Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Một số câu hỏi ôn thi HSG Sinh học 11 ...

Tài liệu Một số câu hỏi ôn thi HSG Sinh học 11

.DOC
3
6524
92

Mô tả:

Bài tập về nhà. Câu 1: Tại sao vào mùa đông khi nhiệt độ xuống quá thấp thì cây mạ thường bị chết? Những biện pháp phòng chống rét cho mạ? Câu 2 : Tại sao khi trồng cây trong chậu thì chậm lớn hơn trong đất vườn. Câu 3 : Giải thích rễ cây ngập úng lâu ngày sẽ bị héo, chết ? Câu 4 : Giải thích được tại sao đất chua thường nghèo dinh dưỡng ? Câu 5 : Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo? Khi bón phân làm thế nào để tránh cho cây khỏi bị héo ? Câu 6: Tại sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì một thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra? Và nếu vỏ bị hư hại nhiều thì một thời gian sau cây sẽ chết? Câu 7: Tại sao khi chiết cành thì rể được hình thành ở phần trên điểm chiết chứ không phải ở phần dưới điểm chiết? Câu 8: Tại sao muốn cành đào khi cắt ra khỏi thân cây tươi được dài ngày(dịp tết) thì ta nên đốt qua lửa 1 tý rồi cho vào bình nước ? Câu 9: Tại sao hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên cách sử dụng lại khác nhau. Em hãy trình bày cơ sở khoa học của việc này? Câu 10: Nêu cơ sở khoa học của câu ca dao : “ Lúa xuân lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu 11: Trong sản xuất làm thế nào để ngăn chặn quá trình phản nitrat, hay nông dân thường gọi là hiện tượng mất đạm? Câu 12: Theo em muốn cải tạo những vùng đất nghèo dinh dưỡng, hoang hóa thì ta thường trồng cây họ nào? Câu 13: Giải thích vì sao cây có lá màu đỏ tía vẫn quang hợp được? Câu 14: Chất độc A có tác dụng ức chế 1 loại enzim trong chu trình canvin của tế bào thực vật. Nếu xử lí tế bào đang quang hợp bằng chất độc A thì lượng oxi tạo ra từ tế bào này thay đổi như thế nào? Câu 15: Trong cây sự chuyển hóa năng lượng có nhiều quá trình, có 2 giai đoạn được biểu diễn bằng sơ đồ: GĐ1 EATP EHCHC → EHCHC GĐ2 → EATP HCHC: Hợp chất hữu cơ GĐ1 và 2 là gì? PTTQ cho mỗi giai đoạn. Giai đoạn 1 có thể xảy ra theo những con đường nào? Điều kiện của mỗi con đường đó là gì? Con đường nào có thể xảy ra hô hấp sáng? Vì sao? h. Cách phân biệt TVC3 và TV C4 bằng 2 cách( Giải phẫu lá và dùng 1 chỉ tiêu sinh lí) Câu 16: Người ta làm thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4( kí hiệu là A và B) vào 1 nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO 2 và có thể điều chỉnh lượng O2 0%- 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thu được như sau: Hàm Cường độ quang lượng hợp ( mg CO2/ dm2. O2(%) Giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 Em hãy cho biết cây A thuộc thực vật C3 hay C4? Câu 17: Trong thực tiễn SX con người đã có những biện pháp gì có cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng thích hợp cho cây trồng? Câu 18: Làm thế nào để tăng lượng CO2 trong điều kiên nồng độ CO2 trong môi trường thấp hơn điểm bù? Câu 19: Trong sản xuất nông nghiêp thì có những biệp pháp nào để hạn chế tình trạng thiếu oxi cho cây? Câu 20: Tại sao khi chúng ta ăn no thức ăn thì ít nhất sau 4h thì mới có cảm giác đói trở lại. Câu 21: Tại sao khi chữa bệnh cho trâu, bò bằng thuốc kháng sinh ngường ta thường tiêm qua tĩnh mạch mà ít khi cho uống? Câu 22: Tại sao một số trẻ em có hiện tượng tiêu chảy khi uống sữa công thức?Tiêu chảy kéo dài gây nên hiện tượng gi? Câu 23: Nhai lại ở trâu bò có tác dụng gì? Câu 24: Bê, nghé mới sinh bú sữa mẹ thì sữa có được chuyể xuống dạ cỏ không? Câu 25: Giải thích câu nói “ lôi thôi như cá trôi lòi ruột” Câu 26: Tại sao ở thỏ lại có hiện tượng ăn lại phân của mình? Câu 27: Tại sao khi chữa bệnh cho trâu, bò bằng thuốc kháng sinh ngường ta thường tiêm qua tĩnh mạch mà ít khi cho uống? Câu 28: Giải thích tại sao trong cây lại tồn tại hai dòng vận chuyển song song là mạch gỗ và mạch rây ? Nếu 2 dòng đó nhập vào làm một thì gây tác hại như thế nào?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan