Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn thành ph...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố. hà nội trong giai đoạn quản lý vận hành khai thác

.PDF
99
1312
109

Mô tả:

1 CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG HÓA NHỮNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ VẬN HÀNH KHAI THÁC 1.1. Khái niệm, vai trò của ngành thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1. Khái niệm thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi, công trình lấy nước, hệ thống kênh mương 1.1.1.1. Khái niệm Thuỷ lợi Thuỷ lợi là biện pháp điều hoà giữa yêu cầu về nước với lượng nước đến của thiên nhiên trong khu vực; đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiệt hại do nước có thể gây ra. Thủy lợi được hiểu là những hoạt động liên quan đến ý thức con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phục vụ lợi ích của mình. Những biện pháp khai thác nước bao gồm khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua hệ thống bơm hoặc cung cấp nước tự chảy. Thủy lợi trong nông nghiệp là các hoạt động kinh tế - kỹ thuật liên quan đến tài nguyên nước được dùng trong nông nghiệp. Điểm quan trọng của thủy lợi trong nông nghiệp là sử dụng hợp lý nguồn nước để có năng suất cây trồng và năng suất vật nuôi cao. 1.1.1.2. Khái niệm công trình thuỷ lợi Theo Điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh, đê kè và bờ bao các loại. 1.1.1.3. Khái niệm hệ thống công trình thuỷ lợi Hệ thống công trình thuỷ lợi là tập hợp các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau trong quản lý, vận hành và bảo vệ trong một lưu vực hoặc một khu vực nhất định. 2 + Hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. + Hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. + Hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 xã hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. 1.1.1.4. Khái niệm công trình lấy nước Nguồn nước tưới trong nông nghiệp có thể là nước sông ngòi, nước trong các hồ chứa, nước thải của các thành phố, các nhà máy công nông nghiệp và nước ngầm ở dưới đất. Tuỳ theo nguồn nước và các điều kiện địa hình, thuỷ văn ở từng vùng mà các công trình lấy nước có thể xây dựng khác nhau, để phù hợp với khả năng lấy nước, vận chuyển nước về khu tưới và các địa điểm cần nước khác. Người ta thường gọi chúng là công trình đầu mối của hệ thống tưới. 1.1.1.5. Khái niệm hệ thống kênh mương Hệ thống kênh mương dẫn nước bao gồm hệ thống tưới và hệ thống tiêu. Hệ thống tưới làm nhiệm vụ vận chuyển nước từ công trình đầu mối về phân phối cho hệ thống điều tiết nước mặt ruộng trên từng cánh đồng trong khu vực tưới. Hệ thống tiêu làm nhiệm vụ vận chuyển nước thừa trên mặt ruộng do tưới hoặc do mưa gây nên, ra khu vực chứa nước. Theo tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới Việt Nam TCVN 4118- 85, hệ thống kênh tưới được phân ra như sau: + Kênh đầu mối: Dẫn nước từ nguồn đến kênh cấp 1. + Kênh cấp 1: Lấy nước từ kênh đầu mối phân phối nước cho kênh cấp 2. + Kênh cấp 2: Lấy nước từ kênh nhánh cấp 1 phân phối cho kênh nhánh cấp 3. + Kênh cấp 3: Lấy nước từ kênh nhánh cấp 2 phân phối cho cấp kênh cuối cùng. + Kênh nhánh cấp 4: Còn là kênh nội đồng: Đây là cấp kênh tưới cố định cuối cùng trên đồng ruộng, phụ trách tưới cho khoảnh ruộng, thửa ruộng. 3 1.1.1.6. Khái niệm khai thác các công trình thuỷ lợi Khai thác các công trình thuỷ lợi là một quá trình vận hành, sử dụng và quản lý các công trình thuỷ lợi nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát nước đúng kế hoạch tưới tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu vực tưới tiêu và xã hội. 1.1.2. Vai trò của ngành thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân 1.1.2.1. Những ảnh hưởng tích cực Thủy lợi là một trong những cơ sở hạ tầng thiết yếu để ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Thiết lập những tiền đề cơ bản và tạo ra môi trường thuận lợi, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày 10/05/1999, Quốc hội đã thảo luận về báo cáo của chính phủ cho rằng: “có đi vay nước ngoài cũng phải đầu tư cho thủy lợi”. Đầu tư cho thủy lợi vừa để kích cầu vừa để phát triển kinh tế, kinh nghiệm cho thấy ở đâu có thủy lợi thì ở đó có sản xuất phát triển và đời sống nhân dân ổn định. Thủy lợi thực hiện tổng hợp các biện pháp sử dụng các nguồn lực của nước trên mặt đất dưới mặt đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại của nước gây ra cho sản xuất và sinh hoạt của nông dân. Như vậy, thủy lợi hóa là một quá trình lâu dài nhưng có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nền nông nghiệp nước ta. Cho đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, nông nghiệp là khu vực sản xuất vật chất chủ yếu thu hút tới 70,5% lực lượng lao động xã hội và làm ra khoảng 23,6% GDP. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, lâm nghiệp, ngư nghiệp… tất cả các hoạt động này đều rất cần có nước. Vì vậy nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân ta đặc biệt đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước ta như sau: 4 a. Về tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp - Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Sự phát triển của hệ thống thủy lợi đã cung cấp đủ nước cho đồng ruộng làm tăng năng suất của cây trồng và khả năng tăng vụ. Hiện nay do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên ngành Thủy lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xóa đói giảm nghèo, sản lượng cây trồng tăng đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 2 trên Thế giới về xuất khẩu gạo. - Nhờ có hệ thống thủy lợi làm tăng năng suất cây trồng đã tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, làm tăng giá trị tổng sản lượng của nước ta nói riêng và khu vực nói chung. b. Đê điều – Phòng chống giảm nhẹ thiên tai Đến nay đã nâng cấp và xây dựng mới 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao, hàng nghìn cống dưới đê, hàng trăm cây số kè. Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều ... từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất. + Về đê sông: Ở miền Bắc, nhờ sự hỗ trợ điều tiết của hồ Hoà Bình, Thác Bà, hệ thống đê sông Hồng và Thái Bình đã đảm bảo chống được lũ Hà Nội ở cao trình 13,40m ứng với tần suất 125 năm/lần. Khi hồ Tuyên Quang đi vào vận hành, tần suất được nâng lên 250 năm và khi hồ Sơn La đi vào vận hành, tần suất được nâng lên 500 năm. Ở Bắc Trung bộ, đê sông Mã, sông Cả chống được lũ lịch sử chính vụ không bị tràn. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống bờ bao đã chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn để bảo vệ vụ lúa Hè - Thu và các điểm dân cư trong vùng kiểm soát lũ. + Về đê biển: Hệ thống đê biển ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có thể ngăn mặn và triều tần suất 10% khi gặp bão cấp 9. c. Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản Đi đôi với mở rộng diện tích tưới nước để đảm bảo nước ngọt quanh năm cho nhiều vùng rộng lớn ở cả đồng bằng, trung du, miền núi mà trước kia nguồn ngọt rất khó khăn; tạo điều kiện phân bổ lại dân cư; tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển thuỷ sản. 5 - Đối với nông thôn: Đã cấp nước sạch ở nông thôn được 50% số hộ. - Nhiều hồ chứa đã cấp nước cho công nghiệp và đô thị, khu đô thị đang được xây dựng như: Hồ Sông Ray (Bà Rịa – Vũng Tàu), hồ Mỹ Tân (Ninh Thuận), cụm hồ Thuỷ Yên - Thuỷ Cam (Huế), hồ Hoa Sơn (Khánh Hoà), hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Hà Tĩnh), hồ Bản Mòng (Sơn La), hồ Nậm Cát (Bắc Cạn), còn rất nhiều hồ kết hợp tưới, cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt. Hình 1.1: Hồ Hoa Sơn Thành phố Khánh Hòa Nguồn: Trang web Google.com.vn - Đối với thuỷ sản: Đã đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản nội địa và tạo điều kiện cho mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt, nước lợ lên 600.000 ha. d. Tham gia phát triển thuỷ điện Từ những năm 1960 khi Uỷ ban Trị thuỷ và Khai thác sông Hồng được thành lập và đi vào hoạt động, trong nghiên cứu quy hoạch tổng hợp để phục vụ cho chống lũ, phát điện, cấp nước, vận tải thuỷ… e. Đóng góp vào việc bảo vệ, cải tạo môi trường, tạo tiền đề xây dựng cuộc sống văn minh hiện đại. 6 - Các hồ đập được xây dựng ở mọi miền đã làm tăng độ ẩm, điều hoà dòng chảy, tạo điều kiện để ổn định cuộc sống định canh định cư để giảm đốt phá rừng. Các trục kênh tiêu thoát nước của các hệ thống thuỷ nông đã tạo nguồn nước ngọt, tiêu thoát nước thải cho nhiều đô thị, thành phố. - Song hành với hệ thống tưới, tiêu, đê điều và đường thi công thuỷ lợi đã góp phần hình thành mạng giao thông thuỷ, bộ rộng khắp. Ở nông thôn đã cải tạo trên diện rộng các vùng đất, nước chua phèn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều vùng đất “chiêm khe mùa thối” mà trước đây người dân phải sống trong cảnh “6 tháng đi chân, 6 tháng đi tay”, thành những vùng 2 vụ lúa ổn định có năng suất cao, phát triển được mạng đường bộ, bảo vệ được cây lưu niên, có điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. - Các hồ chứa có tác động tích cực cải tạo điều kiện vi khí hậu của một vùng, làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm thực vật chống xói mòn, rửa trôi đất đai. Hình 1.2: Hồ Sông Trâu huyện Thuận Bắc Thành phố Ninh Thuận Nguồn: Trang web Google.com.vn f. Đóng góp quan trọng vào xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tạo điều kiện để bố trí lại dân cư tập trung thuận tiện cho sản xuất, giao thông và tránh lũ như ở đồng bằng Sông Cửu Long - Thủy lợi nói chung và các hệ thống thủy lợi nói riêng đã đóng góp đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 7 g. Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước Đã thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước như xây dựng Luật Tài Nguyên Nước, một số văn bản dưới Luật, thành lập các Ban Quản lý lưu vực sông trọng điểm, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, xây dựng quy hoạch khai thác sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra. Cùng với ngành điện xây dựng nhiều hồ chứa, các hệ thống chuyển nước lưu vực. Đã thực sự đóng góp to lớn vào việc điều hoà nguồn nước giữa mùa thừa nước và mùa thiếu nước, giữa năm thừa nước và năm thiếu nước, giữa vùng thừa nước và vùng khan hiếm nước, biến nguồn nước ở dạng tiềm năng đổ ra biển thành nguồn nước có ích cho quốc kế dân sinh. Hình 1.3: Hồ thủy điện Hòa Bình Nguồn: Trang web Google.com.vn h. Phát triển khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực Trong những năm qua đã đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của công tác khoa học kỹ thuật trong việc giải quyết các yêu cầu phức tạp của ngành từ quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, các công trình thuỷ lợi và phòng chống thiên tai, đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo có trình độ chuyên môn sâu. 8 Từ một ngành kỹ thuật còn rất non trẻ đến nay đã đào tạo bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật có đủ trình độ làm chủ được các vấn đề khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý nghiên cứu khoa học phức tạp ngang tầm các nước trong khu vực. Ngành thuỷ lợi cũng là ngành xây dựng đã xây dựng được nhiều tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật chặt chẽ, tiên tiến trong quy hoạch, thiết kế, thi công, đã xây dựng Bộ Sổ tay Tra cứu Thuỷ lợi trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật nhà nước, đặc biệt là quy trình vận hành liên hồ lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta do Thủ tướng Chính phủ giao để phục vụ cho chống lũ, phát điện, cấp nước cho hạ du từ năm 2006 trở lại đây. Tóm lại, Trong khuôn khổ của nền kinh tế quốc dân, thuỷ lợi là một ngành có đóng góp đáng kể để giải quyết các vấn đề nêu trên. Nghị quyết đại hội Đảng đã chỉ ra rằng nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu.Vì phát triển nông nghiệp là vấn đề giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm. Bên cạnh các biện pháp thâm canh tăng năng xuất cây trồng như cơ giơi hoá nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật,... thì thuỷ lợi phải là biện pháp hàng đầu. Khi công tác thuỷ lợi đã thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, mức độ sử dụng nguồn nước cao (tỷ trọng giữa nguồn nước tiêu dùng và lượng nước nguồn do thiên nhiên cung cấp) thì không những từng quốc gia mà phải tiến hành liên quốc gia để giải quyết vấn đề lợi dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản... Ngoài ra thuỷ lợi còn đóng góp to lớn trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nước bị ô nhiễm. Thuỷ lợi phục vụ nhiều mục đích như: Yêu cầu tưới tiêu, phát điện, cung cấp nước cho đời sống, phát triển giao thông thuỷ, chống lũ lụt bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân... Xây dựng thuỷ lợi là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó sản xuất trực tiếp ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ lợi góp phần trực tiếp cải thiện đời sống của nhân dân thông qua các công trình, tạo ra tích luỹ cho xã hội từ lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành thuỷ lợi góp phần thực hiện đường lối kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng của Đảng đồng thời thuỷ lợi quản lý một khối lượng lớn vốn đầu tư nhà nước, thường chiếm khoảng 8-10% vốn đầu tư xây dựng của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Thuỷ lợi đã tạo ra một giá trị sản phẩm xã hội bằng 11%-12% Tổng sản phẩm quốc dân cả nước và tiêu phí từ 14-16% tổng số lao động. 9 1.1.2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực - Mất đất do sự chiếm chỗ của hệ thống công trình, kênh mương hoặc do ngập úng khi xây dựng hồ chứa, đập dâng lên. - Ảnh hưởng đến vi khí hậu khu vực, làm thay đổi điều kiện sống của người, động thực vật trong vùng, có thể xuất hiện các loài lạ, làm ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái khu vực và sức khoẻ cộng đồng. - Làm thay đổi điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn gây ảnh hưởng tới thượng, hạ lưu hệ thống, hoặc có thể gây bất lợi đối với môi trường đất, nước trong khu vực. - Trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi cảnh quan khu vực, ảnh hưởng tới lịch sử văn hoá trong vùng. 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của hệ thống công trình thủy lợi, các nội dung trong quản lý vận hành khai thác các công trình thủy lợi 1.2.1. Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi Hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất và dân sinh, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. 1.2.1.1. Nước ta có hệ thống thủy lợi tương đối phát triển, góp phần quan trọng để tăng diện tích gieo trồng, tăng thời vụ, cải tạo đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu Theo thống kê năm 2012, tổng diện tích đất trồng lúa được tưới đạt trên 7,3 triệu ha (vụ Đông Xuân 2,99 triệu ha, Hè Thu 2,05 triệu ha, Mùa 2,02 triệu ha), góp phần đưa sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định. Ngoài ra, các hệ thống thủy lợi còn tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp; tạo nguồn nước cho 1,3 triệu ha đất gieo trồng; cung cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp; ngăn mặn cho 0,87 triệu ha; cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha và tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Các hệ thống công trình thủy lợi đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Đến nay, đã xây dựng được hàng ngàn hệ thống công trình thủy lợi, gồm: 6.648 hồ chứa các loại, khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê các loại. Trong đó, có 904 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên. Nhiều hệ thống công trình thủy lợi lớn, như: Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải, Núi Cốc, Cấm Sơn, Cửa Đạt, Sông Mực, Kẻ Gỗ, Tả 10 Trạch, Phú Ninh, Định Bình, Đồng Cam, Sông Ray, Dầu Tiếng- Phước Hòa, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Tứ Giác Long Xuyên, Ô môn-Xà no, Nam Măng Thít... đã mang lại hiệu ích lớn cho đất nước. Đặc biệt trong vòng 10 năm qua, nhiều hệ thống công trình thủy lợi quy mô lớn đã và đang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA, như: các hồ chứa nước Cửa Đạt, Bản Mồng, Sông Sào, Ngàn Trươi, Rào Đá, Đá Hàn, Thác Chuối, Tả Trạch, Định Bình, Vân Phong, Nước Trong, Tân Mỹ; hệ thống thủy lợi Phan Rí - Phan Thiết, Phước Hòa, Easup Thượng, Quản Lộ - Phụng Hiệp để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2.1.2. Hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, như: Phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn, xâm nhập mặn. Cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông, 2500 km đê biển; hệ thống các hồ chứa trên toàn quốc, trong đó có nhiều hồ chứa lớn (Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng, v.v...) đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông. Hệ thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn. 1.2.1.3. Hệ thống thủy lợi đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn trên cả nước. Chỉ riêng hệ thống Dầu Tiếng - Phước Hòa đã quy hoạch, xây dựng để cấp nước cho 5 Thành phố, thành phố, gồm: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh với lưu lượng khoảng 20 m3/s. Các hệ thống công trình thủy lợi còn góp phần điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn định dòng chảy mùa kiệt, bảo vệ môi trường nước, phát triển dịch vụ, du lịch. 1.2.2. Nhiệm vụ của hệ thống các công trình thủy lợi + Hệ thống công thủy lợi cả nước cơ bản có nhiệm vụ phục vụ nước tưới cho đất trồng lúa, rau màu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày. Có nhiệm vụ chống hạn hán vào mùa khô hạn. + Hệ thống công trình thủy lợi còn có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho đất nông nghiệp và tiêu thoát nước cho khu dân cư ở thành thị và nông thôn, đặc biệt là chống ngập úng vào mùa mưa. 11 + Các công trình thủy lợi còn góp phần ngăn mặn đất nông nghiệp nhất là khi triều cường lên xuống thất thường như hiện nay, cải tạo chua phèn, duy trì cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. + Cung cấp nước cho dân sinh, công nghiệp, giao thông thuỷ với khối lượng và chất lượng cần thiết. + Dẫn và xử lý nước thải để bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm. + Hồi phục và bổ sung nguồn nước để lợi dụng theo kế hoạch. + Phòng chống lũ lụt, bảo vệ bờ biển, tránh những thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và tài sản xã hội chủ nghĩa. 1.2.3. Các nội dung, yêu cầu trong quản lý vận hành khai thác các công trình thủy lợi 1.2.3.1. Nội dung trong quản lý vận hành khai thác các công trình thủy lợi + Quản lý nước: Điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác. Các nội dung của quản lý nước bao gồm: - Đánh giá, dự báo nguồn nước; tổng hợp yêu cầu sử dụng nước; lập kế hoạch, phương án cung cấp nước cho các hộ dùng nước, phương án tiêu thoát nước và kế hoạch, phương án ngăn mặn hoặc hạn chế xâm nhập mặn; - Điều hành việc phân phối nước, cấp nước, tiêu nước, ngăn mặn hoặc hạn chế xâm nhập mặn; - Quản lý, kiểm soát việc thải nước vào nguồn nước; bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước; - Quan trắc, đo đạc lượng mưa, mực nước, lưu lượng nước, chất lượng nước theo quy định; - Phổ biến, ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước, cải thiện chất lượng nước, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn nước; các quy trình, kỹ thuật tưới tiêu nước tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản; 12 - Thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; - Đánh giá kết quả tưới, tiêu nước, cung cấp nước; lập bản đồ kết quả tưới tiêu nước hàng vụ và báo cáo về kết quả cung cấp nước cho các hộ dùng nước phi nông nghiệp; - Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan. Từ những nội dung trên cho thấy việc quản lý nước là một công tác hết sức quan trọng trong quản lý vận hành khai thác công trình thủy lợi. Nếu quản lý nước tốt sẽ nâng cao năng suất cho cây trồng, phát triển kinh tế cho đất nước, giảm thiểu được thiên tai như lũ lụt, hạn hán… và ngược lại nếu quản lý không tốt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho con người và nền kinh tế của đất nước. + Quản lý công trình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài. Nội dung của quản lý công trình bao gồm: - Thực hiện việc bảo trì công trình theo quy định; - Thực hiện việc vận hành công trình theo nhiệm vụ thiết kế, quy trình thao tác và các quy định pháp luật khác có liên quan; - Thực hiện việc kiểm tra công trình, theo quy định; - Thực hiện việc quan trắc công trình, theo quy định. - Bảo vệ công trình, ngăn chặn, phòng, chống các hành vi xâm hại hoặc phá hoại công trình; - Thực hiện công tác phòng chống lụt, bão, bảo đảm an toàn công trình; - Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, tổ chức triển khai, giám sát việc khôi phục, đại tu, nâng cấp công trình; - Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan; - Ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả khai thác công trình. 13 Quản lý công trình là một nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý vận hành khai thác. Nếu một công trình được quản lý tốt sẽ nâng cao được tuổi thọ của công trình và phát huy được hiệu quả sử dụng theo yêu cầu thiết kế công trình. + Tổ chức và quản lý kinh tế: Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật. Các nội dung của Tổ chức và quản lý kinh tế bao gồm: - Lập kế hoạch chi phí hàng năm, phục vụ quản lý hệ thống, theo quy định; - Ký kết hợp đồng tưới, tiêu nước, hợp đồng cung cấp nước và các dịch vụ khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi; - Ký hợp đồng thực hiện việc bảo trì, bảo vệ công trình; - Nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng nêu trên; - Quản lý các khoản thu, các khoản chi theo quy định; - Lập và áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc quản lý, vận hành công trình, gồm: Định mức sử dụng nước; định mức sử dụng điện hoặc nhiên liệu; định mức lao động; định mức sửa chữa thường xuyên và các định mức cần thiết khác; - Thực hiện việc theo dõi có hệ thống, điều chỉnh hoặc đề nghị điều chỉnh cho phù hợp các chỉ tiêu kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật; định kỳ đánh giá hiệu quả dịch vụ tưới tiêu nước và hiệu quả đầu tư, khai thác công trình thuỷ lợi; - Cải tiến tổ chức, áp dụng cơ chế quản lý năng động, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. * Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc quản lý khai thác công trình thủy lợi cần theo hướng hiện đại hóa, đa mục tiêu, đa dịch vụ. + Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn định của thế giới, đồng thời phải giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng. 14 + Phát triển thủy lợi cần phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước: - Khai thác lợi dụng tổng hợp, hợp lý, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống công trình thủy lợi, không chia cắt theo địa giới hành chính. - Khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ cả số lượng lẫn chất lượng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng cả biện pháp công trình và phi công trình, đồng thời tiến hành lồng ghép các chương trình phát triển nông - lâm kết hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. + Giảm nhẹ thiên tai: Không ngừng nâng cao khả năng chủ động và mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai bão lụt để giảm thiểu tổn thất. Có kế hoạch và biện pháp thích hợp cho từng vùng: Chủ động phòng chống hoặc thích nghi, né tránh. Bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích các vùng, các ngành với lợi ích của cả nước. + Gắn với xóa đói giảm nghèo: Chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. 1.2.3.2. Yêu cầu của công tác quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi + Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cấp nước theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn công trình, phục vụ sản xuất, xã hội, dân sinh kịp thời và hiệu quả. + Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặt hàng với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao. + Sử dụng vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. + Tận dụng công trình, máy móc thiết bị, lao động, kỹ thuật, đất đai, cảnh quan và huy động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, với điều kiện không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được giao và tuân theo các quy định của pháp luật. 15 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các công trình thủy lợi trong giai đoạn quản lý vận hành khai thác Để đánh giá hiệu quả quản lý vận hành khai thác một hệ thống công trình thủy lợi có nhiều chỉ tiêu để đánh giá. Hệ chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý các hệ thống tưới tiêu có thể chia thành nhiều nhóm mỗi nhóm lại bao gồm nhiều chỉ tiêu. Việc đánh giá hiệu quả QLKT CTTL được dựa vào các tiêu chí sau: 1.3.1. Chỉ tiêu hiệu ích tưới nước 1.3.1.1. Hiệu suất cung cấp nguồn nước tưới G= Wnguon Wyc Trong đó: + Wnguồn – Lượng nước cung cấp thực tế của nguồn nước tưới tại mặt ruộng/m3. + Wyc – Lượng nước yêu cầu tưới tại mặt ruộng của cây trồng (m3) Hiệu suất cung cấp của nguồn nước (G) được đánh giá cụ thể: Khi: G>1 – Thể hiện tình trạng lãng phí nước tưới. G<1 – Thể hiện yêu cầu nước tưới không được thỏa mãn. G=1 – Thể hiện trình độ QLKT tốt, cấp nước phù hợp với yêu cầu tưới của cây trồng. 1.3.1.2. Mức tưới thực tế đầu hệ thống M= W (m3/ha) Ωnt Trong đó: + W – Lượng nước cung cấp thực tế của nguồn tại đầu mối (m3) + Ωnt – Diện tích thực tưới nghiệm thu được của hệ thống (ha) M càng nhỏ thì hiệu quả càng cao và ngược lại, nó phản ánh trình độ quản lý phân phối nước và tình trạng tổn thất trên hệ thống kênh mương. 16 1.3.2. Chỉ tiêu về diện tích tưới và trạng thái công trình 1.3.2.1. Tỷ lệ diện tích được tưới thực tế λ= Ω .100% Ωh Trong đó: + Ω – Diện tích được tưới thực tế (ha) + Ωh – Tổng diện tích tưới theo kế hoạch (ha) Trong quản lý nếu trị số λ càng lớn chứng tỏ công trình tưới và công tác quản lý nước mặt ruộng được làm tốt, công tác nghiệm thu tưới, tiêu của cán bộ phụ trách địa bàn chặt chẽ. Nó đánh giá khả năng tưới chủ động của công trình so với thiết kế. 1.3.2.2. Tỷ lệ hoàn thành diện tích tưới theo kế hoạch năm α= Ωnt .100% Ωh Trong đó: + Ωnt - Diện tích tưới nghiệm thu được của hệ thống (ha) + Ωh – Tổng diện tích tưới theo kế hoạch (ha) Giá trị của α cho đánh giá được tình hình nguồn nước, trạng thái công trình cũng như tình hình quản lý sử dụng tài nguyên nước. 1.3.3. Chỉ tiêu về sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 1.3.3.1. Sản lượng của đơn vị diện tích (Năng suất cây trồng) Yk = Yi (kg/ha) Ωi Trong đó: + Yi – Tổng sản lượng mỗi loại cây trồng (kg) + Ωi – Diện tích mỗi loại cây trồng trong hệ thống (ha) Năng suất cây trồng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quá trình chăm sóc ...Tuy nhiên việc cung cấp nước đầy đủ và kịp thời cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, việc tưới tiêu của các CTTL đã đáp ứng được yêu cầu về nước cho cây trồng, khẳng định được hiệu quả đầu tư và quản lý. 17 1.3.3.2. Sản lượng của đơn vị lượng nước dùng ở đầu hệ thống Yn = Yi (kg/m3) Wi Trong đó: + Wi – Lượng nước cấp thực tế tại đầu hệ thống (m3) + Yi – Sản lượng loại cây trồng trong hệ thống (kg) Yn phản ánh giá trị của một đơn vị nước dùng tại đầu hệ thống, giá trị này càng lớn thì hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại. 1.3.3.3. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị nước dùng α= I (đồng/m3) W Trong đó: + I – Giá trị tổng sản lượng (đồng) + W – Lượng nước cung cấp thực tế của nguồn tại đầu mối (m3) Giá trị sản phẩm trên một đơn vị nước tưới cao chứng tỏ cây trồng có giá trị kinh tế cao. 1.3.3.4. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác β= I (đồng/ha) Ωnt Trong đó: + Ωnt - Diện tích tưới nghiệm thu được của hệ thống (ha) + I – Giá trị tổng sản lượng (đồng) Chỉ tiêu này đánh giá tổng giá trị nông sản thu được của hệ thống trên một đơn vị diện tích canh tác. Với lượng nước luôn cung cấp kịp thời vụ cho các loại cây trồng thì chỉ tiêu này chủ yếu phụ thuộc vào loại cây trồng mà nhân dân trong vùng canh tác. 1.3.3.5. Chi phí cho một đơn vị diện tích canh tác Ct = ∑C (đồng/ha) Ωnt Trong đó: + Ωnt - Diện tích tưới nghiệm thu được của hệ thống (ha) + C – Chi phí quản lý vận hành (đồng) 18 Giá trị Ct càng lớn thể hiện chi phí quản lý vận hành lớn, chi phí vận hành càng lớn có thể kể đến các nguyên nhân do tiêu hao điện năng lớn ngoài ra có thể dùng để so sánh với các hệ thống khác từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của hệ thống. 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả các công trình thuỷ lợi trong giai đoạn quản lý vận hành khai thác 1.4.1. Nhân tố khách quan 1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên + Điều kiện tự nhiên như địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn.. có ảnh hưởng sâu rộng và nhiều mặt hơn bất kỳ loại công trình xây dựng nào. Những yếu tố tự nhiên ấy nhiều khi có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, hình thức kết cấu, điều kiện làm việc lâu dài của công trình thủy lợi. + Trong tự nhiên, sự tổng hợp các điều kiện không nơi nào giống nhau, cho nên hầu như công trình thủy lợi nào cũng có những đặc điểm riêng. Thực tế xây dựng công trình thủy lợi do tài liệu thủy văn không đầy đủ, không chính xác nên công trình thủy lợi được xây dựng nhưng khả năng tháo lũ không đủ, gây nguy hiểm khi lũ lớn, nhiều trạm thủy điện không chạy đủ công suất. 1.4.1.2. Tác động của nước đến công trình thủy lợi + Tác động cơ học của nước tới công trình thủy lợi là áp lực nước ở dạng tĩnh hoặc động. Trong đó, áp lực thủy tĩnh thường là lớn nhất và thường đóng vai trò quyết định đến điều kiện làm việc và ổn định của công trình. + Tác động lý, hóa học của nước thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như dòng nước có thể bào mòn công trình, đặc biệt khi dòng nước có lưu tốc lớn và nhiều bùn cát. Ở nơi có lưu tốc lớn và do kết cấu công trình thủy lợi có thể sinh ra lưu vực chân không, gây hiện tượng xâm thực bề mặt công trình. Các bộ phận làm bằng kim loại có thể bị rỉ, phần bê tông có thể bị nước thấm xâm thực. Dưới tác động của dòng nước làm cho nền công trình có thể bị sói mòn cơ học, hóa học lôi cuốn đất làm rỗng nền, hoặc hòa tan các chất trong nền có thạch cao, muối và các chất hòa tan khác. + Tác động sinh học của nước: Các sinh vật sống có thể bám vào các công trình thủy lợi làm mục nát gỗ, bê tông, đá, mối làm rỗng thân đê, thân đập, làm sập nền công trình. 19 1.4.2. Nhân tố chủ quan Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ nhận thức nông dân đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công trình. - Yếu tố tổ chức quản lý và sử dụng: Là hình thức tổ chức quản lý và sử dụng công trình thủy lợi dưới hình thức hợp tác xã dùng nước hay nhóm hộ dùng nước, sự kết hợp giữa quản lý của chính quyền địa phương với cộng đồng, sự đồng nhất giữa người quản lý và người sử dụng công trình. - Yếu tố xã hội: Bao gồm các đặc điểm và các yếu tố xã hội liên quan đến người sử dụng như tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của nông dân. Đặc biệt những người dễ bị tổn thương có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý và sử dụng công trình thủy lợi. - Yếu tố kỹ thuật: Bao gồm công nghệ được áp dụng vào công trình thủy lợi như tưới tiêu tự chảy hay bơm đẩy, tưới ngầm, tưới tràn hay tưới phun. 1.5. Tổng quan một số vấn đề có liên quan đến đề tài 1.5.1. Tình hình quản lý công trình thủy lợi của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Ngay từ những năm cuối thập niên 80 của Thế kỷ trước, nhiều nước trên Thế giới đã bắt đầu chuyển giao cho nông dân quản lý hệ thống tưới tiêu. Tại cuộc hội thảo Quốc tế về “Chuyển giao quản lý tưới” tổ chức tại Trung Quốc tháng 9/1994 với sự tham gia của 216 nước, người ta coi hiện tượng chuyển giao quản lý như là một cuộc cách mạng mang tính toàn cầu. Tại hội thảo về chuyển giao quản lý thủy lợi tại Châu Á do tổ chức nông lương thế giới (FAO) và Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI) tổ chức tại Thái Lan năm 1995, các đại biểu đã thảo luận và tổng kết 4 lý do dẫn đến việc nhiều nước thực hiện chính sách chuyển giao quản lý thủy lợi trong những năm qua, đó là: - Kinh phí của Nhà nước cấp không đủ đáp ứng các nhu cầu của công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dướng và sửa chữa các hệ thống thủy lợi. - Việc thu thủy lợi phí của các doanh nghiệp nhà nước rất khó khăn. - Các hệ thống tưới do các doanh nghiệp nhà nước quản lý có hiệu quả thấp. - Trình độ của người nông dân ngày càng được nâng lên và nếu được tổ chức lại thì họ sẽ có khả năng tiếp thu việc quản lý công trình. 20 Vậy chuyển giao quản lý tưới là gì? Chuyển giao quản lý tưới nghĩa là chuyển giao hệ thống tưới do xí nghiệp Nhà nước quản lý sang cho Tổ chức dùng nước. Hiện nay chuyển giao quản lý thủy lợi (IMT) đang diễn ra ở nhiều nước trên Thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển tại Châu Á và Châu Phi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng tính bền vững của các hệ thống thủy lợi. 1.5.1.1. Inđônêxia Từ năm 1987 Chính phủ đã công bố một danh sách theo đó công trình có diện tích từ 500 ha trở xuống lần lượt được chuyển giao cho các hộ dùng nước. Các bước trình tự chuyển giao đã được thảo luận và làm thử trên một số công trình. Một khung chung cho việc chuyển giao đã được Bộ các công trình công cộng hướng dẫn. Có thể tóm tắt các bước này như sau: - Kiểm kê đánh giá cơ sở vật chất của các công trình sẽ bàn giao. - Đào tạo cán bộ làm công tác chuyển giao. - Hướng dẫn nông dân cùng tham gia vào quy hoạch thiết kế, cùng đóng góp vào để khôi phục công trình, trong đó nông dân đóng góp vật liệu địa phương và công lao động. - Thành lập hội những người dùng nước. - Chuyển giao công trình cho hội những người dùng nước. - Chính phủ hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ sau khi chuyển giao như đào tạo, huấn luyện, cho vay vốn… 1.5.1.2. Trung Quốc Giữa những năm 70 và đầu năm 80 của thế kỷ trước Trung Quốc có 2 cuộc khủng hoảng về thủy lợi đó là: Sự xuống cấp các hệ thống và thiếu nguồn nước. Bộ thủy lợi Trung Quốc đã đề xướng chương trình đánh giá về sự xuống cấp của các hệ thống thủy lợi và tìm ra nguyên nhân của tình trạng này vào năm 1990. Từ đánh giá đó, Trung Quốc đã đề ra các biện pháp sau: Năm 1990 ra Luật nước, đưa ra phạm vi những vùng được quản lý và bảo vệ cho các công trình thủy lợi: Cách mạng về thủy lợi phí (1980) (năm 1994 có điều chỉnh sâu sắc hơn – thiết lập hệ thống quản lý); định giá cho quản lý vận hành hệ thống; thiết lập các phương pháp tính toán trong quản lý; điều hành quản lý và điều khiển cấp Quốc gia; chuyển giao quản lý thủy lợi cho nông dân; đào tạo cán bộ quản lý cho nông dân…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan