Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động thu chi ở huyện triệu phong ...

Tài liệu Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động thu chi ở huyện triệu phong qt

.DOC
51
254
51

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Họ và tên : Lê Thị Hồng Bốn GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường BẢN THẢO Lớp : 30k11 Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU CHI Ở HUYỆN TRIỆU PHONG- QT A. LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách là phương tiện không thể thiếu được của mọi chính quyền nhà nước. Ở Việt Nam, luật NSNN từ khi được ban hành và qua các lần sửa đổi, bổ sung thừa nhận rằng ngân sách huyện là ngân sách của chính quyền nhà nước cấp huyện và là một bộ phận cấu thành NSNN. Tuy nhiên, thực trạng về tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách huyện Triệu Phong còn nhiều hạn chế và kém hiệu quả, gây thất thoát kinh phí của nhà nước.Đề tài :” Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động thu chi ở huyện Triệu Phong - Quảng Trị” là công trình nghiên cứu nhằm giúp cho việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở huyện Triệu Phong hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản quản lý NSNN cấp huyện và phân tích thực trạng công tác quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong. Để đạt được mục tiêu đề ra,luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong - Quảng Trị từ năm 2005 đến 2007 và định hướng đến năm 2010. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích với khái quát hoá, kết hợp lý luận với khảo sát thực tế đạt được trong công tác quản lý thu, chi của huyện trong thời gian qua. 5. Hướng đóng góp chính của chuyên đề Thứ nhất: Hệ thống những vấn đề chung về NSNN trong quản lý Thứ hai: Phân tích công tác quản lý thu, chi NSNN ở huyện Triệu Phong Thứ ba: Xác định phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong. 6.Kết cấu của chuyên đề Gồm có phần Mở đầu, nội dung và Kết luận Phần nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về NSNN- Quản lý NSNN cấp huyện Chương 2:Thực trạng công tác tổ chức công tác quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 2 Luận văn tốt nghiệp B. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường NỘI DUNG Chương 1: Ngân sách nhà nước - Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện Cơ sở lý luận 1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm Có nhiều dịnh nghĩa khác nhau về NSNN trên các góc cạnh tiếp cận khác nhau: Theo luật ngân sách nhà nước : Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu,chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Thuật ngữ ”Ngân sách” có nguồn gốc từ tiếng la tinh”Budget” có nghĩa là cái túi hay rộng hơn là nơi tập trung nguồn thu và xuất phát điểm của các khoản chi. Qua quá trình phát triển, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến hơn và dần dần tách khỏi ý nghĩa ban đầu của nó. Về hình thức thể hiện: ngân sách được hiểu là các bản dự toán và quyết toán thu, chi của một đơn vị trong một thời gian xác định. Về hành vi: NSNN được hiểu là việc thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định( thường là một năm). Theo đó, Luật NSNN (sửa đổi năm 2002) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định” NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Như vậy, về bản chất NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã hội, nhằm tập trung một phần nguồn lực tài chính vào trong tay nhà nước để đáp ứng các nhu SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước. Về hình thức biểu hiện, đó là các dự toán và quyết toán các khoản thu, chi quá trình trực hiện chức năng của nhà nước trong một thời gian xác định ( một năm). 1.1.2 Hệ thống phân cấp quản lý NNSN Tuỳ theo hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách, hệ thống NSNN tại mỗi quốc gia được hình thành khác nhau. Ở nước ta, hệ thống NSNN cũng được tổ chức thành bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh( thành phố trực thuộc trung ương), ngân sách huyện,( quận, thị xã), ngân sách xã( phường, thị trấn). Ngân sách nhà nước Ngân sách địa phương Ngân sách trung ương Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ngân sách huyện, quận thuộc tỉnh Ngân sách xã, phường, thị trấn Sơ đồ1.1: hệ thống NSNN Việt Nam Trong hệ thống này, ngân sách trung ương chịu trách nhiệm quản lý thu, chi theo ngành kinh tế. Nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN. Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trung ương( sự nghiệp văn – xã, sự nghiệp kinh tế; an ninh – quốc phòng; trật tự an toàn xã hội; đầu tư xây dựng các công trình kế cấu hạ tầng….). SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trên thực tế ngân sách trung ương Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn thu và đảm vảo các nhu cầu chi mang tính quốc gia. Ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này. Mỗi bộ, cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán ngân sách trung ương. Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi NSNN địa phương. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của nỗi cấp trên địa bàn. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phương để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách của cấp mình. Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình. Ngân sách cấp xã, phường do chính quyền cấp xã phường tổ chức thực hiện theo quy định của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phương mình quản lý. Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách của chính quyền nhà nước cấp trên cho ngân sách của chính quyền ngân sách cấp dưới nhằm đảm bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi đó( gọi là kinh phí uỷ quyền). Không được dùng ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 5 Luận văn tốt nghiệp 1.2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thế nội dung trên khôgn phải là nội dung của phân cấp quản lý NSNN à? Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của NSNN. Phân cấp quản lý NSNN giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan do mỗi cấp chính quyền đều cần đảm bảo nhu cầu chi bằng những nguồn tài chính nhất định. Nếu các nhiệm vụ đó do mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí thì sẽ hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống. Đồng thời, những khoản thu nhỏ lẻ hoặc khó quản lý nếu phân giao cho chính quyền địa phương quản lý sẽ phát huy tính độc lập, năng động, sáng tạo trong quá trình tổ chức triển khai các nhiệm vụ về xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Phân cấp quản lý ngân sách cũng là phương pháp tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế xã hội một cách cụ thể. Sự gắn kết này nhằm tạo lập và tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, chế độ nguồn tài chính quốc gia, đồng thời phân phối, sử dụng các nguồn tài chính đó một cách công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ bảo đảm phương tiện vật chất cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước: Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN và điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn. Phân cấp NSNN còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Khi tiến hành phân cấp quản lý NSNN cần phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản sau: SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Một là, Phân cấp ngân sách cần phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội của nhà nước: Phân cấp quản lý kinh tế xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý NSNN. Thực chất của nguyên tắc này là việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi cấp chính quyền. Mặt khác, nguyên tắc này còn là điều kiện đảm bảo tính độc lập tương đối trong quản lý NSNN. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền bằng việc xác định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp; Hai là, ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đao tập trung các nguồn lực cơ bản thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước; Nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của nhà nước trung ương trong quản lý kinh tế xã hội của cả nước và từ tính chất xã hội hoá của các nguồn tài chính quốc gia. Ba là, phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới từ 3 đến 5 năm. Hàng năm chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần do có trượt giá hoặc do tốc độ tăng trưởng kinh tế; Bốn là, đảm bảo công bằng trong phân cấp quản lý NSNN. Theo nguyên tắc này, khi tiến hành phân cấp quản lý NSNN phải căn cứ vào các yêu cầu chung của cả nước, đồng thời phải cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng, lãnh thổ. Các quan hệ trong phân cấp quản lý NSNN cần được xem xét nhằm quản lý NSNN hiệu quả hơn. 1.3 Ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước NSNN là một tổng thể thống nhất bao gồm nhiều cấp ngân sách cấu thành. Là cấp chính quyền nối tỉnh (thành phố) với xã ( phường), chính quyền cấp huyện không chỉ đơn thuần thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, thành phố mà còn có những hướng riêng phù hợp với tình hình thực tế của huyện trong khuôn khổ pháp luật cho phép. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Khi xem xét ngân sách huyện không tách rời khỏi NSNN cấp trên nhưng cũng không được coi ngân sách huyện là yếu tố thụ động trong hệ thống ngân sách. Theo đó, ngân sách huyện là toàn bộ các khoản thu – chi được quy định đưa vào dự toán trong một năm do HĐND huyện quyết định và giao cho UBND huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cuả chính quyền cấp huyện. Quan niệm trên có thể giúp chúng ta hình dung được ngân sách huyện và cơ quan quyết định cũng như cơ quan chấp hành ngân sách huyện. Tuy nhiên, quan điểm trên chưa phản ánh được các mối quan hệ tiền tệ mà thực chất là quan hệ lợi ích kinh tế chứa đựng trong ngân sách huyện. Thực tiễn chỉ ra rằng khi các khoản thu, chi ngân sách huyện diễn ra tất yếu sẽ nảy sinh sự vận động của nguồn tài chính từ chủ thể( người) nộp đến ngân sách huyện, từ ngân sách huyện đến những mục đích sử dụng nào đó. Toàn bộ quá trình thu tác động đến lợi ích, nghĩa vụ của người nộp và toàn bộ các khoản chi sẽ mang lại lợi ích cho dân cư, hộ gia đình. Sự vận động của các nguồn tài chính vào ngân sách huyện và từ ngân sách huyện đến các mục đích sử dụng khác nhau chứa đựng các mối quan hệ cụ thể: Thứ nhất, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các cấp chính quyền cấp trên thể hiện trong việc xác định cho các huyện nguồn thu được phân chia giữa các cấp ngân sách và thể hiện trong sự hỗ trợ bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp huyện. Thứ hai, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các tổ chức kinh tế huyện được thể hiện trong việc các tổ chức này nộp thuế, phí - lệ phí cho ngân sách huyện và ngược lại ngân sách huyện cũng phải chi trực tiếp, gián tiếp cho tổ chức này. Thứ ba, quan hệ giữa chính quyền nhà nước với nhân dân trong huyện được thể hiện khi ngân sách cấp trên cấp kinh phí uỷ quyền, chuyển giao cho ngân sách huyện thực hiện. Đó là chương trình quốc gia như chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, Chương trình phổ cập giáo dục……. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Thứ tư, quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Đó là mối quan hệ thông qua việc biếu tặng giúp đỡ tài trợ của các tổ chức cá nhân đó đối với huyện và là một khoản thu của ngân sách huyện. Thứ năm, quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị xã hội khác trong việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách. Quan hệ này được thể hiện ngân sách cấp kinh phí cho các hoạt động của Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong huyện. Tất cả các mối quan hệ được trình bày ở trên phản ánh các nội dung thu và chi của ngân sách cấp huyện. Tóm lại, Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện. Nó phản ảnh những mối quan hệ một bên là chính quyền cấp huyện với một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền huyện. 1.4 Quản lý ngân sách cấp huyện Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi của huyện. Vì vậy, ngân sách huyện nhất thiết phải được phân cấp quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ quy định của nhà nước. Để thực hiện tốt vấn đề này, cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện thu, chi ngân sách cấp huyện. 1.4.1 Khái quát nội dung quản lý ngân sách huyện Quản lý ngân sách cấp huyện là gì??? 1.4.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện Việc phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện do chính quyền cấp tỉnh quy định theo luật NSNN. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Về nguồn thu, ngân sách huyện bao gồm các loại chính sau: Thứ nhất, các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện với ngân sách xã, phường, thị trấn. Theo quy định, các khoản thu này bao gồm: thuế tiêu đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng: bài lá, vàng mã, hàng mã, và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, kinh doanh gôn, kinh doanh casino, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe; thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất. Thuế sử dụng đất nông nghiệp… Thứ hai, các khoản thu được bổ sung từ ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thứ ba, các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100% là thuế môn bài từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, các khoản thu phí, lệ phí từ hoạt động do các cơ quan thuộc huyện quản lý; Thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp do cấp huyện quản lý; Các khoản viện trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho ngân sách huyện, cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định; Thu phạt xử lý vi phạm hành chính, thu từ hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật theo phân cấp của tỉnh; Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh; Thu kết dư ngân sách huyện; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo trình độ phát triển của từng địa phương mà nguồn thu từ nội lực kinh tế chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng thu NSNN trên địa bàn huyện. Về khoản chi ngân sách cấp huyện bao gồm các khoản chi chủ yếu sau: Một là, chi đầu tư phát triển: chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội theo phân cấp quản lý của tỉnh. Hai là, chi thường xuyên trong các lĩnh vực chủ yếu sau: Sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế theo sự phân cấp của tỉnh; Sự nghiệp kinh tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, xã hội và sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý; Chi quản lý nhà nước đảng, đoàn thể cấp huyện; Chi quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, xã hội- nghề nghiệp cấp huyện; SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 10 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; Chi bổ sung ngân sách xã, phường, thị trấn. 1.4.3 Chu trình quản lý ngân sách cấp huyện Công tác quản lý ngân sách huyện được thể hiện bằng chu trình quản lý thông qua ba khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Nội dung từng khâu thể hiện như sau: Khâu I: Lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huỵên Một chu trình NSNN được bắt đầu khâu lập dự toán NSNN. Đây là quá trình phân tích, đánh giá quan hệ giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của cấp huyện để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi dự toán ngân sách hàng năm một cách phù hợp. Lập dự toán ngân sách thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc chấp hành và quyết toán ngân sách huyện. Vấn đề quan trọng hàng đầu của khâu lập dự toán ngân sách là phải tính toán đầy đủ, đúng đắn, có căn cứ các chỉ tiêu thu chi của ngân sách huyện trong kỳ kế hoạch. Trong quá trình lập ngân sách phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong từng yếu tố như sau: + Với kế hoạch ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện. + Dự toán ngân sách của huyện phải phản ánh đầy đủ các khoản thu chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay; + Với dự toán ngân sách của huyện phải đảm bảo tính cân đối theo nguyên tắc: Dự toán ngân sách của các năm trong thời kỳ ổn định phải cân bằng giữa thu, chi trên cơ sở các khoản thu, chi đã được quy định; + Với báo cáo dự toán ngân sách phải kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các cơ sở, căn cứ tính toán. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Để dự toán ngân sách của huyện mang tính hiện thực, khi lập dự toán phải dựa vào những căn cứ sau đây: Thứ nhất, các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước trong năm kế hoạch; Thứ hai, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện trong năm và những năm tiếp theo; Thứ ba, các luật, pháp lệnh, chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; chính sách, chế độ hiện hành làm cơ sở để lập dự toán thu, chi ngân sách năm. Thứ tư, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách cho huyện; Thứ năm, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách tỉnh, thành phố; Thứ sáu, lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo; Quá trình lập dự toán ngân sách huyện đựơc tuân thủ theo các bước chuẩn bị và lập dự toán. Về chuẩn bị: Công tác chuẩn bị dự toán ngân sách hàng năm được tiến hành vào cuối quý II và đầu quý III năm báo cáo. Về quá trình lập dự toán ngân sách: phòng tài chính xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc huyện gồm: Dự toán thu do chi cục thuế lập; Dự toán thu, chi ngân sách của các phường, xã; Dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện. Dự toán thu, chi ngân sách huyện bao gồm dự toán thu, chi của tất cả các phường, xã và dự toán ngân sách cấp huyện. Dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền ( nếu có) trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND huyện xem xét, báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi sở tài chính, sở kế SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 12 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường hoạch - đầu tư, cơ quan quản lý chương trình quốc gia của thành phố ( phần dự toán chương trình mục tiêu quốc gia) Sau khi các huyện nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn từ UBND tỉnh, phòng tài chính có trách nhiệm tham mưu và giúp UBND huyện, trình HĐND nghị quyết dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán và các cấp xã phường. Đây là dự toán chính thức để phân bổ cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện. UBND huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, sở tài chính dự toán thu, chi ngân sách huyện và kết quả phân bổ dự toán ngân sách huyện đã được HĐND huyện quyết nghị. Khâu II Chấp hành ngân sách huyện Chấp hành ngân sách là một trong ba khâu của chu trình ngân sách: đó là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm của huyện trở thành hiện thực. Sau khi ngân sách được phê chuẩn, năm ngân sách bắt đầu thì việc thực hiện ngân sách huyện cũng được triển khai. + Đối với vấn đề thu: mục đích chấp hành dự toán thu là không ngừng bồi dưỡng phát triển nguồn thu, tìm mọi bịên pháp động viên, khai thác nguồn thu sao cho đạt và vượt tỷ lệ đã được HĐND huyện phê chuẩn. Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý có chia ra từng khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu và hình thức thu( Thu trực tiếp tại kho bạc nhà nước, thu qua chi cục thuế) gửi phòng tài chính. Chi cục thuế lập dự toán thu thuế, phí- lệ phí và các khoản thu thuộc phạm vi quản lý. Phòng tài chính và các cơ quan khác được uỷ quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại. + Đối với vấn đề chi: Mục đích chấp hành dự toán chi là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch. Trên cơ sở dự toán chi cả năm được duyệt và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 13 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường dự toán chi quý( có chia ra tháng),chi tiết theo các mục chi của mục lục NSNN gửi phòng tài chính trước ngày 10 của tháng cuối quý trước. Phòng tài chính căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi trong quý lập dự toán điều hành ngân sách quý, báo cáo UBND huyện.Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và dự toán ngân sách, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, phòng tài chính tiến hành phân bổ dự toán theo nguyên tắc phân bổ trực tiếp đến các đơn vị sử dụng ngân sách và thanh toán trực tiếp từ kho bạc nhà nước cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ và người nhận thầu. Để đạt được các mục tiêu trên, việc chấp hành dự toán chi ngân sách huyện thực hiện theo nguyên tắc sau: Thứ nhất: Thực hiện phân bổ dự toán trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn; Thứ hai: Đảm bảo phân bổ dự toán theo đúng kế hoạch được duyệt. Cần quy định rõ chế độ lập, duyệt kế hoạch cấp phát sao cho đơn giản, khoa học, dễ thực hiện, dễ kiểm tra nhưng đúng chính sách, chế độ; Thứ ba: Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nứơc nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi; Thứ tư: Thường xuyên đổi mới phương thức cấp phát vốn của NSNN theo hướng nhanh gọn, ít đầu mối, dễ kiểm tra. Trong quá trình chấp hành ngân sách, cần thường xuyên kiểm soát thu, chi NSNN: Công tác kiểm soát thu, chi NSNN là một trong những nội dung quan trọng trong việc chấp hành ngân sách. Đây là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị, trong đó đặc biệt là cơ quan thanh tra tài chính, cơ quan thu ngân sách, kho bạc nhà nước. Chỉ có phòng tài chính, chi cục thuế và các cơ quan khác được uỷ quyền giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách( gọi là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN trên điạ bàn huyện mình quản lý. Việc phân bổ dự toán NSNN được thực hiện theo các bước sau: + Bước 1: Căn cứ dự toán NSNN được giao đơn vị sử dụng lập kế hoạch chi gửi phòng tài chính. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 14 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường + Bước 2: Phòng tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị và căn cứ vào khả năng ngân sách để bố trí mức chi tài chính hàng tháng, quý, thông báo cho các đơn vị thực hiện. + Bước 3: Căn cứ vào mức chi do phòng tài chính thông báo, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ra lệnh chuẩn chi, kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu theo quy định của pháp luật và thực hiện cấp phát, thanh toán. Khâu III quyết toán ngân sách huyện Quyết toán ngân sách huyện là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đó là việc tổng hợp lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách khi năm ngân sách kết thúc nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN trong những chu trình ngân sách tiếp theo. Ngoài kết quả quyết toán NSNN, công tác quyết toán còn giúp UBND huyện đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn và có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Lập báo cáo quyết toán năm cần tôn trọng các nguyên tắc, quy định sau: Một là: Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo mục lục NSNN( Chương- loại- khoản-nhóm- mục - tiểu mục) Hai là: Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán gửi phòng tài chính huyện phải gửi kèm theo đầy đủ các báo cáo theo quy định. Ba là: Trình lập, gửi, xét duyệt báo cáo thu, chi NSNN năm đối với đơn vị dự toán phải đảm bảo đúng tiến độ và nội dung. Theo quy định hiện hành, sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối ngày 31tháng 12, số liệu trên sổ kế toán của đơn vị phải đảm bảo SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 15 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường cân đối và khớp đúng với số liệu trên cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước cả về tổng số và chi tiết, khi đó đơn vị mới tiến hành lập báo cáo quyết toán năm. Lập quyết toán ngân sách thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên, phương pháp này cho phép công tác lập quyết toán ngân sách được thực hiện toàn diện, đầy đủ, chính xác, khách quan và phản ánh trung thực tình hình hoạt động thu chi ngân sách cấp huyện. Về xét duyệt quyết toán ngân sách huyện: phòng tài chính có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc ngân sách huyện. Sau đó tổng hợp thành báo cáo thu, chi ngân sách trên địa bàn để gửi HĐND và UBND huyện đồng thời gửi sở tài chính. Trong quá trình lập, phê duyệt, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Những khoản thu không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp; những khoản phải thu nhưng chưa thu được phải có biện pháp truy thu đầy đủ cho ngân sách. - Những khoản chi không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi về cho ngân sách. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 16 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN TRIỆU PHONG - QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Giới thiệu sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội huyện Triệu phong 2.1.1 Tình hình kinh tế Tổng giá trị các ngành sản xuất 549.156 triệu đồng tăng 7.8% so với năm 2006. Nông- lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,2%, công nghiệp- TTCN tăng 21,4%, xây dựng tăng 10,7 %, thương mại-dịch vụ tăng 15%. Tổng giá trị các ngành sản xuất 329.627 triệu đồng, tăng 4.5%, chưa đạt kế hoạch đề ra. + Giá trị sản lượng ngành Nông - lâm nghiệp và thủy sản 280.160 triệu đồng, tăng 2.2% kế hoạch( KH:7-8%) trong đó : Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp: 202.673 triệu đồng tăng 0.6% so với năm 2006, đạt 96.2% kế hoạch. Trồng trọt: 124.591 triệu đồng, đạt 97.3% so với năm 2006, đạt 94.4% so với kế hoạch. Chăn nuôi: 70.781 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2006, đạt 99,1% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 34,92% giá trị sản xuất nông nghiệp( năm 2006 chiếm 32,8%) Giá trị sản lượng ngành lâm nghiệp 16.682 triệu đồng, tăng 15, 8% so với năm 2006, đạt 101,6% KH Giá trị sản lượng ngành thủy sản: 60.805 triệu đồng, tăng 4.4% so với năm 2006, đạt 90,8% KH +Giá trị công nghiệp - TTCN: 31.917 triệu đồng, tăng 21,4% đạt 98,7%KH +Giá trị ngành xây dựng: 88.045 triệu đồng, tăng 10,7 % so với năm 2006 +Giá trị ngành thương mại-dịch vụ: 149.034 triệu đồng, tăng 155 so với năm 2006. Trong đó giá trị thương mại - dịch vụ trực tiếp 17.550 triệu đồng, tăng 17% so với năm 2006, đạt 100% kế hoạch SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 17 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Nhìn chung nền kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực, ổn định, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững. Tuy vậy, một số chỉ tiêu chưa đạt được so với chỉ tiêu Nghị quyết của huyện uỷ, HĐND đề ra. 2.1.1.1 Công nghiệp - TTCN: Giá trị công nghiệp - TTCN năm đạt 2007 đạt 31.917 triệu đồng tăng 21.4% so với năm trước, đạt 98.7%KH. Các sản phẩm chủ yếu như gạch nung tăng 11,6% gỗ xẻ tăng 35% so với năm 2006. Công nghiệp - TTCN, ngành nghề trên địa bàn tiếp tục được duy trì, phát triển. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cưa xẻ gỗ phát triển khá nhờ đầu tư mở rộng quy mô, trang thiết bị kỷ thuật thu hút thêm lao động, thu nhập khá. Công tác khuyến công, phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập nghề mới được quan tâm. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp làng nghề Thị Trấn Ái Tử đang được triển khai xây dựng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Một số dự án tích cực triển khai ở Nam Cửa Việt, Hồ Ái Tử, bãi tắm Triệu Lăng đang thu hút nhiều nhà đầu tư khảo sát và tìm hiểu đầu tư trên địa bàn huyện. Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vịêt Nam( Vinashin) đã khảo sát và tiến hành lập dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu Cửa Việt tại xã Triệu An, với diện tích khoảng 200 ha. UBND huyện đang kêu gọi, vận động tập đoàn dệt may Hoà Thọ vào đầu tư xây dựng nhà máy tại Thị Trấn Ái Tử. 2.1.1.2 Thương mại - dịch vụ Hoạt động thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị thương mại dịch vụ năm 2007 đạt 149.034 triệu đồng tăng 17% so với năm 2006. Cơ sở vật chất, hệ thống chợ nông thôn bước đầu được quan tâm sửa chữa, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, góp phần phục vụ tốt hơn về nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 18 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường 2.1.1.3 Giao thông vận tải Dịch vụ vận tải phát triển khá, đáp ứng nhu cầu vận tải trên địa bàn, doanh thu ngành vận tải 4.734 triệu đồng, tăng 3.1% so với năm 2006. Một số tuyến vận tải mới đưa vào khai thác như: Triệu An-Lao Bảo, Triệu Lăng-Lao Bảo đã phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế và đi lại của nhân dân vùng sâu vùng xa. Phương tiện vận tải được nâng cấp và trang bị mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hệ thống giao thông được chú trọng đầu tư nâng cấp. Một số công trình hoàn thành đã được đưa vào sử dụng trong năm như: Đường nối từ tỉnh lộ 64 vào thôn Bích La( Triệu Đông); Cầu Triệu Đông, đường vào khu tưởng niệm Tổng Bí Thư Lê Duẫn. Việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đường liên thôn, liên xã được tập trung thực hiện. Chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn đang được tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện. 2.1.1.4 Xây dựng cơ bản: Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản do địa phương quản lý, trong năm 2007, đạt 133.074 triệu đồng, tăng so với năm trước 17%. Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng bí thư Lê Duẫn đã khánh thành đưa vào sử dụng các công trình Trạm y tế, Trường THCS Triệu Thành, Trường THCS Triệu Long, Đường QL1A vào khu lưu niệm TBT Lê Duẫn, đường 64 vào thôn Bích La, cầu Triệu Đông, cầu Sãi, cầu Rì Rì, điện chiếu sáng quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Ái Tử, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học hành, chăm sóc sức khoẻ và đi lại cho nhân dân trên địa bàn; các chương trình, dự án mục tiêu, chương trình bê tông hoá GTNT, kiên cố hoá: trường lớp học, kênh mương được tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra. Hiện nay, huyện đang tích cực triển khai công tác GPMB để thi công các công trình: Cầu cửa Việt , cầu Bắc Phước, đường Đại -Độ -Thuận- Phước; phối hợp với các ngành cấp tỉnh khảo sát quy hoạch đường Hùng Vương nối dài; Khu đô thị Nam cầu Vĩnh Phước, cầu Đại Áng- Đại Lộc, đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm đến. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 19 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Đường Nhìn chung các công trình dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tiến độ xây dựng các công trình tương đối đảm bảo, công tác giải ngân vốn được quan tâm. Thủ tục về xây dựng cơ bản được tiến hành theo đúng quy định về quản lý xây dựng. Công tác thanh tra kiểm tra giám sát cộng đồng và quản lý chất lượng công trình được tăng cường hơn trước. 2.1.1.5 Công tác tài chính- Ngân hàng: Tổng thu ngân sách năm 2007 là 97.625 triệu đồng, vượt 20,4% so với năm 2006, thu trợ cấp cân đối 72.164 triệu đồng; thu kết dư và chuyển nguồn 15.012 triệu đồng. Tổng chi ngân sách 97.625 triệu đồng trong đó chi đầu tư phát triển 15.821 triệu đồng, tăng 41,4% so với năm trước; chi thường xuyên 80.804 triệu đồng, tăng 39,2% so với năm trước; chi dự phòng 1000 triệu đồng. Công tác quản lý tài chính nói chung và công tác thu, chi ngân sách nói riêng có nhiều cố gắng, góp phần chủ động điều hành, quản lý ngân sách. Công tác chi được thực hiện theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, chú trọng cho các lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo. 2.1.1.6 Công tác đối ngoại Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại tiếp tục được chú trọng, mở rộng và đạt được những kết quả thiết thực. Các chương trình dự án, chính phủ, phi chính phủ nước ngoài được thực hiện cơ bản đúng cam kết, góp nguồn lực quan trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội huyện, xoá đói giảm nghèo, trong năm 2007 tổ chức tầm nhìn Thế Giới đầu tư trên địa bàn huyên 7.6 tỷ đồng. Năm 2007 Dự án Na uy đã kết thúc đầu tư trên địa bàn, tổng kinh phí dự án đầu tư thực hiện từ trước đến nay là 90 tỷ đồng. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành thủ tục giao nhận, thanh lý tài sản của dự án, mời kiểm toán đánh giá hiệu quả dự án phát triển nông thôn vùng ven biển của huyện để rút kinh nghiệm tăng cường quản lý khai thác có hiệu quả các công trình sau dự án kết thúc. SVTH: Lê Thị Hồng Bốn -lớp:30K11 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan