Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp giúp vượt qua rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường mỹ ...

Tài liệu Một số giải pháp giúp vượt qua rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường mỹ của công ty cổ phần vinamilk

.PDF
144
434
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Kim Dung Sinh viên thực hiện MSSV: 0954010119 : Võ Thị Diễm Hương Lớp: 09DQN3 TP. Hồ Chí Minh, 07/2013 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của Tác giả. Những kết quả, các số liệu và tài liệu nghiên cứu trong bài báo cáo Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ phần Vinamilk, không sao chép bất kì nguồn nào khác. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả Võ Thị Diễm Hương ii năm LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong công ty Cổ phần Vinamilk đã hỗ trợ cho Tác giả trong suốt thời gian thực tập, và Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Phạm Thị Kim Dung, người đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ Tác giả hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt nhất. Tuy nhiên, với kinh nghiệm còn non kém chưa tiếp xúc nhiều với thực tế và giới hạn về thời gian và hạn chế trong việc thu thập tài liệu nên có thể bài Khóa Luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung hay hình thức. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý quý giá của cơ quan và quý thầy cô để giúp cho Tác giả hoàn thiện bài Khóa luận tốt hơn và rút kinh nghiệm cho quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Tác giả xin chân thành cảm ơn! iii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : ………………………………………………………….. MSSV : ………………………………………………………….. Khoá : …………………………………………………… 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Đơn vị thực tập iv NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Giảng viên hướng dẫn v Năm MỤC LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHẾ BIẾN VIỆT NAM 1.1. Tìm hiểu về hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ............. 4 1.1.1. Khái niệm hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ....................... 4 1.1.2. Hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế................................ 4 1.1.2.1. Các quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật ............................................................ 4 1.1.2.2. Các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật ............................................................. 5 1.1.2.3. Thủ tục đánh giá sự phù hợp ......................................................................... 6 1.1.3. Một số rào cản kỹ thuật thông dụng khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ ............. 7 1.1.3.1. Tiêu chuẩn về chất lượng (ISO 9001) ........................................................... 7 1.1.3.2. Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội (SA 8000) ............................. 9 1.1.3.3. Quy định về bảo vệ môi trường (Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000)................................................................................................ 11 1.1.3.4. Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practiecs)...... 13 1.1.3.5. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP ............... 15 1.2. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT) ................ 17 1.2.1. Mục tiêu Hiệp định TBT ............................................................................... 18 1.2.2. Nguyên tắc áp dụng TBT .............................................................................. 18 1.2.3. Đối tượng áp dụng ........................................................................................ 22 1.2.4. Vai trò của Hiệp định TBT trong thương mại quốc tế ................................... 23 1.3. Những thể chế và Cơ quan của Mỹ quy định về sản phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam........................................................................................ 24 1.3.1. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) .................................. 24 1.3.2. Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA)....................................................................... 24 1.3.3. Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẫm...................................................... 24 1.3.4. Đạo Luật chống khủng bố sinh học 2002 ...................................................... 25 1.3.5. Luật về nhãn hiệu hàng hóa........................................................................... 26 1.3.6. Hệ thống đăng kí quốc gia Hoa Kỳ ............................................................... 27 1.3.7. Yêu cầu về dán nhãn hàng hóa ...................................................................... 27 vi Chương 2: RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Vinamilk ................................................. 29 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ......................................................................... 29 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 30 2.1.3. Mục tiêu của công ty ..................................................................................... 32 2.1.4. Tầm nhìn và sứ mệnh .................................................................................... 33 2.1.5. Ngành nghề kinh doanh ................................................................................ 33 2.1.6. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ................................................................ 34 2.1.6.1. Sơ đồ tổ chức Công ty................................................................................. 36 2.1.6.2. Chức năng các phòng ban .......................................................................... 36 2.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk ...................................................................................................... 38 2.3.1. Yêu cầu về vệ sinh ........................................................................................ 38 2.3.2. Các chuẩn yêu cầu của thị trường Mỹ ........................................................... 39 2.3.3. Nhãn hiệu và thương hiệu ............................................................................. 41 2.3.4. Yêu cầu nhãn mác, bao bì ............................................................................. 42 2.3.5. Quy định đăng kí nhà xưởng theo Luật an toàn thực phẩm của Mỹ ............... 43 2.3.6. Thực thi một số quy định mới của Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm FSMA ........................................................................................................... 44 2.3.7. Đáp ứng yêu cầu GMP- HACCP ................................................................... 46 2.3. Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk ........................................................... 51 2.4.1. Ảnh hưởng tích cực....................................................................................... 51 2.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực....................................................................................... 52 2.4. Đánh giá khả năng đáp ứng hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk .......................................... 53 2.5.1. Thực trạng khả năng đáp ứng của Công ty Cổ phần Vinamilk đối với sản phẩm sữa xuất khẩu trước rào cản kỹ thuật của Mỹ ....................................... 53 2.5.2. Những mặt còn hạn chế ................................................................................ 60 2.5.3. Tầm quan trọng trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk ..................................... 63 vii Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK 3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk sang Mỹ ....................................................................................... 66 3.2. Cơ hội và thách thức của Công ty Cổ phần Vinamilk khi xuất khẩu sản phẩm sữa sang Mỹ ...................................................................................... 67 3.2.1. Cơ hội xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Mỹ ..................................... 67 3.2.2. Thách thức .................................................................................................... 68 3.3. Một số giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk .......................................... 69 3.3.1. Giải pháp cho doanh nghiệp .......................................................................... 69 3.3.2. Kiến nghị với Cơ quan Nhà nước .................................................................. 82 Kết luận ................................................................................................................... 84 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 86 Phụ Lục ................................................................................................................... 89 viii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Kí Hiệu Nội Dung BTA (The Bioterrorism Act) Luật chống khủng bố sinh học Hoa kỳ CODEX Ủy Ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế FDA (Food and Drug Administration) FSMA (Food Safety Modernization Act) Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm GAP (Good Agricutural Practices Thực hành nông nghiệp tốt GMP (Good Manufacturing Practice) Thực hành sản xuất tốt GLP (Good Laboratory Practices) Quy định nghiên cứu trong phòng kiểm nghiệm HACCP (Hazard Analysis and Critical Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới Control Point) hạn IEC Ủy ban Kỹ thuật điện tử quốc tế ISO (Food Safety Modernization Act) Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ITU Liên đoản viễn thông quốc tế QCVN Quy chuẩn Việt Nam SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure) Quy phạm vệ sinh TBT (Technical Barriers to Trade Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong Agreement) thương mại USDA (United States Department of Agriculture) WTO (World Trade Organization) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Tổ chức thương mại Thế Giới ix DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ SỬ DỤNG 1. Sơ đồ 2.1.6: Sơ đồ tổ chức và quản lý của Công ty Cổ phần Vinamilk 2. Bảng 2.3.3a: Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột 3. Bảng 2.3.3b: Các chỉ tiêu lý - hoá của sữa bột 4. Bảng 2.3.3c: Hàm lượng kim loại nặng của sữa bột 5. Bảng 2.3.3d: Chỉ tiêu vi sinh vật của sữa bột x LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, thì các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước. Việc Việt Nam gia nhập WTO nói chung và việc thực thi Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade - TBT) nói riêng chứa đựng những thách thức và cả những thuận lợi. Nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng được các vấn đề về hàng rào kỹ thuật thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại được dựng lên là cách làm duy nhất và tất yếu để các nước có thể bảo vệ người tiêu dùng, lợi ích quốc gia, sản xuất trong nước,… nhưng nó cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp. Câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để hàng hóa của các doanh nghiệp không bị tiêu hủy hay bị trả về khi xuất khẩu do hàng hóa không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy chuẩn kỹ thuật chặt chẽ của nước nhập khẩu,… Do đó, việc tìm hiểu rõ về TBT của các nước nhập khẩu và luôn cập nhật thông tin văn bản, quy định mới về rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu là điều tất yếu mà các Doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu và thực hiện. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn sản phẩm của mình có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Không những làm chủ thị trường nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Và Công ty Cổ phần Vinamilk cũng không ngoại lệ, đứng đầu thị trường nội địa với phương châm “sữa nội địa, chất lượng quốc tế”, thành công trong cả chất lượng sản phẩm, uy tín, thương hiệu,… Vinamilk đã chuyển mình đánh đấu một bước ngoặc mới khi hướng tới xuất khẩu sản phẩm sữa ra thị trường nước ngoài. Một trong những thành công trong việc đưa sản phẩm sữa của Công ty đến với người tiêu dùng nước ngoài đó là phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên để sản phẩm của Công ty có thể tiếp cận được với người tiêu dùng nước ngoài thông qua chiến lược marketing và phân phối. Điều này cho thấy việc vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường nước ngoài là bước đầu tiên 1 và quan trọng dẫn đến thành công trong việc thâm nhập và đưa thương hiệu sữa của Công ty nói riêng và sữa Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế. Xuất phát từ tính thiết thực nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK làm bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp của mình. Phân tích rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu và đánh giá khả năng vượt rào của Công ty là vấn đề mà đề tài muốn hướng đến. Việc phân tích và nắm được rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu sẽ giúp cho Công ty chủ động được trong việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết liên quan đến yêu cầu của nhà nhập khẩu, biết được nhà nhập khẩu cần gì và mình có được những gì, khả năng đáp ứng của mình tới đâu để có thể vượt qua rào cản kỹ thuật một cách tốt nhất, đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế góp phần thuận lợi hơn trong việc thành công của Công ty trên thị trường nước ngoài. 2. Tình hình nghiên cứu: Hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu về Công ty Cổ phần Vinamilk, nội dung nghiên cứu về một số vấn đề như: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty sữa Vinamilk; Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Quản trị quảng cáo sản phẩm sữa tươi Vinamilk; Phân tích tài chính của Vinamilk, Chương trình Marketing của công ty Vinamilk về dòng sản phẩm Sữa tươi Vinamilk; Phân tích báo cáo tài chính Công ty sữa Vinamilk;… Riêng vấn đề về hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của Công ty vẫn chưa thấy tác giả khác nào thực hiện. Đó là yếu tố mới mẻ trong nội dung đề tài đang thực hiện của tác giả. 3. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu về hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk và tác động của nó đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty. - Phân tích thực trạng đáp ứng những rào cản kỹ thuật của Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk trong thời gian qua. Từ đó đánh giá ưu điểm, kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc đáp ứng rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa. 2 - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ để xuất khẩu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Vinamilk. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu, thu thập số liệu, thông tin về đề tài. - Nghiên cứu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm chế biến Việt Nam. - Nghiên cứu về khả năng đáp ứng rào cản kỹ thuật của Công ty Vinamilk trước rào cản kỹ thuật của Mỹ. - Đề xuất giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu, thống kê. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu: - Biết được rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam, khả năng đáp ứng vượt qua rào cản kỹ thuật của Công ty Cổ phần Vinamilk, những mặt còn hạn chế và giải pháp vượt qua để đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ. 7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: Bên cạnh Lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về hàng rào kỹ thuật và rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm chế biến Việt Nam - Chương 2: Rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vinamilk - Chương 3: Định hướng và giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với sản phẩm sữa xuất khẩu của Công ty Cố phần Vinamilk 3 Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHẾ BIẾN VIỆT NAM 1.4. Tìm hiểu về hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 1.1.4. Khái niệm hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một loại hàng rào phi thuế quan, bao gồm các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa trong thương mại nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật và bảo vệ môi trường. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu các rào cản thuế quan được các nước cắt giảm sử dụng theo xu hướng tự do hóa thương mại, còn các rào cản phi thuế quan trong đó hệ thống rào cản kỹ thuật ngày càng được áp dụng chặc chẽ và rộng rãi hơn trong thương mại quốc tế. 1.1.5. Hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế Bản chất của hàng rào kỹ thuật trong thương mại là tập hợp các yêu cầu về kỹ thuật của các quốc gia đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình, chúng rất đa dạng và khác nhau về hình thức. Tuy nhiên, có thể nhóm lại các hình thức của hàng rào kỹ thuật như sau: Các quy định về Tiêu chuẩn, quy định về Quy chuẩn kỹ thuật và Thủ tục đánh giá sự phù hợp. 1.1.2.1. Các quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật: Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Standards) là những quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm chuẩn để phân loại, đánh giá, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ... nhưng không bắt buộc áp dụng. Tiêu chuẩn trở thành “hàng rào” khi hệ thống tiêu chuẩn này quy định quá chi tiết, quá khác biệt, không có căn cứ khoa học gây khó khăn cho hàng hóa lưu thông trên thị trường. Các loại Tiêu chuẩn kỹ thuật: a. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể. b. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. c. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối SVTH: Võ Thị Diễm Hương 4 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung Chương 1: Cơ sở lý luận tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. d. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. e. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. 1.1.2.2. Các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật: Quy chuẩn kỹ thuật (Technical Regulations) là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng). Các loại quy chuẩn kỹ thuật: a. Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình. b. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm: - Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân. - Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người; - Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật. c. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất SVTH: Võ Thị Diễm Hương 5 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung Chương 1: Cơ sở lý luận lượng môi trường xung quanh, về chất thải. d. Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa. e. Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác. 1.1.2.3. Đánh giá sự phù hợp: Đánh giá sự phù hợp (Conformity assessment procedure) là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba (không phải người bán, và cũng không phải người mua) để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không. Thủ tục này có thể trở thành trở ngại không cần thiết đối với thương mại khi các thủ tục gây mất nhiều thời gian hơn hay chặt chẽ hơn mức cần thiết để đánh giá xem liệu một sản phẩm có tuân thủ với pháp luật trong nước hay với pháp luật của quốc gia nhập khẩu. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định. Yêu cầu cơ bản đối với đánh giá sự phù hợp: a. Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch cho các bên có liên quan về trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp. b. Bảo mật thông tin, số liệu của tổ chức được đánh giá sự phù hợp. c. Không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình. d. Trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp phải hài hoà với quy định của tổ chức SVTH: Võ Thị Diễm Hương 6 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung Chương 1: Cơ sở lý luận quốc tế có liên quan. Hình thức đánh giá sự phù hợp: a. Việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoặc tổ chức, cá nhân công bố sự phù hợp tự thực hiện. b. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn. c. Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. 1.1.6. Một số rào cản kỹ thuật phổ biến hiện nay khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 1.1.3.1. Tiêu chuẩn về chất lượng (Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000:2000) ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. Bản chất của ISO 9000 là: - Thấu hiểu nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng và các bên liên quan. - Xác lập các chính sách, các mục tiêu và môi trường hoạt động cần thiết để thúc đẩy tổ chức thỏa mãn các nhu cầu này. - Thiết lập, cung cấp nguồn lực và quản lí hệ thống các quá trình để đạt những mục tiêu đề ra. - Đo lường và phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của từng quá trình trong việc hoàn thành các mục tiêu. - Thực hiện cải tiến liên tục trên cơ sở đánh giá khách quan năng lực của hệ thống. Khi áp dụng ISO 9000 cần tuân thủ 8 nguyên tắc quản lý chất lượng sau: a. Hướng vào khách hàng: doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có khách hàng. Vì vậy, cần phải tổ chức các hoạt động theo hướng đáp ứng nhu cầu đã đưa ra SVTH: Võ Thị Diễm Hương 7 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung Chương 1: Cơ sở lý luận hoặc còn tiềm ẩn của khách hàng. b. Sự lãnh đạo: nhằm tạo ra sự nhất quán trong mục đích và phương thức thực hiện. c. Sự tham gia của mọi người: tạo ra một môi trường để mọi người tham gia cùng nhau hướng đến mục tiêu của tổ chức. d. Tiếp cận theo quá trình: để đạt được các mục tiêu của tổ chức, các nguồn lực và hoạt động cần được quản lý theo quá trình với sự thấu hiểu về mức độ ảnh hưởng từ đầu ra của quá trình này đến đầu vào của quá trình khác. e. Tiếp cận theo hệ thống quản lý: hiệu quả và hiệu lực hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào việc bố trí các hoạt động một cách có hệ thống. f. Cải tiến liên tục: mục tiêu chính của tổ chức là đưa ra tinh thần cải tiến liên tục trở thành văn hóa của tổ chức. g. Quyết định dựa trên sự kiện: các quyết định có hiệu lực đựa trên việc áp dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích các dữ liệu. h. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng: tạo điều kiện cho nhà cung ứng có khả năng cùng phát triển và nâng cao chất lượng. Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, nếu được thiết kế và thực thi tốt, là một công cụ hữu hiệu để một tổ chức đạt các mục tiêu kinh doanh của mình. Lợi ích đạt được khi áp dụng ISO 9000:2000: - Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng và các bên liên quan thông qua nhận biết và đáp ứng các yêu cầu. - Vượt qua rào cản trong thương mại quốc tế, gia tăng thị phần, thị trường và phát triển bền vững. - Đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một số thị trường trong và ngoài nước. - Giảm lãng phí do các sai hỏng, giảm chi phí và rủi ro. - Tăng tinh thần và thái độ làm việc và sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên. - Tăng uy tín thương hiệu. - Hệ thống quản lí được mô tả và hiểu một cách thống nhất và rõ ràng. - Việc phân công công việc, trách nhiệm và quyền hạn được quy định rõ ràng, SVTH: Võ Thị Diễm Hương 8 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung Chương 1: Cơ sở lý luận giảm sự mâu thuẫn và chồng chéo. - Khả năng tiêu chuẩn hóa và áp dụng các cách làm việc hợp lí, giảm sự ngẫu hứng và tùy tiện; thiết lập được một cách hữu hình tăng cường kỷ luật thực hiện, duy trì và cải tiến. 1.1.3.2. Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội (SA 8000) Trách nhiệm xã hội 8000 (SA 8000) được xây dựng để thúc đẩy doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội trong tất cả các ngành nghề trên toàn cầu. SA 8000 được xây dựng để giúp các công ty có trách nhiệm xã hội đánh giá và phân biệt bản thân mình với những công ty có điều kiện lao động thấp hơn mức chấp nhận được. Được ban hành lần đầu năm 1997 và sửa đổi năm 2001, SA 8000 được công nhận rộng rãi như là một công cụ quan trọng nhất để đưa việc thực thi của doanh nghiệp đối với các quyền của người lao động phù hợp với các giá trị xã hội – một yếu tố sống còn đối với danh tiếng của một công ty ngày nay. Các tổ chức đã công nhận SA 8000 bao gồm Bộ ngoại giao Mỹ, Ủy ban Châu Âu và Tổ chức Ân xá quốc tế. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về: a. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻn em nào. b. Lao động cưỡng bức: Không có lao động cưỡng bức, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào. c. Sức khỏe và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh. d. Tự do đoàn thể và quyền thương lược tập thể: Người lao động có quyền thành lập và tham gia công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. e. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị. SVTH: Võ Thị Diễm Hương 9 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung Chương 1: Cơ sở lý luận f. Kỷ luật lao động: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. g. Thời gian làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. h. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. i. Các Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình. SA 8000 bao gồm tất cả các vấn đề chính liên quan tới quyền của người lao động có trong Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em. Nó cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc tuân thủ luật quốc gia, luật hiện hành và các yêu cầu khác mà công ty đã thỏa thuận chấp hành. Tiêu chuẩn SA 8000 và hệ thống thẩm tra là một công cụ đáng tin cậy, toàn diện và hiệu quả để đảm bảo điều kiện làm việc có tính nhân bản bởi vì nó bao gồm: - Một tiêu chuẩn bao gồm tất cả các quyền quốc tế về lao động được chấp nhận rộng rãi. - Thẩm tra sự tuân thủ một cách độc lập và chuyên nghiệp: Việc chứng nhận cho các điều kiện này được tiến hành bởi các tổ chức chứng nhận được Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế (SAI) công nhận. Việc công nhận của SAI đảm bảo rằng các chuyên gia đánh giá có năng lực và trình độ cần thiết để tiến hành đánh giá toàn diện và khách quan. - Sự tham gia của tất cả các bên liên quan: Có sự tham gia của tất cả các ngành SVTH: Võ Thị Diễm Hương 10 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng