Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại hợp ...

Tài liệu Một số giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại hợp nhất

.DOC
76
72
51

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí liền kề thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài Vì vậy Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp. Khi mới được tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nông, điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% bình quân cả nước, tỷ trọng công nghiệp chỉ chiếm 12,9% trong cơ cấu GDP, trình độ công nghệ, thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thấp kém, tổng thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt dưới 100 tỷ đồng. Xác định xuất phát điểm thấp, để tránh nguy cơ tụt hậu Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tiềm năng và lợt thế, cố gắng nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, kết quả từ năm 2000 đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với cả nước, riêng công nghiệp tốc độ phát triển đứng vào loại cao nhất nhì cả nước. GDP đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Kết quả này có được là do tác động của khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Với bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2015 Vĩnh Phúc là tỉnh có các yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp và tới năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, để đạt được điều này thì tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục khai thác các thế mạnh công nghiệp của tỉnh Xuất phát từ lý do trên, với đề tài em đã lựa chọn đề tài: “ Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015” đề tài đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng quá trình khai thác tiềm năng thế mạnh tỉnh Vĩnh Phúc ở giai đoạn 2000 – 2010 để từ đó rút ra những kinh nghiệm và các giải pháp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2015Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 chương: Chương I: Tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Chương II: Thực trạng khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010. Chương III: Giải pháp thúc đẩy khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015. Để hoàn thành đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Phạm Văn Vận cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là chú Nguyễn Kim Khải – Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, anh Hoàng Xuân Phú trưởng phòng Tổng hợp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cùng các anh chị phòng Tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, hơn nữa trong một vài năm gần đây tỉnh Vĩnh Phúc có thay đổi về danh giới tỉnh và một số huyện nên việc cập nhật, xử lý số liệu còn gặp nhiều khó khăn và đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy cô để hoàn thiện hơn nữa chuyên đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC I. KHÁI NIỆM: 1. Khái niệm ngành công nghiệp: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và gần như không thể thiếu được đối với bất kì quốc gia nào. Trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia ít nhiều nói lên sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất gồm 3 loại hoạt động chủ yếu: - Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy. Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, tính chất tác động của hoạt động này cắt đứt các đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. - Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của xã hội. Chế biến là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về vật chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng trong sinh hoạt. Quá trình chế biến từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra được một loại sản phẩm tương ứng; và cũng có thể một loại sản phẩm nào đó được tạo ra từ những loại nguyên liệu khác nhau. - Sản xuất và phân phối điện, nước, ga: Vừa sản xuất vừa phân phối điện, nước ga cho nhu cầu sản xuất cũng như cho tiêu dùng trong đời sống hàng ngày. Để thực hiện ba hoạt động đó, dưới tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở tiến bộ khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành các ngành công nghiệp : Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Công nghiệp khai thác: Là khai thác tài nguyên khoáng sản, động, thực vật. Công nghiệp khai thác bao gồm: Khai thác các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than; khai thác các quặng kim loại; khai thác các quặng phi kim loại (chủ yếu là vật liệu xây dựng); khai thác các quặng đặc biệt. - Công nghiệp chế biến: Là sản xuất và chế biến các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Theo nguyên tắc phân ngành kinh tế quốc dân, công nghiệp chế biến bao gồm ba ngành công nghiệp chủ yếu: + Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất bao gồm ngành cơ khí, chế tạo máy, các ngành kỹ thuật và điện tử. Đây là ngành công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng hàng đầu vì nó cung cấp toàn bộ tư liệu sản xuất cho nền kinh tế. + Công nghiệp chế biến trên đối tượng lao động như công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim, hóa dầu, sản xuất vật liệu xây dựng. + Công nghiệp chế biến thực phẩm và các vật phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày như công nghiệp sản xuất gỗ, giấy, sành sứ, thủy tinh, may mặc và da giầy, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của con người. - Công nghiệp điện, nước, ga vừa sản xuất vừa phân phối điện, nước, ga cho hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt. Như vậy chúng ta có thể hiểu công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau. 2. Đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp: Đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp được xem xét trên cả 2 mặt: Mặt kĩ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Bởi nếu xét trên góc độ tổng hợp các mối quan hệ của con người thì quá trình sản xuất là sự tổng hợp của hai mặt: Mặt kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. 2.1 Các đặc trưng về mặt kĩ thuật Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Đặc trưng về công nghệ sản xuất: Trong công nghiệp, chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lí hoá của con người, làm thay đổi các đối tượng lao động thành các sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con người. Công nghệ cơ lý làm thay đổi hình dạng, kích thước cũng như những biến đổi về lượng nói chung của đối tượng lao động, biến chúng thành các nguồn nguyên liệu ban đầu, song các đặc tính của chúng thì hầu như không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Công nghệ hóa học tác động làm biến đổi các đặc tính ban đầu của đối tượng lao động hay nói cách khác là tạo ra những sự thay đổi về chất ở đối tượng lao động. Ngày nay, phương pháp công nghệ sinh học cũng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Công nghệ sinh học tác động vào đối tượng lao động làm biến đổi đối tượng lao động theo hướng tích cực, tức là phát huy được những đặc tính tốt và hạn chế được những đặc tính không tốt hay không cần thiết với nhu cầu của con người. - Đặc trưng về sự biến đổi các đối tượng lao động sau mỗi chu kì sản xuất: Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp, sau mỗi chu kì sản xuất, được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang sản phẩm có công dụng cụ thể hoàn toàn khác. Hoặc một loại nguyên liệu sau quá trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có công dụng khác nhau. - Về công dụng kinh tế của sản phẩm: Sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu ở trình độ ngày càng cao của xã hội. Sản xuất công nghiệp đã biến đổi một loại nguyên liệu ban đầu thành rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, thỏa mãn được nhu cầu phong phú và đa dạng của con người. Như vậy, sản xuất công nghiệp là hoạt động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó. 2.2 Đặc trưng kinh tế xã hội của sản xuất công nghiệp Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Do các đặc điểm về mặt kĩ thuật của sản xuất như đã nêu trên, trong quá trình phát triển, công nghiệp luôn luôn là ngành có điều kiện phát triển về kĩ thuật, tổ chức sản xuất; lực lượng sản xuất phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. Cũng do đặc điểm kĩ thuật của sản xuất, công nghiệp đào tạo ra được một đội ngũ lao động có tính tổ chức, kỉ luật cao, có tác phong lao động “công nghiệp”. Đội ngũ lao động đó trong giai cấp công nhân luôn là bộ phận tiên tiến trong cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia. - Cũng do đặc trưng kĩ thuật sản xuất về công nghệ và sự biến đổi về đối tượng lao động, trong công nghiệp có điều kiện và cần thiết phải phân công lao động ngày càng sâu, tạo điều kiện, tiền đề để phát triển nền sản xuất hàng hoá ở trình độ và tính chất cao hơn các ngành khác. Việc nghiên cứu các đặc trưng về mặt kinh tế - xã hội của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa rất thiết thực trong tổ chức sản xuất cũng như trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Trong hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp cũng như thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp không thể không xem xét tới các đặc trưng này. 3. Vai trò của công nghiệp trong phát triển Kinh tế: Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng trong nền Kinh tế Quốc dân, là một bộ phận hợp thành cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế nước ta, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành mũi nhọn có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. Công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức sản xuất đi lên sản xuất theo quy mô lớn và hiện đại. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp vừa là ngành khai thác tài nguyên, vừa là ngành tiếp tục chế biến các nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra vật phẩm cuối cùng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Công nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích lũy vốn để phát triển kinh tế, đóng góp lớn vào thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, tạo ra các nguồn thu từ xuất khẩu cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế đi lên sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Bởi trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác đi lên nền sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: 3.1 Vai trò cung cấp tư liệu sản xuất: Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về công nghệ sản xuất, công dụng sản phẩm công nghiệp, công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, cho nên công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển công nghiệp càng cao thì tư liệu sản xuất càng hiện đại và tiện dụng - mà cao nhất là tự động hóa, có thể nâng cao năng suất lao động cũng như tạo ra sự vượt trội về sản phẩm công nghiệp. Vai trò là ngành kinh tế duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu sản xuất cho thấy công nghiệp là ngành kinh tế không thể thiếu được đối với bất kỳ quốc gia nào. Quốc gia không thể phát triển các ngành kinh tế nếu công nghiệp lạc hậu, kém phát triển. Bởi không có tư liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công nghiệp không phát triển thì không tạo ra được những tư liệu sản xuất phục vụ các ngành kinh tế khác, sản xuất chỉ ở mức thủ công, năng suất thấp và không tận dụng hết được khả năng sản xuất cũng như không có cơ hội phát triển một số ngành nghề đòi hỏi trình độ cao của công nghệ sản xuất. Vì thế, trình độ phát triển công nghiệp thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của rất nhiều ngành nghề cũng như các ngành kinh tế của một quốc gia nói chung. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp đã và đang đưa thế giới bước vào trình độ sản xuất cao nhất, đó là các tư liệu sản xuất có khả năng thay thế hoàn toàn hoặc phần lớn cho sức lao động của con người, đó chính là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các tư liệu sản xuất có khả năng tự động hóa trong một số khâu sản xuất hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Thiết bị tự động hóa thể hiện sự phát triển kỳ diệu của công nghiệp trong việc tạo ra tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành sản xuất khác trong đó có cả công nghiệp. Công nghiệp càng phát triển thì trình độ tư liệu sản xuất tương ứng càng cao và ngược lại, yếu tố này có tác động rất lớn tới trình độ sản xuất nông nghiệp. 3.2 Vai trò phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, Đảng ta chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu động, thực vật để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa. Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho sản xuất nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như: Phân bón, kỹ thuật, cũng như những cải tiến làm nâng cao năng suất trong nông nghiệp; Ngoài ra CN còn có vai trò xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp cũng như xây dựng nông thôn mới, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa. Ngày nay nhờ có CN cung cấp máy móc, trang thiết bị hiện đại mà công việc sản xuất nông nghiệp đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Cơ giới hóa giảm bớt thời gian, công sức người nông dân bỏ ra cho sản xuất nông nghiệp, như việc tạo ra máy gặt lúa, tuốt lúa, việc nghiên cứu thành công thuốc trừ sâu, trừ cỏ... - Công nghiệp cũng góp phần điều chỉnh và tác động vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp ngày nay đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, tạo ra những cây trồng vật nuôi cú đặc tính ưu việt như: thịt lợn siêu nạc, gà siêu trứng, các loại hoa quả trái vụ và một số loại quả không hạt, các loại hoa đa sắc màu... Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp. Như chúng ta biết, nếu cứ để các sản phẩm nông nghiệp ở dạng nguyên thủy thì giá trị sản phẩm thấp. Công nghiệp chế biến đã tạo ra những sản phẩm có giỏ trị từ các sản phẩm nông nghiệp, làm gia tăng giá trị các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. Công nghiệp cũng góp phần tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Như chúng ta biết, sản phẩm nông nghiệp thường có tính thời vụ và không thể bảo quản lâu được do đặc tính sinh học. Nếu không có công nghiệp chế biến các sản phẩm của nông nghiệp thì sản phẩm nông nghiệp không thể tồn tại lâu dài được, dẫn tới tình trạng tồn đọng và mau hỏng. Nhất là các loại hoa quả không thể để lâu. 3.3 Vai trò cung cấp hàng tiêu dùng Sản xuất nông nghiệp chỉ cung cấp cho con người những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người còn công nghiệp cung cấp cho chúng ta hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng da dạng và phong phú của con người. Mọi sản phẩm chúng ta tiêu dùng trong sinh hoạt phục vụ cho ăn uống, đi lại, giải trí đều có vai trò cung cấp to lớn của công nghiệp. Trước đây, khi công nghiệp chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp còn giữ vai trò chủ đạo thì những sản phẩm mà chúng ta tiêu dùng chủ yếu là chỉ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con người. Công nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm hàng hóa càng đa dạng, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng và càng được nâng cao về chất lượng. Điều đó cho thấy công nghiệp có vai trò cực kì quan trọng trong việc cung cấp những vật phẩm tiêu dùng cho con người. Công nghiệp phát triển cũng làm tăng năng lực của con người và tiết kiệm được nhiều thời gian trong các hoạt động hàng ngày như vui chơi, làm việc, đi lại... 3.4. Thu hút lao động nông nghiệp Công nghiệp đã tác động vào sản xuất nông nghiệp làm tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lao động của người nông dân nhờ nâng cao năng suất lao động. Điều đó làm cho người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế khác, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân. Đồng thời là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghiệp đã làm diện tích đất nông nghiệp ngày Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 càng bị thu hẹp và quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh. Người nông dân mất đất trở thành thất nghiệp. Khi đó, công nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm cho các lao động nông nghiệp, biến các lao động nông nghiệp thành các công nhân công nghiệp. Thực tế cho thấy tốc độ tăng lao động công nghiệp luôn lớn hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành kinh tế khác. Bởi công nghiệp có khả năng phát triển vượt trội và có khả năng tạo ra nhiều ngành sản xuất mới. Theo quy luật phát triển và xu thế phát triển chung của các quốc gia trên thế giới, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm dần và tỷ trọng công nghiệp sẽ ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một vùng. Sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho sự phát triển như vũ bão của công nghiệp. Bởi khi các nhu cầu cơ bản - nhất là nhu cầu về lương thực, thực phẩm đó được thỏa mãn thì vai trũ cung cấp các vật phẩm thô phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nông nghiệp cũng sẽ dần nhường chỗ cho những nhu cầu khác cao hơn, do chính sản xuất công nghiệp đem đến cho chúng ta. Từ đó ta thấy rằng không chỉ thu hút lao động cho nông nghiệp mà công nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có tính chiến lược của nền kinh tế xã hội như: Tăng thu nhập dân cư và ổn định xã hội, giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi … cũng như những vấn đề bức xúc trong xã hội nảy sinh do dư thừa lao động nông nghiệp gây ra như các tệ nạn xã hội, các vấn đề về truyền thống đạo đức phát sinh ở nông thôn... 3.5. Công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội Khi xem xét vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế thì không thể không nhắc tới vai trò to lớn của quá trình công nghiệp hoá. Khi nói đến công nghiệp là nói đến một ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, còn khi nói đến công nghiệp hoá là nói đến quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và quản lí từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 bộ khoa học kĩ thuật để tạo ra năng suất lao động cao và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao. Nói cách khác, công nghiệp hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và đô thị hoá, ngày càng hiện đại tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, là nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh, hiệu quả bền vững của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Vai trò của công nghiệp hoá được thể hiện qua các mặt sau: - Công nghiệp hoá với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Công nghiệp hoá chính là chìa khoá để phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và công nghiệp Việt Nam nói riêng. Vì nâng cao năng suất lao động trong công nghiệp là chìa khoá dẫn đến sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng sức mua, mở rộng thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ. Đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến. Vì đây là ngành tạo ra khả năng thay thế nhập khẩu có hiệu quả và cũng là ngành có khả năng xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, làm tăng giá trị nông sản phẩm. Công nghiệp chế biến còn là ngành tạo ra tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, việc tạo ra những tư liệu sản xuất có trình độ hiện đại tạo điều kiện cho các ngnàh kinh tế khác cùng phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều trong tổng sản phẩm quốc dân là điều kiện để thu nhập theo đầu người nâng cao, Do đó, sự phát triển của công nghiệp tất yếu đem lại những cải thiện về đời sống kinh tế xã hội. - Công nghiệp hoá làm gia tăng giá trị mặt hàng của mọi lĩnh vực sản xuất Công nghiệp hoá làm gia tăng giá trị mặt hàng của mọi lĩnh vực sản xuất. Bởi vì khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường được quyết định bởi mức độ công nghiệp hoá mà biểu hiện chính là trình độ cộng nghệ. Công nghiệp hóa càng được thực hiện mạnh mẽ thì các lĩnh vực sản xuất khác càng có nhiều cơ hội để áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất. Trình độ công nghệ càng cao, mức độ biến đổi đối tượng lao động càng mạnh mẽ, chất lượng hàng hoá càng có điều kiện được nâng lên cũng như mẫu mã kiểu dáng càng phong phú đa dạng hơn, đồng thời giá Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 thành sản phẩm càng hạ do năng suất lao động được cải thiện. Chất lượng và giá cả lại là 2 yếu tố cơ bản để thắng trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. - Công nghiệp hoá thúc đẩy đa dạng hoá các mặt hàng Quá trình công nghiệp hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bởi vì ngày nay chúng ta phải sản xuất và bán ra những sản phẩm thị trường cần chứ không phải những cái chúng ta có. Do vậy công nghiệp hoá sẽ thúc đẩy thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy quá trình đa dạng hoá các mặt hàng, sản xuất ra nhiều mặt hàng mới có chất lượng cao, nâng cao khả năng bảo quản đối với các sản phẩm nông nghiệp nên giúp cho việc xuất khẩu thuận lợi hơn. Đối với Việt Nam cũng như các nước phát triển nói chung, công nghiệp hoá không chỉ là một phương tiện để tăng thu nhập, tăng khối lượng và số lượng hàng hoá, mà còn là một phương thức để hiện đại hoá cơ cấu sản xuất, thay đổi tập quán kinh tế xã hội cũng như thói quen tiêu dùng của dân cư. - Công nghiệp hoá với quá trình đô thị hoá Thông qua phân bố sản xuất công nghiệp, công nghiệp hoá còn thúc đẩy phân bố dân cư ở các vùng cũng như thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng thực hiện đô thị hoá đất nước. Thực tế cho thấy quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra song song với nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển song song đó là: - Khi đặt công nghiệp ở thành phố sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí tuyển dụng công nhân, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng... - Việc đặt các xí nghiệp gần nhau sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn do gần nơi cung cấp nguyên vật liệu, gần nơi sửa chữa, có nhiều thông tin... - Đời sống thành phố thường tốt hơn, hấp dẫn nhiều lao động ngoại tỉnh, điều đó đã thúc đẩy đô thị hoá. Mặt khác, cũng tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất công nghiệp ở các thành phố, thúc đẩy công nghiệp phát triển cũng như đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá. - Công nghiệp hoá với giải quyết việc làm Thực tế cho thấy tốc độ tăng việc làm trong công nghiệp tăng nhanh hơn tổng việc làm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 có tác dụng tích cực trong giải quyết việc làm. Mặt khác, công nghiệp còn là ngành duy nhất tạo ra công cụ lao động, phương tiện sản xuất trang bị kĩ thuật cho các ngành, thúc đẩy tạo ra nhiều ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm. - Công nghiệp hoá với việc nâng cao mức sống của xã hội Đẩy mạnh công nghiệp hoá tất yếu tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, do đó đem đến những cải thiện về mức sống của dân cư. Như đối với Việt Nam, trước thời kì công nghiệp hoá mức sống của người dân Việt Nam rất thấp so với các nước khác, như máy điện thoại, máy thu thanh trên 1000 dân, mức calo/ một người trong giai đoạn 1968-1987 các nước tăng 30% trong khi Việt Nam chỉ tăng từ 12%13,9%. Nhưng tình hình đã thay đổi hẳn từ năm 1988 đến nay, việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá đã đem lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế cũng như góp phần nâng cao mức sống của dân cư. Đến nay, Việt Nam đã đạt được: 1 điện thoại / 80 người dân; tỉ lệ biết chữ chiếm đến 95%; một máy thu hình /40 dân và mức calo đạt trung bình là 2500. Như vậy công nghiệp hoá có vai trò rất quan trọng tác động trực tiếp tới việc nâng cao mức sống của dân cư trong xã hội. Bên cạnh đó công nghiệp hoá còn tạo ra khả năng đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu của con người. Bởi vì sự phát triển của công nghiệp đã làm đa dạng hoá hơn các sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. - Công nghiệp hoá với việc nâng cao chất lượng cuộc sống Công nghiệp hoá dẫn đến sự thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống: thu nhập theo đầu người tăng lên, tỉ lệ học sinh, tỉ lệ bác sĩ/1000 người tăng, có thêm nhiều hình thức vui chơi giải trí, các hình thức dịch vụ cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn và được đáp ứng tốt hơn... làm cho chất lượng cuộc sống tăng lên. Tuy nhiên, xu hướng này còn tuỳ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi nước. Theo quy luật Kuznet thì ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa sự phân hoá giàu nghèo sẽ lớn, nên một bộ phận dân cư có thể rơi vào tình trạng đời sống ngày càng khó khăn do cách biệt quá lớn. Nhưng khi kinh tế phát triển đến trình độ cao hơn, khoảng cách giàu nghèo sẽ dần được thu hẹp. Do vậy công nghiệp hoá có vai trò cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người trong nền kinh tế tạo ra sự phát triển ổn định lâu dài. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 II. TIỀM NĂNG THẾ MẠNH TỈNH VĨNH PHÚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP: 1. Quan niệm về tiềm năng thế mạnh phát triển ngành công nghiệp: - Tiềm năng phát triển được đánh giá bởi: Tiềm lực kinh tế hiện tại, mức huy động vốn, khả năng về tài chính và tiền tệ, khuôn khổ pháp lý, môi trường pháp lý có phù hợp với việc thu hút vốn đầu tư cũng như triển khai các hoạt động sản xuất và dịch vụ hay không, cơ chế quản lý hoàn thiện (theo nghĩa phù hợp với thị trường hay vẫn quan liêu làm méo mó các quyết định sản xuất). Những khó khăn trong hội nhập với khu vực và thế giới. - Thế mạnh phát triển công nghiệp: Là nói đến yếu tố bên trong, nội lực có thể phát huy mục đích phát triển các chuyên ngành công nghiệp. Lợi thế bao gồm các điều kiện, nhân tố phát triển vật chất và phi vật chất. Khi nói đến lợi thế là nói đến tương quan so sánh với nước khác hay phân tích các nội dung cụ thể như: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ, quản lý… An ninh và ổn định chính trị là một điều kiện tiên quyết. Đó là một yếu tố cấu thành môi trường đầu tư. Sự đảm bảo về an ninh và ổn định chính trị sẽ cho phép tạo ra môi trường thuận lợi, lợi thế về thu hút vốn đầu tư. Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm các yếu tố rộng lớn về vị trí địa hình, thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước, khoáng sản, năng lượng, tài nguyên rừng biển,… nhân tố lao động cũng là lợi thế. Lợi thế tài nguyên thiên nhiên sẽ quyết định cơ cấu kinh tế. - Cơ hội phát triển: Là những điều kiện thuận lợi bên ngoài. Vị thế của đất nước trên trường quốc tế, cho phép phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng. 2. Các lợi thế phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: 2.1. Điều kiện tự nhiên: 2.1.1. Vị trí địa lý: Với diện tích tự nhiên 1.231,76 km2 , Vĩnh Phúc nằm tại đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc bộ và tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang về phía Bắc, Phú Thọ về phía Tây và Hà Nội về phía Đông và phía Nam Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Dân số của tỉnh tính theo điều tra 1/4/2009 là 1.000,8 ngàn người với mật độ dân số 813 người/km2 dự kiến tới năm 2010 là 1012 ngàn người mật độ dân số là 823 người/km2 , phân bổ ở 3 khu vực: Đồng bằng 55,7%, trung du 21,8%, miền núi 22,5%, với trên 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là người Kinh. Về mặt hành chính hiện nay Vĩnh Phúc có 9 huyện thị, 152 xã phường thị trấn, trong đó có hai huyện và 39 xã miền núi. Khu vực trung tâm của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối quan trọng giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hang không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội thuc đẩy tiến trình đô thị hóa, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép đất đai, dân số,… Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc đồng thời, sự phát triển tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng, QL2 Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với vị trí địa lý nằm sát thủ đô Hà Nội, Vĩnh phúc có các tuyến giao thông rất thuận lợi cho việc thông thương: đường bộ có quốc lộ 2, đường thuỷ có sông Lô, sông Hồng, đường sắt có tuyến Hà Nội - Lào Cai đi qua, từ trung tâm tỉnh đến sân bay Quốc tế Nội bài chỉ 25 km, tuy không có cảng biển nhưng có thể tận dụng đường cao tốc nối từ sân bay Nội Bài đến cảng Cái Lân. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của tỉnh. Đây là nguồn lực đặc biệt và lợi thế riêng của tỉnh. 2.1.2. Địa hình: Tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc với đỉnh núi Dao Trù cao 1.435m, phía Tây và Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và các vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi. Vùng núi cao có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp 17.400ha, đất lâm nghiệp 20.300 ha) bằng 53% diện tích tự nhiên của tỉnh, chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô, 4 xã huyện Bình Xuyên một xã của thị xã Phúc Yên. Đây là vùng địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thong. Với diện tích tự nhiên 24.900 ha (đất nông nghiệp 14.000 ha), vùng trung du chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thành phố Vĩnh Yên (9 phường xã), một phần huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô và thị xã Phúc Yên , trong đó phần diện tích đất nông nghiệp rộng có thể phát triển cây công nghiệp cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Quỹ đất đồi của vùng cũng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị ngoài ra trong vùng còn có nhiều hồ lớn có tác dụng cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch. Vùng đồng bằng có diện tích tự nhiên 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, một phần thị xã Phúc Yên. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và thuận lợi trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị. 2.1.3. Khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, với khí hậu trong năm được chia ra làm bốn mùa, trong đó có hai mùa rõ rệt, mùa nóng có mưa nhiều từ tháng tư đến tháng mười một và mùa lạnh có mưa ít từ tháng mười hai đến tháng ba. Lượng mưa trung bình hàng năm tại khu vực này dao động từ 1.500ml đến 1.700ml, riêng tại các vùng núi cao, lượng mưa lên tới 3.000ml vào thời gian mưa cao điểm từ tháng sáu đến tháng mười. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 23,2 oC, riêng vùng núi Tam Đảo với độ cao 900m có nhiệt độ trung bình thấp hơn, khoảng 18,2oC. Số giờ nắng trong năm là 1.400 - 1.800 giờ, tại vùng núi Tam Đảo, số giờ nắng thấp hơn, chỉ 1.000 - 1.400 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình dao động từ 84% đến 85%. Vùng tiểu khí hậu Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng còn giữ nét hoang sơ, đã khai thác làm nơi nghỉ mát từ lâu nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch. 2.1.4 Thủy văn: Hệ thống sông suối, hồ ao trên địa bàn tỉnh khá phong phú và phụ thuộc vào hai sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 50 km đã đem phù xa bồi màu mỡ bồi đắp cho đất đai. Cùng với lượng mưa tập trung, nước sông Hồng tràn về có khả năng gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường,Yên Lạc). Sông Lô chạy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 34 km, Sông Lô có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh (nhất là khu vực đầu nguồn) nên lũ sông Lô lên xuống rất nhanh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có sông nhỏ như sông Phan, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy…, có mức độ tác động đến chế độ thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô nhưng tác dụng về mặt thuỷ lợi lại rất lớn. Hệ thống sông suối này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre cung cấp nước cho đồng ruộng, tiêu úng cho mùa mưa lũ. Bên cạnh đó hệ thống hồ, đầm như Đại Lải, Thanh Lanh, làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thuỷ là nguồn dự trữ nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô. 2.1.5 Tài nguyên nước: Tỉnh Vĩnh Phúc có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (với lưu lượng lớn nhất 20.000m3/giây và sông Lô (với lưu lượng lớn nhất 6.000 m 3/giây). Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50 km và sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc là 35 km. Ngoài ra còn có những sông nhỏ như sông Phó Đáy, Sông Phan - Cà Lồ và Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 các chi lưu tạo ra nguồn cung cấp nước ở diện rộng. Trong tỉnh còn có nhiều hồ dự trữ lớn như hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương (Tam Đảo), hồ Vân Trục, hồ Liễn Sơn (Lập Thạch), hồ Đầm Vạc (Vĩnh Yên) có tác dụng điều tiết nước. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, nhưng cũng đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay mức cấp nước sạch vẫn còn rất thấp so với nhu cầu, nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan tay. Nguồn nước của tỉnh Vĩnh Phúc phân bố không đồng đều trong các vùng. Vùng đồng bằng nguồn nước nhiều, các vùng núi lượng nước ít hơn. 2.1.6 Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên khoáng sản không phong phú, chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản xây dựng của tỉnh được đánh giá là loại tốt của Việt Nam, ngoài ra cũng có khoáng sản quý hiếm như thiếc vàng nhưng trữ lượng quá nhỏ khai thác không có hiệu quả. Vĩnh Phúc có 35 mỏ và điểm quặng khoáng sản có thể khai thác làm vật liệu xây dựng: - Sét gạch ngói có 10 mỏ, tổng trữ lượng 51,8 triệu m 3, có thể sản xuất 200 triệu viên gạch trong 150 năm. Đặc điểm của sét gạch ngói Vĩnh Phúc là thân quặng nằm nông ngay dưới lớp đất trồng, nên việc khai thác rất thuận lợi. - Cao lanh có 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó có mỏ Định Trung đang được khai thác. Đây là mỏ cao lanh có chất lượng tốt, điều kiện khai thác lộ thiên rất thuận lợi, dùng trong công nghiệp gốm sứ xây dựng. - Pegmatit (Fenspat) có 5 mỏ nhỏ, chưa đánh giá được trữ lượng cụ thể. - Puzolan có 6 mỏ, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn, phân bố ở vùng gò đồi thấp thuộc thị xã Vĩnh Yên, Hương Canh, Mậu Thông… Puzolan có thể sử dụng làm phụ gia hoạt tính cho xi măng. - Cát cuội sỏi xây dựng có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m 3, được phân bố ở ven các suối, kéo dài vài trăm mét đến 3.000 m, chiều dầy từ 1m đến 2,5 m. Cát Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 vàng nằm xen kẽ các điểm cuội sỏi, có trữ lượng thấp. Các điểm cát cuội sỏi, cát vàng hiện đang được khai thác cho xây dựng và có chất lượng tốt. - Đá xây dựng và đá ốp lát có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m 3. Đá xây dựng và đá ốp lát gồm 2 loại: granit và riolit. Đá granit có một điểm ở Núi Sáng, đã được tìm kiếm sơ bộ, chưa đánh giá trữ lượng và khả năng sử dụng. Đá riolit có 2 mỏ ở Tam Đảo (Xạ Hương) và núi Thằn Lằn. Điểm Tam Đảo thuộc dải núi Tam Đảo nằm trong vườn cấm quốc gia nên không thể khai thác được. Điểm núi Thằn Lằn có trữ lượng khoảng 300 triệu m3, điểm này đang được khai thác. - Đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m 3. Mỏ Đồng Dao phân bố trên diện tích 1 triệu m2, chiều dầy 1,5m - 3,9m. Các điểm mỏ khác ở vùng Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và Mê Linh kém triển vọng. - Barit có 2 mỏ nhưng chưa xác định trữ lượng. - Than, có than đá và than bùn. Than đá có một điểm ở Vĩnh Ninh ( huyện Vĩnh Tường), trữ lượng rất nhỏ, không có triển vọng sử dụng. Than bùn có một điểm ở Hoàng Đan (huyện Tam Dương), trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt… 2.1.7 Tài nguyên đất đai: - Quỹ đất: Những năm qua cơ cấu sử dụng đất biến động, có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất công nghiệp, dịch vụ. Do việc sử dụng đất còn chưa hợp lý, một số vùng đất đã bị nghèo hoá, cho năng suất thấp. Hiện nay Đất canh tác không mầu mỡ, đất nghèo mùn chiếm tới 57%. Tuy vậy vẫn còn nhiều tiềm năng cho thâm canh cây trồng vật nuôi trên diện tích đang sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng có thể sử dụng vào việc mở rộng diện tích canh tác và xây dựng các cơ sở công nghiệp. Nền kinh tế Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển nhanh do phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế vị trí địa lý và quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp – diện tích đất chưa sử dụng giảm mỗi năm bình quân 847,62 ha. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Tiềm năng nguyên liệu cho công nghiệp từ đất: + Trồng trọt Theo số liệu trong Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008 và các số liệu dự báo, diện tích và sản lượng các loại cây trồng đến năm 2010 như sau: Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan