Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng ...

Tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của cổ phần ô tô vận tải hà tây

.DOC
67
92
85

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Lời nói đầu Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Thủy sản xuất khẩu là một ngành chủ lực chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam và Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam cần chú trọng khai thác. Tuy nhiên để làm được điều đó, nhất là trong điều kiện ngày nay, các biện pháp thuế quan, hạn ngạch không còn được thịnh hành nữa, rào cản kỹ thuật ngày càng được các nước nhập khẩu quan tâm và sử dụng nhiều với nhiều hình thức đa dạng bởi nhiều lợi ích mang lại từ nó cho nước sử dụng. Việt Nam, một trong những nước chủ yếu lấy xuất khẩu làm mặt hàng mũi nhọn, sẽ phải làm gì trước sự thay đổi này, làm sao để có thể vượt rào thành công? Bài viết sau đây của em nhằm mục đích phân tích một phần nào đặc trưng của thị trường Hoa Kỳ về lĩnh vực thủy sản, các biện pháp về rào cản kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng cho mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là đối với thủy sản từ Việt Nam, nêu và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này, qua đó nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vượt rào trong thời gian tới. Bài viết của em được chia làm 3 phần chính: Phần 1. Giới thiệu về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. Phần 2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam. Phần 3. Một số giải pháp vượt rào trong thời gian tới. Qua bài viết này, em xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Đỗ Đức Bình, trong thời gian thực hiện bài viết đã góp ý sửa đổi giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn thầy! Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chương một: Tổng quan chung về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. 1.1. Tổng quan về các rào cản kỹ thuật tại thị trường Hoa Kỳ. 1.1.1. Các rào cản phi thuế quan. Rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu. Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước Các rào cản phi thuế quan ngày nay rất đa dạng, bao gồm: • Các biện pháp kỹ thuật • Các quy định và thủ tục hải quan • Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung) • Các loại thuế và phí trong nước • Trợ cấp và các hỗ trợ của Chính phủ • Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu • Quy định hoặc chi phí về vận chuyển • Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung) • Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hoặc người lao động • Các công cụ bảo hộ thương mại (chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền tự vệ) Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 • Các quy định của thị trường trong nước…v.v… Hàng rào kỹ thuật là một trong các hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song nó đều liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá, công nghệ, quá trình sản xuất cũng như việc bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản, các quá trình khác như thử nghiệm, kiểm tra, giám định, quản lý chất lượng... đối với hàng hoá. Ở khía cạnh tích cực, các yêu cầu này rất cần thiết cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá. Thế nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng phức tạp như chính quá trình thương mại. Các nước sử dụng các tiêu chuẩn này để bảo vệ thị trường trước các đối thủ cạnh tranh, các nước có thể đưa ra các yêu cầu, đó là các rào cản kỹ thuật, hàng hoá muốn đưa vào thị trường phải thỏa mãn các tiêu chuẩn mà chỉ có họ mới đáp ứng được. Điều này đã tạo nên hàng rào bảo vệ cho hàng hóa của nước họ trước hàng hóa của các doanh nghiệp các nước cạnh tranh. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Phương thức để tạo ra rào cản chính là các yêu cầu kỹ thuật như các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật phải đạt được của hàng hóa; các yêu cầu về nhãn mác, hướng dẫn sử dụng... Hàng rào kỹ thuật trong thương mại rất đa dạng và được áp dụng khác nhau giữa các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản có thể được chia làm 3 nhóm sau: Nhóm 1. Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): các quy định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho con người, vật nuôi và cây trồng. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường, …Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thuỷ sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học, … Nhóm 2. Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói bao bì, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất, nhãn sinh thái ( là nhãn được dán cho sản phẩm được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Sản phẩm có dán nhãn sinh thái thường có giá cao hơn các sản phẩm cùng loại mà không có nhãn sinh thái ), phí môi trường... Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn. Nhóm 3. Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường. Các rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ thường chú trọng áp dụng đó là:  Quy định về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng (HACCP ). HACCP là hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng yếu, nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng tức là nó không có mối nguy không thể chấp nhận cho sức khỏe. Hệ thống này nhận biết những mối nguy có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện pháp kiểm soát để tránh những mối nguy có thể xảy ra. Các nguyên lý của HACCP: Có 7 nguyên tắc dùng làm cơ sở cho hệ thống HACCP. Bao gồm: - Hướng dẫn phân tích những mối nguy. - Xác định những điểm kiểm soát trọng yếu ( CCPs ). Mối CCP là một bước mà việc kiểm soát có thể áp dụng và cần thiết để ngăn chặn hoặc loại trừ một mối nguy an toàn thực phẩm hoặc giảm bớt nó đến mức độ cần thiết. - Thiết lập những ranh giới tới hạn ( là tiêu chuẩn cần phù hợp với mỗi CCp ). - Thiết lập một hệ thống kiểm tra việc điều khiển của CCPs. - Thiết lập hoạt động hiệu chỉnh được thực hiện khi hệ thống kiểm tra chỉ ra một CCP đặc biệt không nằm dưới sự kiểm soát. - Thiết lập những thủ tục kiểm tra xác định hệ thống HACCP đang làm việc hiệu quả. - Thiết lập tài liệu dẫn chứng liên quan tới tất cả các thủ tục và các biên bản thích hợp với những nguyên tắc này và ứng dụng của chúng. Các nước xuất khẩu thực phẩm sang Hoa Kỳ muốn thông quan bắt buộc phải áp dụng đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của HACCP.  Quy định về trách nhiệm xã hội (SA8000). Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Social Accountability Internaltional (SAI ) phát triển và giám sát. Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải thỏa mãn 8 yêu cầu của SA8000: - Sử dụng lao động theo đúng độ tuổi quy định. - Không được thuê hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức. - Phải đảm bảo sức khỏe và an toàn, quyền lợi và chế độ bồi thường cho người lao động. - Cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp và tham gia các hiệp hội khác nhau. - Không được phân biệt đối xử trong việc thuê mướn, bồi thường, cơ hội thăng tiến…Không được cản trở việc thực hiện quyền cá nhân, tự do tín ngưỡng…Không được đe dọa, lạm dụng hay cưỡng bức lao động.... - Các biện pháp kỷ luật không được áp dụng hình phạt thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. - Thời gian làm việc phải theo tiêu chuẩn quốc tế. - Chế độ bồi thường, lương thưởng phải phù hợp với luật pháp.  Quy định về bảo vệ môi trường ( ISO14000 ) Quy định này nêu rõ các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường trong đó đặc biệt lưu ý tới các quy định pháp lý về tác động và ảnh hưởng của môi trường nhằm giúp các doanh nghiệp hệ thống hóa các chính sách và các mục tiêu về môi trường của mình. Trong ISO14000 bao gồm ISO14001 và ISO14004, ISO14001 là các yêu cầu đối với hệ thống còn ISO14004 là các văn bản Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó. Các nhà sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu thực hiện trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường và việc sử dụng nguyên nhiên liệu không làm mất cân bằng sinh thái, các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường.  Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ( IS9000 ). ISO9000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ban hành. Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO9000 bao gồm các tiêu chuẩn quy định những yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp muốn được chứng nhận phải áp dụng như ISO9001/2/3:1994, hoặc ISO9000:2000, và các tiêu chuẩn hỗ trợ khác. Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: - ISO 9001: Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. - ISO 9002: Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. - ISO 9003: Mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. Cả 3 tiêu chuẩn này gộp lại thành tiêu chuẩn duy nhất là ISO9001:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. 8 nguyên tắc của quản lý chất lượng: - Hướng vào khách hàng ( Customer focus ). - Sự lãnh đạo ( Leadership ). - Sự tham gia của mọi người ( Involvement of people ). - Cách tiếp cận theo quá trình ( Process Approach). Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 - Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý ( System approach to management ). - Cải tiến liên tục ( Continual Inprovement). - Quyết định dựa trên sự kiện ( Factual approach to decision making ). - Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng ( Mutually beneficial supplier relationship ). Mặc dù đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhưng đây là tiêu chuẩn cần có để hàng hóa có thể cạnh tranh được trên thị trường này.  Chống bán phá giá ( anti-dumping ) Chống bán phá giá được Hoa Kỳ thực hiện một cách chặt chẽ. Hoa Kỳ thực hiện việc điều tra việc bán phá giá hàng nhập khẩu khi có đủ 50% số doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa cùng tham gia kí tên vào đơn kiện đối với nước xuất khẩu. Cơ sở xác định hàng hóa bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ là mức giá bán tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn mức giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Khi xác định được hàng hóa là bán phá giá, bộ Thương mại Hoa Kỳ thực hiện việc điều tra dưới sự giám sát của cơ quan trọng tài và trung tâm thương mại quốc tế WTO. Nói thì vậy nhưng trên thực tế Hoa Kỳ sẽ xử các doanh nghiệp vi phạm chính sách chống bán phá giá theo luật lệ riêng của Hoa Kỳ, theo chính sách và truyền thống riêng của Hoa Kỳ. 1.1.2. Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại – TBTs. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) còn được gọi là “bộ luật của các tiêu chuẩn” là một hệ thống các văn bản pháp lý ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn về pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp…của sản phẩm và các hoạt động có liên quan mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc hoặc không bắt buộc đối với các nước thành viên. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1.1.2.1. Mục đích của Hiệp định TBT. Hiệp định TBT ra đời nhằm đưa ra một tiêu chuẩn chung nhất cho các rào cản kỹ thuật mà các quốc gia sử dụng. Các quốc gia trên thế giới có trình độ phát triển khác nhau cho nên việc sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật này không nhất thiết phải hoàn toàn cứng nhắc, nhất quán. Các quốc gia có trình độ phát triển chưa cao, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của TBT do trình độ công nghệ, khả năng quản lý và nhận thức về tiêu chuẩn an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng chưa đầy đủ thì có thể áp dụng các tiêu chuẩn thấp hơn, mục tiêu của hiệp định nhằm không cho phép các nước phát triển đưa ra các yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế, nếu không chứng minh được việc đưa ra như vậy là có căn cứ khoa học và là cần thiết với quốc gia đó vì những mục đích hợp pháp như bảo vệ an toàn, vệ sinh, môi trường hay an ninh. Hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên đưa ra các cam kết, thỏa thuận công nhận các kết quả kiểm tra, chứng nhận chất lượng hàng hóa của nhau, nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí trong việc giám định lại chất lượng hàng hóa tại cảng nhập khẩu của nước đối tác. Và hiệp định TBT là cần thiết đối với hoạt động thương mại toàn cầu và các quốc gia nên tuân thủ các nguyên tắc của hiệp định một cách tự nguyện. Tuy nhiên, việc thực hiện các nguyên tắc của hiệp định một cách thống nhất là một vấn đề khó khăn vì trình độ của các nước trên thế giới còn chênh lệch nhau rất nhiều, giữa các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…với các nước đang hoặc chậm phát triển. Ví dụ như Việt Nam, mặc dù TBTs là một trong những hiệp định đa phương được Việt Nam cam kết sẽ thực hiện đầy đủ kể từ khi gia nhập WTO. Mặc dù việc hài hoà các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) với các tiêu chuẩn quốc tế ( TCQT) không phải là một yêu cầu bắt buộc để gia nhập WTO, nhưng trình độ của Việt Nam về mọi mặt còn hạn chế, nên việc áp dụng thực hiện một cách hoàn toàn triệt để các quy tắc của hiệp định là một điều rất khó. Nhưng Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 nếu Việt Nam không nhanh chóng nâng cao trình độ, thu hẹp chênh lệch TCVN với quốc tế sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của DNVN, ảnh hưởng tới việc bảo vệ sản xuất trong nước và quản lý xuất nhập khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, Việt Nam phải cố gắng trong việc bổ sung, hoàn thiện, sửa đổi và thực hiện nghiêm túc các điều khoản của hiệp định TBT trong điều kiện hội nhập. 1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hiệp định TBT.  Nguyên tắc không phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa: Các nước thành viên phải áp dụng quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia khi đưa ra các quy định quản lý kỹ thuật, phải đảm bảo có sự đối xử như nhau giữa các nước thành viên và giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu vào nước mình.  Không cản trở thương mại: Hiệp định TBT yêu cầu các nước thành viên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ngôn ngữ kỹ thuật thống nhất đối với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, nghĩa là, một khi tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thì không có hàng rào kỹ thuật được tạo ra với yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế đối với thương mại giữa các nước thành viên nếu không chứng minh được việc đưa ra như vậy là có căn cứ khoa học và là cần thiết vì những mục đích hợp pháp như bảo vệ an toàn, vệ sinh, môi trường hay an ninh.  Công khai, minh bạch về các biện pháp kỹ thuật mà các nước sử dụng... Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên hiệp định còn có các nguyên tắc như hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, thừa nhận lẫn nhau các kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định chất lượng... Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1.2. Tổng quan chung về thị trường Hoa kỳ. 1.2.1. Khái quát về tình hình chính sách và pháp luật Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không giống các nước phát triển khác, Hoa Kỳ là nước có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới vì thế mọi hoạt động của Hoa Kỳ không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị đều tác động không nhỏ đến hoạt động của các nước. Về chính sách quản lý nhập khẩu, Hoa Kỳ là nước có chính sách quản lý nhập khẩu phức tạp và không theo một nguyên tắc nhất định nào. Ngoài các yêu cầu về hải quan, nhiều quy định cấm và hạn chế nhập khẩu, còn chịu sự quản lý và điều tiết của nhiều luật lệ thuộc quyền quản lý của các cơ quan công quyền khác. Hàng hóa nhập khẩu được thông quan khi đáp ứng được các yêu cầu quy định trong các luật lệ liên quan và đặc biệt phải lưu ý một số rào cản kỹ thuật của thị trường này có sự khác biệt so các thị trường nhập khẩu khác. Ở thị trường Hoa Kỳ, mức độ sử dụng các tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành tương đối thấp hoặc thậm chí các tiêu chuẩn này không được biết đến tại Hoa Kỳ cho dù Hoa Kỳ đã kí kết cho việc sử dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế này. Mặc dù có nhiều tiêu chuẩn của Hoa Kỳ được công nhận là “ Tương đương về mặt kỹ thuật “ với các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng tại thị trường này, họ ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn do họ đặt ra, các tiêu chuẩn quốc tế hiếm khi được sử dụng trực tiếp. Đặc biệt Hoa Kỳ có một số các tiêu chuẩn mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân là do cơ cấu chính trị của Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ cũng như đa số công chúng Hoa Kỳ thường có khuynh hướng bảo hộ, coi luật lệ Hoa Kỳ và bộ máy luật pháp của họ là bất khả xâm phạm và chống đối lại bất kể những gì mà theo họ là xúc phạm đến chủ quyền của Hoa Kỳ, cho dù là luật lệ của WTO. Ví dụ như khi Hoa Kỳ ban hành luật CDSOA – Luật chống tiếp tục bán phá giá và trợ giá 2000, thông qua ngày 28/10/2000, các công ty nội địa vừa được bảo hộ vừa được tài trợ trực tiếp, vi phạm điều khoản cơ bản của WTO là đối xử công bằng giữa công ty nội địa và công ty của các nước thành viên khác. Hoa Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Kỳ đã bị 11 nước thành viên trong đó có Nhật, Hàn Quốc và Liên hiệp Châu Âu kiện lên WTO, và kết luận là Hoa Kỳ đã vi phạm luật của WTO, phải sửa sai. Nhưng quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu tổng thống Bush bãi bỏ quyết định của WTO, WTO đã đi quá quyền hạn của mình và xúc phạm tới nhà nước Hoa Kỳ. Các đạo luật mà Hoa Kỳ đưa ra đa số đều nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi Mỹ, ví dụ như trong năm 2001, trong hơn 239 pháp lệnh chống bán phá giá ban hành thì có 100 cái là để bảo vệ họ. Ngoài ra do Hoa Kỳ gồm 50 tiểu bang nhỏ, mỗi tiểu bang có những quy định riêng cho nên kinh tế và luật pháp của Hoa Kỳ càng trở nên phức tạp hơn nữa. Hoa Kỳ hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hoá từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam với giá thấp, lao động rẻ. Kết quả là Hoa Kỳ đã phản ứng lại tình trạng này bằng cách đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ các nước đang phát triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ. Và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Đối với nhiều nước phát triển trong đó có Hoa Kỳ có dư sức thực hiện các tiêu chuẩn TBTs, nhưng họ lại thường đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại có liên quan tới thực trạng kinh tế – chính trị của họ. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại được sử dụng đặc biệt khắt khe đối với các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Có một số lượng đáng kể các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã bị trả lại ngay khi nhập khẩu tại các cảng của Hoa Kỳ vì chúng không phù hợp với các quy định về yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm v.v…mà Hoa Kỳ đặt ra. Điều đó đã gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Các trường hợp đó cho thấy Hoa Kỳ sử dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại để làm giảm lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Hoa Kỳ áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam như là một công cụ nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1.2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế Hoa Kỳ. Hoa kỳ là một nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới với đa dạng các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường Hoa Kỳ có đặc trưng là một thị trường có rất ít sự can thiệp của chính phủ, nền kinh tế được tự do thông thoáng để phát triển. Hoạt động kinh tế của chính phủ chỉ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa, nền kinh tế hậu công nghiệp với khía cạnh dịch vụ đóng góp trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Những hợp đồng kinh tế được coi là mấu chốt, là điểm quy chiếu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp tham gia thị trường Mỹ khi soạn thảo hợp đồng phải hết sức chặt chẽ. Các doanh nghiệp nên nhờ các luật sư, các ngân hàng, các kế toán, tư vấn vì họ hiểu được vấn đề gì sẽ xảy ra khi có tranh chấp thương mại. Về thị hiếu tiêu dùng: Hoa Kỳ có 50 bang, và một đặ khu kiên bang, với hơn 305 triệu dân, đứng thứ 3 trên thế giới và đa dạng về chủng tộc, mỗi bang trong Hoa Kỳ lại có những đặc điểm riêng về luật pháp, kinh tế và xu hướng, thị hiếu tiêu dùng cho nên Hoa Kỳ có nhu cầu rất phong phú, đa dạng về hàng hóa, dịch vụ. Tuy khác nhau để tạo thành những đặc điểm riêng biệt giữa các bang nhưng 50 bang cũng đều có các đặc điểm tương đồng về kinh tế cũng như văn hóa tạo nên đặc điểm chung của người Mỹ. Nhu cầu mua sắm của người Mỹ rất cao, chiếm 21% sức mua tương đương. Khi mua hàng điều người Mỹ quan tâm đầu tiên là chất lượng hàng hóa. Kiểu dáng, mẫu mã và giá cả là những yếu tố cạnh tranh quyết định sự thành công của sản phẩm trên thị trường. Họ yêu thích các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và lành mạnh, các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sức khỏe và an toàn với môi trường. Về kênh phân phối: Hoa Kỳ có kênh phân phối rộng khắp và đa dạng với nhiều hình thức như các kênh phân phối theo chiều dọc, ngang, hệ thống Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 bán buôn bán lẻ đan xen nhau để lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu tới tay người tiêu dùng. Kênh phân phối theo chiều dọc là kênh phân phối trong đó nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất. Mỗi thành viên trong hệ thống có thể có sở hữu hay thỏa thuận với các thành viên khác hoặc có sức mạnh to lớn khiến cho các thành viên khác phải hợp tác. Hệ thống phân phối này có thể bị chi phối bởi nhà sản xuất, người bán buôn hay người bán lẻ. Có 3 lọai kênh phân phối theo chiều dọc là: Kênh phân phối chiều dọc theo hình thức công ty, kênh phân phối chiều dọc theo thỏa thuận, kênh phân phối chiều dọc theo kiểu quản lý, kiểm soát. Kênh phân phối theo chiều ngang là hình thức phân phối trong đó 2 hoặc nhiều công ty ở cùng một tầng trong hệ thống phân phối liên kết lại với nhau để thực hiện công việc phân phối. Với việc liên kết này, các công ty có thể kết hợp nguồn lực về tài chính, sản xuất và tiếp thị để bán hàng tốt hơn so với việc công ty đó một mình tiến hành hoạt động bán hàng. Nếu như trước đây, các công ty chỉ sử dụng một kênh phân phối để bán hàng tại một thị trường hay một phân đoạn thị trường thì ngày nay với sự đa dạng hóa khách hàng, ngày càng có nhiều công ty sử dụng hệ thống phân phối nhiều kênh hay còn gọi là hệ thống phân phối kép. Đây là hệ thống phân phối trong đó một công ty tạo ra cho mình hai hay nhiều kênh phân phối để với tới một hay nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hàng hóa còn được mua bán qua mạng truyền thông như thư từ, điện thoại, ti vi, internet hay may bán hàng tự động… Trong thời gian gần đây do khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đó xu hướng tiêu dùng của người dân các nước đều thay đổi, trong đó xu hướng tiêu dùng của người Mỹ là thay đổi nhiều nhất, nhiều hộ gia đình sẽ nêu cao tinh thần tiết kiệm, đồng thời giảm thiểu chi tiêu cho các mặt hàng quá tốn kém. Các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ cần phải nắm bắt được sự thay đổi liên Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 tục, đa dạng nhu cầu tiêu dùng, nắm rõ thông tin về thị trường, thói quen và thị hiếu mua sắm để có những sản phẩm và chiến lược kinh doanh phù hợp. 1.2.3. Khái quát về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. Nghề cá Hoa Kỳ gồm hai khối tách biệt là nghề cá thương mại và nghề cá giải trí. Mỗi khối đều có vai trò, vị trí và sự đóng góp riêng của mình cho đời sống của người dân và xã hội Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi thủy hải sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới. Nghề cá hoạt động ở bờ Đông thuộc Đại Tây Dương, bờ tây thuộc Thái Bình Dương và trong các thuỷ vực nội địa rộng lớn. Theo đánh giá của Hoa Kỳ, trữ lượng có thể khai thác hàng năm từ 6-7 triệu tấn hải sản, nhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi này, Hoa Kỳ chỉ hạn chế ở mức 4,5- 5 triệu tấn/năm. Hoa Kỳ có đội tàu cá hiện đại bậc nhất nhì thế giới với cơ cấu khai thác hiệu quả cao, chất lượng sản phẩm được đề cao bằng cách hạn chế khai thác các đối tượng kém giá trị và tăng cường khai thác các đối tượng có nhu cầu và giá trị cao trên thị trường. Sản lượng khai thác tăng nhanh đáng kể từ năm 1950 sản lượng khai thác đạt khoảng 2.7 triệu tấn / năm, đến năm 1995, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt trung bình 5,9-6,0 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 1998 sản lượng giảm dần còn 5,3 triệu tấn, năm 2001 và 2002, sản lượng khai thác duy trì ở mức 5,8 triệu tấn và không tăng được nhiều trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của quy định thu hẹp vùng khai thác và một số yếu tố thiên nhiên như điều kiện đại dương, điều kiện thời tiết…Đối tượng khai thác chủ yếu là cua biển, tôm, cá hồi, cá ngừ cá tuyết… Hoa Kỳ là nước có sản lượng cua hàng đầu thế giới với sản lượng hàng năm đạt khoảng 200 nghìn tấn và là nước có sản lượng khai thác cá hồi đứng thứ hai trên thế giới (sau Nhật Bản). Ngoài ra còn hơn 180.000 tấn được đánh bắt và cập cảng nước ngoài, nâng tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Hoa Kỳ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng khai thác thuỷ sản toàn thế giới, đứng hàng thứ 5 thế giới về sản lượng (sau Trung Quốc, Nhật Bản, Pêru và Chilê). Tôm Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 càng xanh ngày càng được Hoa Kỳ quan tâm tới việc nuôi trồng do sức tiêu thụ của thị trường tăng trong khi nguồn cung cấp trong nước không đủ khả năng đáp ứng. Công nghiệp chế biến thuỷ sản khổng lồ của Hoa Kỳ được phân bố ở khắp các bang, nhưng tập trung ở các bang bờ Đông và các thành phố lớn ở bờ Tây, ngoài ra còn nhiều sản phẩm được chế biến ngay trên biển. Người tiêu dùng Hoa Kỳ chỉ ưa chuộng các sản phẩm tinh chế giá trị cao nên công nghiệp chế biến đã phát triển mạnh và đạt trình độ cao. Chủng loại sản phẩm chế biến rất đa dạng. Công nghiệp chế biến thuỷ sản tập trung vào sản xuất ba dạng mặt hàng chính là các sản phẩm tươi, đông lạnh và đồ hộp. Họ không chỉ chế biến ra các sản phẩm thuỷ sản phục vụ người tiêu dùng, mà còn chế biến thức ăn cho động vật nuôi, dầu cá và nhiều sản phẩm khác. Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, đa dạng, hiện đại, đáp ứng về cả thời gian và đảm bảo chất lượng cao. Về xu hướng tiêu thụ, tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Cá ngừ đóng hộp cũng là một trong những sản phẩm thuỷ sản ưa thích của người Mỹ, trong khi cá ngừ tươi mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh sách thuỷ sản nhập khẩu của Hoa Kỳ. Ước tính tiêu thụ cá ngừ tươi của Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn/năm và nhập khẩu đáp ứng trên 70% nhu cầu của người tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài. Về mức tiêu thụ, những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh. Mức chi tiêu cho thuỷ sản tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ năm 2003 của người tiêu dùng Hoa Kỳ đạt 61,2 tỷ USD, doanh số bán sản phẩm GTGT đạt 290,4 triệu USD. Điều đó cho thấy mức tiêu thụ rất cao của người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên từ giữa năm 2007 trở lại đây do nền kinh tế Hoa Kỳ lâm vào suy thoái, người tiêu dùng Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 tăng tiết kiệm, giảm chi tiêu và đặc biệt là các mặt hàng giá cao. Trước đây, hải sản, đặc biệt là tôm, được coi là mặt hàng cao cấp, là mặt hàng thực phẩm không thể thiếu thì ngày nay tôm cũng đặc biệt bị liệt vào mặt hàng cần hạn chế trong tiêu dùng. Tâm lý tiêu dùng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiêu thụ hải sản không chỉ của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Hoa Kỳ nội địa. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ: Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất (chiếm khoảng 50% thị phần) với các sản phẩm cá hồi, surimi và trứng cá. Tiếp sau Nhật Bản là Canađa, EU và Hàn Quốc. Trong khối EU có Anh và Pháp là hai bạn hàng lớn của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nhập khẩu thuỷ sản từ 130 nước trong đó dẫn đầu là Thái Lan, Êcuađo, Canađa, Trung Quốc, Chilê, Mêhicô và Ấn Độ… 1.3. Thể chế và quy định của Hoa Kỳ đối với ngành thủy sản nhập khẩu. 1.3.1. Thể chế của Hoa Kỳ với ngành thủy sản nhập khẩu. Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của Bộ Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tất cả các thực phẩm phải được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ. FDA chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm (trừ thịt, thịt gia cầm, trứng sấy khô và đông lạnh, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá, mỹ phẩm, dược phẩm, các chế phẩm sinh học, các dụng cụ y tế và các sản phẩm X-quang). FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ phải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông tin về sản phẩm. Năm 1994, FDA đề xuất các quy định về Hệ thống điểm kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy (HACCP) đối với thuỷ sản. HACCP đã được xác nhận bởi các cơ quan như Viện Khoa học Quốc gia, Uỷ ban tiêu Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex Alimentations Commission) và Uỷ ban tư vấn quốc gia về các tiêu chuẩn vi sinh đối với thực phẩm. Cục Hải quan Hoa Kỳ là một cơ quan trực thuộc Bộ tài chính Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm đánh giá và thu thuế nhập khẩu, kiểm soát hàng hoá, con người và các đối tượng nhập vào hoặc xuất ra khỏi nước Mỹ. Cơ quan thuỷ, hải sản quốc gia Hoa Kỳ (NMFS) trực thuộc Vụ Hải dương quốc gia, Bộ Thương mại Mỹ. Các sản phẩm hải sản nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan này và của cả Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. 1.3.2. Các quy đinh của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu. o Luật thực phẩm. Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn. Theo luật an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ, tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, bảo quản thực phẩm, thức uống... có hàng xuất khẩu qua Hoa Kỳ phải tiến hành đăng ký với Cơ quan kiểm phẩm FDA trước khi sản phẩm được nhập vào nước này. Sau ngày 12-12-2003, hàng hóa có xuất xứ từ những nhà máy, xưởng chưa đăng ký sẽ bị ngăn không cho nhập vào Hoa Kỳ. Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem xét khi cần thì kiểm tra. Nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó. FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu; đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention). Năm lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả năm lô hàng đó đều đảm bản an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”. o Luật về nhãn hiệu hàng hóa Ở Hoa Kỳ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về nhãn hiệu, tên thương mại, tác quyền và sáng chế. Hải quan Hoa Kỳ không được phép cho các sản phẩm từ nước ngoài mang nhãn hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Hoa Kỳ thông quan. o Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa. Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luật tương thích, mỗi nhãn hiệu thực phẩm phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường cũng có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua và sử dụng. Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu v.v… bằng tiếng Anh. Luật ghi nhãn xuất xứ (COOL) của Mỹ được ban hành từ ngày 30/9/2008 và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự định sẽ bắt đầu thực thi quy định này vào tháng 4/2009. o Các quy định về phụ gia thực phẩm. Các phụ gia thực phẩm phải được kiểm duyệt trước khi đưa ra thị trường. Trước khi chào bán một loại thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu vào thị Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 trường Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn yêu cầu lên FDA để được phê duyệt. Một đơn xin phê duyệt về thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có các bằng chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó thực sự có tác dụng như dự kiến. FDA sau đó dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học hiện có sẽ quyết định chuẩn thuận nếu chất phụ gia đó an toàn theo các điều kiện sử dụng đã được đề xuất. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan