Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại...

Tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh thương mại quang minh

.DOC
102
213
118

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ ---------- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUANG MINH GV HƯỚNG DẪN: ĐỖ THỊ HẠNH SV THỰC HIỆN : ĐỖ THỊ KHÁNH HUYỀN MSSV : 11012093 LỚP : CDKT13BTH THANH HÓA, THÁNG 06 NĂM 2014 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới toàn thể quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế, những người đã dạy dỗ, hướng dẫn em trong những năm tháng học tập tại trường. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đỗ Thị Hạnh đã luôn tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh chị ở Công ty TNHH thương mại Quang Minh đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi những điều mới cũng như tạo điều kiện thuận lợi, giúp em trong suốt thời gian thực tập. Em xin cam đoan bài chuyên đề này là do chính bản thân em thực hiện, không có sự sao chép, những số liệu trong bài là em thu thập được trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh. Những lời cam đoan trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai sót, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 15 tháng06 năm 2014 Sinh viên Đỗ Thị Khánh Huyền Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày …. Tháng ….. năm 2013 GIẢNG VIÊN Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 TỪ VIẾT TẮT TSCĐHH TSCĐ TNHH SXKD TK XDCB 7 8 9 10 11 12 13 Xây dựng cơ bản GTGT CNV – LĐ HĐTV HC NKCT TCKT HĐNN DIỄN GIẢI Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất kinh doanh Tài khoản Giá trị gia tăng Công nhân viên – lao động Hội đồng thành viên Hành chính Nhật ký chứng từ Tổ chức kinh tế Hội đồng nhà nước Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp................................34 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán KPCĐ, BHXH, BHYT trong doanh nghiệp............35 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm........................36 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ NKC:................................................................37 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ Chứng từ ghi sổ:......................................................................39 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ Nhật ký sổ cái:........................................................................40 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ nhật ký chứng từ......................................................................42 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức điều hành trong Công ty TNHH TM Quang Minh....44 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán trong công ty TNHH TM Quang Minh.........46 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng trong Công ty TNHH....................47 TM Quang Minh.................................................................................................47 Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2 2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2 4. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................2 5. Bố cục của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp.........................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ....................................................................................4 1.1. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP..........................................4 1.1.1. Bản chất và chức năng của tiền lương.........................................................4 1.1.1.1. Khái niệm tiền lương................................................................................4 1.1.1.2. Nội dung kinh tế của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp................................................................................................7 1.1.2. Chức năng của tiền lương............................................................................9 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương..............................................................10 1.1.3.1.Vai trò của tiền lương..............................................................................10 1.1.3.2.Ý nghĩa của tiền lương............................................................................10 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương.......................................................11 1.1.5. Quỹ tiền lương:..........................................................................................12 Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh 1.1.6. Các khoản trích theo lương.......................................................................12 1.1.6.1. Bảo hiểm xã hội......................................................................................12 1.1.6.2. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH):.............................................................13 1.1.6.3. Bảo hiểm Y tế (BHYT):........................................................................13 1.1.6.4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ):................................................................13 1.1.6.5. Bảo hiểm thất nghiệp..............................................................................13 1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG.............................................................14 1.2.1. Chế độ tiền lương......................................................................................15 1.2.1.1. Chế độ tiền lương cấp bậc......................................................................15 1.2.1.2. Chế độ lương theo chức vụ.....................................................................16 1.2.2. Hình thức trả lương...................................................................................17 1.2.2.1. Trả lương theo sản phẩm........................................................................17 1.2.2.1.1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp......................................................17 1.2.1.1.2. Trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt.....................................17 1.2.1.1.3. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.......................................................18 1.2.1.1.4. Hình thức trả lương khoán...................................................................19 1.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian:...........................................................19 1.2.2.1. Trả lương theo thời gian đơn giản..........................................................21 1.2.2.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng:............................................21 1.2.3. Một số chế độ khác khi tính lương:..........................................................23 1.2.3.1. Chế độ thưởng.......................................................................................23 1.2.3.2.Chế độ phụ cấp........................................................................................23 1.3. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ..........................24 1.3.1. Các chứng từ sử dụng................................................................................24 1.3.2. Hạch toán số lương lao động....................................................................25 1.3.3. Hạch toán sử dụng thời gian lao động......................................................25 1.3.4. Hạch toán kết quả gian lao động:.............................................................26 1.3.5. Hạch toán chi tiết tiền lương và BHXH...................................................27 Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh 1.3.5.1. Phân bổ tiền lương và giá thành sản phẩm:...........................................27 1.3.5.2. Trích bảo hiểm xã hội:...........................................................................28 1.3.5.3. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm:...28 1.3.5.4. Tài khoản kế toán...................................................................................29 1.3.5.5. Tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ:................31 1.3.5.6. Kế toán tổng hợp tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ:................31 1.3.6. Hình thức sổ kế toán..................................................................................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN .............................................................................................................................43 TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH................................................43 THƯƠNG MẠI QUANG MINH........................................................................43 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUANG MINH. .43 2.1.1.Tên công ty:................................................................................................43 2.1.2. Vốn điều lệ................................................................................................43 2.1.3. Quyết định thành lập:................................................................................43 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh:............................................................................43 2.1.5.Tình hình tổ chức của Công ty TNHH thương mại Quang Minh:............44 2.1.5.1. Cơ cấu chung:.........................................................................................44 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:..............................................45 2.1.6. Cơ cấu phòng kế toán:...............................................................................45 2.1.7. Chính sách kế toán áp dụng của công ty:..................................................46 2.1.7.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty:..................................................47 2.1.7.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:.......................................................48 2.1.7.3. Phương pháp nộp thuế GTGT:...............................................................48 2.1.7.4. Tổ chức báo cáo tài chính:.....................................................................48 2.1.7.5. Một số chế độ kế toán áp dụng tại công ty:............................................48 2.2. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUANG MINH.........................................49 2.2.1 Đặc điểm về lao động của Công ty.............................................................49 Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh 2.2.2. Cách tính và trả lương tại Công ty............................................................51 2.2.2.1 Trả lương theo thời gian..........................................................................51 2.2.2.2.Tiền lương phép......................................................................................54 2.2.3 Cách tính các khoản trích theo lương tại Công ty......................................55 2.2.3.1 Bảo hiểm xã hội (BHXH)........................................................................55 2.2.3.2 Bảo hiểm y tế (BHYT)............................................................................57 2.2.3.3 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)................................................................58 2.2.3.4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ)..................................................................58 2.2.4 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương......................59 2.2.4.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng................................................................59 2.2.4.1.1. Chứng từ sử dụng:...............................................................................59 2.2.4.1.2. Tài khoản sử dụng:..............................................................................59 2.2.4.1.3. Sổ kế toán sử dụng..............................................................................59 2.2.4.2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.............................................................60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUANG MINH........................................................................71 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.......................................................................71 3.1.1. Công tác kế toán chung.............................................................................71 3.1.1.1. Hạch toán chi tiết....................................................................................71 3.1.1.2. Hạch toán tổng hợp................................................................................71 3.1.2. Ưu điểm, nhược điểm, phương hướng, mục tiêu trong việc sử dụng quỹ lương....................................................................................................................72 3.1.2.1. Ưu điểm..................................................................................................72 3.1.2.2. Nhược điểm............................................................................................73 3.1.2.2.1. Thời gian thanh toán lương cho công nhân viên :...............................73 3.1.2.2.2. Cách tính lương tại công ty.................................................................74 3.1.2.2.3. Mức lương tại công ty.........................................................................74 Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh 3.1.2.3. Phương hướng, mục tiêu........................................................................74 3.2. MỘT SỐ GẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUANG MINH...................................................................................................75 3.2.1. Cách tính lương tại công ty.......................................................................75 3.2.2 Thời gian tính lương và chế độ trả lương tại công ty.................................75 KẾT LUẬN.........................................................................................................78 Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Chủ biên PGS.TS. Võ Văn Nhị.NXB LĐ – XH 2006 2. Lý thuyết hạch toán kế toán – Chủ biên TS.Nguyễn Thị Đông – Đại học QTKD.NXB tài chính. Hà Nội 1999 3. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. Chủ biên TS Nguyễn Văn Công. NXB tài chính.Hà Nội 2003. 4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Vụ chế độ kế toán – Bộ tài chính – NXB tài chính năm 1996 – Chủ biên PGS – TS Đặng Văn Thanh. 5. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Bộ tài chính – Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội 2006. Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ta hiện nay, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quyền tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách độc lập tự chủ theo qui định của pháp luật. Họ phải tự hạch toán và đảm bảo doanh nghiệp mình hoạt động có lợi nhuận, và phát triển lợi nhuận đó, từ đó nâng cao lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động. Đối với nhân viên, tiền lương là khoản thù lao của mình sẽ nhận được sau thời gian làm việc tại công ty. Còn đối với công ty đây là một phần chi phí bỏ ra để có thể tồn tại và phát triển được. Một công ty sẽ hoạt động và có kết quả tốt khi kết hợp hài hoà hai vấn đề này. Do vậy, việc hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp. Hạch toán chính xác chi phí về lao động có ý nghĩa cơ sở, căn cứ để xác định nhu cầu về số lượng, thời gian lao động và xác định kết quả lao động. Qua đó nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Mặt khác công tác hạch toán chi phí về lao động cũng giúp việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Đồng thời nhà nước cũng ra nhiều quyết định liên quan đến việc trả lương và các chế độ tính lương cho người lao động. Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp có đặc thù sản xuất và lao động riêng, cho nên cách thức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Từ sự khác nhau này mà có sự khác biệt trong kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp, BHXH, Tiền thưởng… Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng thù lao của người lao Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh động, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ nhận thức như vậy em thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là rất quan trọng nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh” để nghiên cứu thực tế và viết thành chuyên đề này. Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tế quá ngắn ngủi, với sự giúp đỡ của lãnh đạo Công ty và các anh chị em trong phòng kế toán Công ty, em hy vọng sẽ nắm bắt được phần nào về sự hiểu biết đối với lĩnh vực kế toán tiền lương trong Công ty. Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh. Em được học hỏi, trực tiếp tiếp xúc với công việc thực tế. Đây là một kỳ thực tế khó khăn thử thách với em để khẳng định mình, thể hiện mình. Và em được vận dụng những kiến thức mà mình đã học tại trường giúp em cũng cố lại kiến thức, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp đạt được những chỉ tiêu đề ra. 2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá thực trạng, thông qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh. 2. Đối tượng nghiên cứu. Công tác tổ chức, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh. 3. Phạm vi nghiên cứu. Công tác tổ chức, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh trong năm 2012 4. Các phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu là tham khảo các tài liệu, nguyên tắc Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hạnh chuẩn mực kế toán hiện hành. - Phương pháp kế toán: + Phương pháp chứng từ kế toán: Dùng để thu thập thông tin. + Phương pháp tài khoản kế toán: Dùng để hệ thống hóa thông tin. + Phương pháp tính giá: Dùng để tính toán các số liệu kế toán làm cơ sở tính giá thành. + Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán: Sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết. - Phương pháp phân tích đánh giá là phương pháp tìm hiểu thực trạng của đơn vị để phân tích và đưa ra những nhận xét đánh giá về đơn vị. - Phương pháp điều tra phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin thông dụng nhằm khai thác ý kiến của chuyên gia. 5. Bố cục của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Chương 2: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại Quang Minh Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Trang 3 Chương 1: Cơ sở lý luận GVHD: Đỗ Thị Hạnh CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.1. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1.1. Bản chất và chức năng của tiền lương 1.1.1.1. Khái niệm tiền lương Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động), sức lao động là hàng hoá, do vậy tiền lương là giá cả của sức lao động. Khi phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nơi mà các quan hệ thị truờng thống trị mọi quan hệ kinh tế, xã hội khác. Các Mác viết “ tiền công không phải là giá trị hay giá cả của sức lao động mà chỉ là hình thái cải trang của giả trị hay giá cả sức lao động” Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Như vậy tiền lương thực chất là khoản trù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. Tiền lương có chức năng vô cùng quan trọng nó là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất lao động, vừa tiết kiệm chi phí về lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là số tiền mà nguời sử dụng lao động (người mua sức lao động) trả cho nguời lao động ( người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Trang 4 Chương 1: Cơ sở lý luận GVHD: Đỗ Thị Hạnh đến đời sống và trật tự xã hội. Đó là quan hệ xã hội Bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố sức lao động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động.Tiền lương là bộ phận cơ bản (hay duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố của chi phí đầu vào sản xuất, còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ, nói cách khác tiền lương là động lực và là cuộc sống. Một vấn đề mà các doanh nghiệp không thể quan tâm đó là mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu đo lường giá trị sức lao động thông thường trong điều kiện làm việc bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một khung giá các tư liệu sinh hoạt hợp lý. Đây là cái “ngưỡng” cuối cùng cho sự trả lương của tất cả các ngành các doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn có sức lao động để hoạt động kinh doanh, ít nhất phải trả mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định. Trong quá ttrình hoạt động, nhất là trong hoạt động kinh doanh, đối với các chủ doanh nghiệp tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tiền lương luôn luôn được tính toán quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ phần thu nhập chủ yếu với đại đa số lao động trong xã hội có ảnh hưởng đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích hết thảy của người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khẳ năng lao động của mình. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần kinh tế: Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Trang 5 Chương 1: Cơ sở lý luận GVHD: Đỗ Thị Hạnh + Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp (khu vực lao động được nhà nước trả lương), tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế chính sách của nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang lương, bảng lương do nhà nước qui định. + Trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chụi sự tác động chi phối rất lớn của thị trường và thị trường sức lao động. Tiền lương khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của chính phủ và là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm thuê và một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này tác động trực tiếp đến phương thức trả công. Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất tiêu dùng, quan hệ trao đổi. Do vậy chính sáh tiền lương thu nhập luôn luôn là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia. Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm của tiền lương: +Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng xuất lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc . . .ngay trong quá trình lao động. + Tiền lương thực tế: Được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động được hưởng lương và có thể mua được bằng tiền lương thực tế đó. Giữa hai loại tiền lương này có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua công thức: Tiền lương danh nghĩa Tiền lương thực tế = Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ Như vậy, tiền lương thực tế phụ thuộc cả vào tiền lương danh nghĩa và chỉ số giá cả hàng hóa, dịch vụ. Chỉ khi nào tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Trang 6 Chương 1: Cơ sở lý luận GVHD: Đỗ Thị Hạnh tốc độ tăng của chỉ số giá cả thì thu nhập thực tế của người lao động mới tăng. Và tiền lương thực tế mới là yếu tố quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động 1.1.1.2. Nội dung kinh tế của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động làm ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được các định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập - kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra hay nói cách khác nó là yếu tố của chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản phẩm, công việc dịch vụ và lưu chuyển hàng hoá. Quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt hạch toán lao động và tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động, đồng thời nó là cơ sở giúp cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Trang 7 Chương 1: Cơ sở lý luận GVHD: Đỗ Thị Hạnh được chính xác. *Nhiệm vụ kế toán tiền lương gồm 4 nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí lao động theo đúng đối tượng sử dụng lao động. - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sản xuấtkinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chừng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. - Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời. Có thể nói chí phí về lao động hay tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ là vấn đề được doanh nghiệp chú ý mà còn được người lao động đặc biệt quan tâm vì đây chính là quyền lợi của họ. Do vậy việc tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời cho người lao động là rất cần thiết, nó kích thích người lao động tận tụy với công việc, nâng cao chất lượng lao động. Mặt khác việc tính đúng và chính xác chí phí lao động còn góp phần tính đúng và tính đủ chí phí và giá thành sản phẩm. Muốn như vậy công việc này phải được dựa trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động và sử dụng lao động các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc huy động sử dụng lao động được coi là hợp lý khi mỗi loại lao động khác nhau cần có những biện pháp quản lý và sử dụng khác nhau. Vì vậy việc phân loại lao động là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, tùy theo từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà có cách phân loại lao động khác nhau. Nói tóm lại tổ chức tốt công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích Sinh viên:Đỗ Thị Khánh Huyền- MSSV: 11012093 Trang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan