Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng chống ma túy học đườn...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng chống ma túy học đường ở trường trung học phổ thông thường xuân 2

.DOC
19
261
108

Mô tả:

I. Lý do chọn đề tài Trong công tác giáo dục những nhân tố: Gia đình – nhà trường – xã hội đã được nhìn nhận và khẳng định từ lâu. Người ta cũng đã nói nhiều đến việc phòng chống ma tuý trong xã hội, nhưng vấn đê ma tuý học đường, thực trạng ra sao vẫn chưa nhìn nhận một cách thấu đáo. Không phải không có những bản báo cáo hoặc nhiều ý kiến phát biểu ở nhiều diễn đàn khác nhau về vấn đề này. Thế nhưng dường như chưa có được cách nhìn nhận thấu đáo về ma tuý xâm nhập học đường và các giải pháp toàn diện về phòng chống ma tuý học đường. Vẫn biết khẩu hiệu: Nói không với ma tuý đã trở thành quen thuộc. Nhưng không chỉ nói “không” mà phải àm gì để ngăn chặn một hiểm hoạ sẽ tác động tới tương lai đất nước, sẽ để lại những di hoạ cho nhiều thế hệ. Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trên thế giới. Cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích cực tới đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc bộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội, một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất ma túy. Trường học cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập nói chung và của ma túy nói riêng. Tác động của ma túy tới học đường là mối nguy hiểm tiềm ẩn và gây nên những hậu quả không chỉ đối với bản thân học sinh bị nghiện mà còn cả với gia đình các em và toàn xã hội. Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy và các tội phạm liên quan đến ma túy thật sự là mối đe dọa an ninh, trật tự của toàn xã hội. Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của xã hội, là nỗi lo lắng của mỗi gia đình, là nguy cơ đe dọa sự bền vững của đất nước và của dân tộc ta. Theo đánh giá tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 06-CT/TW về phòng, chống và kiểm soát ma túy trong toàn quốc thì tình trạng nghiện ma túy trong HS-SV bị đẩy lùi nhưng chưa cơ bản, chưa vững chắc. Nguy cơ ma túy tái xâm nhập vào nhà trường vẫn còn rất lớn, nếu chúng ta buông lỏng hoặc lơ là thì tìnhhình sẽ tái 1 diễn phức tạp. Nhất là hiện nay, ma túy tổng hợp đang xâm nhập vào nước ta mà HS-SV và thanh thiếu niên lại dễ tiếp cận lạm dụng loại ma túy này. Trong khi đó, một số trường học vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên trì, thường xuyên và liên tục, thiếu các biện pháp kiên quyết trong việc giáo dục HS-SV phòng chống ma túy (PCMT). Đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên và HS là người đang trưởng thành, hiếu kỳ, dễ bị dụ dỗ hay kích động, luôn thể hiện ta là người lớn, suy nghĩ và hành động một cách bộc phát. Do vậy bọn tội phạm lợi dụng tâm lý này đã tìm cách dụ dỗ, lôi kéo, kích động thậm chí hăm dọa, khống chế các em vào con đường sử dụng ma túy. Hoạt động giáo dục PCMT có một vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Nó nhằm giáo dục HS những hiểu biết về tệ nạn ma túy, biết cách giữ mình không bị ảnh hưởng của ma túy và tham gia đấu tranh với tệ nạn này ở trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Để thực hiện điều đó, Hiệu trưởng nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý việc giáo dục PCMT trong trường học một cách có hiệu quả hơn. Công tác giáo dục phòng chồng ma tuý trong trường học là một đòi hỏi quan trọng và cấp bách, là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn, tôi xác định chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng chống ma túy học đường ở trường trung học phổ thông Thường Xuân 2” với hy vọng đóng góp một phần nhỏ những biện pháp của mình vào công tác PCMT xâm nhập học đường. II. Giải quyết vấn đề: 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Từ rất lâu, người ta sử dụng ma túy như một phương tiện để chữa bệnh, cho nên việc phòng chống ma tuý (PCMT) ít được quan tâm. Công tác PCMT chỉ được các nước trên thế giới quan tâm khi họ nhận thấy rõ bản chất của chúng. Hiện nay, vấn đề ma túy không còn hạn chế bởi quốc gia nào mà đã trở thành hiểm họa trên phạm vi toàn thế giới. Cho nên, “chống ma túy” đã trở 2 thành nhiệm vụ chung của tất cả các nước trên thế gới. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản để chỉ đạo công tác PCMT, cụ thể như: Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01/3/1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “ Phòng chống, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội, trước hết là nạn mại dâm, nghiện ma túy, là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đảng và Nhà nước ta phải kiên quyết lãnh đạo thực hiện để có bước tiến bộ rõ rệt ngay từ năm 1994”. Chỉ thị 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy đã yêu cầu: “Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng chống và kiểm soát ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân...” 2.2. Thực trạng công tác giáo dục phòng chống Ma tuý ở Huyện Thường Xuân. 2.2.1 Thực trạng chung. Thường Xuân là một huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa với diện tích tự nhiên là 111.380,80 ha; phía Bắc giáp với huyện Lang Chánh và huyện Ngọc Lặc, phía Đông giáp với huyện Thọ Xuân, huyện Triệu Sơn, huyện Như Thanh; phía Nam giáp huyện Như Xuân; phía Tây giáp với tỉnh Nghệ An và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Toàn huyện có 17 xã và thị trấn, trong đó có 10 xã vùng cao trọng điểm; dân số 87.101 người, trong đó người dân tộc Thái chiếm 53,9%, dân tộc Kinh chiếm 42,3%, dân tộc Mường và các dân tộc khác chiếm 3,8%. Huyện Thường Xuân có điều kiện địa lý rất khó khăn; địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối, diện tích đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên. Trước đây, là những khu rừng già và rừng nguyên sinh nhưng chủ yếu là gỗ tạp có ít gỗ quý hiếm, đã bị khai thác cạn kiệt, nay chỉ còn là những khu rừng tái sinh và những cây gỗ tạp. Nhưng với sự lao động cần cù của người dân nơi đây, đã biến những 3 khu đồi rừng cằn cỗi thành những khu đồi, rừng phát triển cây công nghiệp và cây lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, nhà máy giấy, nhà máy chế biến sắn. Ngoài ra, do đặc điểm sinh thái của huyện Thường Xuân phù hợp với nhiều loại động thực vật quý hiếm sinh sống tại khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, khu Hồ Cửa Đặt trên địa bàn rộng nằm ở khu vực Tây - Nam của huyện Thường Xuân. * Tình hình tệ nạn ma túy ở huyện Thường Xuân.. Theo báo cáo tình hình, kết quả công tác PCMT năm 2011 của Ban chỉ đạo PC HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và các TNXH khác huyện Thường Xuân. Trên các tuyến biên giới tại huyện tình hình hoạt động của bọn tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, đáng chú ý là các địa bàn biên giới các xã Bát mọt, Yên nhân, Luận Thành các đối tượng câu kết hoạt động vận chuyển, mua bán ma túy qua biên giới với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Trong nội địa tình hình tội phạm ma túy được kiềm chế, không để phát sinh tụ điểm phức tạp. Các đối tượng mua bán ma túy cố định đã giảm, ít công khai hơn trước. Tuy nhiên, lại nổi lên tình trạng các đối tượng nghiện nặng vừa mua ma túy để sử dụng, vừa bán lại cho các đối tượng nghiện khác trong nhóm để kiếm lời hoặc góp tiền lại rồi cử người đi mua ma túy. Bọn tội phạm mua bán nhỏ lẻ ở các quán cà phê, nhà trọ, khu vực giáp ranh hoặc địa điểm không cố định, hoạt động không thường xuyên nên gây không ít khó khăn cho công tác đấu tranh triệt phá; nguồn ma túy chủ yếu ở đưa từ biên giới từ Lào sang. Theo số liệu báo cáo, toàn của công an huyện Thường Xuân. Trong năm 2011, 2012 công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn được tăng cường đạt hiệu quả cao, kết quả bắt khởi tố 01 vụ án = 01 đối tượng xử lý hành chính 01 vụ = 02 đối tượng. - Gọi hỏi răn đe, giáo dục 52 đối tượng liên quan đến ma túy, quản lý 13 hồ sơ đối tượng ST, lập 04 hồ sơ đưa 03 đối tượng vào trung tâm 06. 4 Lực lượng Công an đã lập hồ sơ đưa nhiều đối tượng nghiện đi cai theo NĐ 135/CP có 04 hồ sơ, quản lý theo NĐ 163/CP có 20 hồ sơ, 56/CP nhưng tỷ lệ tái nghiện còn cao, số người nghiện mới tăng nên tạo ra “cầu” lớn, kích thích tội phạm ma túy hoạt động, một số đối tượng nghiện phạm tội hình sự, khi chấp hành án phạt tù lại tiếp tục câu móc với đối tượng ngoài xã hội giấu ma túy trong đồ thăm nuôi để bán cho phạm nhân đang cải tạo trong trại giam. 2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục phòng chống ma tuý trường THPT Thường Xuân 2 : Trường THPT Thường Xuân 2 có quyết định thành lập trường từ năm 2003, cho đến nay đã hơn 10 năm xây dựng và phát triển, mặc dù cho đến nay chưa phát hiện học sinh có liên quan đến ma túy, nhưng các tệ nạn xã hội đã và đang xảy ra trong trường học cũng khá phức tạp như hiện tượng học sinh của nhà trường bỏ giờ chốn tiết, nghỉ học không có lý do, tham gia đánh bài, uống rượu, hút thuốc lá đã xảy ra ở trong và ngoài nhà trường. Đây là nguyên nhân ban đầu có thể dẫn đến việc học sinh sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, các tụ điểm, hàng quán, quán Internet, các điểm tổ chức giữ xe học sinh ở khu vực xung quanh trường học, là nơi học sinh tụ tập khi tan trường, hoặc bỏ tiết. học sinh về nhà thiếu sự quản lý chặt chẽ của gia đình về giờ giấc. Một bộ phận cha mẹ học sinh giao khoán con em mình cho nhà trường, thiếu sự quan tâm sâu sát; điều kiện cơ sở vật chất nhiều trường chưa đảm bảo các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để thu hút các em. Công tác xã hội hóa giáo dục về lĩnh vực PCMT chưa được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt ở địa bàn miền núi, địa bàn biên giới là khó khăn hơn bao giờ hết. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động PCMT ở trương THPT Thường Xuân 2 tôi tiến hành khảo sát các nội dung sau: * Nhận thức của học sinh về Ma tuý. Tôi tiến hành khảo sát học sinh đại diện cho các em học sinh ở các địa bàn khác nhau trong huyện về nhận thức về ma tuý: Cụ thể là địa bàn Xuân Thắng (50 HS); địa bàn Luận Thành (70 HS); địa bàn Xuân Lộc (30 HS); địa bàn 5 Xuân Lộc (50HS) kết quả cho thấy: Gây rối loạn sinh lý (suy nhược cơ thể, huyết áp tăng giảm đột ngột) 74%; Rối loạn tâm lý (không tự chủ được bản thân, dễ bị kích động) 83%; Tai biến khi tiêm chích (nhiễm trùng máu, lây nhiễm HIV) 76%; Gây nhiễm khuẩn (ghẻ lở, hắc lào...) 43,5%; Gia đình khánh kiệt về kinh tế 74,5%; Gia đình thường xuyên có những mối bất hòa, đổ vỡ tình cảm 84%; Truyền bệnh tật cho vợ (chồng), con cái 72,5%; Làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe dọa, phần nhiều người nghiện trở thành tội phạm 84.5%; Là nguyên nhân phát sinh các tệ nạn xã hội khác: buôn lậu, cướp giật ..86%; Làm cho xã hội tổn thất lớn tiền của phục vụ cho công tác cai nghiện 72%; Là nguồn lây nhiễm HIV/AIDS 83% Trong nội dung về tác hại của việc lạm dụng ma túy tôi đưa ra dựa theo yếu tố cá nhân người nghiện, gia đình và kinh tế xã hội gồm 12 tác hại. Nhóm tác hại đối với bản thân người nghiện bao gồm 04 tác hại cụ thể được các em nhận định đúng, gây rối loạn sinh lý (74,0%), gây rối loạn tâm lý ( 83,0%), gây tai biến khi tiêm chích (76,0%) và tỷ lệ gây nhiễm khuẩn thấp hơn 50% (43,5%). Nhóm tác hại đối với gia đình bao gồm 04 tác hại được các em nhận thức đúng ở mức độ khá, đều hơn so với tác hại đối với cá nhân; gia đình khánh kiệt về kinh tế (74.5%), gia đình thường xuyên có những mối bất hòa, đổ vỡ tình cảm (84,0%), gây ra những mâu thuẫn về lối sống, cách cư xử của người nghiện với người thân (85,5%), truyền bệnh tật cho vợ (chồng), con cái (72.5%). Nhóm tác hại đối với kinh tế- xã hội bao gồm 04 tác hại được các em nhận thức khá rõ ràng: làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe dọa, phần nhiều người nghiện trở thành tội phạm (84.5%), là nguyên nhân phát sinh các tệ nạn xã hội khác: buôn lậu, cướp giật, mại dâm...(86.0%), làm cho xã hội phải tổn thất lớn tiền của để phục vụ cho công tác cai nghiện (72.0%), là nguồn lây nhiễm HIV/AIDS (83.0%). 6 Nhìn chung, nhận thức của học sinh THPT về tác hại của việc lạm dụng ma túy chỉ dừng lại ở mức trung bình - khá. Điều mà tôi quan tâm, đó chính là số HS còn lại chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của việc lạm dụng ma túy, mà đặc điểm của ma túy là lây lan rất nhanh từ người này sang người khác nếu chúng ta chủ quan hoặc lơ là, hơn nữa học sinh THPT vốn có đặc điểm hay muốn khẳng định mình trước bạn bè, nếu các em không nhận thức rõ ràng về tác hại nghiêm trọng của việc lạm dụng ma túy thì rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về dấu hiệu nhận biết bạn mình hay mọi người sử dụng ma túy, chúng tôi đưa ra bao gồm 09 dấu hiệu và 01 lựa chọn những dấu hiệu khác. Những dấu hiệu này các em có thể biết thông qua các bài học được lồng ghép vào một số môn học có liên quan, đồng thời các em có thể nhận thấy trong quá trình cùng nhau học tập, các em có thể nhận biết để có biện pháp giúp bạn và biết cách tự phòng tránh. Kết quả thống kê cho thấy, nhận thức đúng của học sinh THPT đối với những dấu hiệu giúp phát hiện người nghiện ma túy chưa đầy đủ. - Lười học, học kém, học thất thường, trốn học rồi bỏ học: 65% - Lấy cắp tiền trong gia đình và ngoài xã hội: 77% - Đi chơi khuya, ngủ ngày nhiều, hay ngáp vặt, hay ngủ gật trong giờ học 86% - Thay đổi hành vi, thái độ sau khi ra chơi, hoặc sau khi vào nhà vệ sinh 73%. - Thay đổi nhóm bạn, thích tụ tập với nhóm cá biệt sau giờ học: 61,3% - Bướng bĩnh, thường xa lánh người thân: 58% - Có dấu kim chích, dấu châm thuốc lá ở tay chân, thân mình: 85,6% - Trông cơ thể bẩn do ít chịu tắm rửa: 80,1% - Thấy các dụng cụ dùng để hút, tiêm chích trong cặp đi học, nơi sinh hoạt. 79,4%. - Những dấu hiệu khác. 11,2% Những dấu hiệu mà các em nhận thức ở mức khá bao gồm: lấy cắp tiền 7 trong gia đình và ngoài xã hội (77%); đi chơi khuya, ngủ ngày nhiều, hay ngáp vặt, hay ngủ gật trong giờ học (86%); thay đổi hành vi, thái độ sau khi ra chơi, hoặc sau khi vào nhà vệ sinh (73%); có dấu kim chích, dấu châm thuốc lá ở tay chân, thân mình (85.6%); trông cơ thể bẩn do ít chịu tắm rửa (80.1%); thấy các dụng cụ dùng để hút, tiêm chích trong cặp đi học, nơi sinh hoạt (79.4%). Những dấu hiệu còn lại được học sinh nhận thức đúng ở mức trung bình: bao gồm lười học, học kém, học thất thường, trốn học rồi bỏ học (65%); thay đổi nhóm bạn, thích tụ tập với nhóm cá biệt sau giờ học (61.3%); bướng bỉnh, thường xa lánh người thân (58%) và những dấu hiệu khác được các em lựa chọn ở mức thấp nhất (11.2%). Thực tế cho thấy, công tác PCMT trong nhà trường thực sự có hiệu quả khi mọi người cùng tham gia thực hiện, cùng nhau phát hiện và ngăn chặn những hành vi sử dụng ma túy, điều này có nghĩa là mỗi em phải nhận thức được đầy đủ những dấu hiệu giúp phát hiện bạn mình hoặc người khác sử dụng ma túy. Tuy nhiên, thực trạng nhận thức về vấn đề này trong học sinh là chưa đầy đủ, chưa đủ cơ sở để đảm bảo giúp nhà trường phát hiện và ngăn chặn học sinh sử dụng ma túy. * Nhận thức của học sinh về cách thức tự phòng tránh ma túy - Tìm hiểu rõ bản chất và tác hại của ma túy 77.3% - Từ chối mọi rủ rê, lôi kéo, khích bác của bạn bè 78.4% - Tập trung vào hoạt động học tập 75.2% - Thường xuyên rèn luyện thân thế 74.2% - Tham gia sinh hoạt tập thể, vui chơi lành mạnh 80.1% - Bày tỏ cùng cha mẹ, anh chị, thầy cô những tâm tư của mình để được tư vấn 73.8% - Không thử, không sử dụng, không sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy 85.1% - Nhiều cách khác 17.5% Một trong những nội dung rất quan trọng của công tác PCMT là làm thế nào giúp học sinh biết “nói không” với ma túy trong mọi hoàn cảnh, mọi tình 8 huống diễn ra trong sinh hoạt cũng như trong học tập. Tôi đưa ra 08 biện pháp phòng tránh ma túy trong học sinh, kết quả nghiên cứu thu được như sau : Điển hình nhất là biện pháp thứ 7 không “Không thử, không sử dụng, không sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy” được các em nhận thức đúng là 85.1%; biện pháp tham gia sinh hoạt tập thể, vui chơi lành mạnh là 80,1% đây là một tỷ lệ cho thấy tạm yên tâm đối với hiệu quả của công tác PCMT trong nhà trường, điều đó thể hiện rằng: một trong những biện pháp giáo dục PCMT phổ biến nhất trong các nhà trường hiện nay là “03 không” và biện pháp “tham gia sinh hoạt tập thể, vui chơi lành mạnh” đã thể hiện thành công bước đầu. Tuy nhiên, 02 biện pháp này phải được 100% học sinh nhận thức đúng, vì qua trao đổi với nhiều GV được biết đây là 2 nội dung trọng tâm của bản cam kết mà học sinh đã viết với nhà trường về lĩnh vực PCMT ngay từ đầu năm học. Trong 06 biện pháp còn lại thì biện pháp nhiều cách khác được học sinh lựa chọn với tỷ lệ rất thấp là 17.5%. Biện pháp tìm hiểu rõ bản chất và tác hại của ma túy là 77.3%, đây là biện pháp hiểu biết đầu tiên và quan trọng nhưng các em nhận thức đúng với tỷ lệ không cao, một tỷ lệ làm cho các nhà quản lý giáo dục phải lo lắng. Ngoài ra, cũng có những biện pháp khá hữu hiệu, khá quan trọng để góp phần giúp nhà trường PCMT hiệu quả nhưng các em nhận thức cũng chưa đầy đủ như từ chối mọi rủ rê, lôi kéo, khích bác của bạn bè (chỉ có 78.4%); tập trung vào hoạt động học tập (chỉ có 75.2%); thường xuyên rèn luyện thân thể (chỉ có 74.2%); bày tỏ cùng cha mẹ, anh chị, thầy cô những tâm tư của mình để được tư vấn (chỉ có 73.8%). Nhìn chung nhận thức của học sinh THPT về cách thức tự phòng tránh ma túy chưa đầy đủ, chưa chắc chắn để có thể chuyển hóa thành hành động cụ thể. Đây là vấn đề đáng để các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo quan tâm hơn nữa. Theo tôi, một trong những lực lượng chủ động làm cầu nối để cải thiện hiệu quả công tác PCMT trong nhà trường hiện nay chính là tổ chức Đoàn TNCS HCM, họ sẽ cùng phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội thực hiện nhiệm vụ giúp học sinh nhận thức đúng về tác hại của ma túy và 9 cách thức tự phòng tránh ma túy một cách có hiệu quả thông qua các hoạt động của tổ chức này trong nhà trường. *Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong trường THPT Trước tiên, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của CBQL, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT. Vì thực tế chứng minh rằng: có nhận thức đúng thì mới hành động đúng. Giáo dục PCMT ở trường phổ thông là một trong các hoạt động giáo dục có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Để đánh giá nhận thức của CBQL, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường, kết quả như sau: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường hiện nay Ở các mức độ như sau: Rất quan trọng 41.5%; Quan trọng 57.3%; ít quan trọng 1.2%. Tuy nhiên, qua trao đổi trực tiếp trên lớp với một số GVCN và TTCM về tầm quan trọng của công tác này, thì một số trao đổi: hiện nay có quá nhiều hoạt động được đưa vào nhà trường, trong đó có hoạt động PCMT sẽ làm nặng nề thêm hoạt động quản lý của nhà trường; tôi cho rằng đây là suy nghĩ chưa phù hợp, vì hiện nay trong nhà trường phổ thông GVCN hay TTCM đều là lực lượng nòng cốt trong mọi hoạt động, đặc biệt là việc theo dõi và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục về nhân cách học sinh. Từ thực tế trên ta thấy rằng, nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong trường THPT hiện nay chưa được hiểu một cách thống nhất, còn một bộ phận nhỏ GV cho rằng công tác này là ít quan trọng, là nặng nề. Vì vậy, cần phải làm cho đội ngũ GV nhà trường có nhận thức đúng đắn và thống nhất về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT, vì có nhận thức đúng và thống nhất thì mới có thể 10 quản lý và tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả. 2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng chống ma tuý. Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của ở trường THPT T h ư ờ n g X u â n 2 , sau đây chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT ở trường THPT như sau: 2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT trong nhà trường. - Tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin, qua các buổi học chính khoá và ngoại khoá. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, tổ chức điều tra cơ bản nhóm nguy cơ cao, giáo dục phòng chống ma tuý – HIV/AIDS trong chương trình nội, ngoại khoá trong nhà trường. * Đối với học sinh Nhà trường với tư cách là cơ quan chuyên trách giáo dục thế hệ trẻ. Nhà trường là môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho việc giáo dục học sinh. Trong nhà trường, đội ngũ GV là những người được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, có am hiểu đầy đủ những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh và những kỹ năng sư phạm đảm bảo cho việc giáo dục đạt hiệu quả; hoạt động giáo dục trong nhà trường diễn ra một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch cụ thể. Trong các vấn đề giáo dục, nhà trường bao giờ cũng đi trước, đón đầu và giữ vai trò chủ đạo. Cho nên trong việc giáo dục PCMT nhà trường bao giờ cũng phải giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt. Thực tế qua điều tra nghiên cứu thực trạng nhận thức của HS về ma túy và tác hại của ma túy, chúng tôi cho rằng để đảm bảo vai trò chủ đạo và nòng cốt của các nhà trường trong việc PCMT trong HS đạt hiệu quả, các nhà trường cần thực hiện các biện pháp như sau: Triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung giáo dục PCMT thông qua các hoạt động nội khóa được quy định trong chương trình đối với các môn học có liên quan và HĐGDNGLL theo chương trình Bộ GDĐT đã ban hành cho cấp THPT. 11 * Đối với CBQL và GV Qua phân tích thực trạng cho thấy, một bộ phận không nhỏ CBQL và GV chưa nhận thức đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục PCMT, nên hiệu quả của hoạt động không cao. Muốn nâng cao chất lượng quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục PCMT thì Hiệu trưởng cần phải tổ chức tuyên truyền để giáo viên hiểu một cách sâu sắc về hoạt động giáo dục PCMT, từ đó làm thay đổi nhận thức và hành động của họ đối với hoạt động giáo dục này. Cần làm cho mọi người trong nhà trường hiểu rằng, việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT không phải là hoạt động của một bộ phận trong nhà trường mà là việc làm của tập thể CBQL và GV, tham gia tổ chức hoạt động là nhiệm bắt buộc của GV bên cạnh nhiệm vụ dạy học trên lớp. Bên cạnh việc tuyên truyền, Hiệu trưởng cần đưa vào tiêu chuẩn thi đua việc tham gia tổ chức hoạt động giáo dục PCMT đối với CBQL và GV. Thực tế chứng minh rằng chỉ khi nào có sự tham gia tích cực của tập thể sư phạm nhà trường thì hoạt động giáo dục PCMT mới đạt được chất lượng và hiệu quả cao. 2.3.2. Xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường Như chúng tôi đã nêu ở chương một, xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học mà người quản lý nào cũng phải thực hiện. Quản lý hoạt động giáo dục PCMT cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch. Kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT phải được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường, được toàn trường thông qua vào đầu năm học và tổ chức thực hiện trong suốt năm. Căn cứ để xác định mục tiêu của kế hoạch: Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh được xác định tại điều 27 Luật giáo dục sửa đổi năm 2005; những nhiệm vụ cấp thiết của sự nghiệp giáo dục, của đất nước, của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Những nhiệm vụ đó được thể hiện trong các văn bản, chỉ thị của cơ quan quản lý giáo dục các cấp hướng dẫn nhà trường thực hiện. Đặc biệt là nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học do Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn ngay từ đầu năm; các văn bản hướng dẫn về 12 công tác PCMT của ngành và của địa phương …Tình hình cụ thể của địa phương về KT-XH, về phát triển dân số , về TNXH, tệ nạn ma túy, tình hình cụ thể của nhà trường. Định hướng mục tiêu chung nhất của hoạt động giáo dục PCMT là nhà trường không có ma túy. Các chỉ tiêu cụ thể như 100% học sinh nhận thức được tác hại của việc nghiện ma túy đối với bản thân, gia đình và cộng đồng; 100% học sinh không hút thuốc lá, không uống rượu bia… Yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT, đây là kế hoạch giáo dục được thực hiện thông qua việc tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trên lớp và thông qua HĐGDNGLL. Vì vậy kế hoạch hoạt động của hoạt động giáo dục này cũng được tích hợp vào kế hoạch của các tổ bộ môn và tích hợp vào kế hoạch HĐGDNGLL của nhà trường. 2.3.3. Tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT 2.3.3.1. Chỉ đạo tổ bộ môn, Đoàn TN và các bộ phận có liên quan tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục Trong nhà trường, thực tế nội dung và hình thức hoạt động giáo dục PCMT là rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải có sự tham gia của các lực lượng giáo dục. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ bộ môn. Tổ bộ môn có vai trò quyết định trong việc thực hiện nội dung, đồng thời đảm bảo tính đa dạng của hình thức hoạt động. Vì vậy, việc cần tăng cường chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức hoạt động giáo dục PCMT phù hợp với đặc thù của từng môn. Mỗi tổ bộ môn phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động PCMT phù hợp với đặc thù của từng môn. Trong kế hoạch của tổ bộ môn nhất định phải có nội dung kế hoạch PCMT. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ bộ môn thực hiện việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục PCMT qua một số môn học. 2.3.3.2. Chỉ đạo GVCN, thực hiện các nội dung giáo dục PCMT trong trường THPT Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục PCMT trong trường THPT, cần phải quan tâm chỉ đạo, tổ chức, động viên lực lượng GVCN tham gia vào 13 việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh PCMT. Cụ thể là xây dựng quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của GVCN lớp trong tổ chức giáo dục PCMT:- GVCN có nhiệm vụ nắm chắc đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách, khả năng và thiên hướng của các em để có thể hướng các em vào các hoạt động phù hợp và phát triển được khả năng của chúng. - GVCN có nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ học sinh cốt cán các kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, giúp các em có kỹ năng tự quản trong hoạt động. - GVCN có trách nhiệm phối hợp với GVBM, Đoàn trường, với cha mẹ HS để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm … 2.3.4. Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các lực lượng giáo dục 2.3.1.Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường Đoàn thanh niên trong nhà trường là một tổ chức chính trị cho các đoàn viên, thanh niên, học sinh. Là nơi thu hút lực lượng thanh niên, học sinh tham gia học tập và cùng hoạt động xã hội. Tổ chức Đoàn trong trường THPT là linh hồn hoạt động của tuổi trẻ học đường, hoạt động của Đoàn diễn ra ngoài thời gian học tập trên lớp. Vì vậy Đoàn là lực lượng nòng cốt trong HĐGDNGLL nói chung và hoạt động giáo dục PCMT nói riêng. Trong thực tế, trường học nào mà hoạt động của Đoàn mạnh thì nơi đó hoạt động phong trào vui chơi giải trí lành mạnh cũng sẽ diễn ra sôi nổi, và sẽ thu hút được nhiều thanh niên, học sinh. Tuy nhiên, vai trò nòng cốt của hoạt động Đoàn chỉ phát huy được khi có sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện từ phía nhà trường, cụ thể là Hiệu trưởng và đội ngũ GV. Sự phối hợp thể hiện qua chế độ họp giao ban hàng tháng của nhà trường, qua việc thực chương trình hoạt động giáo dục, lịch hoạt động hàng tuần, hàng tháng. 2.3.2. Phối hợp với gia đình học sinh Trong công tác PCMT gia đình là nhân tố quan trọng thiết yếu, cùng với nhà trường giáo dục chuẩn mực, đạo đức học sinh, ngăn ngừa học sinh vi phạm liên quan đến ma tuý. 14 Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình thời gian qua còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự liên hệ thường xuyên; các gia đình ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới do điều kiện kinh tế khó khăn, vì cuộc sống mưu sinh nên họ ít liên hệ với nhà trường trong việc giáo dục con em. Để khắc phục tình trạng này, Nhà trường cần quan tâm chỉ đạo : GVCN các lớp học, ban đại diện CMHS các lớp cần nắm được địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của cha mẹ từng học sinh, để có điều kiện thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện và những biểu hiện không bình thường của học sinh khi ở trường. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ CMHS về tình hình học tập, sinh hoạt của các em ở gia đình, nhằm phát hiện sớm những bất thường của các em có liên quan đến hành vi ma túy. Chỉ đạo GVCN phối hợp với Ban đại diện CMHS các lớp tham gia tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Mỗi tháng 01 lần, ban đại diện CMHS lớp dự giờ sinh hoạt lớp để nắm được tình hình lớp, hoặc trực tiếp tham gia tổ chức tiết học này. Có thể huy động sự hỗ trợ của CMHS thông qua ban đại diện, nhằm thu hút sự tham gia của họ về nhiều mặt vào hoạt động giáo dục PCMT. CMHS nên tạo điều kiện để các em tham gia tốt vào các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức, để các em có sự hiểu biết sâu rộng hơn. Từ đó bồi dưỡng những tình cảm, những nét tính cách tốt đẹp trong các em. Người lớn trong gia đình luôn nêu gương tốt cho trẻ nhỏ, cha mẹ luôn luôn sống hòa thuận, để các em nhận thức được rằng gia đình là chổ dựa, là tổ ấm thực sự không thể tách rời các em. 2.3.4.Phối hợp với UBND các cấp và với ngành Công an Nắm những thông tin về tình hình an ninh trật tự nói chung và tình hình ma túy nói riêng nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những đối tượng và những tụ điểm buôn bán và lôi kéo học sinh sử dụng ma túy. Phối hợp cùng với UBND xã, không cho các hàng quán kinh doanh trái phép trong khu vực gần trường học. Nhằm ngăn chặn những kẻ xấu lợi dụng hàng quán làm nơi cung cấp, mua bán và lôi kéo học sinh sử dụng ma túy. Đối với những hàng quán, tụ điểm giữ xe học sinh trái phép, các dịch vụ bi da, 15 Internet, karaokê, …nhà trường cần yêu cầu chính quyền địa phương và ngành Công an có biện pháp giải tỏa hoặc tổ chức ký cam kết: không mua bán, tàng trữ và không tổ chức cho học sinh sử dụng ma túy và các chất kích thích khác, không được bán thuốc lá, rượu bia cho học sinh, không lôi kéo học sinh vào internet thiếu lành mạnh … nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học đi chơi, vào quán xá nơi đầy rẫy những TNXH. 2.3.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động PCMT Qua phân tích thực trạng cho thấy, CSVC, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí dành chohoạt động giáo dục PCMT ở các trường còn rất thiếu. Vấn đề quan trọng chính là làm thế nào sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị hiện có trong các nhà trường để phục vụ cho hoạt động PCMT. Chính vì vậy, Hiệu trưởng cần phải quan tâm đầu tư CSVC, trang thiết bị cho hoạt động này. Trong thực tế việc đầu tư CSVC, mua sắm trang thiết bị, tài liệu, kinh phí để tổ chức hoạt động giáo dục PCMT đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí rất lớn, c à n phải chủ động trong việc huy động đóng góp từ nhiều nguồn khác nhau (nhà nước, CMHS, từ các dự án của các tổ chức chính phủ, và phi chính phủ) Vì vậy, để tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí tổ chức hoạt động giáo dục PCMT nhà trường phải xây dựng và thực hiện một kế hoạch dài hạn về đầu tư CSVC, trong đó xác định rõ nguồn kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ, các lực lượng đóng góp. Kế hoạch dài hạn được cụ thể thành kế hoạch mua sắm, sửa chữa hàng năm của đơn vị, để sau khi hoàn thành kế hoạch thì nhà trường có một CSVC tương đối phục vụ cho các hoạt động giáo dục, trong đó có giáo dục PCMT. 2.3.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục PCMT, nhà trường cần phải tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT một cách thường xuyên và kịp thời, cụ thể: 16 Tăng cường kiểm tra việc thực hiện giáo dục PCMT qua các môn học, kiểm tra chuyên môn của nhà trường. Mục đích kiểm tra để đánh giá việc cung cấp tri thức về ma túy và các vấn đề có liên quan đến ma túy thông qua các môn học được GV thực hiện ở mức độ nào. Với việc kiểm tra các HĐGDNGLL có nội dung PCMT được tổ chức trong toàn trường và ở từng lớp thì BCĐ giáo dục PCMT phối hợp với Đoàn trường, với GVCN và GVBM tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động và kết quả của hoạt động đó, đồng thời kiểm tra nhận thức của HS về vấn đề ma túy sau từng thời gian giáo dục và tình hình đạo đức của HS trong toàn trường, trong từng lớp học. Thông qua kiểm tra nhằm phát hiện và ghi nhận những thành tích đạt được của HS và GV trong phong trào thi đua hoạt động PCMT. Đồng thời phát hiện những tập thể và cá nhân chưa thực hiện tốt hoạt động, có chế độ khen thưởng và kỷ luật phù hợp. Nhằm phát hiện những HS có những biểu hiện bất thường liên quan đến ma túy, từ đó có biện pháp phối hợp với GVCN và các bộ phận khác trong nhà trường ngăn ngừa một cách có hiệu quả. 2.4. Kết quả của đề tài: Sau quá trình áp dụng và thực hiện tốt các biện pháp giáo dục phòng chống ma tuý ở trường THPT Thường Xuâ 2: Kết quả không có cán bộ giáo viên, học sinh nào có liên quan đến ma tuý. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, để hoạt động giáo dục PCMT giữ được vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động của nhà trường, các trường cần cải tiến công tác quản lý theo hướng thực hiện các chức năng quản lý chung vào hoạt động giáo dục PCMT linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc thù của hoạt động này. Nhận thấy đề tài đã đưa ra 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục PCMT ở chương ba đều là những biện pháp phù hợp và có tính khả thi cao.Trong quá trình triển khai 17 thực hiện nếu có sự tổ chức lực lượng, phân công chặt chẽ, chỉ đạo sát sao, cụ thể và cương quyết thì chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt đẹp, góp phần ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường THPT Thường Xuân 2. 2. Một số kiến nghị và đề xuất *Đối với các trường THPT Thường Xuân 2: Thực hiện một cách thường công tác tuyên truyền giáo dục học sinh PCMT. Trong việc quản lý học sinh, phải phát huy hơn nữa vai trò của GVCN. Thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của người GVCN, coi công tác nắm bắt thông tin, phát hiện các đối tượng vi phạm thuộc về GVCN là chủ yếu. Tổ chức để giáo viên và các bộ phận đoàn thể trong nhà trường giao lưu tham dự các hoạt động giáo dục PCMT của các trường trong cụm, trong tỉnh hoặc tham gia các cuộc thi giữa các trường trong tỉnh, khu vực về hoạt động giáo dục này. Hỗ trợ kinh phí thích hợp cho việc đầu tư CSVC, trang thiết bị, tài liệu và kinh phí để tổ chức hoạt động giáo dục PCMT. Tăng cường công tác phối hợp với chính quyền địa phương, ngành công an để xử lý, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng có dấu hiệu liên quan đến ma tuý. *Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Chỉ đạo nhân rộng các mô hình giáo dục PCMT trong học sinh đạt kết quả tốt, mô hình đội tự vệ văn hóa học đường, mô hình đội cờ đỏ với việc giữ gìn nề nếp kỷ luật học đường và PCMT. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền, gia đình và xã hội, phải dấy lên được phong trào toàn dân PCMT; tích cực quản lý chặt chẽ con em, đồng thời tham gia phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm có liên quan đến ma túy. Chỉ đạo các đơn vị trường học tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tăng cường kiểm tra của Sở GDĐT đối với các trường học. Hàng năm, Sở GDĐT nên tổ chức hội thảo bàn về công tác quản lý hoạt 18 động giáo dục PCMT, qua đó nhằm nâng cao nhận thức trong CBQL và GV, chia sẻ kinh nghiệm của các trường làm tốt, rút kinh nghiệm quản lý của các nhà trường và chỉ đạo của Sở GDĐT. Có chế độ khen thưởng đối với những trường, những Hiệu trưởng tổ chức tốt hoạt động giáo dục PCMT. *Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GDĐT cần phối hợp với Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể để các Sở GDĐT địa phương, các trường THPT lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ cho hoạt động giáo dục PCMT nằm trong ngân sách phân bổ hàng năm của đơn vị. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Đỗ Thế Dực 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất