Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao chất lượng học cho ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng học cho

.DOC
47
234
105

Mô tả:

Trang 1 TOÏM TÀÕT CÄNG TRÇNH Coï ai thaình cäng maì khäng traíi qua gian nan, thæí thaïch. Trong xu thãú toaìn cáöu hoaï vaì häüi nháûp tri thæïc luän laì váún âãö quan tám haìng âáöu vaì noïng boíng cuía xaî häüi. Mäüt máùu ngæåìi hoaìn thiãûn, laì tiãu chê quan troüng maì tuäøi treí Vëãt Nam âang hæåïng tåïi. Mäüt táöng låïp thanh niãn âáöy nhiãût huyãút vaì traìn trãö nhæûa säúng, laì haût giäúng trong tæång lai. Våïi nhëp âäü säúng ngaìy caìng gia tàng keïo theo sæû âäøi måïi trong nhiãöu lénh væûc. Nãúu anh khäng chëu nghiãn cæïu, tçm toìi, trau däöi kiãún thæïc thç anh seî tråí nãn laûc háûu. Xaî häüi ngaìy caìng phaït triãøn khäng tiãúp nháûn nhæîng con ngæåìi nhæ váûy. Nhæng våïi täúc âäü phaït triãøn maûnh nhæ váy, liãûu chuïng ta coï theo këp hay khäng? Vaì bàòng caïch naìo âãø âem laûi hiãûu quaí täút nháút. Coï leî âáy cuîng laì tràn tråí nhiãöu ngæåìi nháút laì táöng låïp sinh viãn nhæîng ngæåìi coìn non treí, näng näùi, âang cháûp chæîng bæåïc vaìo âåìi chæa hiãøu hãút âæåüc táöm quan troüng cuía thåìi gian. Khäng chuï tám vaìo hoüc haình nghiãn cæïu trãn con âæåìng læûa choün cuía mçnh, boí qua thåìi gian mäüt caïch vä nghéa khi âang ngäöi trãn giaíng âæåìng. Vaì khäng vaûch ra cho mçnh mäüt phæång hæåïng, muûc tiãu roî raìng âãø âaût âæåüc kãút quaí cao trong hoüc táûp, nhàòm phuûc vuû cho cäng viãûc cuía mçnh trong tæång lai. Baín thán laì mäüt sinh viãn âang nghiãn cæïu ngaình hoüc, tháúy thæûc traûng træåïc màõt vaì mong muäún cuìng nhæîng ngæåìi baûn âäöng haình tçm âæåüc cho mçnh mäüt läúi âi riãng taûo mäüt chäù âæïng trong xaî häüi, âæa âáút næåïc, con ngæåìi Viãût Nam hoaì nháûp vaìo caïc næåïc phaït triãøn trãn thãú giåïi, laì âäüng læûc thäi thuïc nghiãn cæïu cäng trçnh naìy. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 2 Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 3 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ C 1. Lý do chọn đề tài: hân ướt, chân ráo vào Đại học tôi còn bỡ ngỡ nhiều điều, xung quanh toàn là những điều mới lạ mà mình không thể hình dung được, Đại học dân lập Duy Tân, Khoa QTKD-DL như thế nào? Khi quyết định chọn ngành này là cả một quá trình say mê và ham thích trong tôi. Trước khi hình thành ý tưởng tôi luôn nghĩ rằng trở thành một Nhà kinh tế được đứng trên thương trường, được làm việc và tiếp xúc với những người tài giỏi, được đi đây, đi đó. Điều đó thật là thú vị! Bây giờ ước mơ đó của tôi đã trở thành sự thật. Tôi đang ngồi trên Giảng Đường Đại Học, lòng tôi nung nấu một ý chí, một quyết tâm trở thành một nhà Kinh tế thật giỏi. Nhưng tôi vẫn không thể giải thích cho bản thân mình: “Học kinh tế là học những gì?” Mình cần trang bị những gì cho bản thân mình? Sự say mê chăm chỉ học tập có đủ không? Để trở thành Nhà kinh tế, những thầy cô Duy Tân sẽ dạy cho mình những gì? Những môn học chuyên ngành sẽ như thế nào? Những thuật ngữ đó ra sao? Hàng loạt những câu hỏi thắc mắc đặt ra nhưng tôi vẫn không tài nào giải thích nổi cho bản thân mình được. Cùng với những suy nghĩ, lo âu giống như tôi, những Sinh viên năm I khi bước chân vào học kinh tế vẫn chưa hình dung được mình học những gì và học như thế nào? Nhưng có những Sinh viên học suốt bốn năm vẫn không ý thức được mình học để làm gì? Chẳng qua cũng chỉ là bạn bè xung quanh học đại học, chẳng lẽ mình không học, mình cũng muốn giống như mọi người. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Học và không học mà vẫn có bằng thì khác nhau như thế nào? Lựa chọn nghề nghiệp cho cuộc đời mình là một quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ làm. Tương lai của bạn không chỉ phụ thuộc vào năng lực cá nhân của bạn mà còn phụ thuộc vào nhiều tác động khác bên ngoài. Cạnh tranh đang trở nên ngày càng gay gắt, chúng ta đang sống trong kỹ nguyên thị trường toàn cầu. Để có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội ngày nay điều đó vô cùng khó khăn nó đòi hỏi bạn phải trang bị ngay từ bây giờ. Bạn sẽ bị hất ra khỏi vị trí, chức vụ nếu bạn không biết gì về kiến thức và lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong thời đại ngày nay, có bằng chỉ là một giấy chứng nhận trên danh nghĩa điều quan trọng là qua quá trình học bạn đã tích luỹ được cho bản thân mình những kiến thức gì và những kỹ năng gì? Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 4 Hiểu được bản chất ngành học của mình là điều vô cùng khó khăn và phức tạp. Bạn phải rèn luyện cho mình một tinh thần học tập tốt, một quá trình tích luỹ kinh nghiệm, quá trình phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng, phải trãi qua nhiều khó khăn, gian khổ. Có nhiều người đặt ra mục tiêu trước mắt nhưng không có sự cố gắng, phấn đấu vẫn không đạt được. Để làm được điều đó hay nói cách khác để công việc đạt hiệu quả cao thì ngay từ bây giờ bạn phải đặt mục tiêu cho bản thân mình, phải biết ưu và nhược điểm ở bản thân mình, phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế tối thiểu nhược điểm. Sự nghiệp của bạn không phải ai tạo dựng cho bạn mà do chính bạn tự tạo dựng ra cho mình. Vì vậy ngay bây giờ bạn hãy học, học để thay đổi tương lai của mình. Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Tôi nhớ mình đã học một câu ngạn ngữ do Lão Tử viết như sau: “Một cây lớn bắt đầu bằng một hạt giống, hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ” Cuộc sống là một quá trình tạo dựng. những gì bạn làm hôm nay ảnh hưởng đến những gì bạn làm mai sau. Cuộc sống không xảy ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ, theo con nước thuỷ triều lên, xuống. Ảnh hưởng ngày nay tạo nên kết quả ngày mai. Bạn có từ bỏ thói quen xấu hay không, bạn biết tiết kiệm hay tiêu xài hoang phí, bạn có rèn luyện thân thể hay không, bạn có khai thông trí tuệ hay không … Quyết định của bạn sẽ quy đinh những hoàn cảnh sắp tới. Những người lú lẫn không bao giờ nhìn thấy được điều này, người khôn ngoan thì hiểu được sự tình vấn đề. Những gì bạn làm ngày hôm nay rất quan trọng. Ngược lại bạn cứ lơ là, lười biếng, không chịu làm việc, tiêu xài hoang phí, lúc nào cũng làm phiền người khác thì sớm muộn gì điều không hay sẽ đến với bạn, rồi bạn lại tự nhủ tại sao bạn không thấy vui vẻ, thú vị trong công việc, tại sao mình không có tiền và không có ai thân thiện với mình cả. Điều này nhắc nhở chúng ta biết rằng ngày lại qua ngày nắm đất nhỏ sẽ tạo nên gò, đồi , núi. Do đó hành động ban đầu quyết định hoàn cảnh bạn tồn tại. Nổ lực ngày hôm nay có tác dụng cho mai sau. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: sinh viên khoá VII, VIII. Phạm vi áp dụng: Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Duy Tân. 3. Mục tiêu của công trình Nâng cao chất lượng học cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tạo ra một phong cách học mang lại hiệu quả cao nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu Theo phương pháp diễn dịch, điều tra thực tiễn và phương pháp phân tích và tổng hợp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Tầng lớp sinh viên là những người ham học hỏi và tìm tòi. Học đại học là học cách tự học, tự nghiên cứu để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Hiện nay, tình trạng sinh viên ngày càng ít chăm học, lười suy nghĩ, học đối phó còn nhiều đối với các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và Duy Tân nói riêng. Vì vậy, qua đề tài giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng ngành học của mình, đưa ra những thực trạng trước mắt và vạch ra phương hướng giải quyết giúp sinh viên nhận thức vấn đề để tìm biện pháp tốt nhất cho bản thân nhằm đem lại kết quả cao trong học tập. 6. Nội dung : gồm 3 chương: Chương I. Những cơ sở lý luận chung. Chương II. Thực trạng học tập của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh . Chương III. Một số giải pháp nâng cao chất lượng học cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 6 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.1.1 Kinh doanh là gì? Hầu hết chúng ta đều có một vai trò nhất định trong hệ thống kinh doanh của đất nước, họ hàng và bạn bè của cúng ta cũng làm việc trong các doanh nghiệp. Chúng ta mua hàng hoá trong các cửa hàng, siêu thị hay các cửa hàng bách hoá tổng hợp; ăn uống trong các quán hàng lưu động, trong cănteen hay trong nhà hàng. Chúng ta đi lại bằng xe buýt, xe đạp taxi, phà hay tàu hoả. Còn ở Hồng Kông, Singapore hay một số thành phố Châu Âu khác người ta sử dụng hệ thống đường cao tốc công cộng. Các công ty dịch vụ công cộng cung cấp cho chúng ta điện nước và khí đốt, chúng ta gửi thư qua bưu điện và nói chuyện với bạn bè qua điện thoại, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Kinh doanh là một phần cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mỗi người nên có kiến thức nhất định về kinh doanh và cũng cần hiểu rõ vai trò quan trọng của nó đối với cuộc sống con người. Kinh doanh hiểu theo nghĩa rộng nhất là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả những tổ chức và hoạt động sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Thế giới của chúng ta có hàng triệu người sống trong nhiều quốc gia khác nhau, nói những ngôn ngữ khác nhau và thuộc nhóm chủng tộc khác nhau. Dù vậy, con người có một số nhu cầu cơ bản, ai cũng cần có thức ăn để thoả mãn khi đói, thức uống để làm giảm đi cơn khát và quần áo để giữ ấm cho thân thể. Con người cần phải có nhà cửa để ở và nghỉ ngơi, thuốc men và những chăm sóc đặc biệt khi đau ốm. Vì nhiều lý do khác nhau con người cần đi từ nơi này sang nơi khác và khi cách xa họ cần liên lạc với nhau. Trong giờ rãnh rỗi họ muốn nghe nhạc, xem tivi hay đi dạo trong công viên để thư giản. Chính vì vai trò và sự cần thiết của kinh doanh như vậy mà chúng ta là những sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh, những người sẽ làm chủ nền kinh tế trong tương lai phải hiểu hết được bản chất và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn trở thành nhà Quản trị giỏi trong tương lai ta phải nắm chắc bản chất và quy luật trong kinh doanh. Muốn làm kinh doanh thì bất cứ ai cũng có thể làm được, nhưng làm Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 7 thế nào? Và hiệu quả đem lại ra sao? Có thành công như mong muốn hay không khó có ai trả lời được và không ai thoả mãn với kết quả mà mình đã đạt được. 1.1.2. Kinh tế là gì? PH. Anghen đã viết: “C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát triển lịch sử của loài người” nghĩa là tìm ra sự thật đơn giản là trước hết con người phải ăn, uống, mặc trước khi có thể lo đến chuyện Chính trị, Khoa học, Nghệ thuật, Tôn giáo. Con người Kinh tế Cần phát triển Kinh tế Sản xuất Sơ đồ: Mô hình phát triển kinh tế Để sản xuất con người phải có các yếu tố cần thiết để phục vụ những hoạt động này đó chính là Kinh tế. Kinh tế tồn tại với vai trò là đầu vào của quá trình sản xuất xã hội và sau quá trình sản xuất, Kinh tế lại là đầu ra của hoạt động sản xuất. Kinh tế là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Quản lý Kinh tế là một nghề với nghĩa là các nhà lãnh đạo hệ thống phải có tri thức quản lý (qua tự học tích luỹ và qua quá trình được đào tạo ở cấp độ khác nhau hoặc ít nhất phải có các chuyên gia về quản lý làm trợ lý) có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp. Quản lý Kinh tế là một dạng hoạt động lâu đời của xã hội loài người, đã phát triển từ chỗ dựa vào “ Kinh nghiệm” vào “ Cha truyền, Con nối” đến nay đã trở thành một khoa học có nội dung hết sức phong phú. Thực tiễn cho thấy, Quản lý Kinh tế ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển, thành bại của các Doanh Nghiệp, sự tăng trưởng Kinh tế của mỗi quốc gia. Trong các hoạt động của con người, hoạt động Kinh tế chiếm vị trí quan trọng bậc nhất bởi vì nó trực tiếp quyết định đến đời sống vật chất của con người, bảo đảm cho cuộc sống no Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 8 đủ hay thiếu thốn, tiện nghi hay thiếu tiện nghi, an toàn hay không an toàn, văn minh hay không văn minh…Ngoài ra, các hoạt động Kinh tế còn kéo theo hàng loạt các hoạt động khác của con người (trong tái sinh sản, trong giao tiếp, trong cuộc sống văn hoá tinh thần, trong bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ và An ninh Xã Hội…) Cho nên sẽ không ngạc nhiên khi so sánh mức độ phát triển và sức mạnh của một quốc gia, một tổ chức thậm chí một cá nhân người ta thường lấy tiêu thức trình độ khoa học đạt được là cao hay thấp, ổn định hay không ổn định là hai trong các tiêu thức quan trọng nhất để so sánh. Do đó việc tìm hiểu, lý giải đúng khái niệm Kinh tế, Quản lý Kinh tế trở thành vấn đề mang tính thời sự của mọi thời đại, mọi chế độ xã hội, mọi tổ chức, mọi cá nhân. Tóm lại, Kinh tế là tổng thể (hoặc một bộ phận) các yếu tố sản xuất và tái sản xuất xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định mà mấu chốt là vấn đề sở hữu và vấn đề lợi ích. Theo cách hiểu thông thường khác Kinh tế là một lĩnh vực hoạt động bao quát về vấn đề Kinh tế, Thị trường. Nó là lĩnh vực đa dạng và phong phú, nó luôn biến đổi nhưng nhìn chung vẫn theo một quy luật nhất định nào đó. Học Kinh tế là học những gì? Kinh tế là vấn đề rất rộng lớn và phong phú, mỗi ngày nó diễn ra một vẻ không giống nhau. Những quy luật diễn ra trong hoạt động Kinh tế, những cơ sở, tiền đề, lý luận, nền tảng qua đó nắm bắt nó một cách vững chắc. Nó là kim chỉ nam giúp bạn nghiên cứu và học theo. Bạn sẽ hình dung nền Kinh tế diễn ra như thế nào? Bạn chỉ nghiên cứu về lĩnh vực này chứ không nghiên cứu về các vấn đề như Xây dựng, Tin học … Bạn sẽ được các Giảng viên, Chuyên gia về lĩnh vực này dạy cho bạn biết bạn học những gì, những môn học nào sẽ đáp ứng cho công việc của bạn sau này. Thông qua những môn học nó giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc hình thành ý tưởng, xây dựng và phát triển nó lên. Có rất nhiều sách bàn về lĩnh vực chủ yếu của hoạt động Kinh doanh. Có nhiều người cho rằng “đào tạo hay huấn luyện về kinh doanh có cần thiết hay không?” Hầu hết chúng ta thường quan niệm rằng những nhà kinh doanh thành đạt đều không được đào tạo qua bất cứ trường lớp kinh doanh nào, nên thường coi sự thành công trong kinh doanh có vẻ như không liên quan đến đào tạo.Tuy nhiên những trường hợp đó chỉ là ngoại lệ chứ không phải là phổ biến. Nhiều nhà kinh doanh đã trải qua những lớp huấn luyện về kỹ thuật và cũng tiếp xúc nhiều kỹ năng về Quản trị trong nghề nghiệp của họ qua nhiều năm kinh nghiệm. Đào tạo và huấn luyện về Quản trị có cần thiết hay không? Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 9 Những câu chuyện về các nhà Quản trị tự học để đạt thành công thường rất hào hứng nhưng có lẽ chúng ta đã không nhận thấy là bên cạnh đó đã có rất nhiều người bị thất bại nên họ coi “Kinh nghiệm là người thầy giáo giỏi nhưng học phí thì rất cao”. Trong những năm gần đây, tỷ lệ ghi tên vào các lớp học liên quan đến Kinh doanh do các trường Đại học, Viện đào tạo, Trường Thương mại và các trường dạy nghề tổ chức đã tăng lên một cách rất nhanh chóng. Các cuộc hội thảo và Hội nghị thường rất hay tổ chức và số người tham gia thường rất đông. Khi nhận thức sự thay đổi liên tục của các tác lực thị trường là hoàn toàn độc lập, thì yêu cầu thích nghi là một hàn thử biểu chỉ cho những người thuộc các cấp Quản trị khác nhau thấy sự cần thiết phải tham gia những khóa huấn luyện và đào tạo. 1.1.3 Quản trị là gì? Từ hàng ngàn năm nay thuật ngữ Quản trị đã ra đời và được áp dụng trong thực tiễn ở tất cả các nước có chế độ Chính trị, Xã hội khác nhau. Nhưng Quản trị Kinh doanh chỉ xuất hiện và dần dần trở thành một môn khoa học độc lập mới khoảng 100 năm. Đặc biệt sau năm 1940 đến nay Khoa học Quản trị doanh nghiệp mới được phát triển mạnh và được giảng dạy trong hầu hết các trường Kinh tế, Quản trị Kinh doanh trên thế giới. Qua nghiên cứu sinh viên sẽ thấy được tương lai khi tốt nghiệp ra trường, họ sẽ thuộc các Quản trị viên nào (cấp cao, trung gian, cơ sở) họ phải làm gì ở địa vị của họ để Quản trị doanh nghiệp có hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và quốc tế. Thuật ngữ Quản trị được các nhà Quản trị học định nghĩa mỗi người mỗi khác. Vậy có thể hiểu một cách tổng hợp như sau: Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên để hoàn thành các mục tiêu đã định. 1.1.3.1. Thí dụ về Quản trị: Lớp bạn quyết định đi chơi xa vào ngày Chủ nhật này. Sự sắp xếp dễ dàng nhất là mỗi sinh viên sẽ đi bất cứ nơi nào mà người đó thích, mang theo thức ăn riêng và làm bất cứ điều gì mà mỗi người muốn nhưng điều đó khó có thể gọi là một chuyến đi chung của lớp được. Để có một cuộc du ngoạn lớp thành công, phải tiến hành cuộc vui chơi đó. Trước tiên lớp phải bầu một sinh viên đứng ra tổ chức, mọi người có thể gọi anh ta là nhà tổ chức, nhân vật chủ chốt, thủ lĩnh, người hướng dẫn hay bất cứ tên gọi nào Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 10 khác. Nhiệm vụ chính của anh ta là đảm bảo cho mục tiêu của lớp được thực hiện và cả lớp có một cuộc du ngoạn chung thích thú, bổ ích. Anh ta sẽ là người quản lý mọi việc, triệu tập một cuộc họp lớp và đi tới một sự thống nhất chung về tất cả những vấn đề mà mọi người quan tâm. Chẳng hạn như, chọn nơi đi, bằng cách nào, mục đích của chuyến đi, khi nào đi … Anh ta tổ chức sinh viên thành nhiều nhóm làm việc, phân công công việc và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Đồng thời anh ta cần phải có biện pháp để tất cả mọi quyết định đều được truyền đạt tới các thành viên. Tình huống trên là một minh hoạ đơn giản về Quản trị. Thông qua việc hoạch đinh, tổ chức, chỉ huy, kiểm soát và truyền thông thích hợp cuộc đi chơi chung của lớp sẽ đạt được thành công. 1.1.3.2. Tầm quan trọng của Quản trị: Một tổ chức kinh doanh có thừa nguyên vật liệu, máy móc, nguồn nhân lực … nhưng sẽ thất bại nếu thiếu yếu tố quan trọng nhất - khả năng sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên này. Nhiều doanh nghệp đã thất bại bởi không Quản trị tốt, một số người gọi là sự hoạch định tồi, mộ số khác đổ lỗi cho sự thiếu lo xa hay thậm chí cho rằng họ đã không gặp may mắn. Song các nguồn tài nguyên chỉ có thể được sử dụng thích hợp bởi một nhà Quản trị giỏi. Nhiều quốc gia đang phát triển được trời phú ho những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng thiếu một đội ngũ các nhà Quản trị để có thể đưa chúng vào sử dụng một cách hợp lý. Kết quả các nguồn tài nguyên này vẫn còn nằm dưới dạng tiềm năng, điều này chứng tỏ tầm qua trọng của các kỹ năng Quản trị. Quản trị càng đặc biệt quan trọng đối với các Doanh nghiệp đang phát triển. Với số lượng công nhân ngày càng tăng, việc quản lý tổ chức Kinh doanh sẽ phức tạp hơn nhiều bởi nó liên quan tới nhiều người và công việc quản lý sẽ trở thành rất khó khăn để duy trì sự truyền thông có hiệu quả giữa các thành viên với nhau. Doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng “ tay phải không biết tay trái đang làm gì” nếu không được quản trị tốt. tổ chức kinh doanh có thể bị phá sản khi dòng lưu kim ở trong tình trạng nguy kịch, mặc dù phòng Kinh doanh cố chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt bằng những bảng báo cáo đầy ấn tượng tốt đẹp. * Tại sao nhiều người học Quản trị? Từ những năm 80 đến nay sự quan tâm của công chúng đối với môn Quản trị đã gia tăng ghê gớm nhứng tác phẩm về Quản trị thường xuất hiện ở đầu danh sách về những tác phẩm bán chạy nhất. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 11 Người ta nhận ra rằng việc Quản trị tốt đóng vai trò quan trọng trong xã hội của chúng ta. Không cần phải là học viên của môn học nào bạn cũng biết rằng nững Công ty Mỹ đang bị áp lực mạnh mẽ phải giảm bớt chi phí và gia tăng chất lượng để khỏi bị thua kém những hảng cạnh tranh từ nước ngoài như Nhật Bản và Nam Triều Tiên, những thách đố thường xuyên xuất hiện trên báo chí. Những yêu cầu Quản trị tốt đã vượt ra ngoài phạm vi một doanh nghiệp. Và chúng ta cũng thấy bất kỳ chuyên ngành nào cũng liên quan đến lĩnh vực Quản trị. Lý do thứ hai của việc học Quản trị là một khi bạn tốt nghiệp và bắt đầu sự nghiệp của mình bạn sẽ quản trị hoặc bị quản trị. Thật ngây thơ nếu cho rằng bất cứ người nào học Quản trị là đang chuẩn bị cho mình một nghề nghiệp về Quản trị. Có thể một khoá học Quản trị chỉ là một yêu cầu cho tấm bằng Đại học bạn cần. Giả sử bạn phải làm việc để sống và hầu như chắc chắn rằng bạn sẽ làm việc trong một tổ chức thì khi đó bạn sẽ là người Quản trị hay làm việc cho nhà Quản trị. Nếu bạn dự tính làm việc cho một người Quản trị thì học tập môn Quản trị sẽ giúp bạn được sáng tỏ nhiều điều về hành vi của bạn và về hoạt động nội bộ của những tổ chức. Bạn không cần là một người Quản trị tương lai mới có thể thu được những điều bổ ích cho bạn từ một khoá học môn Quản trị. 1.1.4. Nhà Quản trị Là người thuộc bộ phận chỉ huy có một chức danh nhất định, có trách nhiệm định hướng, tổ chức điều khiển và kiểm tra. Người Quản trị là người ra quyết định và là người tổ chức thực hiện quyết định. Mục đích là đặc tính của nhà Quản trị, là lợi nhuận được tại chổ, có một đời sống hấp dẫn, thích thú và có nhiều tham vọng, dám chấp nhận rủi ro, có lòng tự tin, tự lập. Là người có trái tim nóng và đầu óc lạnh. 1.1.4.1. Công việc Quản trị và Cấp Quản trị: Công việc Quản trị và cấp Quản trị được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: Top Managers Middle Managers Công việc kỹ thuật và tác nghiệp Công việc Quản trị First line Managers Sơ đồ: Công việc quản trị và cấp quản trị Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 12 a. Cấp Quản trị: Nhà Quản trị được chia làm 3 cấp: Quản trị cấp cao( Top managers) như Giám đốc, Phó giám đốc; Quản trị cấp trung(Middle managers) như Trưởng phòng, Phó phòng, Quản đốc; Quản trị cơ sở (First – line managers) như tổ trưởng, tổ phó … b. Công việc của Quản trị: Qua sơ đồ trên ta thấy công việc Quản trị của bất cứ cấp Quản trị nào cũng có hai loại chính: Công việc kỹ thuật, công việc tác nghiệp và công việc Quản trị. Công việc Quản trị là công việc hằng ngày mà mỗi cấp Quản trị phải thực hiện như Hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra. Công việc kỹ thuật và tác nghiệp là loại công việc chuyên môn mà người Quản trị phải có, đặc biệt đối với Quản trị cấp cơ sở thì loại công việc này vô cùng quan trọng. Qua phần diện tích tương ứng với các cấp Quản trị và loại công việc của sơ đồ trên ta thấy Quản trị cấp cao đòi hỏi công việc Quản trị nhiều hơn so với Quản trị cấp cơ sở. Trái lại, Quản trị cấp cơ sở đòi hỏi công việc kỹ thuật và tác nghiệp rộng hơn so với Quản trị cấp cao. 1.1.4.2. Kỹ năng của nhà Quản trị: Tất cả các nhà Quản trị cần ba loại kỹ năng như sơ đồ dưới đây Top Managers Middle Managers Kỹ năng tư duy Kỹ năng nhân sự Kỹ năng kỹ thuật First line Managers Sơ đồ: Ba loại kỹ năng của các cấp Quản trị a. Kỹ năng tư duy: Kỹ năng tư duy là kỹ năng suy nghĩ, đối với các nhà Quản trị cấp cao họ suy nghĩ về đường hướng phát triển Xí nghiệp, suy nghĩ về chính trị, pháp luật, ngoại giao, cạnh tranh, việc thay đổi quy trình công nghệ. Trong các vấn đề tư duy trên quan trọng hơn hết đối với nhà Quản trị cao cấp là luôn suy nghĩ về việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất. Nói chung, kỹ năng tư duy của Quản trị cấp cao là kỹ năng cần thiết để vạch chiến lược lâu dài, làm sao cho chiến lược thích ứng với môi trường Kinh doanh, giảm thiểu sự rũi ro và phát triển lợi thế cạnh tranh. Đối với Quản trị cấp cao cần nhiều kỹ năng tư duy. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 13 Muốn có kỹ năng tư duy để hoạch định chiến lược cần có kiến thức rộng và cao. Do đó, về lý thuyết điều kiện cần có để làm Giám đốc Doanh Nghiệp là phải tốt nghiệp Đại học , hoặc tối thiểu là phải được bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ Quản Trị Kinh Doanh . Kỹ năng tư duy là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với mọi cấp Quản trị, đặc biệt đối với nhà Quản trị cao cấp. Không riêng gì trong Xí nghiệp, Công ty hay bất cứ lĩnh vực nào, trong xã hội hoặc trong gia đình kỹ năng tư duy cũng cần thiết. Nghĩ đúng thì làm đúng, trước khi làm bất cứ điều gì nên suy nghĩ kỹ lưỡng đừng làm mà không suy nghĩ hoặc suy nghĩ nông cạn sẽ dẫn tới tai hại hoặc kém hiệu quả. b. Kỹ năng nhân sự: Kỹ năng nhân sự đòi hỏi mọi cấp Quản trị đều phải có để đièu hành công việc. Kỹ năng nhân sự của Giám đốc và Tổ trưởng rất cần thiết để giao tiếp, tổ chức, động viên và truyền thông trong công việc điều hành hàng ngày nhằm thúc đẩy, khai thác tối đa sức lao động, sáng kiến của công nhân để gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất. Kỹ năng thực hiện của Giám đốc và Tổ trưởng thường thể hiện qua các công việc như: quan hệ với người khác (cấp trên, cấp ngang hàng, thuộc cấp) khuyến khích, động viên tinh thần nhân viên làm việc. Giám đốc và Tổ trưởng có nhiều kỹ năng nhân sự sẽ làm cho nhân viên làm việc hăng say, tự nguyện làm việc trong một bầu không khí thuận lợi, thoải mái, vui vẻ, nhân viên luôn đạt được mục tiêu mà Giám đốc và Tổ trưởng không cần phải la hét, hăm dọa, kỹ luật. Ngoài ra, kỹ năng nhân sự cần thiết đối với Giám đốc và Tổ trưởng để giải quyết các mâu thuẩn phát sinh trong nội bộ. c. Kỹ năng kỹ thuật: Kỹ năng kỹ thuật hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.Các cấp Quản trị cần có kỹ năng kỹ thụât , đặc biệt kỹ năng kỹ thuật cần thiết . Nhiều nhất đối với nhà Quản trị cấp trung và cấp cơ sở. như vậy Giám đốc và Tổ trưởng cần có kỹ năng kỹ thuật, cần có kinh nghiệm trong công việc, trong vấn đề chuyên môn nghiệp vụ để điều hành, hướng dẫn, hổ trợ nhân viên. một Giám đốc và Tổ trưởng mà yếu nghiệp vụ sẽ không giải quyết được công việc, không điều hành tốt phòng và phân xưởng mình. 1.1.4.3. Các nhà lãnh đạo cần biết những tiêu chuẩn sau đây: 1. Có hệ thống kiến thức đồng nhất và thích nghi. 2. Phải đảm bảo am hiểu và giải quyết vấn đề. 3. Quyết định nhanh, hành động cương quyết, chịu trách nhệm cao và coi thất bại là bài học. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 14 4. Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức toàn doanh nghiệp. 5. Luôn luôn cải tiến công việc để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. 6. Xây dựng được ban tham mưu tốt và năng động. 7. Hợp tác, thân thiện với các Quản trị viên trong doanh nghiệp. 8. Quan tâm đến cá nhân trong doanh nghiệp và gia đình họ. 9. Biết khen thưởng và phê bình đúng chổ, tránh tranh cải gay gắt. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các tiêu chuẩn trên thì việc quản lý chưa hẳn thành công mà phải dựa thêm những điều cấp dưới quan tâm: 1. Muốn có lãnh đạo giỏi. 2. Muốn được thông tin đầy đủ về mình. 3. Muốn được đối xử công bằng và tôn trọng lẫn nhau. 4. Muốn được khen thưởng đích đáng và kịp thời. 5. Muốn được tương đối độc lập và tự do trong công việc. 6. Muốn được sự kính nể của người khác, tránh xích mích. 7. Muốn an toàn trong công việc, tránh thay đổi vị trí đột ngột. 8. Muốn có điều kiện làm việc dễ chịu. 9. Muốn làm việc có ích, hiệu quả. 10. Muốn lãnh đạo quan tâm đên cá nhân và gia đình. Qua nhưng tiêu chuẩn của lãnh đạo và điều kiện của cấp dưới quan tâm, Nhà lãnh đạo cần có những điều kiện sau: 1. Biết nguyên tắc quản trị và bí quyết, nghệ thuật Quản trị. 2. Phải có các phẩm chất cá nhân, phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng nhân sự để giao tiếp, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ. 3. Biết lắng nghe và xử lý thông tin. 4. Phải nhiệt tình, điềm tĩnh, trung thực, tác phong đúng đắn, gương mẫu. 1.1.5. Tiêu chuẩn để trở thành nhà Quản trị : Một nhà Quản trị thành công là người biết các tiêu chuẩn đặt ra cho mình và tự mình phấn đấu để đạt được các tiêu chuẩn đó. Theo các ý kiến thu thập được một nhà Quản trị là người phải có một trong những đức tính sau: - Trung thực. - Liều lĩnh. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 15 - Quyết đoán. - Kiên nhẫn. - Biết lắng nghe và đánh giá. - Ham học hỏi, tìm tòi. - Năng nổ, lịch sự, có văn hoá. - Có khả năng điều hành và quản lý….. Nhưng nhìn chung theo như nghiên cứu thì một nhà Quản trị cần có những yêu cầu cơ bản sau: 1.1.5.1. Phẩm chất chính trị: - Có ý chí và khả năng làm giàu cho hệ thống xã hội và cho bản thân. - Biết giao đúng việc cho cấp dưới và tạo điều kiến cho họ thành công (để cấp dưới luôn luôn có thành tích, để họ hồ hởi, tích cực làm việc) - Biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra cho hệ thống và có biện pháp xử lý đúng đắn. - Biết dồn đúng tiềm lực vào những khâu xung yếu của hệ thống, biết tận dụng các thời cơ. 1.1.5.2. Năng lực tổ chức: - Có óc quan sát, biết được và nắm được cả cái tổng quát và cái chi tiết để tổ chức cho hệ thống mà mình phụ trách. Biết phải làm gì và làm như thế nào? - Biết sử dụng con người có hiệu quả, biết cách tiếp cận với mọi người, phải chan hoà, cởi mở, trung thực. - Tháo vát có sáng kiến và không chịu bó tay trước mọi khó khăn. - Dám chịu trách nhiệm - Dũng cảm, lạc quan, có khả năng mạo hiểm. - Biết tâm trạng của tập thể, hoàn cảnh của cán bộ cấp dưới. - Có một ngoại hình khả dĩ. 1.1.5.3. Phương pháp tư duy khoa học để quan sát, phân tích và giải quyết mọi vấn đề: - Nhạy cảm với cái mới - Có tư duy hệ thống. - Có tư duy phục thiện (Có sai biết nhận, dám tự phủ định bản thân khi đã trở thành lạc hậu). Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 16 - Biết dùng người. - Có kỹ năng ra quyết định đúng. 1.1.5.4. Đạo đức công tác: - Vững vàng, tự chủ, kiên định lập trường, quan điểm. - Công băng, công tâm, có đồng loại. - Có văn hoá và biết tôn trọng người khác. - Có thiện ý với mọi người, không làm điều ác cho mọi người. 1.2. CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỌC: 1.2.1. Chất lượng đại học là gì? Chất lượng là quá trình đào tạo, thời gian huấn luyện đem lại một kết quả như mong muốn, một sự thành công mong muốn. Việt Nam có rất nhiều trường Đại học Công lập và Dân lập. Ở mỗi trường có một hệ thống giáo dục đào tạo riêng, một quy mô cụ thể đặc biệt của trường đó. Nhưng tất cả những cái riêng đó đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên trong trường. Ai cũng muốn đội ngũ sinh viên sau khi đào tạo có một kiến thức chuyên môn vững chắc, khả năng chuyên sâu, có một công việc ổn định, chổ đứng vững chắc trong xã hội, đem lại uy tính cho Giảng viên, cho Trường. Hệ thống giáo dục của nước ta ngày càng đổi mới, đem lại hiệu quả cao. Nhiều trường Đại học Dân lập xuất hiện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhưng duy nhất chỉ có một trường Dân lập ở TP. Đà Nẵng: Đại Học Dân Lập Duy Tân.Qua một thời gian phấn đấu đến nay trường đã có một bộ máy vững chắc, đội ngũ Giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm. Phát triển nhiều phòng, ban, nâng cao chất lượng giảng dạy, quan hệ hợp tác với các trường bạn ngày càng rộng rãi. Nhiều khoa được thành lập, theo đà phát triển này tương lai Duy Tân sẽ trở thành một trong những trường chất lượng nhất thành phố, sẽ vượt qua tất cả các trường khác (phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại). 1.2.2. Sự khác biệt giữa Phổ thông và Đại học như thế nào? Dù là sinh viên trên ngưỡng cửa Đại học nhưng tất cả chúng ta ngay cả bản thân tôi vẫn còn ngộ nhận giữa phương pháp học ở Phổ thông và phương pháp học ở Đại học. Chúng ta vẫn quen với lối học cũ và chính điều đó đã hạn chế chất lượng học khi còn ngồi trên giảng đường Đại học. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 17 Ở phổ thông, sau khi hoàn thành bài trên lớp chúng ta chỉ cần học thuộc những gì giáo viên truyền đạt trên lớp, kiến thức gói gọn rất hạn hẹp. Nếu thuộc nhuyễn phần đó, bạn sẽ có một cột điểm rất cao, hoàn thành tốt những gì giáo viên cho về nhà. Không cần phải đọc thêm sách, nếu bạn siêng năng bạn có thể tìm hiểu một số bài toán khó, bổ sung mà thầy cho là đủ. Tất cả những điều đó tạo nên một tính ì trong học tập dẫn đến phương pháp học vẹt, học đối phó. Nguyên do là bài vở quá nhiều học không kịp hơn nữa kiến thức đòi hỏi không cao, những môn học đó chỉ là đại cương, lý thuyết. Theo như nhiều sinh viên nói học Đại học là học đại, bạn đọc càng nhiều sách thì vốn hiểu biết của bạn càng tăng cao, nó bổ ích phục vụ cho công việc của bạn sau này. Những môn học đại cương bạn phải học thuộc, những môn chuyên ngành ngoài học thuộc bạn phải hiểu vì nó là cơ sở, nền tảng để giúp bạn có một công việc ổn định. Đa số sinh viên chúng ta quen với lối học cũ, học đối phó vì hình thức không kiểm tra nên sinh viên thường đến khi thi mới học. Theo điều tra, nghiên cứu trong ngành, tỷ lệ này chiếm 85%. Mỗi sinh viên khi học xong đều cất vở vào đó, gần đến ngày thi trước đó khoảng ba, bốn ngày là học. Liệu phương pháp học như vậy có đem lại hiệu quả cao hay không? Nếu học thì sinh viên cũng chỉ học thuộc, học giống như tất cả những gì Giảng viên ghi trên lớp. Sinh viên không giống như học sinh, một người biết cách học là người đó phải tham gia đầy đủ giờ học trên lớp, phải biết người giảng viên nói lên điều đó nhằm mục đích gì? Phải biết cách điều phối môn học, phải biết điều gì quan trọng, điều gì không quan trọng khi Giảng viên giảng. Vì khi giảng người Giảng viên mới có thể truyền đạt những gì quan trọng và điều đó rất có ý nghĩa cho mỗi sinh viên. 1.2.3. Quá trình nâng cao chất lượng: Chất lượng đào tạo là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các trường Đại học. Việc nâng cao chất lượng đào tạo từ lâu đã là mong muốn chung của tất cả các trường, cả người dạy lẫn người học. Sự ra đời hàng loạt các trường Đại học, Cao đẳng, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển mạnh mẽ như hiện nay càng đòi hỏi bức thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo và đó cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi trường. Chiến lược phát triển Giáo dục 10 năm (2001 – 2010) cũng đã khẳng định đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển Giáo dục một cách toàn diện. Nhiều đề tài nghiên cứu, bài tham luận tại các Hội nghị, Hội thảo vừa qua đã đề cập khá nhiều nội dung xoay quanh vấn đề chất lượng đào tạo như thay đổi khung chương trình, đổi mới phương Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 18 pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập … tạo lập được nhiều cơ sở lý luận có giá trị, góp phần quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Trong bài viết xin đề cập một số vấn đề mang tính bổ sung mà trong ba kỳ Đại hội vừa qua được đề cập đến. a. Ứng dụng tiêu chuẩn và quy trình Quản trị chất lượng ISO 9001 : 2000 trong giáo dục nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá chất lượng một cách toàn diện, thúc đẩy quá trình hội nhập nền giáo dục nước ta với các nước trên thế giới. Như chúng ta đã biết việc nâng cao chất lượng đào tạo được bàn đi bàn lại nhiều lần trong các kỳ Hội nghị. Tuy nhiên khái niệm như thế nào là đào tạo có chất lượng, đâu là tiêu chí làm cơ sở để đánh giá một cách chính xác vấn đề này hiện vẫn là một đề tài đang gây nhiều tranh cãi. Lâu nay để đánh giá một trường nào đó đào tạo có chất lượng hay không hoặc khi so sánh chất lượng đào tạo của trường này với trường khác thông thường chúng ta chỉ đánh giá một cách tổng quan dựa trên đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào, đặc biệt là uy tín và thâm niên của một trường chứ chưa đề cập một cách cụ thể từng chỉ tiêu một cũng như xem xét một cách toàn diện các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như phương pháp giảng dạy, nội dung bài giảng, trình độ quản lý … điều này làm cho việc đánh giá chất lượng còn mang tính chung chung thiếu chính xác. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi thiết nghĩ cần phân tích một cách chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng như lượng hoá các tiêu chí này để làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo một cách toàn diện hơn, hay đúng hơn là nên ứng dụng quy trình đánh giá chất lượng đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 – 2000. Nếu làm được điều này chúng ta sẽ có một quy trình đào tạo chuẩn cho tất cả các trường, thống nhất về quản lý chất lượng một cách đồng bộ, hiệu quả đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát chặt chẽ các vấn đề mới nảy sinh cũng như có biện pháp khắc phục. Một số nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Canada, Trung Quốc … đã sử dụng Bộ tiêu chuẩn này để đánh giá chất lượng đào tạo trong giáo dục và hiệu quả của nó cũng đã được thừa nhận. Ở nước ta vấn đề này vẫn còn khá mới mẽ tuy nhiên trong tình hình hiện nay khi vấn đề toàn cầu hoá trong các lĩnh vực Kinh tế, Xã hội được xem như một xu hướng tất yếu (tất nhiên vấn đề Toàn cầu hoá cũng có những mặt tiêu cực và tích cực nhất định) vấn đề giáo dục đào tạo không còn là giới hạn của một quốc gia mà mang Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 19 tầm vóc quốc tế, vì vậy việc ứng dụng ISO 9001 – 2000 trong giáo dục và đào tạo và hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo cơ sở thúc đẩy cho quá trình hội nhập với các nước trên thế giới. Tháng 8 năm 2001, trung tâm đảm bảo chất lượng và nghiên cứu giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra “ 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và đào tạo đại học” Chắc chắn các tiêu chí này cũng cần phải bổ sung và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên đây cũng là bước khởi đầu quan trọng có ý nghĩa trong việc xây dựng và lượng hóa các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Bản thân trường Đại học dân lập Duy Tân cũng sớm nhận thức được vấn đề này là triển khai nghiên cứu và từng bước ứng dụng vào công tác đào tạo của trường gần 2 năm qua. Tuy nhiên do những điều kiện khó khăn và yếu tố khách quan khác vẫn chưa thực hiện một cách đầy đủ đúng như mong đợi. b. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo - yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo: Hiệu quả của việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong quản lý và đào tạo được khẳng định ở nhiều trường Đại học trên thế giới song vấn đề triển khai và ứng dụng tại các trường Đại học Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy muốn rút ngắn khoảng cách về đào tạo với các nước trong khu vực và trên thế giới thì một mặt phải biết phát huy nội lực, mặt khác phải biết ứng dụng những thành tựu Khoa học –Kỹ thuật mà đặc biệt là Công Nghệ Thông Tin trong lĩnh vực đào tạo. Cần xác định đây là một giải pháp mang tính chiến lược cho việc phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo trước mắt cũng như về lâu dài. c. Thực hiện một cách đồng bộ từ việc cải tiến và đổi mới từ khâu tuyển sinh, khung chương trình, phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy một cách có chất lượng. Chất lượng đào tạo là một hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số, vì vậy muốn nâng cao chất lượng đào tạo cần thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ trên nhiều mặt, tạo sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng trong giáo dục và đào tạo, trong đó nên chú trọng đến đội ngũ giảng dạy, bởi lẽ một nền giáo dục không thể có chất lượng với một đội ngũ giảng dạy kém chất lượng. điều cần lưu ý, sự phát triển mạnh mẽ Khoa học - Kỹ thuật trong thời đại Công Nghệ Thông Tin cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 20 trung bao cấp sang cơ chế thị trường đòi hỏi người dạy phải có những bước chuyển căn bản cả về chất lẫn về lượng. 1.2.4. Vì sao phải nâng cao chất lượng? Theo PGS. TS Phạm Viết Vượng là Viện Trưởng Viện nghiên cứu sư phạm trường ĐHSP Hà Nội phát biểu rằng: “Nâng cao chất lượng Giáo dục là con đường phát triển bền vững ở Việt Nam. Ở Việt Nam, phát triển giáo dục được nhận thức vừa là mục tiêu, vừa là phương thức quan trọng để phát triển bền vững. Luật giáo dục ở Việt Nam đã khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 của Chính phủ đã ghi rõ “ Phát triển Giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực có trình độ cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH – HĐH đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Để phát triển Giáo dục Nhà nước có 4 quan điểm chỉ đạo đầy tính thuyết phục: 1. Giáo dục được coi là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. 2. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. 3. Xây dựng một nền giáo dục Việt Nam có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng XHCN. 4. Mở rộng quy mô, Giáo dục gắn liền với nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội, gắn liền với sự tiến bộ Khoa học - Công nghệ, củng cố quốc phòng và An ninh quốc gia. Từ các quan điểm chiến lược đó, Nhà nước đã xây dựng mục tiêu tổng quát để phát triển Giáo dục đến năm 2010, trong đó chú trọng: + Nâng cao chất lượng Giáo dục tiếp cận với trình độ thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước, của các địa phương hướng tới một xã hội học tập. + Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực xã hội, chú trọng đào tạo chuyên gia cho lĩnh vực Khoa học - Công nghệ cao, đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề để nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. + Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục ở các cấp học, có trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ Giảng viên có phẩm chất và có năng lực tốt đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả Giáo dục. Đề tài nghiên cứu khoa học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng