Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài t...

Tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11

.PDF
100
195
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN PHƢỢNG LIÊN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI TÁC GIA NAM CAO Ở CHƢƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học văn Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN PHƢỢNG LIÊN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI TÁC GIA NAM CAO Ở CHƢƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học văn Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀN Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii Lời cảm ơn Để hoàn thành Luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn các học viên lớp Cao học Văn K17 trong đó có tác giả. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường, giáo viên dạy Ngữ văn cùng toàn thể các em học sinh các trường THPT Nguyễn Văn Huyên, THPT Chuyên, THPT Hàm Yên, THPT Xuân Huy đã tận tình hợp tác giúp đỡ. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Trọng Hoàn, người thầy đã tận tình hướng dẫn, bổ sung những kiến thức khoa học và phương pháp luận nghiên cứu trong suốt thời gian qua để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân và các bạn đồng nghiệp cũng như tập thể lớp Lý luận & phương pháp dạy học Văn K17 đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Dù bản thân đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Nguyễn Phƣợng Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang phụ bìa .................................................................................................................................................................................i Lời cảm ơn ........................................................................................................................................................................................ii Mục lục ...............................................................................................................................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................ 6 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn ..................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................................ 7 6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................................................ 8 7.Cấu trúc luận văn......................................................................................................................................................... 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC GIA NAM CAO Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .......................................................................................................9 1.1. Thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông.................................................................................................................................................................................. 9 1.2. Một số vấn đề được đặt ra trong thực tiễn dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông ............................................................................................. 13 1.3. Nhận định chung ............................................................................................................................................... 20 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY - HỌC TÁC GIA NAM CAO Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................................................ 23 2.1. Những tiền đề khoa học làm cơ sở xây dựng hệ thống biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học tác gia Nam Cao .... 23 2.1.1. Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh ..................................... 23 2.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ...................................................... 36 2.1.3. Đặc điểm cơ bản của bài dạy tác gia văn học ....................................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.2. Những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học tác gia Nam Cao ............................................................................................................................................................ 51 2.2.1. Xây dựng mô hình bài soạn theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh ........................................................................................................................................................................ 52 2.2.2. Tạo tâm thế cho học sinh trong việc học tác gia Nam Cao ........................ 55 2.2.3. Trang bị cho học sinh những hiểu biết về tác gia Nam Cao ..................... 58 2.2.4. Xây dựng tốt hệ thống câu hỏi cho học sinh làm việc ở nhà và trên lớp ...................................................................................................................................................................................... 64 2.2.5. Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo trong giờ học tác gia Nam Cao ..................................................................................................................... 66 2.2.6. Hướng dẫn và động viên học sinh tự học thêm về tác gia Nam Cao ......... 71 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM BÀI DẠY TÁC GIA NAM CAO Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ............................................................. 74 3.1. Mục đích thể nghiệm ................................................................................................................................... 74 3.2. Đối tượng thể nghiệm ................................................................................................................................. 74 3.3. Cách thức tiến hành thể nghiệm...................................................................................................... 75 3.3.1. Lược thuật tóm tắt cách dạy phổ biến hiện nay ............................................. 75 3.3.2. Thiết kế bài học về tác gia Nam Cao trong chương trình Ngữ văn lớp 11 .................................................................................................................................................................... 76 3.4. Đánh giá kết quả thể nghiệm ............................................................................................................ 85 3.4.1. Mục đích, nội dung đánh giá .............................................................................................. 85 3.4.2. Phương pháp đánh giá ................................................................................................................ 85 3.4.3. Thống kê kết quả thực nghiệm ......................................................................................... 85 3.5. Nhận xét, đánh giá kết quả thể nghiệm ................................................................................. 87 KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................................... Tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, hội nhập và phát triển. Trước hoàn cảnh đó, để bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với nền giáo dục nước ta là phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá cả về nội dung và phương pháp dạy học. Nhà trường là nơi giúp cho từng cá nhân, mỗi công dân thay đổi triệt để quan niệm và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với yêu cầu của thời hiện đại - thời đại mà mỗi con người phải năng động, tích cực sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học văn nói riêng theo hướng tích cực học tập của học sinh đã được Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục thực sự quan tâm, coi đó là một trong những chiến lược quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 1.1. Nghị quyết số 02 - NQ/HNTƯ (Khóa VIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Sau khi phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giáo dục đào tạo ở nước ta thời gian qua chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học, đã nêu bật yêu cầu, phương pháp giáo dục - đào tạo: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên." Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 1.2. Luật giáo dục đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, tại chương 2, điều 28: "Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông" nêu rõ: " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" 1.3. Trong thực tế, giảng dạy văn học sử ở nhà trường phổ thông nói chung và dạy các bài học về tác gia nói riêng còn nằm trong quỹ đạo của lối dạy học cũ, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình giảng từ đầu đến cuối, học sinh chỉ nghe và ghi chép. Như vậy giờ học chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Điều này đi ngược lại với phương pháp giáo dục hiện đại. Phương pháp dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, trong đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh là chủ thể hoạt động. 1.4. Bài học về tác gia là kiểu bài tiềm ẩn nhiều yếu tố. Nó không chỉ bao gồm kiến thức về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn chương mà nó còn là kiến thức về các thể loại, nhiều lĩnh vực, quan điểm, tư tưởng, thành tựu, nội dung, nghệ thuật và phong cách sáng tác của nhà văn. Hay nói cách khác, bài học về tác gia chứa đựng một dung lượng lớn kiến thức, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (bao gồm cả kiến thức khái quát và kiến thức cụ thể). Với một khối lượng kiến thức lớn, phức tạp, quỹ thời gian có hạn, giáo viên lại chưa tìm được phương pháp dạy học hợp lý đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giờ học kém hiệu quả. 1.5. Trong chương trình Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay, Nam Cao được lựa chọn và giảng dạy với tư cách là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Trong thực tế, phương hướng giảng dạy các bài tác gia văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 học nói chung và bài tác gia Nam Cao nói riêng, giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng và chưa thực sự tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lí, có hiệu quả. Khi tìm hiểu về nhà văn Nam Cao, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những trang viết có giá trị nhưng công trình coi "Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia Nam Cao ở chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn 11" là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt vẫn còn thưa thớt. Cho đến nay, đây vẫn là một khoảng trống cần khai thác và nghiên cứu. Vì thế thực hiện luận văn này, ngoài ý nghĩa phục vụ học tập, chúng tôi còn muốn cung cấp một phương pháp dạy học bài học về tác gia một cách khoa học và hợp lí để tất cả những người quan tâm đến ngành giáo dục có thêm một tư liệu tham khảo trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu của mình. Từ những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học văn nói riêng, đồng thời xuất phát từ thực tế dạy học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông, cùng với sự kính phục tài năng của tác gia Nam Cao, chúng tôi mạnh dạn chọn "Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia Nam Cao ở chƣơng trình Sách giáo khoa Ngữ văn 11" làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn - công cuộc mà cả xã hội đang quan tâm. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao là một trong chín tác gia (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Xuân Diệu, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu ) được đưa vào chương trình Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Trong khoảng 15 năm sáng tác, Nam Cao đã để lại một sự nghiệp văn học khá phong phú: Khoảng 60 truyện ngắn, 2 cuốn tiểu thuyết và một tập kí. Với tình cảm thiết tha yêu mến và đầy trăn trở trước hiện thực cuộc sống, với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 tài năng và ý thức trách nhiệm của người cầm bút, với tư tưởng nghệ thuật độc đáo, Nam Cao đã có những khám phá mới mẻ trong trang viết của mình, tác phẩm của ông được bạn đọc nhiều thế hệ đón nhận và yêu thích, một số tác phẩm được đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn để giảng dạy ở trường trung học phổ thông, xứng đáng là nhà văn hiện thực chủ nghĩa lớn, một gương mặt đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ khi xuất hiện cho đến nay, những tác phẩm của Nam Cao đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận, xuất hiện nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao như: Vũ Tuấn Anh, Phong cách truyện ngắn Nam Cao, báo Quân đội nhân dân thứ 7 - số 76 - 1991. Lại Nguyên Ân, Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX, Tạp chí văn học - số 1 - 1992. Nguyễn Minh Châu, Nam Cao, báo văn nghệ - số 29 - ngày 28-7-1987. Huệ Chi - Phong Lê, Con ngƣời và cuộc sống trong tác phẩm của Nam Cao, Tạp chí nghiên cứu văn học - số 1 - 1961. Nguyễn Đình Chú, Đôi mắt của Nam Cao, Tạp chí văn học - số 3 - 1990. Phan Cự Đệ, Nam Cao trong văn học việt Nam 1930 -1945, NXB Giáo dục - Hà Nội - 1961. Hà Minh Đức, Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, NXB Văn hóa Hà Nội - 1961. Hà Minh Đức, Nam Cao, trong văn học việt Nam 1930 -1945, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1978. Hà Minh Đức, Nam Cao đời văn và tác phẩm, NXB Văn học - Hà Nội - 1997. Nhiều tác giả, Nghĩ tiếp về Nam Cao, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 1992. Nguyễn Hoành Khung, Nam Cao - trong văn học việt Nam 1930 -1945, tập V, phần II, NXB Giáo dục - Hà Nội - 1973. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Nguyễn Hoành Khung - "Đời thừa" trong Giảng văn học việt Nam, NXB Giáo dục - Hà Nội - 1997. Phong Lê, Sống mòn và tâm sự của Nam Cao, Tạp chí văn học - số 9 -1968. Phong Lê, Ngƣời trí thức kiểu Nam Cao và chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực, Tạp chí văn học - số 6 - 1986. Nguyễn Đăng Mạnh, Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao", trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, in lần thứ 2, NXB Giáo dục - Hà Nội - 1996. Nguyễn Đăng Mạnh, Nam Cao, trong tác giả văn học Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục - Hà Nội - 1992 NICULIN N.I., Tác phẩm Nam Cao ở Liên Xô, Tạp chí văn học số 2 - 1992. Trần Đăng Xuyền, Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, Tạp chí văn nghệ Quân đội - số 121 - 1991. Trần Đăng Xuyền, Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, Tạp chí văn học - số 6 - 1998. Những công trình kể trên mới chỉ tìm hiểu, nghiên cứu trên phương diện chuyên ngành lý luận Văn học hoặc Văn học Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập đến những biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học về tác gia Nam Cao ở chương trình trung học phổ thông. Mặc dù vậy, những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước là tiền đề quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, khai thác đề tài này. Với đề tài "Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia Nam Cao ở chƣơng trình SGK Ngữ văn 11" chúng tôi mong muốn đề xuất một hướng tiếp cận hiệu quả dạy bài tác gia làm sáng tỏ về tiểu sử, những nhận định về quan điểm nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của Nam Cao trước và sau cách mạng. Mặt khác, giúp học sinh nhận diện rõ hơn phong cách nhà văn Nam Cao từ đó có thể so sánh với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 phong cách của các nhà văn hiện thực khác cùng thời kỳ để nhận ra sự phong phú đa dạng mà độc đáo của sự phát triển một nền văn học. Đồng thời, góp một phần nhỏ bé vào nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục tỉnh Tuyên Quang nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu lịch sử vấn đề và khảo sát thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này nhằm hướng tới những mục đích sau: 3.1.1. Khảo sát thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông chúng tôi thấy còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ: dung lượng kiến thức lớn, học sinh chưa thực sự tích cực chủ động trong học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên đôi khi còn lúng túng chưa phát huy triệt để tính sáng tạo của học sinh . . . Do đó cần phải đưa ra biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. 3.1.2. Tìm ra hướng dạy và học bài tác gia văn học nói chung và bài dạy tác gia Nam Cao nói riêng, góp thêm phần nào vào việc đổi mới phương pháp dạy và học Văn trong đó có bài dạy tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, đề tài này có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 3.2.1. Khảo sát thực trạng dạy và học bài tác gia Nam Cao ở lớp 11 trường trung học phổ thông. 3.2.2. Nghiên cứu những tiền đề lí luận cần thiết và khả năng nhận thức của học sinh Trung học phổ thông trong việc chiếm lĩnh các bài văn học sử nói chung, bài tác gia Nam Cao nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 3.2.3. Đề xuất những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy và học bài tác gia Nam Cao ở lớp 11 trường trung học phổ thông. 3.2.4. Thiết kế thể nghiệm bài dạy về tác gia Nam Cao, kiểm tra hiệu quả và đánh giá tính khả thi của biện pháp dạy học mới bằng cách đối chiếu với lối dạy học thông thường. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn 4.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các giờ dạy và học tác gia Nam Cao và khảo sát thực trạng dạy và học các giờ học đó ở chương trình Ngữ văn lớp 11 trường trung học phổ thông. 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: 4.2.1. Bài Tác gia Nam Cao- SGK Ngữ văn 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010. 4.2.2. Nghiên cứu hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh trong các giờ học về tác gia Nam Cao ở lớp 11 trường trung học phổ thông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp đánh giá các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề đang được tìm hiểu. 5.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực trạng dạy học bài tác gia Nam Cao ở nhà trường trung học phổ thông qua chương trình sách giáo khoa, dự giờ dạy học trên lớp, nghiên cứu bài soạn của giáo viên, nghiên cứu bài soạn của học sinh nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu bài của học sinh, giờ dạy và bài soạn của giáo viên. 5.3. Phương pháp so sánh tổng hợp nhằm đưa ra những kết luận khoa học, kết luận sư phạm. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng dạy học tích cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Hiện thực hóa phương hướng dạy học mới qua việc thiết kế bài soạn và giờ dạy thực nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và khả thi của các biện pháp trong thực tế dạy học ở nhà trường trung học phổ thông. 6. Giả thuyết khoa học Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia Nam Cao là một đề xuất khoa học mới trong việc dạy học bài học về tác gia ở nhà trường trung học phổ thông. Nếu tổ chức dạy và học theo đề xuất của luận văn sẽ góp phần phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy và học bài học về tác gia nói chung và tác gia Nam Cao nói riêng ở trường trung học phổ thông. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khảo sát thực trạng dạy học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông Chương 2: Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy và học bài tác gia Nam Cao ở chương trình Ngữ văn 11 trung học phổ thông Chương 3: Thiết kế thể nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC GIA NAM CAO Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao ở trƣờng trung học phổ thông 1.1.1. Khảo sát hoạt động dạy của giáo viên về tác gia Nam Cao * Đối tượng khảo sát: giáo viên Ngữ văn của bốn trường là: - Trường THPT Nguyễn Văn Huyên - thành phố Tuyên Quang - Tuyên Quang - Trường THPT Chuyên - thành phố Tuyên Quang - Tuyên Quang. - Trường THPT Hàm Yên - huyện Hàm Yên - Tuyên Quang. - Trường THPT Xuân Huy - huyện Yên Sơn - Tuyên Quang * Số lượng giáo viên: 12 giáo viên. - Trường THPT Nguyễn Văn Huyên - thành phố Tuyên Quang - Tuyên Quang: 3 - Trường THPT Chuyên - thành phố Tuyên Quang - Tuyên Quang: 3 - Trường THPT Hàm Yên - huyện Hàm Yên - Tuyên Quang: 3 - Trường THPT Xuân Huy - huyện Yên Sơn - Tuyên Quang: 3 Hoạt động dạy của giáo viên được thể hiện qua việc chuẩn bị bài soạn và cách thức tiến hành giờ dạy trên lớp. Việc chuẩn bị bài soạn của giáo viên là rất quan trọng. Đây là khâu mở đầu quyết định thành công của giờ dạy trên lớp. Qua khảo sát bài soạn của 12 giáo viên thuộc 4 trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói trên chúng tôi thấy các bài soạn về dạy học tác gia Nam Cao thường có chung một kết cấu như sau: A. Mục tiêu bài học B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh C. Tiến trình giờ học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Nhìn chung các nội dung cần có của một bài soạn đều được giáo viên thực hiện một cách nghiêm túc theo sự hướng dẫn của sách giáo viên. Trong tiến trình giờ học có phần Bài mới là trọng tâm của giờ học được chia ra làm hai phần " Hoạt động của giáo viên và học sinh " và " Yêu cầu cần đạt ". Phần " Yêu cầu cần đạt ", có nội dung giống như bài khái quát về tác gia Nam Cao trong sách giáo khoa, chỉ khác một điều là các bài soạn ghi lại một cách tóm tắt các nội dung đã trình bày trong Sách giáo khoa. Phần " Hoạt động của giáo viên và học sinh", các bài soạn có nêu câu hỏi và việc làm của học sinh, nhưng chỉ là những câu hỏi và công việc hết sức đơn giản như: Học sinh đọc và nêu những nét nổi bật cuộc đời tác gia Nam Cao? Học sinh đọc và nêu những nét nổi bật sự nghiệp của tác gia Nam Cao?.... Có bài soạn còn không nêu được công việc và câu hỏi cho học sinh. Nhìn chung phần lớn các bài soạn về bài dạy tác gia Nam Cao chưa chú ý tới các hình thức hoạt động của học sinh thậm chí không muốn nói là có giáo án còn chưa có hoạt động gì. Các câu hỏi làm việc của học sinh được thể hiện qua các giáo án chưa kích thích được hứng thú học tập của học sinh, các em mới chỉ làm việc và trả lời theo những gì đã có trong sách giáo khoa, phần còn lại là nghe giáo viên giảng và ghi chép theo sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể nói, các bài soạn về dạy bài tác gia Nam Cao có đề cương nội dung gần giống sách giáo khoa được giáo viên tóm tắt, truyền thụ lại kiến thức đó cho học sinh. Các bài soạn chưa thể hiện sự sáng tạo của giáo viên, hoạt động dạy của giáo viên là chủ yếu trong khi hoạt động học của học sinh còn quá ít. Các bài soạn về bài dạy tác gia Nam Cao chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh và chưa được thiết kế theo hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Qua khảo sát các giờ dạy và học tác gia Nam Cao ở lớp 11 của 4 trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chúng tôi thấy giáo viên khi lên lớp thường tiến hành giờ dạy và học tác gia Nam Cao theo các bước sau: Bước 1: Ổn định tổ chức Bước 2: Kiểm tra bài cũ Bước 3: Giảng bài mới Bước 4: Củng cố, luyện tập Bước 5: Hướng dẫn tự học ở nhà Qua khảo sát về phương pháp giáo viên sử dụng, đa số giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình và phát vấn, rất ít giáo viên có sử dụng câu hỏi gợi mở. Khi chúng tôi dự giờ thì thấy những giáo viên này sử dụng rất ít câu hỏi phát vấn mà chủ yếu vẫn thuyết trình, giảng giải. Học sinh ghi được càng nhiều càng tốt. Cho nên, học sinh không có thời gian suy nghĩ, tìm tòi và trao đổi. Có thể nói, phương pháp dạy học thuyết trình mang tính truyền thống của giáo viên còn nặng về cung cấp kiến thức, chưa chú ý đến hoạt động học của học sinh. Rất nhiều giáo viên còn chưa làm chủ được phương pháp của mình trong giờ giảng, đã dẫn đến thực trạng học sinh trung học phổ thông chưa thực sự tích cực và chủ động trong giờ học tác gia Nam Cao. 1.1.2. Khảo sát hoạt động học của học sinh * Khảo sát việc chuẩn bị bài của học sinh trước giờ lên lớp Việc chuẩn bị bài của học sinh trước giờ lên lớp cũng là khâu rất quan trọng, qua bài soạn có thể biết được ý thức tự giác học tập của mỗi học sinh. Việc chuẩn bị bài trước giờ lên lớp của học sinh mà chu đáo sẽ góp phần quan trọng vào thành công của giờ dạy và học trên lớp. Để đánh giá thực chất việc dạy và học bài tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông đã theo phương pháp hiệu quả nhất hay chưa, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt động học tập của học sinh ở các lớp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 - 11A1, 11A2, 11A7, Trường THPT Nguyễn Văn Huyên - Tuyên Quang. - 11 Chuyên Văn, 11 Chuyên Anh, 11 Chuyên Toán, Trường THPT Chuyên - Tuyên Quang. - 11B1, 11B2, 11B5, Trường THPT Hàm Yên - Hàm Yên - Tuyên Quang. - 11B1, 11B2, 11B3, Trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang. - Khảo sát thời gian chuẩn bị bài của học sinh. + Hình thức yêu cầu: Hỏi: Mỗi ngày em dành thời gian học ở nhà cho môn văn bao nhiêu phút? + Kết quả chung: Từ 20 đến 25 phút mỗi ngày. - Khảo sát bài soạn của học sinh. Tiến hành khảo sát bài soạn của 480 học sinh chúng tôi thấy 85% bài soạn của các em về tác gia Nam Cao đều trả lời theo các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của sách giáo khoa. Nội dung trả lời cũng đa phần chép theo nội dung bài khái quát về tác gia Nam Cao đã có trong sách giáo khoa. Có khoảng ( 72/480 bài soạn ) của các em có thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa, từ những tài liệu về tác gia Nam Cao mà học sinh có được. Để bài soạn đạt hiệu quả, bắt buộc học sinh phải đọc kỹ nội dung bài học về tác gia Nam Cao có trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan. Hạn chế lớn nhất của các em đó là soạn bài đến câu hỏi nào thì các em lần tìm đến những nội dung có liên quan đến câu hỏi đó rồi chép vào vở soạn của mình, rất ít học sinh đọc và suy ngẫm kỹ nội dung bài học tác gia Nam Cao có trong sách giáo khoa. Có học sinh còn không đọc sách giáo khoa vì đã có sách Thiết kế bài giảng và sách " Học tốt văn học 11", học sinh chỉ việc chép lại nội dung trả lời có sẵn trong các tài liệu nói trên. Vì vậy mà những kiến thức học sinh có được thường chắp vá, thiếu tính hệ thống. Có một số bài soạn chưa trả lời đủ các câu hỏi. Phỏng vấn trực tiếp các em đó tại sao không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 soạn bài đầy đủ đa số các em trả lời: " Em chỉ gạch chân nội dung trả lời vào sách giáo khoa và tài liệu tham khảo vì ngại ghi chép lại " ... Như vậy, học sinh chưa có ý thức đúng đắn và chưa có phương pháp học tập hiệu quả đối với bài học về tác gia Nam Cao. Đa phần các em học và chuẩn bị bài để đối phó với sự kiểm tra của giáo viên. Đây là một thiếu sót rất lớn trong nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của bài học tác gia. Các em chưa nhận thấy vai trò của những bài học khái quát đối với việc tìm hiểu và phân tích các tác phẩm văn học cụ thể. Học sinh chưa tích cực trong việc đọc và chuẩn bị bài trước khi học bài mới. Có thể nói, hoạt động học của học sinh là một khâu rất quan trọng của quá trình dạy và học. Tính tích cực học tập của học sinh quyết định lớn tới hiệu quả giờ dạy của giáo viên. * Khảo sát hoạt động học trên lớp của học sinh về tác gia Nam Cao Qua khảo sát giờ học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông, chúng tôi thấy học sinh tiến hành giờ học theo sự chỉ đạo của giáo viên, nghe giáo viên giảng, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên và ghi chép theo hướng dẫn của giáo viên. 1.2. Một số vấn đề đƣợc đặt ra trong thực tiễn dạy và học tác gia Nam Cao ở trƣờng trung học phổ thông Qua khảo sát thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông, chúng tôi thấy có những thuận lợi cần phát huy nhưng đồng thời có những khó khăn và tồn tại cần khắc phục trong dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông. 1.2.1 Thuận lợi và khó khăn trong dạy và học tác gia Nam Cao * Nội dung chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo: Một trong những khó khăn khi dạy học tác gia Nam Cao đó là thời gian dành cho bài học khái quát về tác gia Nam Cao rất ít, chỉ có một tiết học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Trong khi đó Nam Cao là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Với thời lượng kiến thức lớn, thời gian học ngắn như vậy giáo viên và học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và nắm bắt những nét khái quát về tác gia Nam Cao, giờ học khó phát huy được tính tích cực học tập của học sinh trong dạy và học tác gia Nam Cao. Khó khăn nữa: đó là chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên chưa đưa ra được những phương pháp, biện pháp dạy và học tác gia Nam Cao cụ thể để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Do vậy, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị bài soạn và tiến hành giờ dạy và học trên lớp. Để tiến hành một giờ dạy trên lớp về tác gia Nam Cao giáo viên phải vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân tự mình thiết kế giáo án và thực hiện giờ dạy theo giáo án đã có, miễn sao đúng với nội dung bài học trong sách giáo khoa và có đầy đủ các bước lên lớp mà chưa tính đến hiệu quả của giờ dạy, cũng như việc học sinh tiếp thu kiến thức như thế nào và nắm được những kiến thức đó đến đâu. Do hướng dẫn học bài của sách giáo khoa về bài học tác gia Nam Cao mới chỉ đưa ra câu hỏi mà chưa có những định hướng trả lời dẫn đến tình trạng học sinh soạn bài một cách đối phó. Học sinh phải tự mình tìm tòi kiến thức và sao chép lại kiến thức có trong sách giáo khoa và trong tài liệu tham khảo mà không biết kiến thức đó đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp, miễn làm sao bài soạn trả lời đầy đủ các câu hỏi để không bị giáo viên nhắc nhở, đánh giá điểm thấp khi kiểm tra. Ngoài sách giáo khoa và sách giáo viên là tài liệu chính thức cần có, giáo viên và học sinh trung học phổ thông còn có rất nhiều tài liệu tham khảo về tác gia Nam Cao và các tác phẩm của ông, đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh có thêm nhiều kiến thức và những đánh giá về tác gia Nam Cao cũng như các tác phẩm của ông, từ đó có thể lựa chọn được những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 dẫn chứng tiêu biểu cho việc dạy và học tác gia Nam Cao, đồng thời đưa ra những đánh giá khách quan và những nhận định khái quát về tác gia Nam Cao. Bên cạnh những thuận lợi đó thì giáo viên và học sinh còn gặp những khó khăn đó là: giáo viên và học sinh có thể tìm đọc được nhiều tài liệu tham khảo về tác gia Nam Cao. Mỗi tài liệu đưa ra là một đánh giá, nhận định khác nhau về tác gia Nam Cao nhưng cái khó là phải biết chọn lọc những tư liệu có giá trị về nội dung và nghệ thuật để từ đó đưa ra những đánh giá khách quan và những nhận định chính xác về tác gia Nam Cao. * Kiểu bài dạy tác gia văn học. Như trên đã nói, bài học về tác gia là kiểu bài tiềm ẩn nhiều yếu tố. Nó không chỉ bao gồm kiến thức về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn chương mà nó còn là kiến thức về các thể loại, nhiều lĩnh vực, quan điểm, tư tưởng, thành tựu, nội dung, nghệ thuật và phong cách sáng tác của nhà văn. Hay nói cách khác, bài học về tác gia chứa đựng một dung lượng lớn kiến thức, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (bao gồm cả kiến thức khái quát và kiến thức cụ thể). Với một khối lượng kiến thức lớn, phức tạp, quỹ thời gian có hạn, giáo viên lại chưa tìm được phương pháp dạy học hợp lý đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giờ học kém hiệu quả. Mặt khác, bài dạy tác gia văn học nói chung và bài dạy tác gia Nam Cao nói riêng vẫn dừng lại ở cách dạy thông thường đó là nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác gia văn học mà chưa thể hiện được đặc trưng của bài dạy tác gia văn học và đặc trưng của bài dạy tác gia Nam Cao có gì khác so với bài dạy tác gia văn học khác. Bài dạy tác gia văn học là con đường để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh và tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách tốt nhất, bài dạy tác gia văn học phải có sự liên kết, móc nối với tác phẩm văn học và luôn phải đánh giá cao bài dạy tác gia văn học, bởi vì, bài dạy tác gia văn học có sức tác động rất lớn đến nhân cách và tâm hồn của mỗi học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất