hệ thống trong hệ thống quản lý Nhà nước mà ở đó dưới sự tác động có mục đích, có kế hoạch … của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quản lý giáo dục thực chất là sự tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến các bộ phận, tập thể giáo viên và học sinh của nhà trường cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội (cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, Ban Đại diện CMHS …) nhằm cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, từ đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo nhà trường. 1.2.1.3. Quản lý trường học Nhà trường là cơ sở giáo dục, là nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục, vì vậy vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường. Nhà trường là một thiết chế xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội; là cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường chủ yếu thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục; hoạt động theo qui định của xã hội và theo những qui định riêng biệt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng