Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông triệu ...

Tài liệu Một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông triệu thái huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc

.PDF
99
168
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ LỆ THUÝ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU THÁI HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ LỆ THUÝ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU THÁI HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60 42 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Hưng HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Hưng người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Em xin bày tỏ sự kính trọng lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong bộ môn Sinh lý người và động vật, Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp. Phòng sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh của trường Trung học phổ thông Triệu Thái đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 06 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thuý LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 06 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thuý MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài:........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 6. Những đóng góp của đề tài......................................................................... 3 NỘI DUNG ................................................................................................... 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 5 1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 5 1.1.1. Về hình thái thể lực....................................................................... 5 1.1.2. Về chức năng của một số hệ cơ quan ............................................ 6 1.1.3. Trí tuệ........................................................................................... 7 1.2. Lược sử vấn đề nghiên cứu.................................................................... 11 1.2.1. Nghiên cứu một số chỉ số về hình thái thể lực ............................. 11 1.2.2. Nghiên cứu một số chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan....... 15 1.2.2.1. Về tần số tim ...............................................................15 1.2.2.2. Về huyết áp động mạch ................................................17 1.2.3. Nghiên cứu trí tuệ ....................................................................... 18 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21 2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu........................................................ 21 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ............................................. 22 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................ 23 2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực....................23 2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan ...................................................................................24 2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số về trí tuệ.................26 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 29 2.3.1. Xử lý thô ..................................................................................... 29 2.3.2. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dùng cho y, sinh học .................................................................................................... 30 CHƯƠNG III . KẾT QUẢ NGHIÊN VÀ BÀN LUẬN ............................ 32 3.1. Một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh ......................................... 32 3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh ...................................................... 32 3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh............................................. 39 3.1.4. Chỉ số pignet của học sinh .......................................................... 42 3.1.5. BMI của học sinh........................................................................ 45 3.2. Môt số chỉ số về chức năng của hệ tuần hoàn của học sinh.................... 48 3.2.1. Tần số tim của học sinh .............................................................. 48 3.2.2. Huyết áp động mạch của học sinh .............................................. 50 3.2.2.1. Huyết áp tâm thu..........................................................50 3.2.2.2. Huyết áp tâm trương ....................................................52 3.3. Một số chỉ số về trí tuệ của học sinh ..................................................... 55 3.3.1. Trí tuệ của học sinh .................................................................... 55 3.3.1.1. Chỉ số IQ của học sinh..................................................55 3.3.2. Trí nhớ của học sinh ................................................................... 59 3.3.2.1. Trí nhớ thị giác của học sinh.........................................59 3.3.2.2. Trí nhớ thính giác của học sinh .....................................61 3.3.3. Khả năng chú ý của học sinh ...................................................... 62 3.3.3.1 Độ tập trung chú ý ........................................................62 3.3.3.2. Độ chính xác chú ý.......................................................63 3.4. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học và học lực của học sinh ..................................................................................... 64 3.4.1. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học của học sinh........................................................................................... 65 3.4.1.1. Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ ......................65 3.4.1.2. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng chú ý của học sinh.........................................................................................67 3.4.2. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh ... 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 72 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BMI - Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) IQ - Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh) Cs -Cộng sự CDC - Center for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh). HSSH -Hằng số sinh học HS -HS Nxb -Nhà xuất bản FAO -Food and Agriculture Organization THPT -Trung học phổ thông WHO -Wold Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) VNTB -Vòng ngực trung bình GTSHNVN -Giá trị sinh học người Việt Nam SL&TLHSPT - Sinh lí và tâm lý học sinh trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính ............. 21 Bảng 2.2. Phân loại sức khỏe theo chỉ số Pignet ................................... 25 Bảng 2.3. Phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler ......................... 28 Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính....... 32 Bảng 3.2. Chiều cao của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau ...................................................................................................... 34 Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính ................. 35 B¶ng 3.4. C©n nÆng trung b×nh cña häc sinh theo nghiªn cøu cña c¸c t¸c gi¶ kh¸c nhau................................................................................... 37 B¶ng 3.5. Vßng ngùc trung b×nh (cm) cña häc sinh theo tuæi vµ giíi tÝnh........................................................................................................ 38 B¶ng 3.6. Vßng ngùc trung b×nh (cm) cña häc sinh theo nghiªn cøu cña c¸c t¸c gi¶ kh¸c nhau ...................................................................... 40 Bảng 3.7. Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và giới tính................... 41 B¶ng 3.8 ChØ sè Pignet theo nghiªn cøu cña c¸c t¸c gi¶ kh¸c nhau ....... 43 Bảng 3.9. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính ..................... 44 B¶ng 3.10 BMI theo nghiªn cøu cña c¸c t¸c gi¶ kh¸c nhau ................... 46 Bảng 3.11. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi và giới tính... 47 Bảng 3.12. Tần số tim ( nhịp/phút ) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau............................................................................. 49 Bảng 3.13. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo tuổi và giới tính........................................................................................................ 50 Bảng 3.14. Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh theo tuổi và giới tính................................................................................................................ Bảng 3.15. Huyết áp tâm thu (mm Hg) của học sinh theo các tác giả 51 khác nhau ............................................................................................. 55 Bảng 3.16. Huyết áp tâm trương (mm Hg) của học sinh theo các tác giả khác nhau ........................................................................................ 53 Bảng 3.17. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và giới 55 tính........................................................................................................ Bảng 3.18. Tỷ lệ % học sinh theo các mức trí tuệ, theo tuổi và giới 56 tính........................................................................................................ Bảng 3.19. Trí nhớ thị giác của HS theo lớp tuổi và theo giới tính........ 59 Bảng 3.20. Trí nhớ thính giác của HS theo lớp tuổi và theo giới tính.... 60 Bảng 3.21. Độ tập trung chú ý của HS theo lớp tuổi và theo giới tính ... 61 Bảng 3.22. Độ chính xác chú ý của HS theo lớp tuổi và theo giới tính.. 63 Bảng 3.23. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với một số chỉ số sinh học.. 64 Bảng 3.24. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với học lực của học sinh .... 67 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Biểu đồ BMI đối với nam từ 2 đến 20 tuổi ............................. 24 Hình 2.2. Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi................................ 24 Hình 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính ........ 33 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của các tác giả khác nhau.. 34 Hình 3.3. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính ........ 36 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của các tác giả khác nhau.. 37 Hình 3.5. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính......................................................................................................... 39 Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của các tác giả khác nhau ....................................................................................................... 40 Hình 3.7. Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và giới tính .................... 42 Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn chỉ số pignet trung bình của các tác giả khác nhau ............................................................................................... 43 Hình 3.9. BMI của học sinh theo tuổi và giới tính.................................. 45 Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn BMI trung bình của các tác giả khác nhau 46 Hình 3.11.Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi và giới tính..... 48 Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn tần số tim trung bình của các tác giả khác nhau ....................................................................................................... 49 Hình 3.13. Huyết áp tối đa (mmHg) của học sinh theo tuổi và giới tính. 50 Hình 3.14. Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh theo tuổi và giới tính......................................................................................................... 52 Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn tâm thu (mmHg) của các tác giả khác nhau ....................................................................................................... 54 Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn tâm trương (mmHg) của các tác giả khác nhau ....................................................................................................... 54 Hình 3.17. Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi và giới tính........................ 55 Hình 3.18. Tỷ lệ học sinh ở các mức trí tuệ theo tuổi(%) ...................... 57 Hình 3.19. Tỷ lệ học sinh ở các mức trí tuệ theo giới tính(%)............... 57 Hình 3.20. Biểu đồ về trí nhớ thị giác của HS theo lớp tuổi và giới tính 59 Hình 3.21. Biểu đồ về trí nhớ thính giác của HS theo lớp tuổi và giới tính......................................................................................................... 61 Hình 3.22. Biểu về độ tập trung chú ý của HS theo lớp tuổi và giới tính. 62 Hình 3.23. Biểu đồ về độ chính xác chú ý của HS theo lớp tuổi và giới tính......................................................................................................... 63 Hình 3.24. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác ................................................................................................................ 65 Hình 3.25. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác ............................................................................................................... 65 Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và độ tập trung chú ý .............................................................................................................. 66 Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và độ chính xác chú ý .............................................................................................................. 67 Hình 3.28. Tương quan giữa chỉ số IQ và học lực ........................................ 68 Hình 3.29. Tương quan giữa chỉ số IQ dưới trung bình và học lực............... 69 Hình 3.30. Tương quan giữa chỉ số IQ trên trung bình và học lực................ 69 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã xác định, phát triển con người là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn thực hiện tốt mục tiêu này, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học sinh phổ thông cần được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là của hai ngành y tế và giáo dục, để những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Trên cơ sở những nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII của Đảng đã khẳng định, “Phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.” Nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình, ngành Giáo dục và đào tạo đã và đang thực hiện các chương trình cải cách cho phù hợp với tình hình phát triển mới với mục tiêu chung là đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Song muốn đề xuất được các phương pháp hữu hiệu và đúng đắn thì việc nắm rõ năng lực thực chất của học sinh có vai trò rất quan trọng. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các chỉ số sinh học và trí tuệ của trẻ em Việt Nam, chủ yếu là trên đối tượng học sinh 11, 12, 18, 22, 25, 30, 35, 40, 41, 44, 46, 54, 56, 59,...Kết quả nghiên cứu của các đề tài này đã ít nhiều có ý nghĩa trong việc xác định phương pháp dạy học phù hợp và dạy học sát đối tượng. Vĩnh Phúc là một tỉnh trong những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế rất cao và đang trên đà đô thị hoá. Việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng 2 nhu cầu sản xuất công nghiệp hiện đại cho một vùng đô thị mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh ở Vĩnh Phúc còn ít. Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu “Một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu thực trạng một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định được thực trạng sự phát triển thể lực, năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ và chú ý, của học sinh từ 15-17 tuổi. - Xác định được mối tương quan giữa trí tuệ và học lực của học sinh trung học phổ thông để có thể đóng góp một số giải pháp cho việc dạy và học ở bậc trung học phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định một số chỉ số hình thái và thể lực của học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, chỉ số BMI ). - Xác định một số chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn của học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ( tần số tim, huyết áp động mạch). - Xác định một số chỉ số trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (chỉ số thông minh – IQ, khả năng chú ý). - Đánh giá được mối liên quan giữa một số chỉ số sinh học với năng lực trí tuệ, giữa các chỉ số sinh học với nhau 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tất cả có 832 học sinh với các độ tuổi khác nhau từ 15 đến 17 tuổi. Các học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đều có sức khoẻ, trạng thái tâm sinh lý bình thường, không có dị tật bẩm sinh và bệnh mãn tính 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực - Chiều cao đứng được xác định bằng thước đo chiều cao - Cân nặng được xác định bằng cân y học - Vòng ngực trung bình được xác định bằng số trung bình cộng của số đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra cố sức. - Chỉ số pignet được tính theo công thức: Pignet = chiều cao đứng (cm) – [ cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)]. - BMI được tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/ [ Chiều cao đứng (m)] 2 5.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn - Tần số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi. - Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov. 5.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số về trí tuệ Chỉ số thông minh (IQ) được xác định thông qua Test Raven. Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev Chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon. 6. Những đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu góp phần đánh giá được một số đặc điểm phát triển một số chỉ số sinh học hình thái và một số chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn 4 và trí tuệ của học sinh trung học phổ thông, trường Trung học phổ thông Triệu Thái, huyện Lập thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp thêm dữ liệu mới cho việc xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện giáo dục, các phương pháp giáo dục và chăm sóc sức khoẻ của học sinh. Đồng thời, đề tài nghiên cứu cũng cung cấp số liệu về các chỉ số sinh học của người Việt Nam. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Về hình thái thể lực Thể lực của con người là một khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể, có liên quan chặt chẽ với sức lao động và thẩm mĩ. Một trong số những biểu hiện cơ bản của thể lực là những số đo của cơ thể, trong đó chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực là ba chỉ số cơ bản. Từ ba chỉ số này có thể tính thêm một số chỉ số khác biểu hiện mối liên quan giữa chúng như chỉ số BMI ( chỉ số khối cơ thể), chỉ số pignet... Chiều cao là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá thể lực của con người. Chiều cao phản ánh sự phát triển chiều dài của xương, biểu hiện tầm vóc của con người và nó mang tính chất đặc trưng cho chủng tộc, giới tính. Cân nặng cũng là một chỉ số để đánh giá thể lực. Cân nặng phản ánh được tình trạng dinh dưỡng, biểu thị mức độ và tỉ lệ giữa quá trình hấp thu và tiêu hao vật chất và năng lượng.Vòng ngực cũng là một chỉ số đặc trưng cơ bản của thể lực. Mức độ phát triển của lồng ngực có liên quan đến hoạt động hô hấp và sức khoẻ của con người. Chỉ số BMI thể hiện mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng của cơ thể. Chỉ số này cho phép đánh giá mức độ dinh dưỡng của cơ thể. Chỉ số Pignet là chỉ số tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa chiều cao, trọng lượng cơ thể và vòng ngực trung bình. Hay nói cách khác, chỉ số pignet thể hiện mức độ cân đối của cơ thể con người. Các chỉ số thể lực trên có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ em. Bởi vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao do Montbeilard P. thực hiện ở con 6 trai của mình trong 18 năm liên tục, từ khi sinh ra đến khi 18 tuổi. Tiếp sau đó, đã có nhiều tác giả nghiên cứu thể lực của học sinh 5, 6, 8, 9, 16, 20, 40, 49...Theo một số tác giả 5, 6, 11, 18, quá trình phát triển cơ thể con người diễn ra không đồng đều. Sự phát triển không đồng đều ở trẻ em thể hiện qua tốc độ phát triển cũng khác nhau theo lớp tuổi 56. Các công trình nghiên cứu cho thấy, có sự khác nhau về thể lực giữa học sinh thành phố và học sinh nông thôn, có sự khác nhau về tốc độ phát triển thể lực giữa nam và nữ 55. Trên thực tế, sự phát triển thể lực của học sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường sống 4, 35. 1.1.2. Về chức năng của một số hệ cơ quan Việc đảm bảo vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể là hoạt động chức năng cơ bản của hệ tuần hoàn. Trong đó, tần số tim và huyết áp động mạch là những chỉ số cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn. Hoạt động của tim là nguồn lực chính đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. Công suất của tim phụ thuộc vào tần số tim và thể tích co tim. Bởi vậy, tần số tim là một trong các chỉ số dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn và tình trạng sức khoẻ của con người. Tần số tim thay đổi theo lứa tuổi và theo trạng thái của cơ thể. Tim co bóp tạo nên lực đẩy máu chảy trong động mạch, máu chảy trong động mạch lại chịu lực cản của mạch máu. Tuần hoàn máu có thể coi là kết quả của hai loại lực đối lập nhau: lực đẩy máu của tim và lực cản của động mạch, trong đó lực đẩy của tim lớn hơn nên máu chảy trong động mạch với một áp suất và tốc độ nhất định. Áp lực của máu tác động lên thành mạch máu được gọi là huyết áp. Huyết áp khi tim co và khi tim giãn không giống nhau. Huyết áp ứng với pha tim co gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Huyết áp ứng với 7 pha tim giãn gọi là huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu. Mức độ chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu được gọi là huyết áp hiệu số. Đó là điều kiện cần cho sự tuần hoàn máu. Khi huyết áp hiệu số giảm xuống thấp thì tuần hoàn máu bị ứ trệ. Ở các động mạch chủ và động mạch lớn huyết áp hiệu số có giá trị lớn nhất. Việc nghiên cứu tần số tim đã được nhiều tác giả thực hiện 56. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần số tim của học sinh giảm dần theo tuổi và huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi. Một số tác giả cho rằng, có sự thay đổi huyết áp theo giới tính và huyết áp của trẻ em ở các nước khác nhau, các vùng dân cư khác nhau cũng không hoàn toàn giống nhau. 1.1.3. Trí tuệ Trí tuệ là một phẩm chất rất quan trọng trong hoạt động của con người, có liên quan đến cả thể chất lẫn tinh thần 75. Bởi vậy, việc nghiên cứu trí tuệ được coi là một lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự kết hợp của các nhà sinh lý học, tâm lý học, toán học, điều khiển học và nhiều ngành khoa học khác. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và có thể thấy rõ ba khuynh hướng chính. - Khuynh hướng thứ nhất cho rằng, trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học tập của cá nhân. Theo Huarte J. (theo 56), thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét, đánh giá và sáng tạo. Ushinski K. D (theo 66) lại cho rằng, trí tuệ là một hệ thống tri thức có tổ chức tốt, mà trong nhận thức những tri thức đó được điều chỉnh và làm phong phú thêm. Theo Levitov N. D 52, năng lực trí tuệ trước hết phải là các phẩm chất trí tuệ, biểu hiện năng lực nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn của con người. Các nhà tâm lý học phương tây như Duncanson J.P. và một số tác giả khác cũng theo khuynh hướng này (theo 66). 8 - Khuynh hướng thứ hai coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng. Người đại diện cho khuynh hướng này là Terman L (theo 66). Ông cho rằng, chức năng của trí tuệ là sử dụng hiệu quả các khái niệm, hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá. - Khuynh hướng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con người đối với thế giới xung quanh. Đại diện cho khuynh hướng này là Stern V. Ông coi trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con người đối với những điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống. Theo Wechsler D. 77, trí tuệ là năng lực chung của nhân cách, được thể hiện trong hoạt động có mục đích, trong sự phán đoán, thông hiểu và làm cho môi trường thích nghi với những khả năng của mình. PiagetJ. 76 lại coi trí tuệ là một hình thái nhất định của sự cân bằng, hình thành trên cơ sở tri giác, kỹ xảo. Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong mối quan hệ mới giữa cơ thể với môi trường. Sự tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và mỗi khái niệm chỉ nêu được một số mặt của nó đã nói lên rằng trí tuệ là một hoạt động phức tạp của con người. Nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu về trí tuệ. Năm 1905, Binnet và Simon (theo 65) đã dùng phương pháp trắc nghiệm nghiên cứu về trí tuệ để phân biệt các trẻ em học kém bình thường và trẻ em học kém do trí tuệ chậm phát triển. Sau đó trắc nghiệm này được cải tiến nhiều lần để dùng cho học sinh và người lớn. Để đánh giá trí tuệ của học sinh ở các lứa tuổi, năm 1912 Stern V. (theo 56) đã đưa ra cách tính chỉ số thông minh (IQ) bằng thương số giữa tuổi trí tuệ (MA) và tuổi thực (CA). Meili R. (theo 65) sử dụng phương pháp trắc nghiệm trí tuệ vào việc tư vấn nghề nghiệp và tư vấn học đường. Với mục đích chẩn đoán trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em, người ta còn xây dựng nhiều loại trắc nghiệm đo lường trí tuệ khác như “trí tuệ đa dạng”, ”khuôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan