Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môn quản trị hành vi tổ chức...

Tài liệu Môn quản trị hành vi tổ chức

.PDF
33
512
84

Mô tả:

Quản trị Hành vi Tổ chức  1 Quản trị Hành vi Tổ chức Baì tập nhóm 5: MÔN QUẢN TRỊ HÀNH VI –TỔ CHỨA 2 Quản trị Hành vi Tổ chức MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................... 3 LỚP GaMBA01.X0510 ........................................................... 6 NHÓM 5 .................................................................................. 6 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 ........................................................... 6 MÔN QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC .............................. 6 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5: .............................. 6 4. Nguyễn Văn Hạ ................................. 8. Phạm Thành Công 6 5. Phạm Duy Huấn .................................. 9. Nguyễn Mạnh Hà 6 1. Khái niệm và vai trò của hành vi tổ chức ........................ 7 Khái niệm về hành vi cá nhân ................................................ 8 Động lực làm việc của nhân viên ......................................... 11 Năng lực............................................................................... 11 Ý thức công việc .................................................................. 12 3 Quản trị Hành vi Tổ chức Các yếu tố tình huống .......................................................... 12 Các loại hành vi cá nhân trong tổ chức ................................ 13 Hiệu quả công việc............................................................... 14 2. Khái niệm Quyết định cá nhân và mô hình ra quyết định 17 3. Những vấn đề của mô hình ra quyết định lý trí ............ 22 Nhận biết các vấn đề và cơ hội ............................................ 23 Đánh giá và lựa chọn giải pháp ............................................ 25 Đánh giá kết quả của quyết định .......................................... 27 4. Kết luận: ........................................................................... 30 Tài liệu tham khảo: ................................................................. 33 4 Quản trị Hành vi Tổ chức 5 Quản trị Hành vi Tổ chức LỚP GaMBA01.X0510 NHÓM 5 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5: 1. Trương Trung Nghĩa - Nhóm trưởng 2. Nguyễn Anh Tuấn 6. Nguyễn Thành Trung 3. Tô Thị Giang 7. Bùi Thị Kim Vân 4. Nguyễn Văn Hạ 8. Phạm Thành Công 5. Phạm Duy Huấn 9. Nguyễn Mạnh Hà ĐỀ TÀI: Phần lớn việc ra quyết định cá nhân trong tổ chức là một quá trình không tuân theo mô hình ra quyết định dựa trên lý trí. 6 Quản trị Hành vi Tổ chức Cuộc sống của mỗi người là quá trình ra quyết định và thực hiện các hành vi mà mình quyết định. Quá trình đó luôn đặt ra vấn đề là tìm kiếm được giải pháp tối ưu nhất để ra quyết định. Theo mô hình ra quyêt định dựa trên lý trí xét về mặt lý thuyết là mô hình tối ưu để chúng ta ra quyết định hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phần lớn quyết định cá nhân trong tổ chức lại không tuân theo mô hình này. Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu về hành vi và ra quyết định cá nhân để làm rõ vẫn đề này. 1. Khái niệm và vai trò của hành vi tổ chức Hành vi tổ chức: Hành vi tổ chức là những hành vi cá nhân diễn ra trong tổ chức, bao gồm: hành vi và thái độ của cá nhân, sự tương tác giữa hành vi và thái độ cá nhân với tổ chức. Quản trị hành vi tổ chức: Quản trị hành vi tổ chức (OB) là môn học nghiên cứu những ảnh hưởng của các cá nhân, các nhóm trong tổ chức và cấu trúc của tổ chức với các hành vi 7 Quản trị Hành vi Tổ chức diễn ra trong tổ chức đó với mục đích áp dụng những kết quả nghiên cứu để làm tăng tính hiệu quả của tổ chức. Khái niệm về hành vi cá nhân Hành vi là hành động, cử chỉ, thái độ, thói quen của con người, bao gồm hành vi vô thức và hành vi có ý thức. Mỗi cá nhân trong tổ chức có các hành vi khác nhau, đề giải thích nó chúng ta sử dụng mô hình. OB xem xét rất nhiều nguồn và rất nhiều học thuyết để hiểu được các động lực thúc đẩy hành vi cá nhân. Trong đó mô hình đơn giản của hành vi cá nhân (mô hình MARS) và liệt kê các loại hành vi chính trong thiết lập tổ chức. Mô hình MARS, bắt đầu với hai nhân tố ổn định nhất: Giá trị và cá tính. Hiểu các sự kiện trong tổ chức Nghiên cứu hành vi của tổ chức Tác động nên các sự kiện trong tổ chức Dự báo trước các sự kiện trong tổ chức 8 Quản trị Hành vi Tổ chức Hình 1 – Các lý do nghiên cứu hành vi tổ chức Mô hình MARS, được thể hiện qua hình 2, là bước khởi đầu khá hữu dụng để tìm hiểu về các động lực của hành vi cá nhân và các hệ quả. Mô hình chú trọng đến bốn tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức hành vi của nhân viên và đem lại hiệu quả làm việc: Động lực (motivation), Năng lực (ability), Ý thức công việc (role perception) và yếu tố tình huống (situational factors). Bốn tác nhân này tạo nên các chữ viết tắt “MARS” của tên mô hình. Theo mô hình ta thấy hành vi cá nhân bị tác động bởi vài biến tố cá nhân khác nhau, trong đó tính cách và các giá trị là các đặc điểm ổn định nhất, các cảm xúc, thái độ và áp lực là các 9 Quản trị Hành vi Tổ chức đặc điểm tính cách thiếu ổn định hơn, còn nhận thức cá nhân và học vấn thường nằm giữa 2 thái cực này. Mỗi yếu tố trên liên quan tới mô hình MARS theo các cách khác nhau. Các giá trị cá nhân ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên thông qua cảm xúc và có xu hướng tạo ra ý thức công việc thông qua quá trình nhận thức. Học vấn ảnh hưởng tới năng lực của nhân viên, ý thức công việc và động lực làm việc. Ý thức công việc Các giá trị  Tính cách  Nhận thức  Các cảm xúc và thái độ  Stress  Động lực làm việc Hành vi và hệ quả Năng lực Các yếu tố tình huống 10 Quản trị Hành vi Tổ chức Hình 2: Mô hình MARS về hành vi các nhân và các hệ quả Động lực làm việc của nhân viên Động lực tiêu biểu cho sức mạnh bên trong một con người có ảnh hưởng tới định hướng, nỗ lực và tính bền bỉ của cá nhân đó đối với hành vi tự giác. Động lực cần duy trì trong thời gian nhất định để đạt đến mục đích cuối cùng. Năng lực Năng lực của nhân viên cũng tạo ra sự khác biệt trong hành vi cư xử và việc thực hiện nhiệm vụ. Năng lực bao gồm cả năng khiếu bẩm sinh và các khả năng đã được học để hoàn thành công việc. Năng khiếu là khả năng bẩm sinh giúp nhân viên tiếp thu các công việc cụ thể nhanh hơn và thực hiện tốt hơn. Có rất nhiều năng khiếu khác nhau, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần và khả năng học tập các kỹ năng của chúng ta bị ảnh 11 Quản trị Hành vi Tổ chức hưởng bởi những năng khiếu này. Các khả năng đã học được liên quan tới các kỹ năng và kiến thức bạn đã thực sự giành được. Điều này bao gồm các kỹ năng thể chất và tinh thần bạn có được cũng như các kiến thức bạn đã học, ghi nhớ và áp dụng cho công việc sau này. Ý thức công việc Là nhận thức về công việc, trách nhiệm công việc của mỗi cá nhân. Để có thể nâng cao ý thức công việc phải bảo đảm rằng nhân viên hiểu trách nhiệm bắt buộc của mình và chỉ ra được mối liên quan giữa công việc của nhân viên với mục tiêu của tổ chức. Trong quá trình làm việc nhân viên cũng sẽ xác định được nhiệm vụ cụ thể của mình và nhận được những phản hồi thường xuyên và có ích. Các yếu tố tình huống Cùng với các yếu tố động lực làm việc, khả năng và ý thức công việc, hoàn cảnh mà con người làm việc cũng có ảnh 12 Quản trị Hành vi Tổ chức hưởng tới hành vi và hiệu quả công việc. Các yếu tố tình huống bao gồm các điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát cuả nhân viên và có thể có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hành vi và công việc. Một vài điều kiện từ bên ngoài nhân viên, tổ chức không kiểm soát được như điều kiện kinh tế, văn hóa. Một vài điều kiện như ngân quỹ và các cơ sở vật chất phục vụ cho công việc lại chịu sự điều khiển của những người khác trong tổ chức. Các loại hành vi cá nhân trong tổ chức Con người thể hiện rất nhiều loại hành vi khác nhau trong tổ chức tuy nhiên có thể tổng hợp lại thành 5 nhóm hành vi chính trong tổ chức như hình 3: Hiệu quả công việc; Ý thức trách nhiệm của nhân viên trong tổ chức; Hành vi cản trở công việc; Tham gia và gắn bó với tổ chức và đi làm chuyên cần. Hiệu quả công việc Đi làm chuyên cần Ý thực trách nhiệm Tham gia gắn bó với tổ Hành vi cản trở công việc 13 Quản trị Hành vi Tổ chức Hình 3: Các loại hành vi cá nhân trong tổ chức Hiệu quả công việc Các hành vi có định hướng của cá nhân nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu thường được gọi là thực hiện công việc. Điều này bao gồm các hành động cũng như quá trình tư duy dẫn đến hành vi. Ý thức trách nhiệm của nhân viên trong tổ chức: Ý thức nhân viên trong tổ chức là ý thức trách nhiệm của nhân viên trong tổ chức vượt lên trên nhiệm vụ của công việc thông 14 Quản trị Hành vi Tổ chức thường. VD: Những hành động giúp đỡ người khác mà không vụ lợi, hăng hái tham gia vào các hoạt động của tổ chức, tránh những mâu thuẫn không cần thiết, hoàn thành những nhiệm vụ cao hơn yêu cầu, và chấp nhận thử thách. Trong tổ chức có những nhân viên có ý thức trách nhiệm cao trong khi những người khác lại không. Hành vi cản trở công việc Hành vi cản trở công việc là các hành vi có nguy cơ gây hại cho tổ chức bằng việc ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng hoặc tài sản của tổ chức hay bằng cách gây nguy hại cho nhân viên, làm cho họ làm việc kém hiệu quả. Gồm 5 loại: quấy rối người khác, đe dọa, trốn tránh công việc, phá hoại công việc, và các hành động thiếu minh bạch. Các hành vi này bao gồm cả những hành động cố ý (chủ định phá hoại tổ chức và các nhân viên trong tổ chức) và do thiếu ý thức (bỏ qua hoặc lảng tránh các hành động mang lại lợi ích cho đồng nghiệp và tổ chức). 15 Quản trị Hành vi Tổ chức Tham gia và gắn bó với Tổ chức Nếu trong tổ chức không có những nhân viên hiền tài và không gắn bó với tổ chức thì không thể nào đạt được hiệu quả cao. Hành vi găn bó với tổ chức cũng bao gồm hoàn thành tốt công việc, có ý thức trách nhiệm với tổ chức và hạn chế những hành vi gây cản trở công việc. Nhưng việc găn bó với tổ chức lại một phần lớn do chính tổ chức đó trong việc quản trị nhân sự, tạo lập môi trường làm việc... Ngoài ra hành vi cá nhân và hiệu quả còn bị ảnh hưởng và tác động bới các giá trị và tính cách cá nhân. Giá trị là sự bền vững, những niềm tin đáng giá dẫn dắt tư duy và hành động của chúng ta trong những hoàn cảnh khác nhau. Các giá trị định hướng cho hành vi đạo đức và tạo lập nên hành vì đạo đức. Tính cách cá nhân liên quan tới mô hình ổn định trong các hành vi cư xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải 16 Quản trị Hành vi Tổ chức thích xu hướng cư xử của một con người. Bao gồm: Tận tâm, Dễ chấp nhận, Lo âu, Sẵn sàng học hỏi, và Hướng ngoại. 2. Khái niệm Quyết định cá nhân và mô hình ra quyết định Ra quyết định: Ra quyết định là một quá trình ý thức để lựa chọn một hay nhiều khả năng nhằm đạt được một số kết quả mong muốn. Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là một trong những kỹ năng chủ yếu của nhà quản trị. Bạn luôn luôn được mời ra quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức của bạn. Điều chủ yếu là bạn phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một nhà quản trị thực sự có hiệu quả. Mô hình ra quyết định theo lý trí: 17 Quản trị Hành vi Tổ chức Đây là mô hình (Hình 4) nguyên lý cơ bản của quá trình ra quyết định, qua đó chúng ta có thể nghiên cứu các bước của việc ra quyết định. Tuy nhiên trong thực tế hầu như việc ra quyết định đều không tuân theo mô hình này. 1. Xác định vấn đề hay cơ hội 2. Chọn phương pháp quyết định 3. Chọn các giải pháp để chọn lựa 6. Đánh giá kết quả của quyết định 5. Thực hiện giải pháp đã chọn lựa 4. Chọn giải pháp tốt nhất Hình 4: Mô hình ra quyết định theo lý trí Bước đầu tiên khi ra quyết định là phải nhận ra được rằng vấn đề hoặc một cơ hội đang tồn tại đòi hỏi một quyết định. Vấn 18 Quản trị Hành vi Tổ chức đề là sự chênh lệch giữa tình huống hiện tại và tình huống mong muốn – nó là khoảng cách giữa “là cái gì” và “nên là cái gì”. Sự khác biệt này là dấu hiệu cho thấy các nguyên nhân gốc rễ cơ bản cần phải được xử lý giải quyết. Cơ hội là sự chênh lệch giữa những mong muốn hiện tại và một tình huống có khả năng tốt hơn mà trước kia chưa tính tới. Nói một cách khác, những người ra quyết định biết rằng những quyết định của mình có thể đem lại những kết quả ngoài mục tiêu hay dự tính. Trước khi bạn bắt đầu quá trình ra quyết định, hãy chắc chắn là quyết định mà bạn sắp đưa ra thật sự là quyết định mà bạn phải làm. Nếu không là như vậy thì bạn hãy để mặc vấn đề. Bước thứ hai là xác định loại quyết định thích hợp nhất. Một vấn đề quan trọng là đây có phải là quyết định đã được lập trình hay không. Một quyết định được lập trình tuân thủ các thủ tục hoạt động tiêu chuẩn. Loại quyết định này không cần phải 19 Quản trị Hành vi Tổ chức nghiên cứu để chọn lựa giải pháp bởi giải pháp tối ưu đã được xác định và chứng minh. Quyết định không lập trình sẵn bao gồm tất cả các bước trong mô hình ra quyết định bởi các vấn đề đều rất mới, phức tạp hay không rõ ràng. Trong những trường hợp này, người ra quyết định phải tìm kiếm các giải pháp chọn lựa và khả năng lựa chọn một giải pháp duy nhất. Các quyết định đã lập trình sẵn đương nhiên loại trừ tất cả các quyết định không được lập trình bởi chúng ta dựa trên những giải pháp có sẵn khi vấn đề cũ xuất hiện trở lại. Bước thứ ba trong mô hình quyết định lý trí là liệt kê những giải pháp để chọn lựa. Bước này thường bắt đầu bằng việc tìm kiếm những giải pháp sẵn có, như những thực tế xử lý tốt những vấn đề tương tự. Nếu không tìm thấy một giải pháp lý trí, người ra quyết định sẽ vạch ra giải pháp theo thực tế hoặc chỉnh sửa một giải pháp sẵn có. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan