Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụn...

Tài liệu Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện đức linh, tỉnh bình thuận

.PDF
90
1
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ***** LUẬN VĂN THẠC SỸ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN TRẦN DUY KHÁNH Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 9 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ***** LUẬN VĂN THẠC SỸ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ VĂN ĐÔNG Học viên: Trần Duy Khánh (MBA20K19) MSHV:20110042 Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 9 năm 2022 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết nội dung Luận văn: “Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án Đầu tư Xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận” là công trình, quá trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học nhiệt tình của TS. Vũ Văn Đông và sự giúp đỡ về mặt tinh thần của người thân cũng như sự động viên, khích lệ và tạo điều kiện của lãnh đạo đơn vị tôi đang công tác. Các số liệu, dữ liệu và những kết quả thu thập và được xử lý đã nêu trong Luận văn của tôi là trung thực. Bản thân tôi đã liên hệ và cảm ơn đến những người hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Đối với các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bình Thuận, ngày 29 tháng 9 năm 2022 Người thực hiện Luận văn Trần Duy Khánh 2 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài Luận văn thạc sỹ của tôi một cách hoàn chỉnh và thuận lợi, tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc sự hỗ trợ nhiệt tình của quý thầy cô làm việc tại Viện Đào tạo sau đại học thuộc trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Văn Đông, người đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bản thân tôi hoàn thành Luận văn này. Cùng với đó, tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, Ban lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch (đơn vị tôi đang công tác) và các cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện Đức Linh đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thân, đồng nghiệp và gia đình, nhất là người vợ đã sát cánh và luôn ủng hộ cho tôi rất nhiều cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Luận văn của mình. Người thực hiện Luận văn Trần Duy Khánh 3 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nền kinh tế - xã hội của một đất nước ngày càng phát triển thì nhu cầu về sự tiện ích trong cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao đó là mong muốn thiết thực như nâng cấp hạ tầng hệ thống giao thông tại địa phương và các cơ sở hạ tầng khác như: cơ sở vật chất trường học, điện công lộ, y tế, văn hóa – thể thao,v.v… Những nhu cầu đó phù hợp với các định hướng phát triển của tất cả các địa phương trên địa bàn cả nước nên số lượng các dự án đầu tư các dự án nhất là các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công ngày càng tăng. Cơ sở lý luận về quản trị dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư công cùng với các đánh giá thực trạng những rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận là những nội dung được trình bày trong Đề tài này. Thông qua các nhân tố: Chủ đầu tư; các đơn vị tư vấn; đơn vị nhà thầu thi công; nhà thầu phụ, nhà cung ứng; cộng đồng nhân dân… sẽ đánh giá được mức độ rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh …từ đó sẽ đánh giá thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư công và cùng với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kế hoạch phát triển đầu tư trung hạn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận để từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. 4 MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI ......................................................................................... 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG ........................... 16 1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ............................................ 16 1.1.1. Khái niệm dự án ............................................................................ 16 1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản ..................................... 17 1.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................................ 18 1.1.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản ....................................... 19 1.2. VỐN ĐẦU TƯ CÔNG ........................................................................ 19 1.2.1. Khái niệm vốn đầu tư công ........................................................... 19 1.2.2. Kế hoạch đầu tư công .................................................................... 20 1.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ........................ 20 1.3.1. Khái niệm quản lý dự án ............................................................... 20 1.3.2. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ........................ 21 1.3.3. Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................... 21 1.4. RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB ............................. 23 1.4.1 Khái niệm rủi ro ............................................................................. 23 1.4.2. Khái niệm rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ........... 23 1.4.3. Phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản.................... 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN..................................... 30 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐỨC LINH: .................. 30 2.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH ....................................... 35 2.2.1. Quy trình thực hiện các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Đức Linh ................................................................................................. 35 2.2.2. Mô hình quản lý dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Đức Linh ................................................................................................................. 36 2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH . 38 2.3.1. Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp .............................................. 38 5 2.3.2. Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp ................................................ 40 2.4. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN: .......................................... 56 2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 56 2.4.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................. 57 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ...................................... 58 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN ............................ 60 3.1. ĐỊNH HƯỚNG TRONG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN ........................................... 60 3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG ......................................................................................................... 62 3.2.1. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong nhóm Chủ đầu tư ..................... 63 3.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong nhóm Tư vấn xây dựng ........... 65 3.2.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong nhóm Nhà thầu thi công .......... 68 3.2.4. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong nhóm Nhà thầu phụ, nhà cung ứng ........................................................................................................... 70 3.2.5. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong nhóm Cộng đồng địa phương . 72 3.2.6. Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro khác ....................................... 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XDCB ĐTXD QLDA TP CBCNVC UBND : Xây dựng cơ bản : Đầu tư xây dựng : Quản lý dự án : Thành phố : Cán bộ công nhân viên chức : Uỷ ban nhân dân 7 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng ......................................... 22 Hình 2.1. Bản đồ vị trí và hiện trạng huyện Đức Linh ................................... 33 Hình 2.2. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng ................................... 35 Hình 2.3. Sơ đồ mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án .......................... 37 Hình 2.4. Sơ đồ Mô hình Ban Quản lý dự án ................................................. 37 Hình 2.5 Quy trình nghiên cứu dữ liệu sơ cấp ................................................ 40 Hình 2.6 Biểu đồ đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư ....................................... 45 Hình 2.7 Biểu đồ đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng ............................. 47 Hình 2.8 Biểu đồ đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công ............................ 49 Hình 2.9 Biểu đồ đánh giá yếu tố rủi ro Thầu phụ, nhà cung ứng.................. 51 Hình 2.10 Biểu đồ đánh giá yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương .................. 52 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các nhóm rủi ro .............................................................. 25 Bảng 2.1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn huyện Đức Linh ...................................... 38 Bảng 2.2 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên từng lĩnh vực giai đoạn 2018 – 2021 ....................................................... 39 Bảng 2. 3 Thông tin chung về đối tượng được khảo sát ................................. 41 Bảng 2.4. Kết quả nghiên cứu thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......... 43 Bảng 2.5 Đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư ................................................... 45 Bảng 2.6 Đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng.......................................... 47 Bảng 2.7 Đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công ........................................ 49 Bảng 2.8 Đánh giá yếu tố rủi ro Thầu phụ, nhà cung ứng .............................. 50 Bảng 2.9 Đánh giá yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương ................................ 52 Bảng 2.10 Nguyên nhân chậm tiến độ một số dự án đầu tư XDCB vốn đầu tư công huyện Đức Linh làm chủ đầu tư giai đoạn 2018 - 2020......................... 55 Bảng 3.1 Danh mục một số dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 huyện Đức Linh ................ 61 Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn của nhân lực tư vấn giám sát........................ 66 Bảng 3.3 Kinh nghiệm của nhân lực tư vấn giám sát ..................................... 67 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc sống của con người luôn gắn liền với những nhu cầu về tiện ích, những tiện nghi mà cuộc sống mang lại; trong đó kết cấu cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa, giải trí…Những nhu cầu đó phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên khắp cả nước, vì vậy mà số lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư công ngày càng tăng. Huyện Đức Linh có vị trí địa lý là tâm điểm giao thoa giữa các thành phố lớn của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam có đường ranh tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu và tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên; đang là khu vực có tốc độ phát triển nhất cả nước (khoảng cách từ huyện Đức Linh đến các thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai, TP. Bà Rịa Vũng Tàu – tỉnh Bà rịa Vũng Tàu, TP. Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận, TP. Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương, TP Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng chỉ trong vòng bán kính <200km), nằm giữa 02 Cao tốc đang xúc tiến đầu tư là cao tốc Dầu Dây – Phan Thiết và Dầu Dây – Liên Khương, chỉ cách sân bay Long Thành đang đầu tư chưa đến 100km1. Thời gian gần đây Huyện nhà đang là điểm “nóng” thu hút các nhà đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng – thương mại. Song song đó, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm.…được quan tâm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu thực tế của người dân; một phần cũng là tiền đề để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo cơ sở vật chất cho địa phương gắn liền với các dự án đầu tư XDCB, mà các dự án đầu tư XDCB thường chịu tác động trực tiếp từ nhiều yếu tố của môi trường xung quanh như tự nhiên, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 1 10 chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, công nghệ,v.v… đây cũng chính là những nhân tố dẫn đến rủi ro tiềm ẩn đối với các dự án đầu tư XDCB nhất là các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Do đó, cần phải quan tâm đúng mức các vấn đề quản trị rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công nhằm đảm bảo được mục tiêu dự án mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội. Hiện nay, đề tài về quản trị rủi ro ở nước ta cũng đã và đang được các tác giả khoa học quan tâm nghiên cứu; tuy nhiên, phần lớn các tài liệu nghiên cứu chủ yếu tập trung về quản trị rủi ro nói chung hoặc liên quan đến các ngành, lĩnh vực dễ nhận thấy như ngân hàng hay bảo hiểm, đối với lĩnh vực xây dựng thì số lượng nghiên cứu chưa nhiều và chưa đi vào chi tiết. Từ những nhận định trên, việc xác định nguồn gốc và nhận dạng, phân loại các rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sẽ cho cái nhìn tổng thể hơn về nguyên nhân của các rủi ro, để để từ đó phân tích, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố rủi ro mà các nhà quản trị có thể lựa chọn những giải pháp thích hợp, đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả cao hơn cho các dự án. Nhận thấy được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như đã đề cập ở trên, tôi xin chọn đề tài “Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án Đầu tư Xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận” cho luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu chung của tác giả là nhằm xác định cũng như đánh giá thực trạng các yếu tố, nhân tố rủi ro, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. 11 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đây, với nội dung nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết ba mục tiêu cụ thể, đó là: Thứ nhất, hệ thống, cụ thể hóa những lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công. Thứ hai, tiến hành xác định thực trạng các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận thông qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Cuối cùng, là việc đề xuất những giải pháp giảm thiểu các rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên, đi đến cuối cùng là phục vụ trả lời cho các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua có những thực trạng rủi ro như thế nào? Câu hỏi 2: Các yếu tố rủi ro được chỉ ra trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận? Câu hỏi 3: Các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận sẽ có những giải pháp nào để giảm thiểu rủi ro trong thời gian tới? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Là những yếu tố rủi ro ảnh hướng đến các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận mà được chỉ ra trong quá trình nghiên cứu. 12 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. - Phạm vi thời gian: Sẽ được lấy từ các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trong giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận để phục vụ cho nghiên cứu này. - Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo và công chức, viên chức, nhân viên làm việc tại các phòng, ban trực tiếp liên quan đến các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công là những đối tượng khảo sát, phỏng vấn lấy ý kiến. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu các lý thuyết có liên quan, song song đó dựa trên cơ sở thu thập và phân tích các số liệu, báo cáo của UBND huyện Đức Linh về kết quả thực hiện các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công hàng năm, giai đoạn và thông qua kết quả khảo sát từ các cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các phòng, ban của huyện và những cán bộ, công chức phụ trách trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở đó đối chiếu, so sánh, đánh giá rút ra kết luận làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Những phương pháp nghiên cứu chính được lựa chọn để sử dụng trong đề tài này gồm có: - Phương pháp định tính: Để có được các ý kiến, đánh giá khách quan về rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, các ý kiến tư vấn về các giải pháp giảm 13 thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công thì phương pháp chuyên gia sẽ được sử dụng đến. - Phương pháp định lượng: Sẽ sử dụng các phiếu điều tra, lấy ý kiến của các cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các phòng, ban liên quan đến các dự án đầu tư XDCB trong quá trình khảo sát để có được các đánh giá và các ý kiến khách quan về rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này làm nổi bật yêu cầu của giai đoạn hiện nay về việc hạn chế, giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công và sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu để có căn cứ và đề ra quyết định lựa chọn. - Phương pháp thống kê: Được sử dụng trong việc phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra, lấy ý kiến. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: Ehsan và cộng sự (2010) đã liệt kê các nguồn rủi ro phổ biến trong lĩnh vực xây dựng như: Thay đổi về phạm vi và yêu cầu của dự án; lỗi liên quan đến thiết kế ban đầu, kỹ năng chuyên môn của công nhân, thợ xây dựng còn yếu; mối liên kết giữa những người tham gia dự án chưa tốt; công nghệ, máy móc chưa đảm bảo hoặc các trường hợp bất khả kháng khác. Gajewska và Ropel (2011) đã tổng hợp các nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng Trong bài viết “Xác định rủi ro trong các dự án đầu tư phát triển đô thị” đã sử dụng phương pháp biểu đồ xương cá để xác định rủi ro gắn với nội dung quản lý thi công xây dựng công trình, dự án đầu tư phát triển đô thị. Bao gồm: Tiến độ, chi phí, khối lượng, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và hợp đồng, chất lượng công trình. Các rủi ro tiềm ẩn gắn với các yêu cầu tiến độ, gồm: Nhà thầu không đủ nhân lực thi công; Chậm trễ công cấp vật tư, vật liệu; Đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật chưa có kinh nghiệm chuyên sâu; Công nhân còn yếu về tay nghề; Đơn vị giám sát chưa có mặt thường xuyên 14 hoặc thực hiện không tốt công tác giám sát; Một số thay đổi của Chủ đầu tư trong quá trình thi công thực tế so với thiết kế được duyệt. (Nguyễn Thị Thúy và Đinh Tuấn Hải 2018) Về xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Chủ đầu tư; Tư vấn thiết kế; Nhà thầu thi công; Thầu phụ; Nhà cung ứng; Cộng đồng địa phương…đã được tác giả Trần Quang Phú (2016) nêu khá chi tiết Các tài liệu trên đây và các tài liệu, dẫn chứng khác là cơ sở để tác giả xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. 7. Ý nghĩa của nghiên cứu: - Nghiên cứu của đề tài sẽ tổng hợp và củng cố những lý thuyết về quản trị rủi ro đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công; làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những nghiên cứu chuyên sâu về sau. Đó là ý nghĩa về mặt lý thuyết. - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị nhận diện được những rủi ro có thể gặp phải trong từng giai đoạn của các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công và nguyên nhân gây nên các rủi ro, từ đó xem xét và lựa chọn những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế cũng như giảm thiểu những rủi ro này. Đó là những ý nghĩa về mặt thực tiễn, 8. Cấu trúc của Luận văn: Từ những nhận định trên đây và những nghiên cứu liên quan, Luận văn này dự kiến được thiết kế thành 05 phần (01 phần mở đầu, 03 chương và 01 phần kết luận) đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể như sau: Phần mở đầu: Đặt vấn đề, giới thiệu sơ lược, tóm tắt về đề tài và sự cần thiết cũng như mục tiêu, ý nghĩa của đề tài đang nghiên cứu. Chương 1: Nêu lên một số lý thuyết, lý luận cơ bản về một số yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công. Đây 15 sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu các thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Chương này chủ yếu tập trung trình bày các khái niệm và các nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố rủi ro ảnh hưởng các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công. Chương 2: Thực trạng rủi ro đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Đây cũng là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Chương này trình bày thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận thông qua việc khảo sát, thu thập và xử lý số liệu. Chương 3: Một số giảm pháp giảm thiểu rủi ro các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở những kết quả phân tích thực trạng rủi ro trong chương 2 để đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Chương này trình bày định hướng trong kế hoạch đầu tư phát triển các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Phần Kết luận: Nêu lên tầm quan trọng cũng như tính ứng dụng của nội dung nghiên cứu đề tài và những bài học kinh nghiệm sẽ được áp dụng trong thực tiễn. 16 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG Chương 1 của Luận văn tập trung trình bày các khái niệm, những cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến những rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công; đồng thời giúp hệ thống lại một cách đầy đủ và chi tiết để người đọc dễ hình dung hơn. Các lý thuyết này cũng sẽ là cơ sở, căn cứ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. 1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm dự án Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách nghĩ khác nhau về dự án Dự án là “Một quá trình đơn giản nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có sự phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”. Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000. Dự án là sự nổ lực tạm thời được tiến hành để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Nói “tạm thời” vì nó có thời gian bắt đầu và kết thúc, nói “duy nhất” vì các sản phẩm hay dịch vụ đều khác nhau. Theo Obinero (2004) Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bởi vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Đó là định nghĩa theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2021 Như vậy, dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung về tổng quan dự án đều có những đặc điểm chung như: Các dự án được hoạch định, 17 được thực hiện và được kiểm soát thực hiện bởi con người, bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế (con người, tài nguyên .v.v…). Còn theo Luật Đầu tư công số 39/2019/QH có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2020 thì Dự án đầu tư công được hiểu như sau “Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công”, trong đó vốn đầu tư công bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước; Vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản Theo Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020: Dự án đầu tư XDCB được hiểu là “Tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình XDCB nhằm phát triển, duy tu, bảo dưỡng và nâng cao chất lượng công trình, dự án trong thời hạn và chi phí xác định” Như vậy, dự án đầu tư XDCB bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng. Việc quy hoạch, khai thác và sử dụng đất cho các dự án đầu tư XDCB có những điểm riêng, cần hết sức lưu ý khi triển khai thực hiện; các dự án đầu tư XDCB đòi hỏi phải có một diện tích đất nhất định, ở một địa điểm nhất định. Đất đai, ngoài có các giá trị về địa chất thì còn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, môi trường, xã hội, v.v… Do vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng đối với các dự án đầu tư XDCB. Tổng hợp khái niệm về dự án đầu tư công và dự án đầu tư XDCB, chúng ta được khái niệm bao quát, đó là: “Dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách Nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước để tiến hành hoạt động xây dựng thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án”. 18 Như vậy, đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công mang đầy đủ những đặc điểm của một dự án đầu tư xây dựng, chỉ khác biệt về nguồn vốn sử dụng và cách thức phân bổ nguồn vốn. 1.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản Trong tài liệu Lê Văn Thịnh (2008) “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”, đã nêu ra một số điểm chính của dự án đầu tư XDCB. Cụ thể: Một là, mục tiêu của dự án đầu tư XDCB được xác định cụ thể và rõ ràng ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án, đơn cử như: Quy mô dự án đường giao thông nông thôn dài bao nhiêu km, tổng mức đầu tư bao nhiêu, nguồn kinh phí thực hiện từ đâu, địa điểm triển khai và thời gian ước thực hiện trong bao lâu,v.v…. Hai là, Mỗi một dự án đầu tư XDCB đều có một thời hạn nhất định nghĩa là dự án đầu tư XDCB sẽ có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc tức là có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn. Ba là, dự án đầu tư XDCB mà trong đó quá trình đầu tư xây dựng được xem là một chuỗi các hoạt động nhất thời. Sẽ có một tổ chức được thành lập để quản lý dự án đầu tư XDCB và tổ chức này chỉ tồn tại đến khi đạt được mục tiêu sau cùng của dự án. Dự án sau khi hoàn thành, tổ chức này sẽ được giải tán hoặc sẽ được bố trí để thực hiện dự án khác. Bốn là, dự án đầu tư XDCB sẽ liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau như chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng,v.v…trong suốt quá trình xây dựng. Do đó, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB rất dễ xảy ra các xung đột về lợi ích giữa các bên nếu trong quá trình thực hiện nếu không có sự thống nhất chung, thì dự án có thể sẽ kéo dài thời gian. Năm là, dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn đầu tư công có thời gian thực hiện nhất định và chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố nhất là hạn chế về nguồn vốn. Cuối cùng là, dự án đầu tư XDCB rất dễ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nền kinh tế thị trường thay đổi hay điều kiện thời tiết, khí hậu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan