Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một người viêt thi với một người nhật thì chắc thắng, nhưng ba người việt thi vớ...

Tài liệu Một người viêt thi với một người nhật thì chắc thắng, nhưng ba người việt thi với ba người nhật thì sẽ thua

.DOCX
7
185
146

Mô tả:

Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42 Câu 3: Bạn thường nghe câu truyền miệng: “Một người Viêt thi với một người Nhật thì chắc thắng, nhưng ba người Việt thi với ba người Nhật thì sẽ thua.” Bạn có đồng ý như vậy không? Trong trường hợp người Âu Mỹ, họ rất đề cao chủ nghĩa nghĩa cá nhân, vậy đối với người Nhât họ có thua không? Hãy biện luận quan điểm của bạn. Chúng ta thường hay nghe câu truyền miệng: “ Một người Việt thi với một người Nhật thì chắc thắng, nhưng ba người Việt thi với ba người Nhật thì sẽ thua.” Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc trưng rất riêng, khiến chúng ta liên tưởng đến đầu tiên mỗi khi nhắc đến. Những đặc trưng đó có thể là những biểu tượng văn hóa của từng quốc gia như tháp Eiffel của Pháp, tương nữ thần tự do của Mỹ, Vạn lý trường thành của Trung Quốc, Sari của Ấn Độ, Kimono của Nhật Bản, Áo dài của Việt Nam…, hoặc có thể là nét văn hóa đặc sắc như lễ hội Carnaval ở Brazil, điệu nhảy Flamenco hay các cuộc đấu bò tót ở Tây Ban Nha ,… có thể là các phong tục tập quán như phong tục té nước ở Lào, lễ hội ném cà chua La Tomatina của Tây Ban Nha, tục đeo khoen mũi ở Ấn Độ… hay cũng có thể từ chính những người dân của quốc gia đó. Những suy nghĩ, quan điểm, hành động và kể cả tinh thần kỉ luật của người dân trong một quốc gia thường giống nhau theo một xu hướng nhất định. Sự giống nhau này chủ yếu được hình thành nên từ quá trình lịch sử lâu dài, các truyền thống văn hóa lâu đời hay là bắt nguồn từ nền tảng giáo dục của từng quốc gia. Có thể lấy ví dụ như: Đất nước Singapore nổi tiếng với sự kỉ luật của người dân, được hình thành nên từ hệ thống luật pháp nghiêm khắc. Người Nhật bản thì nổi tiếng với sự lễ phép, tinh thần tự giác và sự cầu toàn. Người Mỹ thì được biết đến với lối sống bận rộn và chủ nghĩa cá nhân. Người Bungary thì khác các dân tộc khác khi thể hiện sự không đồng ý bằng việc gật đầu. 1 Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42 Vì những đặc trưng khác biệt và gần như mang tính đại diện đó mà chúng ta thường bắt gặp những sự so sánh giữa người dân các quốc gia với nhau, được suy ra từ hệ quả của những quan điểm và lối sống khác biệt của các quốc gia. Quay về với đất nước Việt Nam, khi nhắc đến con người Việt Nam, chúng ta thường được đề cao bởi những ưu điểm như: cần cù, chịu khó, học chóng hiểu, khéo chân tay, sáng dạ, nhớ lâu, có tính hiếu học, trọng học thức, tương thân tương ái, quý trọng lễ nghĩa, mến điều đạo đức, đoàn kết trong khó khăn… Điều này được thể hiện trong suốt lịch sử của nước ta, từ thời các vua Hùng đến khi trải qua các cuộc kháng chiến cứu nước và đến các công cuộc xây dựng đất nước. Và cũng được minh chứng qua các tấm gương như Nguyễn Ngọc Ký, Cao Bá Quát, hay Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những ưu điểm đó, khi đối mặt với khó khăn, các vấn đề phức tạp hay những điều mới mẻ, con người Việt Nam thường có khả năng thích ứng nhanh chóng và đồng thời tìm ra giải pháp nhanh chóng để vượt qua và giải quyết khó khăn. Hay như chúng ta thường nghe nói là “biến nghị lực thành sức mạnh”. Bên cạnh đó, người Nhật Bản lại nổi tiếng trên khắp thế giới về sự tự giác, kỉ luật và đoàn kết. Sự kỉ luật của người Nhật dù là bắt nguồn từ hoàn cảnh sinh sống khó khăn, từ việc nghĩ tới lợi ích chung hay là từ văn hóa… đều đã trở thành sự tự giác. Sự tự giác của người Nhật được xây dựng và vun đắp bởi hệ thống giáo dục Nhật Bản. Khi bước vào lớp 1, nếu như học sinh Việt Nam được giáo dục về sự tự cường dân tộc như: “Đất nước ta rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu, con người Việt Nam anh dũng cần cù” thì ở Nhật Bản, lời nhắc nhở đầu tiên dành cho học sinh là: “Đất nước chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, đầy những thiên tai như núi lửa, động đất, vì vậy mà các con phải ra sức học tập…” Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự tự giác và kỉ luật của người Nhật Bản trong thảm họa từ những đợt động đất và sóng thần và sự cố nổ nhà máy điện hạt 2 Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42 nhân vào tháng 3 năm 2011. Bất chấp những đau thương, mất mát, những khổ cực, đói rét, người dân Nhật bản vẫn tự giác xếp hàng để được nhận lương thực theo thứ tự, các siêu thị của Nhật giảm giá mạnh thay vì tăng giá để trục lợi trong thời thế khan hiếm và khó khăn, cũng không nhìn thấy cảnh “đục nước béo cò”, trộm cướp, hôi của, người dân Nhật Bản san sẻ cho nhau đồ cứu trợ, động viên nhau vượt qua khó khăn… khiến cho cả thế giới khâm phục và cảm động. Sự đoàn kết của người Nhật được người phương Tây xem như “ý thức bầy đàn”, người Nhật thường hành động theo tính chất tập đoàn, thậm chí, người Nhật ưu tiên sự tập thể đến mức việc không biểu hiện rõ ý kiến của mình trở thành một thói quen của người Nhật để tránh làm tổn hại đến những đối tượng khác trong cộng đồng.Tuy nhiên, có lẽ bởi sự ảnh hưởng của tính cộng đồng mạnh mẽ mà cá nhân từng người Nhật nhiều khi được nhận xét là thiếu tính độc lập. Có lẽ vì vậy mà khi một người Việt thi đấu với một người Nhật thì chiến thắng của người Việt Nam thường nằm trong dự đoán. Tuy nhiên, xét kĩ hơn về những khía cạnh khác, nhìn lại những ưu điểm của người Việt Nam , chúng ta có thể thấy rằng: Người Việt Nam ta cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng Người Việt Nam thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. Người Việt Nam khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm dến sự hoàn thiện cuối cùng của tác phẩm). Người Việt Nam vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. Người Việt Nam ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. 3 Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42 Người Việt Nam có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong hoàn cảnh, trường hợp khó khăn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn thì tinh thần này lại ít khi xuất hiện. Người Việt Nam còn thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh. Ta cũng thường nghe câu: “Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng”. Khác với người Nhật, nhiều khi lòng tự trọng, tính hiếu thắng và cái tôi cá nhân khiến cho người Việt Nam khó hòa nhập để làm việc chung trong một nhóm. Một hiện tượng cần phải kể đến nữa là “thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể”, chúng ta thường xuyên đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng thấy nhẹ nhõm, khi xảy ra sai phạm thì đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không phải của riêng cá nhân nào. Và cũng dễ dàng nhận thấy, người Việt Nam chúng ta thường đạt được những hiệu quả trước mắt, nhưng lại ít khi duy trì được hiệu quả ấy lâu dài. Đó cũng là lí do mà chúng ta thường nghe câu nói: “Một người Viêt thi với một người Nhật thì chắc thắng, nhưng ba người Việt thi với ba người Nhật thì sẽ thua.” Một người Việt với những ưu điểm như cần cù, chịu khó, sáng dạ, ham học hỏi… sẽ đối mặt được với hoàn cảnh khó khăn trước mắt tốt hơn một người Nhật còn thiếu tính độc lập. Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh tập thể, sự đoàn kết và ưu tiên cộng đồng của người Nhật sẽ là một bức tường mạnh mẽ khó có thể vượt qua, nhất là đối với sự hợp tác chưa được chặt chẽ và hiệu quả của người Việt Nam. Bàn về người Mỹ, người Mỹ nổi tiếng khắp thế giới về sự độc lập và đề cao tính cá nhân. Ngay từ khi còn bé, trẻ con Mỹ đã được giáo dục bản tính độc lập và tự chịu trách nhiệm về những suy nghĩ hay hành động của riêng mình, nền giáo dục của Mỹ chỉ tập trung vào việc giảng dạy và định hướng chứ không rập khuôn và áp đặt. 4 Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42 Người Mỹ được dạy rằng, chỉ bằng nỗ lực của bản thân mới có thể xây dựng chỗ đứng vững chắc cho mình, bởi sẽ không ai quan tâm đến họ như chính họ cả. Những ông bố bà mẹ Mỹ đều cố gắng dạy cho con mình phải có trách nhiệm với bản thân chúng. Họ thường khuyến khích con mình đưa ra ý kiến, buộc chúng phải lựa chọn và làm mọi thứ. Trong các ngôi nhà ở Châu Á, mọi người có thể đi vào bất cứ phòng nào mà họ muốn, nhưng các ngôi nhà ở Mỹ thường có cửa khóa ở tất cả các phòng, bố mẹ cũng cần gõ cửa phòng con mình trước khi muốn vào. Đó là nơi riêng của những đứa trẻ và bố mẹ cũng cần tôn trọng sự riêng tư của chúng.Ngược lại, khi con cái đã đủ 18 tuổi, cha mẹ cũng không còn trách nhiệm với quyết định của con cái, ngay cả khi con cái phạm sai lầm. Khác với truyền thống nhiều thế hệ hoặc là cuộc sống quay quần của một đại gia đình dưới một mái nhà của nhiều dân tọc trên thế giới mà chủ yếu là châu Á, đối với người Mỹ, khi con cái trưởng thành, các bậc cha mẹ mong đợi con cái phải thể hiện khả năng tự lập về mọi mặt để có cuộc sống riêng biệt, cũng vì vậy mà khi lên đại học, các sinh viên thường không muốn lệ thuộc vào sự cấp dưỡng tài chính của cha mẹ mà thay vào đó là vừa học vừa làm hoặc cố gắng đạt được các khoản học bổng. Người Mỹ còn quan niệm rằng tuy học vấn được xem là cánh cửa dẫn đến cơ hội và sự ổn định tài chính, nhưng học đường không phải là nơi duy nhất trau dồi kiến thức. Do đó, các chương trình học tại Mỹ chú trọng đến việc thực tập song song với kiến thức dựa trên lý thuyết. Sinh viên có quyền tự do lựa chọn nơi mình muốn thực tập để trau dồi kiến thức. Ví dụ như một sinh viên ngành dược có thể chọn thức tập tại bệnh viện, nhà thuốc tây cộng đồng, hãng bào chế thuốc, hay ngay tại trường trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Nhờ được tự do trong vấn đề học vấn, người Mỹ thường rất đam mê trong lĩnh vực mình đã chọn theo đuổi, điều này giúp học thành công và thăng tiến trong sự nghệp cũng như am tường về khả năng chuyên môn của họ. 5 Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42 Người Mỹ nổi tiếng với việc đề cao chủ nghĩa cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân họ- cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước… Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo tức đối lập với những quan niệm cho rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự lựa chọn hành động của cá nhân. Bên cạnh đó, chủ nghĩa cá nhân có mối quan hệ phức tạp với chủ nghĩa vị kỷ (có thể hiểu là ích kỷ). Mặc dù một số nhà cá nhân chủ nghĩa cũng là những người vị kỷ, các nhà cá nhân chủ nghĩa thường không tranh luận rằng ích kỷ về bản chất là tốt vốn có ngay từ khi sinh ra. Thay vào đó, họ tranh luận rằng các cá nhân không có trách nhiệm ràng buộc nào đối với các áp đặt của xã hội (đạo đức); họ quan niệm rằng các cá nhân cần được tự do lựa chọn theo đuổi cách sống ích kỷ cũng như bất kỳ cách sống nào khác phù hợp với mong muốn của họ. Một số các nhà các nhân chủ nghĩa khác lại tranh luận rằng vị kỷ là "tính tương đối của đạo đức" và mô tả tính ích kỷ là một bản chất tốt. Với tư tưởng đề cao chủ nghĩa cá nhân một cách mạnh mẽ , cùng với sự tự giác và tự lực đối với công việc của chính bản thân và cả tinh thần trách nhiệm cao, người Mỹ thường có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và triệt để. Đó cũng là điều góp phần tạo nên một đất nước Hoa Kì phát triển đứng đầu thế giới ngày nay. Tuy nhiên, tư tưởng cá nhân hóa và phần nào sự ảnh hưởng của chủ nghĩa vị kỷ gây khó khăn cho người Mỹ trong việc chung tay trong một công việc nào đó. Nếu như ba người Nhật có thể nhân ba lần hiệu quả của công việc thì ba người Mỹ chưa chắc đã làm tăng hiệu quả công việc so với một người tự làm. Tuy nhiên, một người Mỹ đương nhiên sẽ hoàn thành xuất sắc hơn so với người Nhật trong cùng một công việc. 6 Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42 Sẽ rất khó khăn để so sánh hiệu quả cùng một công việc giữa một nhóm người Nhật Bản và một nhóm người Mỹ. Điều này còn phụ thuộc vào công việc đó, cần đến sự chuyên nghiệp hơn hay cần đến sự gắn kết hơn, và còn phụ thuộc vào cách phân chia công việc trong nội bộ. Thực tế cho thấy Hoa Kì và Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới, phát triển đặc biệt mạnh mẽ với những tốc độ tăng trưởng nhanh, và cũng có những thế mạnh riêng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng có nhận thấy, sự hưng thịnh của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, tư tưởng, suy nghĩ, lối sống và phong cách làm việc của con người. Yếu tố tự lực cá nhân tạo nên một sức mạnh riêng và sự đoàn kết trong hợp tác, đề cao tập thể tạo nên một sức mạnh riêng biệt. Điều quan trọng nhất vẫn là biết cách kết hợp hài hòa giữa cả hai yếu tố để giải quyết công việc một cách hoàn hảo nhất có thể. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất