Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng k...

Tài liệu Một số biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại các trung tâm học tập cộng đồng

.PDF
15
205
56

Mô tả:

Së gi¸o dôc vμ ®μo t¹o lμo cai Trung t©m gi¸o dôc th−êng xuyªn v¨n bμn S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “Mét sè biÖn ph¸p nh»m ®em l¹i hiÖu qu¶ trong viÖc Tæ chøc më c¸c líp båi d−ìng kiÕn thøc T¹i c¸c trung t©m häc tËp céng ®ång” Hä vµ tªn: Hoμng Ngäc V©n §¬n vÞ: Trung t©m GDTX huyÖn V¨n Bµn V¨n Bμn, ngμy 25 th¸ng 4 n¨m 2011 1 Mét sè biÖn ph¸p nh»m ®em l¹i hiÖu qu¶ trong viÖc Tæ chøc më c¸c líp båi d−ìng kiÕn thøc T¹i c¸c trung t©m häc tËp céng ®ång PhÇn thø nhÊt ®Æt vÊn ®Ò I. LÝ do chän ®Ò tμi: Bước vào thế kỷ XXI, một trong những nhân tố quyết định, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế là chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Chính vì thế, sự thách thức đối với mỗi quốc gia là phải trở thành một xã hội học tập và phải bảo đảm cho công dân của mình được trang bị kiến thức, kĩ năng và tay nghề cao. Giáo dục thường xuyên ngày nay đã trở thành công cụ để mở rộng tạo cơ hội học tập cho mọi người và xây dựng xã hội học tập. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế chung đó. Trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến nhân tố con người, coi sự phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục đào tạo được xem là cơ sở để phát huy nguồn lực con người. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 chỉ rõ quan điểm: xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học suốt đời. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: “đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực tế cho thấy nhu cầu học tập thường xuyên đã trở thành thiết yếu đối với nhiều người. Các loại hình giáo dục- đào tạo và hình thức học được đa dạng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu học ngày càng tăng của xã hội. Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ), một trong những cơ sở của giáo dục thường xuyên được hình thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng tại các xã, phường được học tập, được trang bị kiến thức nhiều mặt góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, làm lành mạnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng. Hiện nay cả nước đã có khoảng gần 10.000 trung tâm HTCĐ đang hoạt 2 động và các trung tâm HTCĐ này đã thực sự trở thành trường học của nhân dân lao động, là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Điều đó cho thấy việc phát triển các trung tâm HTCĐ là cần thiết và đã trở thành xu thế tất yếu của xã hội. Sau 4 năm thực hiện Đề án: “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 2010”, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trung tâm HTCĐ bước đầu cũng bộc lộ một số yếu kém, hạn chế nhất định. Một số trung tâm HTCĐ hoạt động chưa hiệu quả, nội dung, hình thức hoạt động còn nghèo nàn, cơ sở vật chất yếu kém, kinh phí duy trì cho các hoạt động thường xuyên còn hạn hẹp, cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý, cơ chế vận hành còn nhiều lúng túng. Đặc biệt là nội dung dạy học còn rất nghèo nàn; khả năng điều hành, quản lý của Chủ nhiệm trung tâm, cán bộ chuyên trách và đội ngũ giáo viên, cộng tác viên còn nhiều bất cập. Từ những tồn tại trên đây, việc tìm ra giải pháp, biện pháp quản lý phát triển bền vững các trung tâm HTCĐ đang là một đòi hỏi cấp bách cần giải quyết. Lào Cai là một tỉnh miền núi, biên giới phía bắc của tổ quốc nơi hội tụ của trên 20 dân tộc anh em, một trung tâm văn hóa của khu vực. Bởi vậy, sự hiện diện, đóng góp của giáo dục nói chung và các trung tâm HTCĐ nói riêng có ý nghĩa nhất định. Văn Bàn là một huyện điển hình về nhiều mặt của tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, các trung tâm HTCĐ của huyện đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của giáo dục Lào Cai song cũng còn hạn chế: đó là việc tổ chức các hoạt động của trung tâm HTCĐ chưa mang lại hiệu quả cao về quản lý cũng như chất lượng hoạt động. Với các lý do kể trên, tác giả đã chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại các trung tâm học tập cộng đồng” để nghiên cứu. II. Mục đích nghiên cứu: Bản thân tự nghiên cứu các văn bản của Chính phủ, các văn bản của Bộ GD&ĐT, các văn bản của tỉnh, tự nghiên cứu các tài liệu viết về nội dung hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, tìm hiểu thực tế về các hoạt động đang diễn ra tại các trung tâm HTCĐ các xã, thị trấn trong toàn huyện . Từ đó tìm ra những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại các trung tâm HTCĐ. 3 III. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là các cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác tại trung tâm GDTX Văn Bàn, đối tượng là các cán bộ công chức đang công tác tại UBND các xã, là các cán bộ, nhân viên đang công tác tại các trung tâm HTCĐ. IV Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu về cơ sở lý luận của vấn đề quản lý và sử dụng đội ngũ của trung tâm trong việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung tổ chức các lớp học tại các trung tâm HTCĐ. Nghiên cứu, tìm hiểu nhận thức của người học, mức độ nhận thức của người học trong việc tham gia học tập. Qua việc mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại các trung tâm HTCĐ sẽ giúp cho các trung tâm HTCĐ có thêm sự trao đổi, đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của người quản lý đứng đầu các trung tâm HTCĐ trong việc tổ chức hoạt động và phát triển trung tâm HTCĐ. V. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc các tài liệu, sách báo, khai thác trên mạng Internet các nội dung liên quan đến công tác quản lý, các nội dung, chức năng, nhiệm vụ quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm HTCĐ 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Sử dụng phương pháp đàm thoại, trao đổi, phỏng vấn, thuyết trình. - Sử dụng phương pháp điều tra, kiểm tra - Sử dụng phương pháp tự đọc, nghiên cứu tài liệu PhÇn thø hai Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò 1. T×m hiÓu vÒ c¬ së lý luËn v thùc tiÔn : Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã được thể hiện trong Luật Giáo dục năm 2005, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý hỗ trợ của nhà nước; đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trung tâm HTCĐ với chức năng hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm 4 trong sản xuất và trong cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật đến với mọi người dân. Trung tâm học tập công đồng với nhiệm vụ là tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương; Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội; Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng. Như vậy có thể nói: Xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập là mục tiêu không chỉ của nền giáo dục nước ta mà còn là mục tiêu của các nước trên thế giới. Do đó, đa dạng các giải pháp xóa mù chữ, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí trở thành nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong phát triển giáo dục. Xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập (XHHT) nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, liên tục và huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Với xu thế hội nhập toàn cầu, người học không chỉ đòi hỏi được tiếp thu những kiến thức cơ bản cần thiết cho cuộc sống mà cần có năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới. Vì vậy, việc xây dựng một xã hội học tập, đòi hỏi giáo dục phải có nhiều giải pháp khác nhau từ chính quy đến giáo dục thường xuyên, nhất là xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCÐ), hướng người học vào cách học, thái độ học, phương pháp tư duy, năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới, kiến thức cần thiết phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mọi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực... Nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định, việc xây dựng Chiến lược phát triển GDTX, trong đó coi việc phát triển bền vững các TTHTCÐ là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDTX; nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, người dân và cộng đồng trong việc xây dựng, củng cố và phát 5 triển các TTHTCÐ. Xây dựng và ban hành chuẩn xóa mù chữ quốc gia mới cho những giai đoạn phát triển mới 2011-2020 thay thế cho chuẩn xóa mù chữ hiện nay. Phát triển mô hình điểm các TTHTCÐ hoạt động có hiệu quả cao ở khu vực miền núi, nông thôn, thành thị và mô hình trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện hoạt động, lồng ghép việc dạy văn hóa, dạy nghề và hướng nghiệp để nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc, nhằm tạo động lực và nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng xã hội học tập. 2. Nghiªn cøu, t×m hiÓu vÒ bé m¸y ho¹t ®éng cña c¸c Trung t©m häc tËp céng ®ång hiÖn nay: Thực hiện theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/3/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn thì cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm, gồm một cán bộ quản lý cấp xã kiêm chủ nhiệm (giám đốc trung tâm), một cán bộ của hội khuyến học và một cán bộ lãnh đạo của trường THCS đặt trên địa bàn xã kiêm phó chủ nhiệm (Phó giám đốc trung tâm). Với bộ máy 100% đều là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm HTCĐ, ngoài ra cơ sở vật chất còn rất khó khăn, nguồn kinh phí cho hoạt động của trung tâm cũng còn hạn hẹp nên các hoạt động cũng bị hạn chế. 3. Thực trạng về sự hoạt động của các trung tâm HTCĐ trong huyÖn Văn Bàn hiện nay: Ngày 11/4/2006 UBND huyện Văn Bàn đã có Quyết định số 117/QĐUBND về việc thành lập các trung tâm học tập cộng đồng. Ngày 28/3/2005 Sở GD&ĐT- Hội khuyến học đã có công văn số 232/SGD&ĐT-HKH về việc hướng dẫn xây dựng và phát triển TTHTCĐ đến nay toàn huyện Văn Bàn đã có 23/23 xã, thị trấn đã thành lập TTHTCĐ và đi vào hoạt động. Hàng năm các TTHTCĐ hoạt động với tổ chức 01 đồng chí là lãnh đạo, kiêm Chủ tịch Hội khuyến học xã, thị trấn, lãnh đạo phụ trách hoạt động TTHTCĐ, thành viên là các tổ chức đoàn thể, trường THCS đóng trên địa bàn xã, thị trấn. Dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, UBND huyện, sự tham mưu tích cực của Phòng GD&ĐT, Hội khuyến học, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo các xã, thị trấn trong toàn huyện mà các TTHTCĐ đều được bố trí, bổ sung về CSVC, phòng làm việc, hội trường, nhà văn hóa là nơi sinh hoạt, học tập của trung tâm. 6 tuy chưa có quy chế chính thức về tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ, nhưng nhiều trung tâm đã vận dụng sáng tạo bằng cách lồng ghép các hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương, đưa vào trong TTHTCĐ với một hình thức hoạt động mới. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiện tại nhiều trung tâm HTCĐ các xã còn bộc lộ nhiều hạn chế, hoạt động chưa thường xuyên, hiệu quả thấp, đội ngũ cán bộ làm công tác kiêm nhiệm tại các trung tâm HTCĐ chưa thực sự tâm huyết với hoạt động của trung tâm, một số nơi chính quyền xã ít quan tâm nên việc đầu tư về cơ sở vật chất rất hạn hẹp, một số trung tâm xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do đội ngũ cán bộ tại các trung tâm HTCĐ đều làm công tác kiêm nhiệm, ít được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn về hoạt động cho trung tâm HTCĐ còn ít và chậm. Để thực sự các trung tâm HTCĐ đi vào hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững, Trung tâm GDTX với trách nhiệm tư vấn; chọn, điều động giáo viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; biên soạn tài liệu cho trung tâm cộng đồng. Để thực hiện được những nội dung nêu trên Giám đốc trung tâm GDTX Văn Bàn đã đưa chương trình hoạt động tại các trung HTCĐ vào trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học với những giải pháp, biện pháp cụ thể. 3. Nh÷ng biÖn ph¸p nh»m ®em l¹i hiÖu qu¶ trong viÖc tæ chøc më c¸c líp båi d−ìng kiÕn thøc t¹i c¸c trung t©m HTC§ c¸c x·, thÞ trÊn: 3.1- Công tác tư vấn xây dựng tủ sách học tập cộng đồng: Người dân lao động khi đến các trung tâm HTCĐ ngoài việc tham gia học tập các lớp bồi dưỡng kiến thức, họ còn có nhu cầu tự học, trao đổi những thông tin cần thiết từ tài liệu, sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn, tờ rơi, tranh ảnh trực quan, rễ hiểu, giúp người lao động có đủ tư liệu để học. Nhận thức được vấn đề này trong những năm gần đây trung tâm GDTX Văn Bàn đã cung ứng giúp các trung tâm HTCĐ các xã có đủ hệ thống các văn bản từ Bộ, tỉnh, huyện, ngành về các Quyết định, quy chế, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của trung tâm HTCĐ. Từ những hệ thống các văn bản đầy đủ như vậy mà người quản lý tại các trung tâm HTCĐ mới có cơ sở để hiểu biết về hoạt động của trung tâm, mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cho từng năm, mới có thể tham mưu cho lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện về những nhu cầu cần thiết để xây dựng và phát triển 7 trung tâm, mới thấy hết được trách nhiệm của mình trong công tác phụ trách, quản lý trung tâm. Bên cạnh đó trung tâm đã tham mưu để các trung tâm HTCĐ xây dựng tủ sách học tập cộng đồng hàng năm với các tài liệu như: sách về các loại luật cơ bản thiết thực đối với người lao động (luật lao động, luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ rừng, luật chăm sóc sức khỏe,…), sách về văn hóa, văn nghệ thể thao, tài liệu về các lĩnh vực làm kinh tế gia đình (trồng trọt, chăn nuôi), tài liệu về y tế, giáo dục, các tranh ảnh trực quan giúp người lao động rễ nhớ, rễ làm theo. Với việc xây dựng tủ sách học tập cộng đồng tại các trung tâm HTCĐ đã thu hút được người dân lao động khi đến trung tâm để học tập các lớp bồi dưỡng kiến thức do trung tâm GDTX Văn Bàn tổ chức. 3.2- Công tác tuyên truyền: Trung tâm HTCĐ các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Lào Cai nói chung và ở huyện Văn Bàn nói riêng mới được thành lập (từ năm 2007), người dân lao động hiểu biết về trung tâm HTCĐ ở nơi minh sinh sống còn hạn chế ít thông tin, mặt khác một số trung tâm hoạt động chưa thường xuyên, ít hiệu quả, có nơi chưa có sự quan tâm của chính quyền địa phương về cơ sở vật chất còn mang nặng tính hình thức, hoạt động chiếu lệ nên không thu hút được người lao động đến trung tâm để học tập, trao đổi các lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội,…Nhận thức được vấn đề này công tác tuyên truyền để mọi người dân lao động trong xã, thị trấn được biết, từ đó có nhận thức, hiểu biết có nhu cầu tìm đến trung tâm một cách tự nguyện, tự giác. Để làm tốt công tác này Trung tâm GDTX Văn Bàn đã tham mưu cho lãnh đạo các xã, thị trấn trong huyện việc quảng bá hình ảnh, giới thiệu trung tâm HTCĐ của xã mình. Biên soạn ngắn gọn nội dung hoạt động, chức năng nhiệm vụ của quy chế hoạt động (Quyết định số 09/2008/QĐBGD&ĐT ngày 24/3/2088), kế hoạch bồi dưỡng kiến thức mở các lớp tại trung tâm; tư vấn chương trình kế hoạch của trung tâm trong năm, những nội dung này được truyền tải thông qua hội nghị giao ban cấp xã với sự có mặt của các trưởng thôn, trưởng bản, từ đó các nội dung tiếp tục được truyển tải tới mọi người dân lao động nên trong quá trình mở lớp bồi dưỡng kiến thức số lượng người học đến khá đông. 3.3- Công tác biên soạn nội dung: Biên soạn nội dung kiến thức, chuẩn bị các điều kiện cho lớp học nhằm đạt được mục đích hiệu quả, đem lại cho người học sự hưng phấn, bổ ích kích thích 8 nhu cầu cần thiết, cần biết, cần phải học. Đây là nội dung chính quan trọng trong việc mở lớp bồi dưỡng kiến thức tại các trung tâm HTCĐ. Tất cả các nội dung liên quan đến việc mở lớp đều đã được xây dựng trong kế hoạch từ đầu năm, căn cứ vào điều kiện từng xã, điều kiện địa lý vùng miền để xây dựng chọn nội dung phù hợp, việc chọn nội dung để bồi dưỡng phù hợp với nguyện vọng của người lao động nhằm đáp ứng sự hiểu biết, nhu cầu của mọi người. nội dung được biên soạn cần gắn gọn, rễ hiểu, cụ thể hóa là những câu hỏi cần được giải quyết, để làm được vấn đề này giáo viên cần phải linh hoạt sử dụng nhiều kênh thông tin như: dùng công cụ công nghệ thông tin, thu thập những tin tức từ trên mạng Internet (phim, ảnh, cảnh), sử dụng tranh ảnh trực quan, sử dụng nhiều phương pháp đàm thoại, trao đổi giữa giáo viên với người học, giữa người học với người học, thể hiện một giờ học, một buổi học nhẹ nhàng, thân thiện, không căng thẳng gò ép về kiến thức, đan xen với kiến thức cần truyền đạt là những nội dung thể hiện sự giao lưu (văn nghệ) văn hóa giữa giáo viên, người học. 3.4- Công tác sử dụng đội ngũ, giáo viên tham gia giảng dạy tại các trung tâm HTCĐ các xã, thị trấn: Giáo viên được phân công giảng dạy các lớp bồi dưỡng kiến thức tại các trung tâm HTCĐ là những giáo viên có chuyên môn, sát với chuyên ngành được đào tạo, có khă năng giao tiếp văn hóa, văn nghệ, thể thao, khả năng sử dụng khá thành thạo về máy tính, những giáo viên này cùng Ban giám đốc trung tâm soạn thảo nội dung về kiến thức cần bồi dưỡng, giáo viên được phân công ngoài nhiệm vụ lên lớp bồi dưỡng kiến thức theo kế hoạch còn có nhiệm vụ tìm hiểu điều tra nhu cầu người học thông qua việc lên lớp, trao đổi, phỏng vấn, tìm hiểu qua người học, đó chính là những nội dung cần thiết được đưa vào kế hoạch bồi dưỡng cho những lần tiếp theo. 3.5- Công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm HTCĐ: Trung tâm HTCĐ là một cơ sở giáo dục cho nên muốn tồn tại và phát triển cần phải có sự quan tâm, trách nhiệm của cả cộng đồng, sự quan tâm đầu tư cả về nhân lực, vật lực, tài lực của Nhà nước sẽ giúp trung tâm phát triển bền vững, nơi đây sẽ là trường học cho tất cả mọi người trong xã hội học tập. Qua việc tìm hiểu điều tra để mở lớp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: pháp luật, y tế, giải quyết về chế độ chính sách, kinh tế,… trung tâm đã phối hợp trao đổi để biên soạn tài liệu, thống nhất nội dung lên lớp qua các cơ quan như: Phòng y tế, 9 Trung tâm y tế, Phòng lao động thương binh và xã hội huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng tư pháp, Phòng GD&ĐT, Phòng văn hóa,… sự phối hợp từ các phòng ban của huyện đã cung cấp về chuyên môn, cung cấp các tài liệu, băng hình giúp cho giáo viên trung tâm có thể thực hiện tốt chương trình nội dung kiến thức. Việc cung cấp các tài liệu, băng hình nêu trên cũng là để giúp các trung tâm HTCĐ xây dựng tủ sách học tập cộng đồng ngày một phong phú và hoàn thiện hơn. PhÇn thø ba ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ Năm học 2009-2010 bên cạnh việc phát huy tính chủ động, của ban điều hành các trung tâm HTCĐ thì vai trò tham mưu, tư vấn của Trung tâm GDTX là rất quan trọng. Trong đó một số giáo viên bộ môn như: GDCD, Sinh học, đoàn thanh niên là người vừa tham gia các hoạt động, vừa tư vấn xây dựng kế hoạch. Trong công tác tuyển sinh hàng năm nhà trường có đội ngũ giáo viên đi cơ sở các xã một mặt tuyển sinh học viên vào học bổ túc văn hóa, mặt khác là để gặp gỡ, trao đổi nắm bắt nhu cầu người dân trong cộng đồng, biết được các hoạt động của địa phương để tư vấn đưa những nội dung cần thiết vào chương trình hoạt động của trung tâm. Trung tâm GDTX với chức năng tạo điều kiện để mọi người dân tham gia học tập, học suốt đời, tạo điều kiện để địa phương xây dựng một xã hội học tập. Vì thế Trung tâm GDTX là cầu nối để kế hoạch hoạt động của trung tâm gắn kết được với những nhu cầu cần thiết mà người dân cần được trang bị để phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần hằng ngày như kiến thức về đời sống, kỹ năng về chăn nuôi, trồng trọt, những hiểu biết để nâng cao chất lượng cuộc sống …. Thực hiện chức năng đó trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm BGĐ trung tâm xem đây là một trong những nhiệm vụ để thực hiện. Năm học 2009-2010 Trung tâm phối hợp với phòng LĐTB&XH huyện tại trung tâm đã mở 06 lớp = 485 học viên tại lớp học này các học viên được học tập và trang bị cho mình hiểu biết về những kiến thức như: Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chính sách pháp luật; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân; kỹ năng về làm kinh tế gia đình (chăn nuôi, trồng trọt); kỹ năng chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường,… Giảng viên có chuyên môn là 10 các đồng chí đang công tác (TTBDCT huyện, Tòa án ND huyện, phòng nông nghiệp và PTNT, phòng y tế huyện. Năm học 2009-2010 trung tâm GDTX (Đoàn thanh niên) cũng đã phối hợp với một số cơ quan đoàn thể trong huyện như: huyện đoàn Văn Bàn, phòng y tế, chi đoàn các cơ sở một số xã trong huyện mở 04 lớp = 287 học viên (thuộc các xã: Khánh Yên Thượng, Hòa Mạc, Sơn Thủy, Tân an) tại lớp học này học viên được bồi dưỡng tìm hiểu kiến thức về một số luật, tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, kỹ năng giao tiếp, giáo dục sức khỏe, bồi dưỡng công tác tổ chức đoàn thanh niên, hoạt động hội phụ nữ. Sau những lớp bồi dưỡng như vậy người dân được mở mang kiến thức, cho họ thú vui tinh thần, giải quyết cho họ những vướng mắc trong đời sống kinh tế. Năm học 2010-2011 trung tâm GDTX Văn Bàn tiếp tục tổ chức mở 04 lớp bồi dưỡng kiến thức với 287 học viên tham gia học tập tại 04 xã trong huyện (Nậm Xé, Thẳm Dương, Nậm Tha, Liêm Phú) nội dung bồi dưỡng là các kiến thức hiểu biết về Môi trường hiện nay; công tác hướng nghiệp nghề cho thanh niên nông thôn. Những nội dung bồi dưỡng đều phù hợp, thiết thực cần thiết đối với người dân, được người dân hưởng ứng và tham gia học tập khá đông đủ. KÕt luËn chung Gi¸o dôc vµ §µo t¹o ngµy nay ®ang ho¹t ®éng trong nÒn kinh tÕ thÞ tr−êng theo ®Þnh h−íng XHCN nªn ph¶i ®−îc qu¶n lý theo ph−¬ng ph¸p tiÕp thÞ, tøc lµ ph¶i x¸c ®Þnh sù tho¶ m·n theo nhu cÇu ng−êi häc ®Ó thùc hiÖn môc tiªu cña nhµ tr−êng XHCN. TÊt c¶ c¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng cña nhµ tr−êng víi môc tiªu lµm trung t©m víi môc ®Ých cuèi cïng lµ h×nh thµnh nh©n c¸ch, ®¸p øng nhu cÇu cña thÞ tr−êng nguån nh©n lùc, phôc vô sù nghiÖp CNH, H§H ®Êt n−íc. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là vấn đề chiến lược của một quốc gia. Xây dựng XHHT phải trở thành một quốc sách, một tầm nhìn quốc gia về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH trong đó xây dựng và phát triển TTHTCĐ là yếu tố cơ bản của quá trình xây dựng XHHT. Có như vậy mới thực hiện được một nền giáo dục hiện đại cho 100% dân cư với yêu cầu phát triển hết mọi năng lực sẵn có trong mỗi con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn. việc xây dựng các TTHTCĐ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập liên tục, học tập suốt đời. 11 TTHTCĐ đã góp phần trang bị kiến thức về nhiều mặt cho người dân, góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhất là ở các vùng nông thôn. TTHTCĐ là nơi để chính quyền địa phương phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, phổ biến pháp luật rộng rãi và nhanh nhất đến với từng người dân. TTHTCĐ góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng, làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, trung tâm HTCĐ cần có sự phối hợp của các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, trung tâm GDTX là một cơ sở giáo dục hỗ trợ tích cực về nội dung để các trung tâm HTCĐ hoạt động và phát triển bền vững trong tương lai. 12 Tμi liÖu tham kh¶o 1. Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn. 2. Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc ban hạnh Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên. 3. Công văn số 26/2010/TT-BGD ĐT ngày 27/10/2010 Thông tư về việc sửa đổi một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 24/3/2008 của Bộ GD&ĐT. 4. Công văn số 40/2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010 Thông tư ban hành chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. 5. Công văn số 96/2008/TT- BTC ngày 27/10/2008 Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các trung tâm học tập cộng đồng. 6. C¸c v¨n b¶n ph¸p luËt hiÖn hµnh vÒ Gi¸o dôc- §µo t¹o tËp 1,2,3,4,5 (Nhµ xuÊt b¶n thèng kª) 13 Mục lục Phần thứ nhất 1.Đặt vấn đề 2. Lí do chọn đề tài 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 7. Cơ sở lý luận thực tiễn 8. Nghiên cứu về bộ máy TTHTCĐ 8. Thực trạng về sự hoạt động của các TTHTCĐ hiện nay 9. Những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả..... Phần thứ ba: Đánh giá kết quả 10. Đánh giá kết quả đạt được 11. Kết luận chung 12. Tài liệu tham khảo 13. Mục lục 14 Trang 2 2 3 4 4 4 4 6 6 7 10 11 12 13 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan