Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại...

Tài liệu Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại eximbank vinh

.DOC
121
245
110

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ là một công trình nghiên cứu đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân tác giả và sự giúp đỡ của Eximbank Vinh, cựng cỏc thầy cô giáo. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Phạm Thị Gái, giảng viên hướng dẫn khoa học, Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Eximbank đã hỗ trợ tạo điều kiện về tư liệu của Ngân hàng Cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kế toán - Kiểm toán - Phân tích, Viện quản lý Đào tạo sau Đại học và các thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nôi. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ tác giả trong thời gian qua Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Dũng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊU CỨU ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu.................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................3 1.5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu............................................................................3 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................................................5 2.1. Khái nhiệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính...............5 2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính.............................................................5 2.1.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính..........................................................5 2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính.......................................................6 2.2. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại........................................7 2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại..........................................7 2.2.2. Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính đối với việc phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thương mại.............................................................................17 2.3. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính.............................................18 2.3.1. Phương pháp so sánh.....................................................................................18 2.3.2. Phương pháp loại trừ.....................................................................................19 2.3.3. Phương pháp số chênh lệch...........................................................................19 2.3.4. Phương pháp liên hệ cân đối..........................................................................20 2.3.5. Phương pháp thay thế liên hoàn.....................................................................20 2.3.6. Mô hình Dupont............................................................................................20 2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính NHTM...............................................21 2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính...........................................................21 2.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính............................................................................22 2.4.3. Phân tích khả năng thanh toán của NHTM....................................................28 2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh.......................................................................29 2.4.5. Phân tích rủi ro tài chính................................................................................31 2.5. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP......................................33 2.5.1. Lập kế hoạch phân tích..................................................................................34 2.5.2. Trình tự phân tích..........................................................................................35 2.5.3. Hoàn thành công việc phân tích.....................................................................35 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH VINH...................................................................................................................... 37 3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Vinh........................................................................................................................ 37 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu việt nam - Chi nhánh Vinh.............................................................................................37 3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Vinh..............................................................................................................39 3.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Vinh..........................................................................................41 3.2.1. Khái quát công tác phân tích báo cáo tài chính tại Eximbank Vinh...............41 3.2.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Eximbank Vinh..............................42 3.2.3. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Eximbank Vinh................................62 3.3. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Eximbank Vinh................62 3.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................62 3.3.2. Hạn chế của công tác phân tích BCTC và nguyên nhân của những hạn chế trên.......................................................................................................................... 65 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH VINH.......................................................................................................73 4.1. Định hướng hoạt động kinh doanh tại Eximbank Vinh và những yêu cầu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính................................................................73 4.1.1. Định hướng phát triển của Eximbank Vinh...................................................73 4.1.2. Yêu cầu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính.............................................77 4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Eximbank Vinh......................................................................................78 4.2.1. Hoàn thiện về hệ thống thông tin...................................................................78 4.2.2. Ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ công tác phân tích......................79 4.2.3. Hoàn thiện quy trình phân tích báo cáo tài chính...........................................80 4.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích, chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích82 4.2.5. Hoàn thiện về công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính.........................100 4.3. Kiến nghị đề xuất..........................................................................................101 4.3.1. Kiến nghị với NHNN & Cơ quan quản lý....................................................101 4.3.2. Kiến nghị đối với hệ thống ngân hàng TMCP.............................................102 KẾT LUẬN..........................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................105 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾẾT TẮẾT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 TỪ VIẾT TẮT BC LCTT BCTC BCTNCP BS VDL BTC CDKT CKH CNTT Công nghệ thông tin CP CQ & VK DPTC DT Eximbank Eximbank Vinh GTCG IAS KKH KQKD LNST LNTT NH NHNN NHTM NQH QĐ TCKT TCTD TMCP TSC TSCĐ VAS VCSH VDL VTC DIỄN GIẢI Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo tài chính Báo cáo thu nhập – chi phí Bổ sung vốn điều lệ Bộ tài chính Cân đối kế toán Có kỳ hạn Cổ phần Các quỹ và vốn khác Dự phòng tài chính Doanh thu Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Vinh Giấy tờ có giá Chuẩn mực kế toán quốc tế Không kỳ hạn Kết quả kinh doanh Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Nợ quá hạn Quyết định Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dụng Thương mại cổ phần Tài sản có Tài sản cố định Chuẩn mực kế toán Việt Nam Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ Vốn tự có DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Danh mục bảng Bảng 1.1.Danh sách các đề tài đã nghiên cứu............................................................2 Bảng 3.1: Cấu trúc tài chính của Eximbank Vinh năm 2008-2010..........................44 Bảng 3.2: Cơ cấu các loại tiền gửi tại Eximbank Vinh giai đoạn 2008-2010..........45 Bảng 3.3: Phân loại dư nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2008-2010....................49 Bảng 3.4: Phân loại dư nợ tín dụng theo ngành nghề giai đoạn 2008-2010.............50 Bảng 3.5. Phân loại dư nợ tín dụng theo nhóm nợ giai đoạn 2008-2010.................50 Bảng 3.6: Tình hình sử dụng nguồn vốn huy động giai đoạn 2008-2010................51 Bảng 3.7: Tình hình thu nhập giai đoạn 2008-2010.................................................53 Bảng 3.8: Tình hình thu nhập, chi phí lãi 2008 - 2010............................................54 Bảng 3.9: Chi phí hoạt động giai đoạn năm 2008-2010...........................................56 Bảng 3.10: Bảng tính ROA, ROE giai đoạn 2008-2010..........................................57 Bảng 4.1: Bảng tính tỷ lệ huy động/cho vay và đầu tư............................................84 Bảng 4.2: Bảng tính hệ số bù đắp rủi ro tín dụng....................................................89 Bảng 4.3: Bảng tính ROE theo mô hình Dupont.....................................................96 Bảng 4.4: Đánh giá rủi ro thanh khoản....................................................................99 Danh mục biểu đồồ Biểu đồ 3.1: Huy động tiền gửi khách hàng trong giai đoạn 2008-2010..................46 Biểu đồ 3.2: Cho vay khách hàng trong giai đoạn 2008-2010.................................48 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích tài chính Dupont.......................................................21 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Eximbank ...............................................................40 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Eximbank Vinh.............................................41 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIấU CỨU ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp phi tài chính, các ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm sát sao của từ nhiều phía: Nhà nước, nhà đầu tư, người gửi tiền… Phân tích báo cáo tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành một việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng, các nhà quản lý, nhà đầu tư…Với một hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phù hợp, phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và các đối tượng liên quan ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà quản trị, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng... các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành Mục đích nghiên cứu là bổ sung và phát triển lý luận về phân tích báo cáo tài chính NHTM thông qua thực tiễn nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Eximbank Vinh, từ đó xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Eximbank Vinh, phục vụ tốt nhất cho các đối tượng quan tâm. 2 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Trong các năm gần đây đã có rất nhiều đề tài liên quan đến phân tích báo cáo tài chính, cụ thể là các đề tài sau: Bảng 1.1.Danh sỏch cỏc đềồ tài đã nghiền c ứu. TT 1 2 3 4 Tên đề tài Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung (Luận văn thạc sỹ). Hoàn thiện phân tích hệ thống báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) (Luận văn thạc sỹ). Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Luận văn thạc sỹ). Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam (Luận văn thạc sỹ).. Tác giả Lã Thị Hương Giang Năm 2008 Ngô Thị Hồng Nhung Năm 2008 Nguyễn Phương Thảo Năm 2010 Chu Phương Huyền Năm 2010 Các đề tài trờn đó khái quát và làm nổi bật được tình hình phân tích báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại; đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của việc phân tích báo cáo tài chính tại các ngân hàng đó. Từ đú các tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc phân tích bao gồm hoàn thiện các chỉ tiêu, hoàn thiện phương pháp phân tích. Tuy nhiên, các giải pháp mà các tác giả đưa ra ở mức khái quát và chưa phù hợp với thực tế nên việc áp dụng ở các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại 3 - Làm rõ thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh - Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh - Từ đó đưa ra các nhận định về mặt còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó và đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Phõn tích báo cáo tài chớnh trong Ngõn hàng TMCP bao gồm những công vi ệc nào? - Thực trạng phõn tích báo cáo tài chớnh trong Ngõn hàng TMCP như thế nào? - Làm thế nào để hoàn thiện phõn tích báo cáo tài chớnh trong Ngõn hàng TMCP 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại - Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh - Thời gian nghiên cứu của luận văn từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2011 - Địa điểm tổ chức thu thập tài liệu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, mô hình hóa, phương pháp tiếp cận, hệ thống 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng thương mại 4 - Căn cứ vào đặc điểm hoạt động trong ngân hàng thương mại, đề tài đưa ra các phân tích tài chính cho phép tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hoạt động của ngân hàng thương mại có được hiệu quả hay không, nhằm giỳp cỏc ngân hàng tìm ra giải pháp hoàn thiện hoạt động của mình. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần mục lục, danh mục các bảng biểu sơ đồ, phụ lục, luận văn được kết cầu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên đề tài phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại Chương 2: Lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh Chương 4: Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Vinh Kết luận chương 1: Xác lập rõ rang các vấn đề tổng quan nghiên cứu trên là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp tác giả có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng và đi đúng hướng trong quá trình nghiên cứu. 5 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Khái nhiệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính 2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu các chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua hoặc hệ thống báo cáo tài chính dự toán nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có thể đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau. 2.1.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. - Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau 6 nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Trong nhiều trường hợp người ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chí cả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích. Khi đó, người ta có thể hỏi tại sao không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nói cách khác là tại sao lại “can thiệp vào các con số” ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiên là, hầu như luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để “hiểu rừ cỏc con số”. Nhìn chung, đòi hỏi phải có sự phân tích nào đó với tư cách là bước đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã được chuẩn bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ hai, hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể được phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý. 2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính Để đạt được những mục tiêu cơ bản của phân tích báo cáo tài chính, nhiệm vụ của phõntichs báo cáo tài chính được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: 7 - Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay - Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và cỏc tỡnh hướng làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ những thông tin, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những nét sinh động trên “bức tranh tài chớnh” của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh sau đây: - Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng, nhà cung cấp… - Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. 2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. “Bỏo cỏo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Theo đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình 8 hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết qủa kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Trên thế giới, các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 1, IAS 30) quy định những thông tin phải được công bố trên BCTC của doanh nghiệp nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính được quy định ở một số văn bản như Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003; Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01); Chuẩn mực chung quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp; Chuẩn mực kế toán số 21 (VAS 21). Trình bày báo cáo tài chính của chuẩn mực kế toán Việt Nam, quy định về mục đích, yêu cầu và nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính. Các ngân hàng thương mại với đặc thù hoạt động kinh doanh riêng biệt và yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn từ phía Nhà nước nên việc lập báo cáo tài chính cũng có văn bản quy định riêng. Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, trong đó có quy định “Bỏo cỏo tài chính của các TCTD là các báo cáo được lập theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCTD”. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một TCTD, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế. * Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại: Báo cáo tài chính ngân hàng là hệ thống thông tin kế toán, trong đó trình bày các chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu của ngân hàng theo chuẩn mực, chế độ báo cáo hiện hành. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, BCTC của NHTM và các tổ chức tài chính tương tự bao gồm các loại báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán 9 - Báo cáo thu nhập, chi phí và kết qủa kinh doanh - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành đối với TCTD do Thống đốc NHNN và Bộ tài chính quy định, BCTC bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo thu nhập, chi phí và kết qủa kinh doanh - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Như vậy, so với thông lệ quốc tế, hiện nay các NHTM Việt Nam không phải lập báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, tuy nhiên theo VAS 21, đoạn 66 yêu cầu các doanh nghiệp trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu trong thuyết minh BCTC.  Bảng cân đối kế toán ngân hàng thương mại Bảng cân đối kế toán NHTM cần tập hợp các tài sản và nợ theo tính chất và liệt kê các khoản này theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản. Bảng cân đối kế toán cần tập hợp các tài sản và nợ theo tính chất luôn đảm bảo tính cân đối kế toán TỔNG TÀI SẢN + TỔNG NGUỒN VỐN và các khoản mục thuộc tài sản (hoặc nguồn vốn) đều được sắp xếp theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần. Bảng cân đối kế toán NHTM cho biết các thông tin tổng hợp và trọng yếu như: Tổng tài sản, tổng dự nợ, tổng huy động, các khoản tiền gửi tại TCTD khỏc, cỏc khoản đầu tư, nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận... của một NHTM tại một thời điểm nhất định. Trên cơ sở các số liệu có được từ bảng CĐKT, người đọc có thể phân tích được tổng quát tình hình hoạt động tại thời điểm báo cáo của NHTM, quy mô, các mảng hoạt động chính hay mức độ rủi ro trong qỳa trỡnh hoạt động kinh doanh. 10 Bảng cân đối kế toán và các thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm nhưng không giới hạn cho các tài sản và công nợ sau: (Theo chuẩn mực VAS 21 và VAS 22 bảng cân đối phải thể hiện tối thiểu các thông tin sau). - Khoản mục tài sản + Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; + Tiền gửi tại NHNN (NH trung ương) + Tín phiếu kho bạc và các chứng chỉ có giá khỏc dựng tỏi chiếu khấu với NHNN. + Trái phiếu chính phủ và các chứng khoán khác được nắm giữ với mục đích thương mại. + Tiền gửi tại các ngân hàng khác, cho vay và ứng trước cho các TCTD và các tổ chức tài chính tương tự khác. + Tiền gửi khỏc trờn thị trường tiền tệ + Cho vay và ứng trước cho khách hàng + Chứng khoán đầu tư + Góp vốn đầu tư - Khoản mục nợ phải trả: + Tiền gửi của các ngân hàng và các tổ chức tương tự khác; + Tiền gửi từ thị trường tiền tệ khác + Tiền gửi của khách hàng + Chứng chỉ tiền gửi + Kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ nhận nợ + Các nguồn vốn vay khác Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 ban hành chế độ BCTC đối với các tổ chức tín dụng ngoài quy định về mẫu Bảng cân đối kế toán số B02/TCTD còn quy định chi tiết một số khoản mục như chứng khoán đầu tư (phân loại chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn), góp vốn đầu tư (chi tiết đầu tư vào công ty con, vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty 11 kiên kết và đầu tư dài hạn khác), tài sản cố định (chi tiết tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình)... Các thông tin trên bảng CĐKT sẽ giúp nhà phân tích đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của NHTM, các hoạt động kinh doanh chính cũng như quy mô vốn tự có của NHTM. Tuy nhiên, để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM thì bảng CĐKT là chưa đủ và nhà phân tích phải sử dụng các thông tin trờn cỏc BCTC khác.  Báo cáo kết qủa kinh doanh ngân hàng thương mại Ngân hàng trình bày báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh trong đó thu nhập và chi phí được theo bản chất. Báo cáo thu nhập chi phí là một BCTC phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết qủa kinh doanh của NHTM trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Trên BCTNCP, các khoản thu nhập, chi phí được nhóm theo bản chất (thu nhập lãi, chi phí lãi, thu nhập ngoài lãi, chi phí ngoài lãi...) và trình bày riêng rẽ các khoản thu nhập, chi phí chính của ngân hàng. Báo cáo thu nhập chi phí có 2 cột số kiệu (kỳ này, kỳ trước) giúp người đọc có thể so sánh số liệu hiện tại với kỳ kinh doanh trước, từ đó có thể đánh giá hiệu qủa kinh doanh trực quan hơn. Theo chuẩn mực VAS 22 thì BCTNCP của NHTM phải trình bày tối thiểu các khoản mục thu nhập, chớ phớ sau đây: - Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự; chi phí lãi và các chi phí tương tự. - Lãi được chia từ góp vốn và mua cổ phần. - Thu phí hoạt động dịch vụ; phí và chi phí hoa hồng. - Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán kinh doanh; Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán đầu tư; Lãi hoặc lỗ thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối. - Thu nhập từ hoạt động khác - Tổn thất khoản cho vay và ứng trước - Chi phí quản lý 12 Như vậy, theo VAS 22, các loại thu nhập, chi phí chủ yếu phát sinh từ hoạt động của NHTM được trình bày theo các chỉ tiêu riêng biệt, ngoại trừ các khoản lãi lỗ từ thanh lý chứng khoản kinh doanh, đầu tư và hoạt động kinh doanh ngoại hối được trình bày trên cơ sở thuần. Theo QĐ16, báo cáo TNCP được trình bày theo mẫu B0-3//TCTD, trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực VAS 22 của BTC, trong đó có tính toán đến các chỉ tiêu như thu nhập lãi thuần (chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lói), lói/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ (chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động dịch vụ và chi phí hoạt động dịch vụ) chi phí dự phòng rủi ro tín dụng... Trên cơ sở thu nhập các thông tin trên báo cáo TNCP, nhà phân tích sẽ đánh giá được kết qủa kinh doanh theo các mảng hoạt động của NHTM, mảng kinh doanh nào mang lại lợi nhuận cao nhất, chi phí hoạt động có hợp ký hay không.. Tuy nhiên, bỏo coỏ TNCP chỉ cung cấp thông tin về lợi nhuận trong kỳ chứ chưa phản ánh được hiệu qủa kinh doanh của NHTM. Vì hiệu qủa hoạt động kinh doanh của một NHTM xem xét lợi nhuận đtạ được trong mối liên hệ với các thông tin trờn cỏc BCTC khác như thông tin về quy mô tài sản, mức độ rủi ro của NHTM...  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngân hàng thương mại Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của NHTM, BCLCTT của NHTM được trình bày dựa trên chuẩn mực VAS 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo đó, BCLCTT cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của NH trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. BCLCTT làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM và khả năng so sánh giữa các NHTM vỡ nú loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch. Báo cáo LCTT cung cấp thông tin liên quan đến ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. 13 - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Đây là chỉ số căn bản về mức độ tạo ra tiền mặt từ hoạt động thông thường của ngân hàng, trả cổ tức và đầu tư mà không cần huy động đến các nguồn tài chính đặc biệt khác từ bên ngoài. - Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: là dòng tiền ra và vào liên quan đến việc mua và thanh lý các tài sản dài hạn và khoản đàu tư khác không tính trong các khoản tương đương tiền. Đây là chỉ số về chi phí cho các nguồn lực nhằm tạo ra thu nhập và cỏc dũng tiền trong tương lai. - Dòng tiền từ hoạt động tài chính: bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đến nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (từ các chủ sở hữu và chủ nơ) tài trợ cho ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng. Đây là chỉ số chủ yếu trong dự đoán yêu cầu về tiền trong tương lai của những người cung cấp vốn cho NH. Báo cáo LCTT có thể được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp trực tiếp căn cứ vào các khoản thực thu và thực chi tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh. Phương pháp gián tiếp xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch phi tiền tệ, dự thu, dự chi, thu nhập chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính...  Thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng thương mại Thuyết minh BCTC NHTM là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế-tài chính chưa được thể hiện trờn cỏc BCTC khác. Thuyết minh BCTC là sự cụ thể hóa, chi tiết húa cỏc khoản mục trọng yếu trên bảng CĐKT, TNCP, giúp cho người đọc BCTC hiểu được bản chất cũng như lý do biến động các khoản mục, từ đó đánh giá chính xác và thấu đáo các mặt hoạt động của NHTM. Bản thuyết minh BCTC cần đưa ra những thông tin sau: - Đưa ra thông tin về cơ sở dùng để lập BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng. 14 - Trỡnh bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các BCTC khác. - Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý. Theo chuẩn mực VAS 21 và VAS 22 bản thuyết minh BCTC thường được trình bày theo thứ tự sau và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được BCTC và có thể so sánh với BCTC của NHTM khác: - Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mức và chế độ kế toán Việt Nam. - Giải trình về chính sách kế toán được áp dụng tại NHTM: nguyên tắc và phương pháp khấu hao TSCĐ, nguyên tắc và phương pháp tớnh giỏ chứng khoán... - Các thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong mỗi BCTC theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính: Thông tin chi tiết về từng nhóm TSCĐ, chi tiết các khoản đầu tư chứng khoán, chi tiết cho vay khách hàng... - Các thông tin khác như các khoản nợ tiềm tàng, các cam kết và những thông tin tài chính khỏc; cỏc thông tin phi tài chính (thu nhập cán bộ nhân viên, nghĩa vụ với NSNN...) Ngoài ra, QĐ 16/2007/QĐ-NHNN quy định mẫu số B05/TCTD về trình bày bản thuyết minh BCTC, trong đó quy định bổ sung thông tin về rủi ro tài chính: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro khác. Với ý nghĩa cung cấp thông tin chi tiết hơn cho các BCTC khác, trình bày thông tin về chính sách tài chính, thông tin về rủi ro... bản thuyết minh BCTC là cơ sở để nhà phân tích đưa ra các lập luận cụ thể và xác thực hơn, thực hiện phân tích về rủi ro trong hoạt động kinh doanh NHTM. * Đặc điểm của NHTM ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế-tài chính. Cũng giống như các DN phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan