Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu ...

Tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non

.DOC
44
291
118

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON Xà YÊN MỸ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Mét sè biÖn ph¸p gi¸o dôc b¶o vÖ m«I trêng th«ng qua c¸c ho¹t ®éng cho trÎ mÉu gi¸o 5 - 6 tuæi ë trêng mÇm non Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo. Tên tác giả : Trần Thị Tuyết Nhung. Chức vụ : Giáo viên. ĐẶT VẤN ĐỀ “Tất cả vì một thế giới ngày mai - Hãy chung tay bảo vệ môi trường”. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 1 Lớp mẫu giáo lớn A2 Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu . “ Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta". Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâucòn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: “ Giáo dục mầm non”. Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh…Bên cạnh đó giúp cho các Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 2 Lớp mẫu giáo lớn A2 bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh- sạch - đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau Trên thực tế, ở trường mầm non xã Yên Mỹ nói chung và lớp mẫu giáo lớn (A2) nói riêng vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn.Ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường...Ví dụ như ăn kẹo hoặc ăn bánh xong không vứt ngay vỏ vào thùng rác mà vứt dấu vào một xó kín đáo hay nhìn thấy vỏ bim bim, vỏ hộp sữa ngoài sân trường không nhặt bỏ vào thùng rác đúng nơi qui định... Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non”. *Mục đích của đề tài này: Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 56 tuổi tại trường mầm non Yên Mỹ có ý thức bảo vệ môi trường. Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt lao động tự phục vụ: lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 3 Lớp mẫu giáo lớn A2 chăm sóc cho cây: lau lá, tưới nước , nhổ cỏ… . Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi nên làm, không nên làm. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Các biện pháp giáo dục cho trẻ từng bước nhằm hình thành ở trẻ những ấn tượng tốt trong việc “ bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp.” * Phạm vi áp dụng: Lớp A2 mẫu giáo lớn trường mầm non Yên Mỹ trong năm học 2012- 2013. * Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2012 đến cuối tháng 4/2013) * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Phương pháp điều tra thực trạng: - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống con người rất lớn. Do đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 4 Lớp mẫu giáo lớn A2 được xem là vấn đề cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc bảo vệ môi trường ngay từ còn nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, mà từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý vấn đề môi trường. Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, khám phá khoa học…thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non. Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định, góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Đặc điểm chung: Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội, năm học 2011- 2012 trường đã đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố và được thành phố công nhận thực hiện tốt phong trào “ Trường học thân thiện học sinh tích cực”. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 5 Lớp mẫu giáo lớn A2 Trường được xây dựng khang trang, có khung cảnh sư phạm môi trường sạch đẹp, trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, cải tạo các vườn rau, phân khu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi trường xanh- sạch- đẹp. Nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ. Với qui mô toàn trường có 10 lớp học: 2 lớp MG lớn, 3 lớp MG nhỡ, 2 lớp MG bé và 3 lớp NT. Toàn trường có tổng số 42 đồng chí CB- GV- NV và 350 cháu ở các độ tuổi. Năm học 2012- 2013 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo lớn A2 với số trẻ là 51 cháu, trong đó có 30 cháu nam và 21 cháu nữ. Lớp có 3 cô giáo đạt trình độ trên chuẩn và luôn chú tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, trang trí lớp phù hợp với chủ đề, tạo môi trường lớp học gần gũi hấp dẫn trẻ. Cô và trò luôn quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.Thuận lợi: Phòng giáo dục đào tạo huyện cùng BGH nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường. BGH nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi hội thảo các chuyên đề. Trang thiết bị dạy và học được BGH nhà trường đầu tư đầy đủ, và luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường học tập tốt. Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân trường để thuận lợi cho cháu và phụ huynh bỏ rác. Nhà trường quan tâm đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 6 Lớp mẫu giáo lớn A2 Giáo viên có năng lực sư phạm nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ phối hợp ăn ý trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm. Qua 15 năm trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục trẻ nên bản thân có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp huyện. Và là lớp điểm dạy kiến tập về chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, tạo môi trường thân thiện cho trẻ do trường tổ chức. Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và rất tích cực tham gia vào các hoạt động. 3. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau: Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nhỏ nên đời sống còn khó khăn, do đó một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ được nhiều. Phụ huynh chưa quan tâm đến môi trường quanh trẻ. Một số trẻ chưa có ý thức về bảo vệ môi trường nên việc truyền thụ kiến thức đến cho trẻ còn nhiều bất cập. - Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, từng bước tôi đã có kế hoạch giải pháp đưa vào giáo dục trẻ với nhiều hình thức, thực hiện trong suốt các hoạt động của chế độ sinh hoạt 1 ngày có hiệu quả từ các biện pháp sau: III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP: 1. Biện pháp 1:Lập kế hoạch khảo sát trẻ: Trong trường mầm non phát triển tất cả các khả năng, thiên hướng của trẻ nhỏ và trong tất cả các khả năng thiên hướng non trẻ ấy, không có cái nào quan trọng hơn và cần thiết bằng khả năng nhận thức. Bởi vậy ngay từ đầu năm học, Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 7 Lớp mẫu giáo lớn A2 tôi luôn quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu kiến thức của trẻ trong mọi hoạt động mà đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức. Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùng biện pháp khảo sát trẻ để xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp với khả năng nhận thức để phát huy, tính tích cực cho trẻ. Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm như sau: Tổng số trẻ được khảo sát: 51 trẻ STT Nội dung tiêu chí khảo sát Đạt Tổng số Số trẻ Tỷ lệ Chưa đạt Tỷ lệ Số trẻ % 24 47,1 1 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 51 27 % 52,9 2 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh 51 30 58,8 21 41,2 51 33 64,7 18 35,3 51 28 54,9 23 45,1 51 30 58,8 21 41,2 công cộng, vệ sinh trường 3 lớp Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định 4 Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác 5 Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai đối với môi trường. Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng kiến thức của trẻ trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên trong lớp cùng thống nhất đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp để cung cấp kiến thức cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ: Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 8 Lớp mẫu giáo lớn A2 Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức cao nhất. Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các chủ đề.Trong biện pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, hoạt động tích hợp theo từng chủ đề như sau: Tên Nội dung chủ đề 1. Trường - Giữ sạch trường, lớp, không vẽ Hoạt động * HĐKP: Trường lớp, mẫu mầm non bẩn lên tường. giáo của bé. - Vứt rác đúng nơi qui định, không * HĐNT: Nhặt rác trong sân khạc nhổ bừa bãi. trường, và nhặt lá cây rụng bỏ - Yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ vào thùng rác. dùng đồ chơi, lau dọn vệ sinh * HĐ chiều: Trò chuyện về sự trường/ lớp. Sắp xếp đồ dùng đồ cần thiết của việc rửa tay, rửa chơi ngăn nắp, gọn gàng. mặt. Những thời điểm cần rửa - Phân biệt môi trường sạch, môi tay, rửa mặt (trước khi ăn, sau trường bẩn ở trường mầm non. khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau - Đi vệ sinh đúng nơi qui định. khi hoạt động ngoài trời và 2. Bé và - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch khi tay bẩn.) * HĐKP: Cở thể bé; một số gia đình. sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng, có đồ dùng trong gia đình, Nhu hành vi văn minh trong ăn uống. cầu gia đình. - Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: * Hoạt động góc: “ Bé tập làm Khăn mặt, ca, cốc. nội chợ” Môi trường với sức khoẻ con người. * HĐ chiều: Cô giáo dục trẻ Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 9 Lớp mẫu giáo lớn A2 Nguyên nhân gây ô nhiễm: biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, dọn dẹp nhà cửa, biết chăm điện. sóc cây hoa có trong nhà mình 3. Nghề - Trẻ biết có nhiều nghề trong xã (tưới nước, nhặt lá vàng.) * HĐKP: Trò chuyện về bác nghiệp: hội, trong đó có những người làm lao công; Bé làm gì để bảo vệ công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. môi trường. * HĐLĐ: quét dọn vệ sinh sân - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ trường. sinh môi trường, tôn trọng những * HĐ chiều: Vẽ tranh về bảo người làm sạch đẹp môi trường. vệ môi trường; Trò chơi tìm những hình ảnh đúng sai về 4.Thế giới - Con người với vật nuôi: bảo vệ MT. *HĐKP: ích lợi của vật nuôi, động vật - Cần bảo vệ chăm sóc vật nuôi: động vật sống ở khắp nơi. Cho ăn, không đánh, ném con vật. * HĐNT: Nhặt lá vàng rơi để - Ý thức bảo vệ những loài động vật làm các con vật. quí hiếm: Không săn bắn.. 5. Tết và - Không vứt rác bừa bãi, không nói *HĐKP: trò chuyện về ngày mùa to nơi công cộng. tết xuân. - Không hái lộc xuân bằng việc ngắt -Tận dụng nguyên vật lá, bẻ cành. liệu phế thải để làm các món - Trồng cây nhân dịp đầu xuân. ăn ngày tết, bưu thiếp chúc mừng năm mới. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 10 Lớp mẫu giáo lớn A2 6. Thế - Ích lợi của cây đối với đời sống * HĐKP: Cây xanh và môi giới thực con người: cây làm cảnh, cho bóng trường sống. vật. mát, làm cho không khí trong lành, - HĐ góc: Thực hành gieo hạt, giữ cho đất không bị sói mòn... theo dõi sự phát triển của cây, - Chăm sóc và bảo vệ cây xanh: chăm sóc cây Trồng, vun xới, tưới cây, lau rửa lá - HĐNT: Quan sát cây, vườn cây... rau trong trường và ích lợi của chúng. Chăm sóc cho cây. 7.Phương - Tiếng ồn của các động cơ, PTGT *HĐNT: Trò chuyện quan sát tiện và xả khói ra đường làm ô nhiễm môi PTGT xả khói ra đường. luật lệ trường. giao - Cách phòng tránh. thông. 8. Các - Con người với hiện tượng tự *HĐKP: Tìm hiểu về các hiện hiện nhiên: Gió, nắng, mưa, hạn hán lũ tượng tự nhiên; Sự cần thiết tượng tự lụt. Ảnh hưởng của chúng với môi của nước. nhiên. trường. *HĐ chiều: xem hình ảnh và - Cách bảo vệ và phòng tránh. đưa ra nhận xét một số hành vi đúng sai của con người với môi trường, một số hành vi , những điều nên làm để bảo vệ môi trường. 9. Quê - Ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường *HĐKP: Tìm hiểu về đất hương, của địa danh phong cảnh: trẻ biết bảo nước Việt Nam và các danh Đất nước, vệ môi trường sạch đẹp không vứt lam thắng cảnh của Việt Nam, Bác Hồ. rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, các danh lam thắng cảnh của không dẫm lên cỏ và không phá hoại thủ đô Hà Nội những đồ chơi ở những nơi công Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 11 Lớp mẫu giáo lớn A2 cộng. * Kết quả: Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung , tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, cụ thể. Tôi đã lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả cao. 3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học và góc thiên nhiên để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ: Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng với chị em giáo viên trong lớp đã lập ra kế hoạch xây dựng môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện. Trang trí các nội dung theo chủ đề, làm nhiều góc mở, có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ dùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng khoa học, đẹp mắt để giáo dục được trẻ và để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Đặc biệt ở trong lớp có bảng phân công trực nhật và ở mỗi góc chơi tôi thường đề ra những nội qui nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội qui của từng góc chơi. Hàng ngày, hàng tuần, trẻ lớp tôi chỉ cần nhìn vào bảng phân công đó mà có thể tự giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây... từ đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng. Biết cất và lấy đồ chơi đúng quy định. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 12 Lớp mẫu giáo lớn A2 Ảnh minh họa: Bảng phân công trực nhật và nội qui một số góc chơi Việc tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động là điều cần thiết, để đáp ứng nhu cầu của trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” trẻ được chơi, được khám phá, được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vận dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho trẻ, qua đó hình thành cho trẻ có tính thiện cảm về thiên nhiên, có ý thức chăm sóc bảo vệ môi trường. Đặc biệt, lớp tôi có hiên sau làm góc thiên nhiên với diện tích rộng, thoáng mát, thuận tiện cho trẻ vui chơi và hoạt động. Được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cho cơ sở vật chất, các đồ dùng phục vụ cho góc thiên nhiên, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ một số chậu hoa, cây cảnh, hạt giống, dây thép để làm dàn cây cho mát. Với những thuận lợi đó, nên tôi cùng chị em giáo viên trong lớp đã nghiên cứu lên kế hoạch phân công cho trẻ hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây theo từng nhóm và thực hiện theo từng ngày như sau: TT 1 Nội dung công việc Gieo hạt: Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung Nhóm thực hiện 10 cháu: 13 Thời gian thực hiện Ghi chú Ngày gieo: Lớp mẫu giáo lớn A2 S: Giờ HĐG ngày thứ 2 hàng tuần. 2 Theo dõi,chăm sóc. C: Giờ HĐC ngày thứ 3 Trồng cây: hàng tuần Ngày trồng: 10 cháu: S: Giờ HĐG ngày thứ 3 hàng tuần. Theo dõi,chăm sóc. C: Giờ HĐC ngày thứ 4 hàng tuần 3 Lau lá cây, nhổ cỏ. 10 cháu S: Giờ HĐG ngày thứ 4 hàng tuần 4 Gieo hạt: 10 cháu Ngày gieo: S: Giờ HĐG ngày thứ 5 Theo dõi,chăm sóc. hàng tuần. C: Giờ HĐC ngày thứ 6 hàng tuần 5 Vệ sinh góc thiên 10 cháu nhiên. Sáng thứ 6 hàng tuần vào giờ hoạt động góc. Kết quả:Với hình thức xây dựng lớp học và lập kế hoạch đề ra những nội qui nhỏ cho mỗi góc như vậy, trẻ lớp tôi đã có nhiều cố gắng, có ý thức tự giác lao động, chăm sóc bảo vệ cây, ban đầu trẻ có một số kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt một số công việc được giao.Các nhóm thực hiện không bị chồng chéo, đúng thời gian, trẻ rất thích thú tham gia vào hoạt động, thích được thực hành gieo hạt, chăm sóc cây, theo dõi sự trưởng thành của cây. Từ những công việc phân công, cô và trẻ lớp A2 đã tạo được môi trường lớp học xanh- sạch – đẹp, đặc biệt góc thiên nhiên của lớp rất đẹp và mát mắt. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 14 Lớp mẫu giáo lớn A2 Ảnh chụp toàn cảnh góc thiên nhiên của lớp. Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được củng cố lại kiến thức qua đó hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp. 4. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày cho trẻ. a. Thông qua hoạt động học: Mỗi môn học đều có mục đích – yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt sao cho phù hợp giúp trẻ dễ hiểu , dễ nhớ. Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau nhưng đều giúp cho trẻ có ý thức để bảo vệ môi trường. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 15 Lớp mẫu giáo lớn A2 Dựa vào từng hoạt động cụ thể để lồng ghép vào từng phần của hoạt động, hay có thể lồng ghép vào trọng tâm của hoạt động, nhưng với chương trình học của lớp tôi đa phần giáo dục bảo vệ môi trường vào phần củng cố và giáo dục trẻ, nhằm để khắc sâu cho trẻ thói quen hành vi tốt, để cho trẻ biết được nội dung giáo dục môi trường trong bài học này là giáo dục cái gì? Trẻ phải thực hiện như thế nào? Những việc gì nên làm, những việc gì không nên làm. Để hoạt động đạt kết quả cao thì người giáo viên phải dùng các phương pháp khác nhau để kích thích trẻ tham gia hoạt động và ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ: *Với môn HĐKP “ Cây xanh và môi trường sống”. Cho trẻ xem một số hình ảnh về cây xanh, sự phát triển của cây xanh, lợi ích của cây xanh. Cây lớn lên nhờ những yếu tố nào? Vì sao phải trồng cây? Trồng cây để làm gì? Cây có lợi ích gì cho môi trường cho cuộc sống? Sau khi kết thúc giờ học, tôi cho trẻ thực hành trồng cây, chăm sóc cây. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 16 Lớp mẫu giáo lớn A2 Ảnh minh họa bé thực hành trồng cây Trẻ được thực hành, trải nghiệm sẽ giúp trẻ hiểu thêm công việc và ý nghĩa của việc trồng cây. Từ đó trẻ cũng có kỹ năng chăm sóc bảo vệ cây và có ý thức cùng tham gia bảo vệ môi trường. Hay bài KPXH: “ Bé hãy bảo vệ môi trường”. Tôi đưa ra các hình thức sau để giúp trẻ trẻ hiểu về môi trường quanh bé, môi trường bị ô nhiễm, nguyên nhân và từ đó trẻ biết cách bảo vệ. * Hoạt động 1: Môi trường quanh bé. - Cho trẻ xem một số hình ảnh về môi trường và trò chuyện giúp trẻ hiểu môi trường quanh trẻ là: Đường phố, cây cỏ, nhà cửa, núi non, sông suối… * Hoạt động 2: Vì sao môi trường bị ô nhiễm? - Cho trẻ xem số hình ảnh môi trường bị ô nhiễm do: Xả rác, nước thải từ các nhà máy, khói xe, khói nhà máy... *Hoạt động 3: - Làm thế nào để bảo vệ môi trường? + Thu dọn rác thường xuyên. + Bỏ rác đúng nơi qui định. + Trồng thêm cây xanh. + Sử dụng túi giấy thay bao ni lông. Giáo dục trẻ: có ý thức bảo vệ môi trường và giữ vệ sinh chung: không vứt rác bừa bãi, thấy rác phải nhặt cho vào thùng rác ngay. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 17 Lớp mẫu giáo lớn A2 Ảnh bé tham gia vệ sinh nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác. Thông qua buổi trò chuyện, xem các hình ảnh về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, trẻ đã hiểu và có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp và biết nhắc nhở các bạn thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường. Ví dụ: KPXH: “ Tìm hiểu công việc của cô lao công”. Cho trẻ xem hình ảnh cô lao công và trò chuyện về công việc, sự vất vả của cô lao công ngày đêm quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 18 Lớp mẫu giáo lớn A2 Ảnh cô và trẻ trò chuyện về cô lao công và xem hình ảnh . Qua đó trẻ được nghe, được nhìn, phân tích, trải nghiệm, nhận xét sự việc thật gần gũi với trẻ về môi trường sạch với môi trường bẩn, bẩn là như thế nào? Bẩn là đẹp hay xấu? Chúng ta phải làm gì để môi trường luôn sạch sẽ và gọn gàng từ đó trẻ cảm nhận được ý thức bảo vệ môi trường một cách hoàn thiện hơn *Lĩnh vực thẩm mỹ: Giáo dục bảo vệ môi trường còn được lồng ghép tích hợp vào bộ môn tạo hình như: vẽ, nặn , cắt, xé dán….. Ví dụ: Hoạt động vẽ theo ý thích của trẻ, tôi lồng vào hội thi vẽ tranh với chủ đề “ Bé bảo vệ môi trường”. Tôi gợi ý cho trẻ vẽ những tranh có nội dung về cây, con vật, hoa, quả; tranh ảnh phản ánh môi trường thực tế, các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non, gia đình nơi sống của trẻ. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 19 Lớp mẫu giáo lớn A2 - Trẻ rất hứng thú, hăng say khi đưa ra ý tưởng và thể hiện bài vẽ của mình, đó cũng là một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. Ảnh: giờ tạo hình trẻ tham gia vẽ tranh bảo vệ môi trường Hay với giờ “ Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi, làm hoa nghệ thuật”. Từ những những nguyên vật liệu mà hàng ngày chúng tôi thống nhất trẻ cùng phụ huynh mang đến lớp là các loại phế liệu (vỏ hộp các loại, bìa cattông, len, vải...) để làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của trẻ. Trẻ rất thích thú khi được cùng cô tạo ra những con rối, những lọ hoa, các loại đồ dùng khác phù hợp với chủ đề mà trẻ được làm quen. Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vâ ât liê âu ấy và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Giáo viên: Trần Thị Tuyết Nhung 20 Lớp mẫu giáo lớn A2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng