Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch biển tỉnh quảng ngăi và các tỉnh vù...

Tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch biển tỉnh quảng ngăi và các tỉnh vùng duyên hải nam trung bộ

.DOC
7
232
104

Mô tả:

 Đề tài nghiên cứu: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TỈNH QUẢNG NGĂI VÀ CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Du lịch biển đảo ở Quảng Ngăi và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ giai đoạn vừa qua có bước tăng trưởng nhanh, khẳng định vai tṛ quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế xă hội của vùng. Tuy vậy, việc khai thác tài nguyên biển phục vụ du lịch vẫn c cn nhiều yếu kém, hạn chế dẫn tới hiệu quả du lịch chưa cao, ẩn chứa nhiều nguy cơ sớm suy thoái tài nguyên. Qua phân tích những chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2005-2010, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để nhận định những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 8 giải pháp rút ra từ những bài học thực tiễn nhằm chỉ ra hướng phát triển bền vững cho du lịch biển đảo Quảng Ngăi và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. 1. Khái quát tiềm năng du lịch biển, đảo vùng duyên hải Nam Trung bộ Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngăi, BBnh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, Ninh Thuận và BBnh Thuận được xác định là vùng du lịch với đặc trưng cơ bản về du lịch biển, đảo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 và tầm nhB n đến năm 2030. Đây là vùng có tiềm năng to lớn về du lịch biểntiềm năng về tài nguyên du lịch biển vượt trội của vùng này. Các băi biển nơi đây có nước biển trong, xanh, sạch và ấm quanh năm; băi biển dài, cát trắng, mịn và đẹp như Non Nước, Cửa Đại, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lănh, Vân Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né... Với khí hậu nhiệt đới, ôn ḥa, nhiệt độ ấm áp quanh năm, băi biển thoải, nền chắc và nước trong. Những băi biển đẹp trở thành địa chỉ lư tưởng cho loại hB nh du lịch ở đây, vB vậy có giá trị đặc biệt đối với du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao biển. Các đảo ven bờ có diện tích đủ lớn và điều kiện có thể phát triển du lịch như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao chàm (Quảng Nam), Lư Sơn (Quảng Ngăi), Ḥn Tre, Ḥn Tằm (Khánh Ḥa), Phú Quư (BBnh Thuận)... Gía trị cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và sự nguyên sơ tách biệt của các đảo tạo sự hấp dẫn đặc biệt đối với du lịch. Mỗi ḥn đảo đều có thể trở thành thiên đường nghỉ dưỡng đối với khách du lịch. Ngoài tiềm năng tự nhiên, các giá trị nhân văn gắn với văn hóa miền biển, văn hóa Sa Huỳnh với bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời tạo lên phong cách, lối sống riêng của vùng này cũng tạo sức hấp dẫn diệu kỳ thu hút khách du lịch. 2. Thực trạng phát triển du lịch biển, đảo ở Quảng Ngăi và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Những năm qua, du lịch biển, đảo ở Quảng Ngăi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ cũng đă biết nắm lấy lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn và đang khai thác ngày càng có hiệu quả, thu hút luồng khách quốc tế và nội địa đến du lịch gắn với biển. Sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch biển luôn đi liền với các trung tâm văn hóa lớn của vùng như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Quy Nhơn. Các đảo Lư Sơn, Cù Lao Chàm, Sơn Trà, Ḥn Tre, Ḥn Tằm, Phú Quư… đang thu hút đầu tư du lịch trở thành những viên ngọc, những ngôi sao tỏa sáng hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên thành tựu phát triển du lịch biển đảo những năm qua thể thiện qua những chỉ tiêu cơ bản về lượng khách, thu nhập, cơ sở lưu trú, dịch vụ... cho thấy du lịch biển đảo duyên hải Nam Trung bộ mới khởi đầu phát triển. a) Về lượng khách quốc tế và nội địa: Khách đến Quảng Ngăi và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ tăng liên tục trong những năm qua. Năm 2010 toàn vùng đón tiếp và phục vụ 2,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bB nh quân 11,2% năm; 8,4 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng trưởng bB nh quân 18,3% năm. Với tốc độ tăng trưởng về lượng khách trên 2 con số cho thấy sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ của vùng và hoạt động du lịch đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên quy mô khách so với cả nước (16,1% khách quốc tế và 11,5% khách nội địa) cho thấy du lịch biển, đảo vùng duyên hải Nam Trung bộ vẫn c cn khiếm tốn và trong giai đoạn đầu tăng trưởng. Đặc biệt, phân tích sâu hơn một bước cho thấy, độ dài lưu trú trung bB nh (LTTB) tại mỗi tỉnh đối với khách quốc tế là 1,6 ngày, đối với khách nội địa là 1,8 ngày và chung cho cả vùng từ 4-4,5 ngày (khách quốc tế) và 3-3,2 ngày (khách nội địa) như vậy c cn thấp. Điều này cho thấy hoạt động du lịch c cn đơn sơ chưa đa dạng thu hút khách lưu lại dài ngày; hệ thống dịch vụ du lịch và dịch vụ đi kèm chưa phát triển. Đối với Quảng Ngăi, năm 2010 đón 23.000 lượt khách quốc tế, tăng trung bB nh 15,1%/năm (giai đoạn 2005-2010) và 307.000 lượt khách nội địa tăng trung bB nh 14,2%/năm (giai đoạn 2005-2010); ngày lưu trú trung bB nh 1,2 ngày (khách quốc tế) và 1,4 ngày (khách nội địa). Những chỉ số trên đều thấp hơn so với mặt bằng chung của vùng cho thấy du lịch Quảng Ngăi c cn tiềm tàng, chưa phát triển và đang hứa hẹn những triển vọng phát triển trở thành điểm đến mới của vùng. b) Về doanh thu du lịch: năm 2010 doanh thu du lịch toàn vùng đạt trên 6,8 ngàn tỷ đồng trong đó tập trung chủ yếu ở 3 cổng thu hút khách đường không và đường bộ (Đà Nẵng-Quảng Nam, Khánh ḥa, BBnh Thuận). Quảng Ngăi cũng như các tỉnh khác do vị trí xen giữa các điểm đến lớn nên lượng khách đến c cn ít, doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy vậy, tốc độ tăng doanh thu trung bB nh 24,9%/năm trong cả giai đoạn 2005-2010 (cá biệt có tỉnh như BBnh Thuận tỷ lệ tới 62%/năm, Quảng Nam 31,1%/năm) cho thấy sức vươn lên mạnh mẽ và tăng trưởng nhanh của ngành kinh tế du lịch biển của vùng. c) Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: thể hiện qua cơ sở lưu trú du lịch cho thấy số lượng cơ sở và buồng lưu trú tăng nhanh trong thời gian qua 10,1% và 13,8%/năm tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng về khách du lịch. So với quy mô cả nước, tỷ trọng số buồng ngủ cao hơn tỷ trọng cơ sở lưu trú cho thấy quy mô của mỗi cơ sở lưu trú lơn hơn mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt tỷ trọng các cơ sở cao cấp (4 và 5 sao) cao hơn hẳn mặt bằng chung. Điều này khẳng định vùng duyên hải Nam Trung bộ có cơ sở vật chất có khả năng đón và phục vụ khách du lịch cao cấp. Đối với Quảng Ngăi thu nhập du lịch năm 2010 đạt 200 tỷ đồng, 65 cơ sở lưu trú du lịch với 2000 buồng, trong đó chủ yếu là cơ sở thấp cấp chưa được xếp hạng (chỉ có duy nhất 1 khách sạn 4 sao, 4 khách sạn 3 sao và chưa có khách sạn 5 sao). Những con số trên cho thấy Du lịch Quảng Ngăi mới bước đầu phát triển, c cn khiêm tốn so với mặt bằng chung của vùng. 3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) đối với du lịch biển đảo vùng duyên hải Nam Trung Bộ a) Điểm mạnh + Phải khẳng định có định hướng đúng và sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương xác định phát triển du lịch biển đảo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế xă hội. + Có thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn gắn với biển + Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được tăng cường; các di sản văn hóa, giá trị truyền thống được tôn trọng. + Kết quả phát triển du lịch mang lại thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống xă hội. + So với mặt bằng chung của cả nước, quy mô hoạt động du lịch không ngừng tăng trưởng, mở rộng. + Chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao và từng bước góp phần cải thiện diện mạo và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và quốc tế. b) Điểm yếu + Hạn chế lớn nhất có thể thấy rơ hiệu quả kinh tế du lịch c cn khiêm tốn, thể hiện ở thu nhập du lịch c cn thấp, độ dài lưu trú ngắn, sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng. + Việc quản lư quy hoạch, khai thác tài nguyên du lịch biển chưa thực sự hiệu quả và bền vững. + Điểm yếu bao trùm là điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém và nhận thức du lịch ở hầu hết các địa phương chưa sâu sắc. + Tŕnh độ chuyên nghiệp trong quản lư và kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực du lịch hạn chế và thiếu đồng bộ dẫn tới chất lượng dịch vụ chưa đạt chuẩn. + Nguồn lực đầu tư về tài chính, công nghệ từ trong nước còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào đầu tư từ bên ngoài. + Việc bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn minh du lịch c cn nhiều bất cập dẫn tới nguy cơ sản phẩm du lịch bị suy thoái nhanh. c) Cơ hội + Chiến lược phát triển du lịch đến 2020 và tầm nhB n đến 2030 sẽ được triển khai trong đó đặt trọng tâm ưu tiên phát triển du lịch biển đảo. Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến 2020 đă được xây dựng tŕnh Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi triển khai sẽ tạo ra chuỗi các sản phẩm du lịch gắn với biển, đặc biệt là nghỉ dưỡng biển, giải trí và thể thao biển sẽ làm nổi bật hB nh ảnh du lịch Việt Nam. Hiệu quả hoạt động du lịch sẽ được nâng lên rơ rệt nhờ hệ thống sản phẩm. + Vùng duyên hải Nam Trung bộ trong đó có Quảng Ngăi tiếp tục là địa chỉ lư tưởng cho du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao và giải trí gắn với sinh thái biển và văn hóa miền biển. d) Thách thức + Thách thức lớn nhất đối với du lịch biển đảo Việt Nam là sự lồng ghép phong vị địa phương trong từng chi tiết sản phẩm du lịch với yêu cầu tính hiện đại, tiện nghi và chuyên nghiệp cao trong khi chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực ở những vùng biển chưa đáp ứng được. + Cạnh tranh ngày càng mạnh về giá và chất lượng dịch vụ đang thách thức đối với quản lư và ứng dụng công nghệ đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. + Mực nước biển dâng và những tác động bất lợi, khó lường của biến đổi khí hậu sẽ thách thức lớn đối với các vùng du lịch biển c cn kém năng lực thích ứng. 4. Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo Quảng Ngăi và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ - Thứ nhất, phải thấm nhuần quan điểm phát triển bền vững với tầm nhB n dài hạn. Kiên quyết bác bỏ quan điểm ngắn hạn trong khai thác tài nguyên biển phục vụ phát triển du lịch. Như vậy vừa khai tác hợp lư, vừa phải quan tâm tới bảo tồn và phát huy giá trị. - Thứ hai, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thông qua tiếp thu kinh nghiệm về cách tiếp cận chu kỳ sống của sản phẩm đối với du lịch biển, bắt đầu bằng sản phẩm, khu du lịch cao cấp với các chính sách phân biệt. - Thứ ba, Giải pháp về tăng cường đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao nhận thức du lịch cho mọi đối tượng là cần thiết phải thực hiện cả trước mắt và lâu dài. Đầu tư vào các cơ sở đào tạo du lịch trong vùng và tăng cường đào tạo tại chỗ là những biện pháp kèm theo. - Thứ tư, bài học về huy động nguồn lực theo mô hB nh tham gia của các thành phần kinh tế, xă hội, đặc biệt đề cao vai tṛ của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao giá trị của sản phẩm du lịch. - Thứ năm, Tài nguyên du lịch biển phải gắn kết nhuần nhuyễn với phong cách dịch vụ và văn hóa, lối sống địa phương. VB vậy trong thiết kế sản phẩm, quy hoạch các khu du lịch... phải tính đến yếu tố văn hóa bản địa để tạo tính đặc thù của sản phẩm. - Thứ sáu, sự mênh mông, bao la của biển cả nhưng không phải là vô tận. Với sự nhạy cảm của môi trường du lịch thB việc bảo vệ môi trường sinh thái gắn với sinh kế của cộng đồng và mối liên quan với các ngành kinh tế khác đ ci hỏi việc quy hoạch, thẩm định các dự án phát triển luôn phải tính đến tác động tới hoạt động du lịch. - Thứ bảy, Việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng vừa góp phần giảm chi phí vừa đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và thỏa măn nhu cầu của khách. Phát triển du lịch “xanh” gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa. - Thứ tám, tăng cường năng lực và có sự chuẩn bị thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu về mực nước biển dâng, những dị thường về thời tiết và tác động của thiên tai như lũ quyét, sóng thần MỤC LỤC 1. Khái quát tiềm năng du lịch biển, đảo vùng duyên hải Nam Trung Bộ2 2. Thực trạng phát triển du lịch biển,đảo ổ Quảng Ngăi và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.................................................................................2 3. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu,cơ hội và thách thức(SWOT) đối với du lịch biển đảo duyên hải Nam Trung Bộ...........................................3 4. Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo Quảng Ngăi và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ........................................................4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng