Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môn triết học...

Tài liệu Môn triết học

.DOC
31
408
118

Mô tả:

On trung cấp trích trị..
MÔN TRIẾT HỌC Mail : [email protected] Pass : trungcapchinhtri Mở đầu : I. Khái lược về triết học : 1/ Vài nét về chủ nghĩa Mác – LêNin 2/ Điều kiện – hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa Mác - Chủ nghĩa Mác – LêNin ra đời khi kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa phát triển, kinh tế tự cung tự cấp -> khi xã hội phát triển -> công nhân cũng phát triển - Giai cấp vô sản : xảy ra các phong trào đấu tranh, -> phải có phong trào công nhân thì chủ nghĩa Mác mới phát triển - Tiền đề khoa học cho sự hình thành chủ nghĩa Mác là : + Học thuyết về tế bào + Học thuyết tiến hóa + - Lý luận : + Triết học Đức + Kinh tế học của Anh + Chủ nghĩa xã hội không tưởng II. Nguồn gốc ra đời của Triết học : 1. Nhận thức 2. Xã hội  -Trí thức -Giai cấp 3. Vấn đề cơ bản của triết học : Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm a/ Vấn đề cơ bản của triết học : là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại) - Là cách giải thích vấn đề này làm căn cứ, cơ sở phân biệt các loại quan điểm khác nhanh - Chi phối giải thích các vấn đề, các lĩnh vực riêng của thế giới + Mặt thứ nhất : giải thích xem bản chất thế giới là gì, giữa thế giới vật chất và tinh thần. -> cách phân biệt : Cách giải đáp mặt thứ nhất của thế giới về vấn đề cơ bản thứ nhất của Triết học + Mặt thứ 2 : Con người có thể nhận thức được gọi là khả tri ; cái nào con người không nhận được gọi là bất khả tri -> Cách phân biệt khả tri, bất khả tri : Cách giải đáp mặt thứ nhất của thế giới về vấn đề cơ bản thứ hai của Triết học -> con người Duy vật thường đứng vị trí khả tri b/ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tân : + Chủ nghĩa duy vật : là những học thuyết triết học giải thích thế giới theo lập trường duy vật thì học thuyết đó gọi là chủ nghĩa duy vật. + Chủ nghĩa duy tâm : là những học thuyết triết học giải thích thế giới theo lập trường duy vật thì học thuyết đó gọi là chủ nghĩa duy tân. + Chủ nghĩa duy vật cổ đại (thời kỳ cổ đại – La Mã, Ấn Độ) : quan điểm giải thích thế giới theo quan sát thô sơ, trực quan + Chủ nghĩa duy vật máy móc (chủ nghĩa duy vật siêu hình) ; phương pháp giải thích thế giới thời kỳ 17 – 18 là siêu hình + Chủ nghĩa duy vật biện chứng (thế kỷ 19) : phương pháp phân tích nhận thức là biện chứng -> gọi là chủ nghĩa duy vận biện chứng. - Chủ nghĩa duy tâm : + Trong lịch sử có 02 hình thức cơ bản : + Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan  giống nhau : giải thích cái mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học  khác nhau : cách hiểu về ý thức – Ý niệm có trước thế giới – Tinh thần có trước thế giới 4. Phương pháp triết học : có 2 phương pháp - Phương pháp siêu hình : tư duy thống trị thế kỷ 17 & 18 -> xem xét, nghiên cứu các sự vật trong thế giới mà người ta chỉ thấy được các sự vật tồn tại bên cạnh nhau không thấy được mối quan hệ bên trong, không thấy sự phát triển của các sự vật bên trong thế giới. - Phương pháp biện chứng : là nghiên cứu xem xét các sự vật thế giới thấy được các sự vật bên cạnh nhau mà còn thấy được mối quan hệ bên trong của nó -> là phương pháp tư duy linh hoạt và mềm dẽo. II/ Vài nét về triết học Mác – LêNin : 1. Triết học Mác LêNin là gì : Là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về thế giới * Chủ nghĩa duy vật biện chứng : là học thuyết triết học xây dựng trên quan điểm duy vật về phương pháp biện chứng trên thế giới. * Triết học Mác – Lê Nin là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất : không những là duy vật trong tự nhiên mà còn là duy vật trong xã hội 2. Nội dung : * Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Chủ nghĩa duy vật Mác xít - Các biện chứng duy vật - Lý luận nhận thức * Chủ nghĩa duy vật về lịch sử : - Lý luận về hình thái kinh tế - Lý luận về giai cấp – đấu tranh giai cấp - Lý luận về Nhà nước – cách mạng – xã hội - Vai trò quần chúng nhân dân, nguyên nhân lãnh tụ - Ý thức xã hội , đời sống tinh thần xã hội 3. Đối tượng, chức năng, đặc điểm triết học Mác – LêNin : - Là những qui luật chung nhất của thế giới * Chức năng : - là cung cấp các quan điểm duy vật, biện chứng về thế giới (thế giới quan) PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT * Mở đầu : 1. Định nghĩa : + Phép biện chứng duy vật là khoa học nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của thế giới 2. Nội dung : Phép biện chứng duy vật gồm 3 nội dung : - 2 nguyên lí - 3 quy luật cơ bản - 6 cặp phạm trù 3. Vai trò : giúp chúng ta hình thành 1 bức tranh tổng quát về thế giới - Mọi vật trong thế giới đều năm trong mối quan hệ và luôn vận động phát triển theo các qui luật khách quan vốn có của nó. ------------------------------I/ HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT : - Nguyên lý là gì ? : là những nguyên tắc lý luận làm tiền đề, làm điểm xuất phát cho một học thuyết lý luận khoa học. 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. - Liên hệ là gì : là sự phụ thuộc, sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt trong từng sự vật hiện tượng hoặc các sự vật hiện tượng trong thế giới. 2. Tính chất tổng quát : + Mối liên hệ trong thế giới mang Tính khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người + Mối liên hệ trong thế giới mang tính phổ biến (không có sự vật nào nằm ngoài mối liên hệ) + Mối liên hệ mang tính chất phong phú đa dạng bao gồm các mối liên hệ cơ bản sau - Mối liên hệ Bên trong, bên ngoài sự vật - Mối liên hệ Trực tiếp & gián tiếp - Mối liên hệ cơ bản & không cơ bản - Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu + Mối liên hệ mang tính chất cụ thể : bao giờ cũng diễn ra trong cùng không gian và thời gian nhất định Tóm lại qua phân tích thấy được vai trò khác nhau giữa các mối quan hệ; có mối quan hệ có vai trò mang tính quyết định sự phát triển của các sự vật; có những mối quan hệ phải thông qua các mối liên hệ khác để phát triển của các sự vật. VD : mối quan hệ mua bán phải thông qua dịch vụ (cò) mối thực hiện được đ/v những trường hợp buôn bán nhà đất ð Phân tích nội dung nguyên lý -> Nội dung nguyên lý Ý nghĩa : Nghiên cứu để có cơ sở căn cứ lý luận, có cơ sở lý luận để xây dựng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể. * Toàn diện : các bộ phận có mối liên hệ, xét sự vật phải đánh giá xem xét sự vật phải đặt trong mối liên hệ các sự vật khác, nếu không xem xét các mối liên hệ thì sẽ phiến diện – không toàn diện * Toàn diện nhìn nhận nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật, không toàn diện -> phiến diện 2. Nguyên lý phát triển : - Phát triển là gì : là một khuynh hướng tất yếu của sự vật động của thế giới, đó là khuynh hướng đưa sự vật từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện - Nguồn gốc sự phát triển là đấu tranh của các mặt đối lập trong mọi sự vật, mỗi hiện tượng trong thế giới. - Nguyên lý phát triển của thế giới theo con đường quanh co, phứt tạp bao gồm cả các bước thục lùi là điều kiện cho sự phát triển Nghiên cứu nguyên lý quan điểm phát triển không nên chỉ thấy trước mắt. phải thấy xu thế tất yếu của nó trong tương lai; là cơ sở lý luận hình thành và xây dựng tinh thần lạc quan khoa học. II/ Ba qui định cơ bản của phép biện chứng duy vật :  Qui luật là những mối liên hệ, bản chất tất nhiên tương đối ổn định, lập đi lập lại chi phối sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng thế giới VD : đồng hóa dị hóa, di truyền, bất dị chi phí sự phát triển của toàn sinh vật.  Qui luật tự nhiên là đối tượng qui luật khoa học tự nhiên  Qui luật đối tượng xã hội  Qui luật đời sống tinh thần (tâm lý học, logic học)  Qui luật nghiên cứu thế giới (tự nhiên, xã hội, tinh thần) tác động đến sự vận động phát triển của thế giới => là đối tượng nghiên cứu của triết học. - Tính chất và đặc trưng của các qui luật : mang tính khách quang phụ thuộc vào ý thức con người, phát huy tác dụng các điều kiện nhất định 1. Qui luật thống nhất : là đấu tranh giữa các mặt đối lập (qui luật mâu thuẫn) 1) Vai trò, vị trí từng qui luật : chỉ ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển của các sự vật trong thế giới => (LêNin) Quy luật này là hạt nhân của các biện chứng của qui luật – là cơ sỡ để nghiên cứu các phạm trù khác 2) Khái niệm : - Mặt đối lập : là những mặt có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau trong mỗi sự vật, hiện tượng thế giới. + Thống nhất giữa các mặt độc lập là sự phụ thuộc lẫn nhau. + Đấu tranh của các mặt độc lập là sự tác động, sự chuyển hóa, sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập => mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối lập 3) Nội dung : đấu tranh giữa các mặt đối lập, là nguồn gốc, là động lực của sự vận động phát triển của mọi vật trong thế giới. - Thông qua đấu tranh giữa các mặt đối lập thì các sự vật mới tồn tại VD : Thông qua tác động giữa g/c giữa người chồng và người vợ -> gia đình mới tồn tại - Thông qua đấu tranh giữa các mặt đối lập, mâu thuẫn mới được giải quyết và sự vật chuyển sang 1 giai đoạn mới và xuất hiện mâu thuẫn. - Thông qua đấu tranh giữa các mặt đối lập – mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. - Bản chất của sự vật chính là mâu thuẫn, sự vận động phát triển của các sự vật chính là sự vận động phát triển mâu thuẫn của các sự vật, thông qua đấu tranh các mặt đối lập mâu thuẫn sự vật được giải quyết 4) Ý nghĩa : - Tìm mâu thuẫn giữa các sự vật là phải tìm được mâu thuẫn của sự vật + Có mâu thuẫn bên trong, bên ngoài sự vật gọi là mâu thuẫn bên trong hay là mâu thuẫn bên ngoài + Có những mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản + Có mâu thuẫn chủ yếu, thứ yếu + Có mâu thuẫn đối kháng & mâu thuẫn không đối kháng VD : Mâu thuẫn nội bộ Giai cấp vô sản gọi là mâu thuẫn đối kháng Mâu thuẫn không đối kháng : trí thức và lao động tay chân * Xem xét các giai đoạn phát triển mâu thuẫn : phân loại ra và tìm hiểu các sự vật - Nhận thức : phát hiện ra mâu thuẫn - Hoạt động : xác định nhiệm vụ và tìm các biện pháp để giải quyết mâu thuẫn * Giải quyết mâu thuẫn : phải bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, sử dụng những phương pháp đấu tranh khác nhau cho những mâu thuẫn khác nhau có những giai đoạn khác nhau. VD : nguyên tắc phê bình và tự phê bình để giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫn khác nhau – giải quyết khác nhau => giải quyết mâu thuẫn phải có những điều kiện khác nhau 2. Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. (Qui luật lượng, chất) - Vai trò qui luật này : nghiên cứu, giải thích, chỉ ra chúng ta thấy được cách thức phát triển của các sự vật hiện tượng trên thế giới. * Các khái niệm : - Chất sự vật là gì : là tính qui định bên trong của sự vật xác định cho nó là nó và phân biệt nó với sự vật khác - Lượng : là tính qui định bên trong của sự vật nhưng được thể hiện về mặt số lượng, qui mô, kết cấu, tốc độ phát triển của sự vật. - Độ : là giới hạn, tồn tại của sự vật, trong giới hạn đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất - Điểm nút : là tại điểm diễn ra sự thay đổi về chất gọi là nút. - Bước nhẩy đột biến. Thay đổi về lượng đến 1 giới hạn độ sẽ dẫn đến thay đổi về chất + Ngược lại : tạo ra 1 điều kiện mới, một giai đoạn mới và một môi trường mới cho sự thay đổi về lượng để tương xứng với chất mới. * Ý nghĩa : - Phải tác động đến sự thay đổi về lượng của sự vật phải tác đống đến sự thay đổi về lượng đến 1 giới hạn nào đó - Khi sự vật có sự thay đổi về chất phải tiếp tục thay đổi về lượng để tương xứng với chất mới 3. Qui luật phủ định của phủ định - Nghiên cứu chỉ ra khuynh hướng chung của sự phát triễn của thế giới * Khái niệm phủ định : - Không thừa nhận 1 sự vật nào đó; - Xóa bỏ 1 sự vật hiện tượng nào đó. - Là sự thay thế sự vật này thành sự vật khác * Các loại phủ định : + Phủ định siêu hình : do nguyên nhân bên ngoài sự vật, có đặc điểm phủ định sạch trơn toàn bộ cái cũ, không còn phát triển nữa. + Phủ định biện chứng : - là loại phủ định do nguyên nhân bên trong của mỗi sự vật, do đấu tranh giữa các mặt đối lập của từng sự vật. Đặc điểm của phủ định kế thừa các yếu tố của sự vật cũ mà nhờ đó mà nó phát triển. Nội dung : quy luật này chỉ khuynh hướng của sự phát triển sự vật ra đòi cũng sẽ rối mất đi đến vô tận. Phủ định là vô tận, nhưng bất kỳ lĩnh vực nào của thế giới ít nhất 02 lần trãi qua phủ định thì mới kết thúc 1 giai đoạn của sự phát triển -> con người mới thấy được sự phát triển => phủ định của phủ định. Ý nghĩa : giúp chúng ta có cơ sở lý luận để hiểu được khuynh hướng chung của sự phát triển của thế giới để có cơ sở lý luận xây dựng tinh thần lạc quan khoa học để tin lý tưởng cộng sản. Giúp con người có căn cứ để xây dựng nguyên tắc kế thừa trong sự phát triển. - Thứ 4 – thảo luận - Chiều kiểm tra Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật @ Phạm trù triết học : là những khái niệm chung nhất, khái quát nhất @ Khái niệm : là 1 hình thức hoạt động của quá trình tư duy trừu tượng của con người nhằm để hướng tới chỉ ra những khái niệm chung nhằm để tập hợp các sự vật hiện tượng con người. VD : Khái niệm “cá” => “là những động vật sống dưới nước”. Tuy nhiên dưới nước có nhiều động vật khác => phải xét về phía cạnh “phải thở bằng mang và di chuyển bằng vây” KN “hàng hóa”  “là những sự vật có thể trao đổi mua bán được” gọi là hàng hóa, “do quá trình lao động của con người tạo ra” => giái cấp nô lệ trong thời chiếm hữu nô lệ “xem như là hàng hóa” nhưng nô lệ không phải là hàng hóa mà bị ví như hàng hóa trong thời chiếm hữu nô lệ @ Khái niệm riêng : là hương tới chỉ định một sự vật riêng, trong 1 ngành khoa học cụ thể những khái niệm riêng của ngành khoa học đò là chỉ những sự riêng biệt của ngành khoa học đó @ Khái niên riêng của phạm trù : VD : Những KN biến dị, di truyền là những khái niệm riêng của sinh học KN giai cấp công nhân (theo CNXHKH) thì giai cấp công nhân trở thành phạm trù cơ bản - Theo phản ánh các phạm phù triết học rộng nhất, chung nhất so với các khoa học cụ thể * Triết học là những cái chung nhất của thế giới khách quan : tự nhiên, tư duy….; do vậy các phạm trù của các khoa học cụ thể chỉ tất cả những thuộc tính chung, những mối quan hệ chung nhất của thế giới khách quan. I/ CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG CÁI CHUNG : 1. Khái niệm Câu 13/trang 50 (hướng dẫn học tập triết học) (Trang 54 – SGK Triết học) Cái riêng & cái chung Cái riêng : là phạm trù triết học dùng để chỉ 1 sự vật hoàn chỉnh, 1 hiện tượng hoàn chỉnh để phân biệt nó với nó và với cái khác…….. SGK -> Trong thế giới khách quan không có 1 sự vật nào độc lập tuyệt đối mà giữa quan hệ xã hội đều có mối quan hệ chung. VD : chợ Bến thành là 1 cái riêng, đất nước Việt Nam là 1 cái riêng Cái chung : là 1 cặp phạm trù của triết học để chỉ các mặt, những thuộc tích chung, những mối liên hệ chung….. SGK VD : Sắt, đồng thuộc tính riêng và “thuộc tích dẫn diện” là cái chung của các kim loại Mỗi sinh vật cụ thể là 1 cái riêng, quá trình đồng hóa được xem là cái chung của mỗi sinh vật Giai cấp chủ nộ, địa chủ, địa sản là cái riêng; cái chung là bóc lột sứa lao động của con người Quận Bình Thạnh, 1, 2, 3 là cái riêng; cái chung là đều trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh đều chịu sự lãnh đạo chung của Đảng CSVN và đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy TP.HCM Có 02 cái chung : + Cái chung đặc thù : là những thuộc tính chung của 1 lớp sự vật hiện thể + Cái chung phổ biến : là những thuộc tính chung của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan VD : Cái chung kim loại là dẫn điện là cái chung đặc thù của kim loại @ Trong mỗi sự vật hiện tường đều có thuộc tính, cái thuộc tính nào mang sự vật, hiện tượng cơ bản thì gọi là cái chung cơ bản VD : Con người cái chung cơ bản là những động vật có ý thức (tri thức chỉ con người mới có); biết lao động 1 cách tự giác và cảm nhận được lao động đó. VD - Lóp H228 : là cái riêng - Cái chung : các thành viên trong lớp là học viên lớp H228, thực hiện qui chế của lớp học là cái chung của thành viên trong lớp H228 với - Lớp H228 cái chung là : Học tập nghiên cứu và nâng cao trình độ lý luận chính trị; qui chế về thời gian học. nếu định nghĩa nên nó thêm cái chung của đối tượng cụ thể VD : thuộc tính dẫn điện là cái chung của kim loại Trường học cái chung là đều thực hiện giảng dạy và học ð * Trong những điều kiện nhất định thì cái đơn nhất và cái chung có sự chuyển hóa qua lại VD : Phát minh nó là cái đơn nhất  về sau nó là cái chung khi được triển khai cho xã hội * Cái đơn nhất là những cái mới và phù hợp với xu thế phát triển dần dần sẽ chuyển hóa thành cái chung * Cái chung chuyển thành cái đơn nhất khi nó lỗi thời sẽ dần dần biến thành cái riêng VD : có chung là ý thức kỷ luật kém -> cái chung này đã lạc hậu và không phù hợp phát triển hiện nay  trong tương lai khi VN trở thành nước công nghiệp phát triển mạnh thì cái chung này sẽ dần dần trở thành cái riêng và biến mất. * Ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu vấn đề này : - Trong nhận thức nói chung muốn hiểu cái chung, muốn nắm bắt cái chung thông qua, phân tích, tổng kết những cái riêng để hiểu được những cái chung. -> vi phạm những cái này gọi là bệnh chủ quan trong ý thức - Trong nhận thức nói chung khi giải quyết 1 vấn đề riêng ta không thể tách khỏi những vấn đề chung (SGK) VD : Nâng cao chất lượng giảng dạy  nhưng không thể tách khỏi những vấn đề chung của Bộ giáo dục (chương trình, SGK, biên soạn…)  cần có sự thay đổi sách giáo khoa, đồng bộ từ Bộ giáo dục đến các trường … - Trong hoạt động thực tiễn không được tách cái riêng ra khỏi cái chung là - Trong hoạt động thực tiễn nếu lấy cái chung áp đặt vào cái riêng thì đó là Giáo điều trong nhận thức. @ Giáo điều : vận dụng 1 lý luận chung, máy móc không VD : Đảng ta đang mắc phải một số giáo điều trong nhận thức - Mác nói là làm theo - Tư tường => đã đi lên xây dựng CNXH => Liên xô làm trước VN làm sao => Liên xô làm nội dung gì Việt Nam phải đi theo VD1 : Liên xô làm công việc nặng  DH 4 – Đảng VN cũng chuyển sang làm công nghiệp nặng  dẫn đến nạn đói tại VN VD2 : Trong quá khứ sau khi CB địa phương đi nước Úc thực tế và tham quan => giống bò sữa bên úc cho sản lượng cao  VN nhập bò sữa nước Úc về nuôi, kết quả sản lượng sữa không giống bên Úc (thời gian – khí hậu – kén ăn); nhân dân báo cáo về cấp trên => quyết thứ 2 là trồng cỏ bên Úc về trồng => cỏ lại không chịu đất Củ Chi  Kết quả giống bò phải giải tán. * Cặp phạm trù thứ 2 : I/ Nguyên nhân – kết quả 1. Khái niệm SGK VD : Trong môi trường có dịch bệnh – nhưng có người bệnh, người không => sức đề kháng con người mạnh hoặc yếu => mới bị nhiễm Những biến đổi do sự xuất hiện của nguyên nhân được gọi là kết quả 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả Nguyên nhân sinh ra kết quả như 1 nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại 1 kết quả chỉ sinh ra 1 nguyên nhân VD : Hiện tượng kẹt xe TP.HCM do nhiều nguyên nhân Nguyên nhân bên trong là sự tác động qua lại của nguyên nhân bên ngoài Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy hiệu quả khi có tác dụng nguyên nhân bên trong * Trong mối quan hệ này kết quả có sự tác động nguyên nhân sinh ra nó  đây là tác động quan hệ biện chứng tức là có sự qua lại VD : Kinh điển khoa học tự nhiên… - Thau chứa nước : đưa thanh sắt đã đun nóng vào thau => nước trong thau nóng dần lên, tác động ngược lại nước làm cho sắt ngày càng nguội dần. * Sự thay đổi vị trí của nguyên nhân và kết quả : Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng khi kết quả xuất hiện không tồn tại mà kết quả này sẽ tiếp tục đóng vai trò nguyên nhân để có 1 kết quả mới hơn. 3. Ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu vấn đề : Sách HD ôn tập Triết học 54, 55 Câu hỏi thi : Anh chị hãy phân tích 1 trong 3 cặp phạm trừu sau : (nên chọn cái nguyên cái chung; nguyên nhân kết quả) Bài Lý luận nhận thức \ I/ Bản chất nhận thức : - Nhận thức là quá trình con người phản ánh 1 cách nhận thức năng động sáng tạo trong thế giới khách quan trong cuôc sống con người - Chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng quan điểm bản chức nhận thức trên quan điểm lập trường duy vật và theo lập trường khả tri  Triết học M-L khẳng định con người có thể cảm nhận được vấn đề này @Thế giới khách quan chính là nhận thức => con người là chủ thể nhận thức @ Lập trường khả tri không có nghĩa là mọi người đều nhận thức được tại 1 thời điểm đó - Nhận thức là 1 quá trình biện chứng (trãi qua nhiều lần phản ánh) ? Tại sao nhận thức phải là 1 quá trình mà phải trải qua nhiều lần phản ánh ? - Nhận thức là sự phản ánh tích cực thế giới khách quan để đáp ứng nhu cầu thực tiễn ? Giái thích phản ánh tích cực sáng tạo là như thế nào ? ? So sánh nhận thức và ý thức ? Bài làm yêu cầu : Trên cơ sở bài luận – toát được cách khắc phục, củng cố, so sánh  sâu sắc hơn II/ Thực tiễn, vai trò thực tiễn đối với quá trình nhận thức 1. Thực tiễn là gì ? trang 64 – hd on tap - Thực tiễn là toàn bộ vật chất của con người VD ; hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, vui chơi, học là hoạt động tinh thần @ Hoạt động tinh thần là hoạt động thông qua giác quan để biến đổi đến con người  Trong xã hội con người sử dụng các công cụ vật chất mang tính lịch sử xã hội (ở mỗi kỳ lịch sử khác nhau nó mang tính khác nhau) và nhằm mục đích là cải tổ tự nhiên xã hội VD : Trộm cắp là vật chất nhưng không phải thực tiễn + Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất (là hoạt động cơ bản nhất của con người) + Đấu tranh chính trị xã hội + Hoạt động thực nghiệm khoa học @ Hoạt động thực nghiệm khoa học : rút ra bản chất, sự việc của vật để ứng dụng khoa học gọi là thực nghiệm khoa học VD : lai giống 1 loại cây phải nghiên cứu và trồng thử trong khoa học => áp dụng trong cuộc sống  thực nghiệm khoa học 2. Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức : - Tất cả các nhà triết học trước mắt đều xem thường hoạt động thực tiễn => có quan điểm chỉ có vai trò trí thức mới quyết định sự phát triển xã hội - Triết học Mác-Le6Nin xác định thực tiễn có vai trò lớn trong phat triển xã hội a. Thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc của quá trình nhận thức - Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, làm cho các sự vật hiện tượng bộc lộ ra đặc điểm, thuộc tính, bản chất, qui luật của nó và được các giác quan con người phản ánh lại, dần dần sẽ giúp cho con người nhận thức được về thế giới khách quan. VD1 : Trồng lúa muốn phát triển : nhất nước, nhì phân, tam tầng, tứ giống ð mọi hiểu biết con người đều từ thực tiễn mà ra VD2 : Qua thực tiễn rèn luyện giác quan con người Bộ ốc, các giác quan con người qua thực tiễn đã giúp con người hoàn thiện hơn, nhận thức con người càng đầy đủ hơn => qua thực tiễn các giác quan của con người đã chế tạo ra các công cụ => “Kéo dài giác quan” của con người, tăng cường các khả năng nhận thức của các giác quan. Tóm lại : Thực tiễn là cơ sở nguồn gốc của nhận thức b. Thực tiễn là động lực của quá trình nhận thức - Thông qua hoạt động thực tiễn sẽ làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhận thức cũ của con người với cái mới. Giải quyết mâu thuẫn bằng cách nâng cao trình độ nhận thức của mình lên. Nhưng thực tiễn không đứng yên mà vận động không ngừng tạo thành động lực thúc đẩy nâng cao nhận thức của con người ngày một phát triển VD : Nhận thức của nhân loại loài người ngày càng đi lên  tăng trưởng kinh tế có nhưng mâu thuẫn là ô nhiễm môi trường => đi vào nghiên cứu tìm cách giải quyết khắc phục ô nhiễm môi trường => nhận thức con người nâng lên  tuy nhiên nguồn năng lượng có sẵn ngày càng cạn kiệt  nghiên cứu những nguồn năng lượng mới  dần dần thực tiễn đã làm cho nhận thức con người ngày một phát triển. VD : dịch cúm H5N1  nghiên cứu tìm thuốc phòng ngừa => thuốc ngừa H5N1; sau đó lại có dịch H1N1 => nghiên cứu vecsin ngừa dịch bệnh => đã có thuốc ngừa => nhận thức con người ngày một tăng qua thực tiễn và động lực nghiên cứu khoa học. c. Thực tiễn là mục đích của quá trình nhận thức - Mục đích cuối cùng của nhận thức là cải tạo thế giới khách quan, do vây những tri thức con nguờ đạt được trong tri thức phải được ứng ụng trong quá trình thực tiễn, làm cho quá trình thực tiễn có hiệu quả hơn nhằm tác động thế giới và cải tạo thể giới => do đó thực tiễn chính là mục đích mà con người phải hướng đến. d. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức Tri thức con người đạt được có thể đúng, có thể sai => dựa vào tiêu chuẩn nào ?? VD : - Quan điểm Chủ nghĩa thực dụng dựa vào tiêu chuẩn cái nào có lợi cho bản thân ta là đúng  phát triển mạnh tại Mỹ (Chủ nghĩa thực dụng) được đào tạo triết học - Quan điểm Chủ nghĩa thực nghiệm cho rằng : Chân lý lấy ý kiến dựa về số đông => chân lý thuộc về số đông - Quan điểm theo Triết học Mac – LêNin cho rằng chỉ có hoạt động thực tiễn mới khẳng định đước là đúng hay sai. => Tri thức đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng chỉ đúng trong điều kiện thực tiễn đó mà thôi. * Ý nghĩa phương pháp luận khi nghiên cứu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Trong nhận thức nói chung ta phải có quan điểm thực tiễn và quan điểm thực tiễn đối lập với lý thuyết suông và quan điểm giáo điều (Trang 65 – HD ôn tập triết học) @ Thực tiễn không đứng yên mà nó luôn biến đổi không ngừng => nếu áp dụng thực tiễn 1 cách máy móc gọi là bệnh giáo đều => muốn khắc phục phải bám sát thực tiễn, gắn bó thực tiễn và làm tốt công tác tổng kết thực tiễn.  Trong hoạt động nếu tuyệt đối hóa thực tiễn mà không gắn với lý luận là thực tiễn mù quán; lý luận không gắn thực tiễn là lý luận suông. III/ Con đường biện chứng của quá trình nhận thức : trang 65 – ôn tập 1. Trực quan sinh động : @ Cảm giác : là hình ảnh riêng lẽ của sự vật hiện tượng phản ánh giác quan gọi là cảm giác @ Tri giác : là sự tổng hợp của nhiều cảm giác @ Biểu tượng : là hình ảnh sự vật hiện tượng được con người tri giác tái hiện hình ảnh trong trí nhớ là biểu tượng. 2. Giai đoạn tư duy trừ tượng (nhận thức lý tính) Khái niệm là 1 hình thức tư duy trừu tượng, nó phản ánh khái quát những mối quan hệ gọi là khái niệm Một khái niệm bao giờ cũng chứa Nội hàm và Ngoại vi của nó Nội hàm càng rộng thì ngoại vi càng hẹp Thực tiễn là đặc điểm bắt đầu là cơ sở mục đích của nhận thức và là mục đích của nhận thức Vấn đề chân lý (SGK) HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI I/ PHẠM TRÙ TỒN TẠI XÃ HỘI : 1. Đặt vấn đề - Nghiên cứu về sự vận động phát triển lịch sử loài người là 1 yêu cầu chung mà các nhà tư tưởng, các nhà triết học từ thời cổ đại cho tới nay thường quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên trước khi triết học Mác ra đời, các nhà Triết học đã rơi vào quan điểm duy tâm về lịch sử bởi họ lấy ý thức xã hội như đạo đức, pháp luật, tôn giáo, tình yêu thương con người .. cho đó là cái quyết định - Dĩ nhiên không giải thích đúng sự vận động phát triển xã hôi - Đến triết học Mác vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào xem xét nhận thức và giải thích các hiện tượng xã hội, triết học Mác khẳng định cái vật chất của xã hội là TỒn tại xã hội quyết định ý thức xã hội mà trong đó phương thức sản xuất ra của cải vật chất là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. 2. Phạm trù tồn tại xã hội 2.1 Phạm trù tồn tại xã hội : - Tồn tại xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, đời sống vật chất, sản xuất vật chất, quan hệ hệ vật chất nằm trong phạm vi hoạt động thực tiễn của con người, nó bao gồm môi trường địa lý, dân số và phương thức sản xuất 2.2 Vai trò của các yếu tố và tồn tại xã hội a/ môi trường địa lý : - Môi trường địa lý là toàn bộ những địa lý tự nhiên như đất đai, sông ngòi, rừng biển, khí hậu, những của cải trong thiên nhiên như khoáng sản, hải sản, lâm thổ sản, như những dạng năng lượng tự nhiên : sức gió, sức nước, ánh sáng mặt trời… - Môi trường địa lý có vai trò rất quan trọng, thường xuyên liên tục ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, nhất là đối với những nước có lực lượng sản xuất còn thấp kém. - Tuy nhiên môi trường địa lý không phải là yếu tố quyết định sự tồn tại phát triển của xã hội (mà nó chỉ là tất yếu, khách quan) bởi vì tự bản thân môi trường địa lý chưa nói lên được trình độ văn minh phát triển của một quốc gia – Do vậy ta phải phê phải cái thuyết địa lý, cho môi trường địa lý là cái quyết định : Vừa không khoa học về lý luận, vừa phản động về mặt chính trị. - Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này : (tự nghiên cứu) @ Môi trường sinh thái : chất độc hại của các công ty sản xuất đổ chất độc hại xuống sống b/ Dân số : - Dân số là số dân của 1 quốc gia, mật độ dân cư, tốc độ phát triển dân số, cơ cấu dân số, số lượng và chất lượng dân số… - Cũng như môi trường địa lý dân số có vai trò rất quan trọng, nó thường xuyên liên tục ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, nhất là đối với những nước có lực lượng sản xuất thấp kém - Tuy nhiên dân số cũng không phải là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội bởi bản thân nó cũng không nói lên được trình độ văn minh, tiến bộ của 1 quốc gia. - Phê phán cái học thuyết Maithuc (Thuyết nhân thổ thừa) @ “của cải tăng theo cấp số cộng, con người tăng theo cấp số nhân  vì thế chiến tranh dịch bệnh làm chết mất con người đi đến con người tốt hơn”. - Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này (tự nghiên cứu) @ Di cư của các tỉnh => xe cộ tăng, đường xá kẹt xe, người đông => xã hội, GTVT bị ùn tắc. @ trọng nam khinh nữ => sinh trai – không sinh nữ…. c/ Phương thức sản xuất : - Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để sản xuất ra của cải vật chất trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định mà theo cách thức sản xuất cụ thể ấy bao giờ cũng phải có mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa con người và người trong quá trình sản xuất Phương thức sản xuất - Quan hệ sản xuất giữa con người với con người - Lực lượng sản xuất mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên - Phương thức sản xuất chủ yếu là yếu tố quyết định sự tồn tại, sự phát triển của lịch sử xã hội loài người bởi vì nếu không có quá trình sản xuất ra của cải vật chất thì mọi xã hội sẽ bị diệt vong chỉ trong một vài tuần mà thôi. Mà suy đến cùng, chính quá trình lao động sản xuất còn làm xuất hiện con người và xã hội loài người. - Phương thức sản xuất còn còn quyết định sự phát triển của xã hội bởi vì phương thức sản xuất là thể thức thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, hai mặt này tác động với nhau theo qui luật quan hệ sản xuất phương pháp phù hợp với tổ chức trình độ của lực lượng sản xuất, chính sự tác động lẫn nhau này làm chủ sản xuất phát triển đi từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác cao hơn thời gian ứng với những phương thức sản xuất ấy là những chế độ xã hội khác nhau từ thấp lên cao , lịch sử phát triển của XH loài người xét đến cùng chính là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của phương tiện sx (Bổ sung thêm) b/ Quan hệ sản xuất : - Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất, nó quyết định về bản chất của 1 chế độ xã hội - Quan hệ sản xuất mang tính khách quan (không phụ thuộc với ý thức, tư tưởng con người) - Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt : + Quan hệ giữa người và người về sở hữu với tư liệu sản xuất trong quá trình lao động + Quan hệ giữa người và người với địa vị trong tổ chức sản xuất + Quan hệ giữa người và người về phân phối sản phẩm -> Trong 3 mặt trên thì mặt sở hữu vì tư liệu sản xuất là ý định (Bổ sung) - Tới 1 giới hạn nhất định sự phát triển của sản xuất đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, tức là hình thức cũ không còn phù hợp nữa và xác lập 1 quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển và quá trình trên lại diễn ra. @ Cộng sản nguyên thủy - lực lượng sản xuất thấp (Đá, cung tên, cây..) => quan hệ sản xuất tập thể nguyên thủy => Công cụ lao động bằng đồng, sắt phát triển => làm riêng thuận lợi hơn là làm chung trong sx (sở hữu tư hữu tư liệu sản xuất riêng) => Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời => Quan hệ giữa người nông dân với người địa chủ tạo nên quan hệ sản xuất phát triển => Quan hệ sản xuất Phong kiến ra đời. => Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa => Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa => do lực lượng sản xuất phát triển sẽ thay vào đó sẽ làm thay đổi quan hệ sản xuất  Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất VD : 02 máy + 02 con là CN + 200 triêu + 200 nguyên vật liệu + 1000 m2 - Tổ chức sản xuất - Tổ chức quản lý - Quan hệ phân phối sản phẩm làm ra => sau 5 năm tất cả yếu tố LL sản xuất tăng lên 10 lần 20 máy + 20 CN + 2000 triêu + 2000 nguyên vật liệu + 10000 m2 => Sản phẩm và hiệu quả sản xuất tăng nhanh Kết luận : Lịch sử phát triển sản xuất của nhân loại chỉ do lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất phải như thế ấy, lực lượng sản xuất thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của quan hệ sản xuất b/ Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất - Quan hệ sản xuất thường xuyên liên tục tác động trở lại lực lượng sản xuất, sự tác động trở lại này có thể diễn ra với 02 khuynh hướng cơ bản là : + Giải phóng lực lượng SX, làm cho mọi tiềm năng của LLSX được khơi dậy được phát huy. + Kìm hãm, cản trở sự phát triển của LLSX cũng rất nặng nề - Sở dĩ QHSX có vai trò quan trọng như thế là bởi vì : Quan hệ sản xuất qui định về mục đích của 1 nền SX; qui định về hệ thống tổ chức quản lý, qui định về cơ cấu lợi ích của nền sản xuất ấy – Trên cơ sở những qui định như thế sẽ tạo thành 1 hệ thống các nhân tố tác động ngược trở lại LLSX, nếu phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX sẽ giải phóng LLSX phát triển nhanh chóng. Nếu ngược lại không phù hợp sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của LLSX. (tạm thời) VD : - Phân phối sản phẩm phù hợp, người lao động hăng say, trách nhiệm, nhiệt tình - Tổ chức quản lý SX phù hợp thì quá trình SX sẽ thông suốt, ngược lại chậm và khó khăn.  Liên hệ sự vận dụng qui luật này trên đất nước ta + Giai đoạn 1975 -1985 - Ở giai đoạn này khi lực lượng sản xuất của chúng ta còn rất thấp kém, manh múng, phân tác, lạc hậu, năng suất chất lượng hiệu quả rất thấp nhưng chúng ta đã chủ quan, nóng vội, duy ý chí muốn xác lập 1 quan hệ sản xuất mới với 02 hình thức sở hữu cơ bản là Quốc doanh và hợp tác xã và mong muốn rằng xây dựng quan hệ sản xuất mới đi trước LLSX 1 bước để mở đường cho LLSX phát triển. => Những mặt sai lầm ð Nội dung & hình thức tách ra là sai ð Cho quan hệ sản xuất đi trước để mở đường ð Chỉ chú ý tới mặt sở hữu tư liệu sản xuất mà không chú ý tới mặt tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm => Kết quả lại : Đất nước lâm vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề + Giao đoạn 1986 đến nay (đổi mới) - Đảng ta chỉ ra rằng lực lượng SX trên đất nước ta còn nhiều tính chất và trình độ khác nhau, do vậy phải có nhiều hình thức sở hữu tư liệu SX; nhiều hình thức tổ chức quản lý và nhiều hình thức phân phối sản phẩm tương ứng – Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng Chủ nghĩa xã hội – Nói tắt lại là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa => Với sự nhận thức và Vận dụng đúng đắn quy luật này như vậy rất nhiều tiềm năng của LLSX được khơi dậy, được phát huy sau 10 năm đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoãn kinh tế xã hội và bước vào giai đoạn mới, giai đoạn CNH – HDH => đẩy mạnh CNH – HĐH. III. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1/ Khái niện : a. Cơ sở hạ tầng : - Định nghĩa : CSHT là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, nó bao gồm quan hệ sản xuất thống trị; quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm móng. - Cơ sở hạ tầng tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức tư tưởng con người - Đặc trưng của một CSHT là quan hệ sản xuất thống trị chi phối các quan hệ sản xuất khác - Trong xã hội có giai cấp, CSHT mang tính giai cấp thể hiện cuộc đấu tranh về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp Chiếm hữu NL @ CSHT - QHSX thống trị - Chiếm hữu nô lệ (QHSX - QHSX tàn dư - Nguyên thủy Thống trị) - QHSX mầm móng - Phong kiến Phong Kiến - Phong kiến - Chiếm hữu nô lệ - TBCN Tiến lên CNXH => có CSHT QHSX gồm 05 lĩnh vực : - Kinh tế nhà nước - Kinh tế tâp thể - Kinh tế tư bản tư nhân - Kinh tế tư bản nhà nước - Kinh tế có vốn nước ngoài b. Kiến trúc thượng tầng : Định nghĩa : là toàn bộ các hiện tượng XH hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế, nó bao gồm những tư tưởng XH và những thể chế tương ứng với những tư tưởng ấy. Những tư tưởng XH như là : tư tưởng chính trị, tư tưởng Pháp quyền, tư tưởng tôn giáo, tư tưởng triết học, tư tưởng đạo đức, tư tưởng khoa học, tư tưởng nghệ thuật và các thiết chế tương ứng là : chính đảng, Nhà nước, giáo hội, các viện, cơ sở nghiên cứu - Đặc trưng của kiến trúc thượng tầng là tư tưởng thống trị trong xã hội bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị. - Kiến trúc thượng tầng tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức tư tưởng con người - Trong XH có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp sâu sắc. @ Khái niệm CSHT -> KT Chính trị XH : đường xá, trường học, chợ..  Kết cấu hạ tầng 2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và kiến trúc thượng tầng. a. CSHT quyết định kiến trúc thượng tầng : - CN duy vật lịch sử khẳng định : Trong mối quan hệ giữa CSHT và kiến trúc thượng tầng thì CSHT là quyết định Kiến trúc thượng tầng, nội dung tính chất, đặc điểm của CSHT như thế nào sẽ được phản ánh lên kiến trúc thượng tầng như thế ấy VD1 : Trong XH Cộng sản nguyên thủy quan hệ sx thống trị của nó là quan hệ SX tập thể nguyên thủy, do vậy kiến trúc thượng tầng lúc này là chế độ tự quản nguyên thủy, không nhà nước, không pháp luật, không có đảng phái, tư tưởng chính trị, con người không biết đến cái tư tưởng, sỡ hữu của riêng VD2 : Như nước ta hiện nay, CSHT của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên kiến trúc thượng tầng đường lối của Đảng, PL Nhà nước đã thể hiện rõ trong đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Khi CSHT thay đổi thì sơm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo . Sự thay đổi này có thể diễn ra với các mức độ khác nhau như là khi CSHT thay đổi ít nhiều thì trên kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi ít nhiều, còn khi CSHT thay đổi căn bản triệt để CSHT cũ mất đi CSHT mới ra đời thì kiến trúc thượng tầng cũ mất đi, kiến trúc thượng tầng mới thay thế. @ CSHT tập thể nguyên thủy bị mất đi => chiếm hữu nô lệ xuất hiện => kiến trúc thượng tầng nguyên thủy mất đi => kiến trúc thượng tầng chiếm hữu nô lệ xuất hiện : địa chủ, chủ nô, của cải riêng, lối sống và làm ăn riêng …. - Xét đến cùng cốt lỗi của mối quan hệ giữa CSHT và kiến trúc thượng tầng chính là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế quyết định chính trị. Như vậy CSHT quyết định kiến trúc hạ tầng => Muốn chính trị vững mạnh => nền tảng kinh tế phải thật sự vững mạnh.  Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này : về đọc sách trả lời b. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại CSHT : - Nếu chỉ thấy CSHT quyết định kiến trúc thượng tầng và dừng lại ở đây Lênin cho rằng đó là CN duy vật kinh tế tầm thường. - Quan điểm duy vật lịch sử trong khi khẳng định xét đến cùng thì CSHT quyết định kiến trúc thượng tầng. Đồng thời triết học Mac còn khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của kiến trúc thượng tầng trong sự tác dụng trở lại của CSHT. Sinh ra từ CSHT chức năng của kiến trúc thượng tầng là duy trì, củng cố, bảo vệ và phát triển CSHT của nó, đấu tranh với những CSHT đối lập với nó - Tất cả các bộ phận của CSHT đều tác động trở lại CSHT hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất là hệ tư tưởng chính trị chính đảng Nhà nước và pháp Quyền bởi nó thể hiện lợi ích cơ bản và trực tiếp của giai cấp thống trị. Ngoài ra các bộ phận khác như triết học, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo cũng tác động đến CSHT - Nếu kiến trúc thượng tầng tác động đúng với qui luật khách quan của lịch sử sẽ thúc đẩy CSHT, thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy XH phát triển, ngược lại nếu nó tác động không đúng qui luật (như quan liêu, cửa quyền, thiếu năng lực…) sẽ kìm hãm sự phát triển của CSHT.  Ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu vấn đề này : tự nghiên cứu và trả lời Bài tập : 1/ Nghiên cứu vấn đề này để làm gì về lý luận và thực tiễn 2/ Vì sao phải đổi mới trong hệ thống lý luận chính trị nói riêng, đổi mới kiến trúc thượng tầng trên đất nước ta nói chung, liên hệ ? cụ thể đổi mới thế nào …? IV/ Hình thái kinh tế xã hội. Ý nghĩa của Lý luận về hình thái kinh tế xã hội : 1/ Phạm trù hình thái kinh tế xã hội : - Hình thái kinh tế xã hội là 1 phạm trù cơ bản của triết học duy vật lịch sử, nó chỉ xã hội trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định với những quan hệ sản xuất của nó phù hợp với 1 trình độ nhất định của 1 lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất ấy. - Kiến trúc thượng tầng @ Đặc trù tiết học – XH cụ thể - Quan hệ sản xuất (Duy vật lịch sử) - Lực lượng SX 2/ Ý nghĩa của lý luận hình thái kinh tế xã hội : - Lý luận về hình thái kinh tế xã hội giúp chúng ta về cơ sở lý luận khoa học để hiểu được quá trình vận động, biến đổi phát triển của lịch sử loài người trên cơ sở đó bát bỏ quan điểm duy tâm cũng như những quan điểm không khoa học khác - Lý luận về hình thái kinh tế xã hội giúp chúng ta hiểu được kết cấu cơ bản và phổ biến của mọi xã hội bao gồm : lực lượng SX, quan hệ SX, CSHT và kiến trúc thượng tầng các bộ phận này tác động lẫn nhau theo những qui luật khắc quan vốn có của nó làm cho XH vận động và phát triển như là 1 quá trình lịch sử tự nhiên khách quan không phụ thuộc vào ý thức tư tưởng của con người. - Lý luận hình thái kinh tế xã hội còn là cơ sở lý luận khoa học cho nhân loại tiến bộ cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh để xóa bỏ 1 hình thái kinh tế XH lỗi thời, lạc hậu và xây dựng 1 hình thái kinh tế XH tiến bộ hơn. Đồng thời cũng là cơ sở lý luận cho Đảng CSVN trong việc đề ra đường lối CM XHCN, cho việc đề ra đường lối đổi mới trên đất nước ta hiện nay cũng như cho mỗi người chúng ta trong việc nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối lãnh đạo của Đảng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng